Lumbini (Lâm Tỳ Ny) - phía Nam Nepal, gần biên giới với Ấn Độ - khu vực vốn bị rừng che phủ trước khi được tái phát hiện năm 1896 - ngày nay là một di sản của UNESCO và đón hàng trăm triệu tín đồ mỗi năm. Trên toàn thế giới, đạo Phật có khoảng 500 triệu tín đồ.
Bản đồ vị trí khai quật cổ sử - Lumbini (Nepal) - National Geographic photo
Lâm Tỳ Ni được xem là một trong những thánh tích thiêng liêng nhất của Phật giáo. Cho đến nay, bằng chứng sớm nhất về các công trình Phật giáo ở Lâm Tỳ Ni có niên đại không sớm hơn thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, tức thời kỳ trị vì của Hoàng đế Ashoka mà các Phật tử Việt Nam gọi là Vua A Dục.
Để tìm hiểu về điều này, các nhà khảo cổ đã bắt đầu khai quật ở trung tâm Đền Maya Devi.
Khu đền thiêng Maya Devi tại Lumbini
Nhà khảo cổ học Robin Coningham của trường Đại học Durham Vương quốc Anh đã đồng chủ trì một nhóm các nhà khảo cổ học quốc tế nghiên cứu tại Lumbini và hoạt động này được tài trợ một phần bởi Hội địa lý quốc gia Mỹ, có trụ sở tại Washington. Nhóm khảo cổ quốc tế báo cáo đã đào cấu trúc bằng gạch dưới ngôi chùa hiện tại, được đến thăm hàng năm bởi hàng trăm ngàn người hành hương.
Nhà khảo cổ học Robin Coningham
Theo hãng tin AFP, ngày 25/11/2013, các nhà khảo cổ học đã công bố việc phát hiện những dấu vết về một công trình dường như là một đền thờ bằng gỗ cổ chưa từng được biết đến nằm bên dưới nền một ngôi đền bằng gạch thờ Hoàng hậu Maya Devi ở Lâm Tỳ có niên đại vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên (các kỹ thuật cac-bon phóng xạ và phát quang kích thích đã được sử dụng để xác định niên đại của các mảnh than củi và các hạt cát được tìm thấy tại hiện trường) cho thấy Đức Phật có thể đã sống ở thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, sớm 2 thế kỷ so với những ghi nhận trước đây.
Về cấu trúc thiết kế, công trình bằng gỗ này rỗng ở chính giữa và không có mái (nó có một khu vực không gian mở không được bảo vệ trước các tác động môi trường), điều này có sự tương đồng với ngôi đền Asokan được dựng phía trên nó, và có vẻ như một cái cây từng mọc lên từ đây bởi vì người ta cũng phát hiện dấu vết của rễ cây từ xa xưa nằm ở vị trí khoảng trống trung tâm trong ngôi nhà gỗ (nghiên cứu địa khảo cổ đã xác nhận sự tồn tại của các rễ cây) - có khả năng là cây nơi đức Phật tổ ra đời.
Chi tiết này gợi nhớ đến câu chuyện đản sinh của Đức Phật. Các điển tích Phật giáo ghi lại rằng Hoàng hậu Maya Devi đã hạ sinh Đức Phật khi với tay lên một nhánh cây Vô ưu trong Vườn Lâm Tỳ Ni.
Phát hiện này sẽ góp phần thúc đẩy công tác bảo tồn ở Lâm Tỳ Ni vốn lâu nay không được lưu tâm mặc dù đã được Unesco công nhận là Di sản Thế giới.
“Những phát hiện này rất quan trọng để giúp hiểu thêm về nơi đản sinh của Đức Phật,” Bộ trưởng Văn hóa, Du lịch và Hàng không dân dụng Nepal Ram Kumar Shrestha nói.
(suckhoe-doisong24h)