Trà Dây - chữa đau dạ dày hiệu quả

00:00 |
Trà Dây là một loại cây leo, sinh trưởng tự nhiên trên các triền núi, ở huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang. Trà dây còn được gọi là Thau rả (theo dân tộc Tày) hay Khau rả (theo dân tộc Nùng), hồng huyết long, điền bổ trà. Có tên khoa học là Ampelopsis Cantoniensis Planch, thuộc họ Nho (Vintaceae).

Dân gian thường hái toàn thân cả lá vào lúc cây chưa có hoa quả, đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao qua rồi hãm với nước sôi như pha trà uống thay nước hàng ngày. Nước chè dây có mùi thơm, vị ngọt, uống khá dễ chịu. Được đồng bào dân tộc miền núi sử dụng như một vị thuốc dân gian chữa các bệnh liên quan tới dạ dày như ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị…

Theo kinh nghiệm dân gian chè dây có giá trị về mặt dược liệu rất quý: giúp tiêu hóa tốt, có tác dụng an thần, chữa mất ngủ, những người bị bệnh đau dạ dày, uống một thời gian dài thấy bệnh đỡ dần và hết đau.
Theo y học cổ truyền, chè dây vị ngọt tính mát, có công dụng thanh thử nhiệt, tiêu viêm, giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như vị thống, mụn nhọt, nhũ ung, tê thấp...

Cách đây gần hai chục năm, chè dây đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và phát hiện ra những tác dụng tích cực trong việc điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Nam, trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Việt Nam, bệnh nhân đau thượng vị điều trị bằng chè dây có thời gian cắt cơn đau nhanh. Trung bình, chỉ sau 8-9 ngày, hơn 90% bệnh nhân hết đau, thèm ăn và có cảm giác ngon miệng, người dễ chịu, ngủ ngon hơn. Các bệnh nhân nghiên cứu được nội soi trước và sau điều trị, kết quả sau khi dùng chè dây cho thấy, có tới gần 80% bệnh nhân liền sẹo. Như vậy, chè dây có tác dụng làm liền sẹo ổ loét dạ dày rất cao.

Cũng theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Nam, một tác dụng nữa của chè dây với bệnh nhân viêm loét dạ dày – hành tá tràng là làm sạch Helicobarter Pylori, đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh này. Bên cạnh đó, do hàm lượng lớn flavonoid trong chè dây có tác dụng chống viêm nên chè dây còn có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày. Mức độ viêm dạ dày của bệnh nhân trước và sau điều trị bằng chè dây giảm xuống rõ rệt, đa số hết viêm hoặc chỉ còn viêm dạ dày mức độ nhẹ. Tác dụng giảm viêm dạ dày của chè dây không có ở một số các loại tân dược khác.

Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ rõ: sử dụng chè dây trong điều trị viêm loét dạ dày – hành tá tràng cũng không gây tác dụng phụ, không gây ngộ độc cấp tính, đặc biệt không gây ảnh hưởng tới sự sinh sản và di truyền cũng như các chỉ tiêu hóa sinh và huyết học khi dùng chè trong thời gian dài.

Kết quả phân tích thành phần của Chè Dây cho thấy, đó là một loại dược liệu giàu chất Flavonoid và tanin; chứa 2 loại đường Glucase và Rhamnese.

Kết quả nghiên cứu chè Dây chữa viêm loét dạ dày của Viện dược liệu ( Bộ Y tế) với các kết luận như sau: Chè Dây có tác dụng diệt vi trùng, vi khuẩn, giảm độ axit tại dạ dày, giúp cho bệnh loét dạ dày dễ liền sẹo; cắt cơn đau do viêm loét hành tá tràng đạt 93,4%, với Alusi (loại thuốc chuyên trị bệnh viêm loét hành tá tràng hiện nay) là 89%, thời gian cắt cơn đau trung bình của chè Dây từ 8 đến 9 ngày, và Alusi là 17 ngày; Chè Dây cho kết quả khỏi bệnh hoàn toàn đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày hành tá tràng là 43,18%, với Alusi là 9,44%, khỏi bệnh ở mức độ liền sẹo là của chè Dây là 36,36% ,với Alusi 30,56%.

Nghiên cứu hiện đại của các nhà khoa học Trung Quốc trên lâm sàng cho thấy, chè dây có khả năng trị liệu các bệnh như cốt tuỷ viêm, viêm hạch cấp tính, viêm tuyến vú cấp tính, nhiễm khuẩn ngoại khoa, viêm họng và Amiđan cấp tính, viêm mủ tai giữa, viêm khí phế quản cấp tính, viêm thận cấp tính, thấp khớp giai đoạn tiến triển, viêm cơ, viêm răng lợi, mụn nhọt, đinh độc, eczema, nhiễm trùng vết thương.

Hiện nay Chè Dây được nhiều người biết đến như vị thuốc chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng hiệu quả mà không mấy tốn kém.
Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu nhân giống, trồng chè dây để phục vụ cho việc sản xuất dược phẩm cũng như bảo tồn vị thuốc quý vốn là loài cây mọc hoang này. Chè dây có thể sản xuất thành dạng viên nang, hoặc sử dụng ở dạng khô nấu như nấu nước chè mạn để dùng.

Trên cơ sở thừa kế kinh nghiệm của đồng bào dân tộc, các nhà khoa học nước ta đã đi sâu khảo sát, nghiên cứu đầy đủ về chè dây trong điều kiện bệnh lý viêm loét dạ dày-hành tá tràng, với sản phẩm viên nang Ampelop. Loại thuốc này về thành phần chủ yếu là cao chè dây (80% flavonoid) có tác dụng tiệt trừ xoắn khuẩn Helicobacter pylori (tác nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày-hành tá tràng), giảm tiết axit dịch vị, chống viêm giảm đau và làm liền sẹo nhanh ổ loét. Ngoài ra Ampelop còn có tác dụng an thần.

Sử dụng chè Dây bạn hoàn toàn yên tâm vì đó là loại chè sạch, không gây độc:
- Kết quả nghiên cứu về tính an toàn cho thấy, thành phần hóa học của chè dây không có những nhóm chất thường có độc như: alcaloid, saponin..., cao chè dây không gây ngộ độc cấp tính, không ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hóa sinh, huyết học, di truyền và sinh sản khi dùng thuốc trong thời gian dài.
- Các nghiên cứu trên lâm sàng cũng đều cho thấy chè dây không thấy có các tác dụng phụ như đầy bụng, nôn mửa hoặc khó chịu, mệt mỏi, nhức đầu hoặc các biểu hiện dị ứng.

1. Giới thiệu Trà Dây túi lọc của LAVA giúp sử dụng tiện lợi, bảo quản dược tính và hương vị lâu hơn.

Thành phần: Trà dây 100%
Tác dụng của Trà dây:
Chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
Chữa viêm hang vị, sưng dạ dày.
Thanh nhiệt, mát gan, giải độc trong cơ thể
Ngoài ra trà dây còn có tác dụng an thần, dễ ngủ, làm nước giải khát
Tiêu viêm, diệt khuẩn (đặc biệt khuẩn HP), kích thích tiêu hóa

Cơ chế tác dụng là làm sạch Helicobarter Pylori ( khuẩn HP), đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh này. Bên cạnh đó, do hàm lượng lớn flavonoid trong Trà dây LAVA có tác dụng chống viêm nên trà dây còn có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày. Mức độ viêm dạ dày của bệnh nhân trước và sau điều trị bằng Trà dây giảm xuống rõ rệt, đa số hết viêm hoặc chỉ còn viêm dạ dày mức độ nhẹ. Tác dụng giảm viêm dạ dày của Trà dây không có ở một số các loại tân dược khác.
Lưu ý: Dùng Trà dây nhiều vào buổi sáng sớm trước khi ăn ( uống no) sẽ có hiệu quả diệt khuẩn HP tốt nhất.

Nếu dùng thường xuyên như nước uống hàng ngày, loại thảo dược này có tác dụng ngừa viêm loét dạ dày, đại tràng, mát gan, giải nhiệt, giải độc cơ thể, lưu thông huyết mạch. Đặc biệt tốt cho những người mất ngủ và yếu thận. Bạn có thể hình dung được mình đang sử dụng một loại thảo dược quý có tới 9 tháng ngủ đông mà lại chỉ có 3 tháng để sinh trưởng và phát triển. Có tác dụng rất thần kỳ đối với sức khỏe của con người, chè dây thảo mộc được nhiều người biết đến như vị thuốc chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng hiệu quả mà không mấy tốn kém.


2. Nguyên liệu làm ra chè dây thảo mộc được lấy từ những cây chè dây thiên nhiên hoang dã trên các đỉnh núi đá vôi, và chế biến theo phương pháp thủ công truyền thống. Chè dây là loại sản phẩm không chứa bất cứ loại chất hóa học nào, không gây tác dụng phụ, không gây ngộ độc, đặc biệt không gây ảnh hưởng tới sự sinh sản và di truyền cũng như các chỉ tiêu hóa sinh và huyết học khi sử dụng chè trong thời gian dài, nên đây được xem là loại sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe rất cao. Thuận tiện mang bên mình, chè dây sẽ kịp thời phòng và trị được rất nhiều bệnh, nếu chúng ta kiên trì sử dụng trong một thời gian dài.

Trà dây thảo mộc có hạt trắng là do tính đặc biệt của loại thảo dược quý tiết ra nhựa trong quá trình sấy khô (phơi khô) chứ không phải do nấm mốc. Và theo khảo sát của các nhà khoa học hiện nay chỉ có trà dây thảo mộc mới có tính năng này. Theo các đồng bào dân tộc miền núi Cao Bằng thì các hạt nhựa trên trà dây càng nhiều thì công dụng càng tốt.
Read more…

Thói quen uống nước gây hại sức khỏe

20:27 |
Bạn nghĩ rằng uống nước ngay khi vừa đun sôi sẽ tiệt trùng và tốt cho sức khỏe? Tuy nhiên, đây là một trong những quan niệm hoàn toàn sai lầm về nước uống.

Nước chiếm khoảng 70% khối lượng của cơ thể và là thành phần quan trọng của quá trình trao đổi chất. Mỗi người cần uống khoảng 2 lít nước, tương đương khoảng 8 cốc nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, nếu uống nước không đúng cách lại gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Sau đây là một số thói quen uống nước gây phản tác dụng:

Uống nước đun đi đun lại nhiều lần

Nhiều người nghĩ rằng, nước uống đun càng nhiều, càng kỹ, càng diệt được vi khuẩn và nước càng sạch. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước đun đi đun lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Bởi trong nước thường có một hàm lượng nhỏ các loại kim loại nặng không tốt cho sức khỏe như chì, cadimium, nitrat.... Khi nước đun đi đun lại nhiều lần, trải qua quá trình thủy phân không ngừng bốc hơi thì hàm lượng nitrat và các kim loại nặng trên tăng lên đáng kể, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn.

Đợi khát mới uống nước

Đây là thói quen của hầu hết mọi người, và phải điều chỉnh ngay lập tức. Vì chỉ uống nước khi khát sẽ làm cơ thể không đủ lượng nước cần thiết. Nếu thiếu nước sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của các cơ quan trong cơ thể.

Đừng đợi khát mới uống nước


Uống nước không chỉ để thỏa mãn cơn khát mà còn góp vào quá trình tham gia trao đổi chất, để cơ thể hô hấp dễ dàng hơn. Thời gian dài thiếu nước sẽ làm gia tăng độ đặc của máu, dẫn đến bệnh tim, huyết quản. Ngoài ra, càng không chú ý uống nước, thói quen uống nước sẽ ngày càng ít đi, cơ thể sẽ ngày càng khô. Vì vậy, bất kể khát hay không, bạn cần kịp thời bổ sung nước cho cơ thể.

“Nạp” quá nhiều nước

Đừng cho rằng uống càng nhiều nước càng tốt. Khi thận không bài tiết kịp sẽ làm cho chất khoáng trong máu bị pha loãng gây ra tình trạng hạ natri máu. Bên cạnh đó, lượng “nước thừa” còn gây hại cho tim và cơ quan nội tiết.

Nước vừa đun sôi uống luôn

Uống nước đun sôi là thói quen tốt nhưng nếu uống ngay khi nước vừa mới được đun sôi xong lại gây hại cho sức khỏe của bạn. Nguyên do là nước sinh hoạt (nước máy) của chúng ta đều đã thông qua khử trùng bằng clo. Khi clo kết hợp với chất hữu cơ sẽ lưu lại trong nước, sinh ra các hợp chất gây ung thư. Vì vậy, hãy để nước vừa đun sôi bốc hơi, để nguội xong một lúc mới dùng.

Không uống nước trước khi đi ngủ

Nhiều người cho rằng, uống nước trước khi ngủ sẽ khiến giấc ngủ bị đứt quãng vì bị “đánh thức” đi vào nhà vệ sinh lúc nửa đêm. Tuy nhiên, uống một lượng nước nhỏ không những không khiến bạn mất ngủ mà còn có tác dụng làm nhuận đường hô hấp, máu tuần hoàn tốt hơn và ngủ ngon hơn.

Hãy uống nước trước khi đi ngủ để ngủ ngon hơn

Mặt khác khi bạn ngủ, cơ thể rất dễ bị mất nước khiến các hệ cơ quan hoạt động uể oải, thiếu nhịp nhàng về lâu dài có thể gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, hãy uống một vài ngụm nước ấm trước khi đi ngủ để góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe của chính mình.

Uống nước ngọt thay nước lọc

Nhiều người có sở thích uống nước ngọt có gas để giải tỏa cơn khát và cảm thấy tinh thần phấn chấn hơn, đặc biệt trong những ngày thời tiết nắng nóng, thậm chí họ có thể uống thay nước lọc.

Thói quen này cực kỳ nguy hiểm. Trong nước ngọt có khá nhiều hóa chất gây hại cho sức khỏe. Chúng khiến cơ thể hồi hộp, tim đập nhanh, tạo cảm giác phấn chấn giả và sau đó sẽ làm bạn cảm thấy mệt mỏi hơn. Ngoài ra, hầu hết nước ngọt có gas có thể làm cho bạn bị đầy hơi, khó tiêu, hấp thu dưỡng chất kém đồng thời lượng đường trong nước ngọt còn làm gia tăng khả năng béo phì.

Không uống nước khi ngủ dậy

Đây là thói quen của rất nhiều người. Ngủ dậy, vệ sinh, ăn sáng luôn. Cơ thể bạn trải qua một đêm dài không được cung cấp nước trong khi hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể vẫn diễn ra bình thường. Chất thải trong cơ thể đang cần được rửa sạch. Chính vì vậy, việc bổ sung nước ngay sau khi ngủ dậy không chỉ có tác dụng cung cấp nước mà còn giúp cơ thể bạn giải độc một cách hiệu quả. Hãy uống ít nhất từ 400-500 ml nước ấm ngay sau khi ngủ dậy để bảo vệ sức khỏe.

Uống nhiều nước sau vận động

Uống nước ngay sau khi tập thể dục hoặc chơi thể thao sẽ tạo áp lực cho tim và ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể

Uống nước ngay sau khi tập thể dục hoặc chơi thể thao sẽ tạo áp lực cho tim và ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Do đó, hãy nghỉ ngơi một chút rồi uống nước để bù đắp lượng nước đã mất qua mồ hôi.

Uống nước trong lúc ăn

Hệ tiêu hóa sẽ bị “đe dọa”, nhất là hoạt động của dạ dày nếu bạn có thói quen uống nước trong lúc ăn. Vì theo các nhà khoa học, nước sẽ pha loãng các dịch vị được tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Đồng thời làm tăng lượng insulin trong cơ thể và tích tụ chất béo.

Uống nước quá lạnh

Uống nước quá lạnh sẽ làm cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột bị co thắt lại. Khi đó sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa, sát khuẩn của hai cơ quan này dẫn đến cơ thể dễ bị đau bụng và tiêu chảy cấp.

(eva.vn)
Read more…

Lợi ích bất ngờ từ thanh long

18:05 |
Thanh long là một trong những loại trái cây thuộc họ cây xương rồng mọc ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó bao gồm châu Á và Mỹ Latin.

Thanh long chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để cung cấp cho cơ thể. Ăn thanh long có thể giảm stress và các bệnh tim mạch.

Cholesterol

Thanh long là một trong những loại trái cây có hàm lượng cholesterol thấp và không chứa cholesterol béo - gây hại cho cơ thể chúng ta.

Chất béo

Thanh long chỉ chứa một lượng nhỏ chất béo không bão hòa đơn bởi vì loại trái cây này có chứa nhiều hạt trong ruột. Các loại hạt trong quả thanh long có chứa chất béo và protein có lợi cho sức khoẻ.

Chất xơ

Thanh long là một trong những trái cây tốt nhất giúp làm sạch hệ tiêu hoá của cơ thể. Chất xơ có trong thanh long giúp hệ đường ruột co bóp tốt hơn. Đặc biệt, ăn thanh long có thể cải thiện được chứng táo bón.

Chất chống oxy hóa

Thanh long là một trong những nguồn cung cấp chất oxy hoá tuyệt vời. Nhưng hợp chất oxy hoá này giúp ngăn chặn những gốc tự do hoạt động, là nguyên nhân gây ung thư và gây hại cho sức khoẻ con người.

Viêm khớp

Thanh long giúp làm giảm kích ứng của khớp, vì thế thanh long được coi là một loại trái cây chống viêm tốt, giúp làm giảm sưng khớp.


Lợi ích lớn nhất của thanh long là tốt cho sức khỏe tim mạch. Thanh long làm giảm nồng độ cholesterol xấu ra khỏi cơ thể và sau đó làm tăng nồng độ cholesterol tốt có lợi cho cơ thể. Trái cây này là một nguồn cung cấp chất béo bão hòa đơn tuyệt vời, duy trì cho chúng ta một trái tim khoẻ mạnh.

Tốt cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường

Thanh long có chứa một hàm lượng lớn chất xơ giúp ổn định lượng đường trong máu. Nghiên cứu cũng cho thấy, những người sau khi ăn thanh long có chỉ số đường huyết cao và duy trì ở mức ổn định. Vì vậy, thanh long cực kì tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, những người bị tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêu thụ.

Chống lão hóa

Thanh long rất giàu chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự đang hoạt động trong cơ thể của chúng ta. Điều này giúp làm chậm quá trình lão hóa bởi các gốc tự do được giảm. Do đó, làn da của trẻ lâu hơn.

Không bị tăng cân

Thanh long chứa ít calo nhưng giàu chất xơ. Vì vậy, sau khi ăn thanh long chúng ta thường có cảm giác no và không bị tăng cân. Ngoài ra, thanh long còn làm sạch và cải thiện hệ thống trao đổi chất của cơ thể qua đó giúp bạn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.

Hen suyễn

Thanh long chứa hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, và giúp chống lại các bệnh rối loạn đường hô hấp như hen suyễn.

"Mỏ vàng" Vitamin và khoáng chất

Thanh long có chứa hàm lượng cao các loại vitamin như: vitamin C, vitamin B1, B2, và B3. Thanh long cũng rất giàu khoáng chất quan trọng như sắt, canxi, phốt pho. Ngoài ra, cũng chứa một tỷ lệ cao hàm lượng protein, chất xơ và niacin và cuối cùng là 80% lượng nước. Do đó thanh long còn được gọi là "siêu trái cây" giúp tăng cường chất dinh dưỡng và chống lại các bệnh để cơ thể khoẻ mạnh. Không chỉ vậy, thanh long còn chứa những thành phần quan trọng giúp bạn làm đẹp mỗi ngày. Hạt thanh long có chứa chất béo không bão hòa giúp loại bỏ các cholesterol xấu ra khỏi cơ thể.

(eva.vn)
Read more…

Phương pháp mới trong điều trị bệnh cột sống

19:18 |
Bệnh đau cột sống là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Khoảng 65% bệnh nhân bị đau cột sống do ít vận động, hay ngồi yên một chỗ. Nhân viên văn phòng, thợ may hoặc lái xe… là những người hay mắc phải các bệnh lý cột sống.


1. Các bệnh lý cột sống điển hình thường gặp

Cột sống là trụ cột chống đỡ sức nặng của trọng lượng cơ thể. Nó là một chuỗi nhiều đốt xương sống riêng lẻ. Các đốt xương này kết nối với nhau thành một trục nhờ hệ thống dây chằng và cơ. Dọc theo chiều dài cột sống có chứa tủy sống và dây thần kinh đi từ trên não xuống. Khi có nguyên nhân nào đó tác động khiến cấu trúc này thay đổi, sẽ gây ra những bệnh về cột sống như:

- Thoái hóa đĩa đệm.

- Thoát vị đĩa đệm.

- Chấn thương cột sống do tai nạn hoặc lao động nặng.

- Thoái hóa cột sống.

- Vẹo cột sống.

- Gai cột sống.

2. Hậu quả của các bệnh lý cột sống

Khi rơi vào một trong những trường hợp bệnh cột sống kể trên thì người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Nó làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh, làm giảm khả năng lao động và vận động trong sinh hoạt của người bệnh. Ngoài những cơn đau đớn thường ngày, nếu không được chữa trị kịp thời người bệnh có thể bị teo cơ, teo các chi thậm chí nặng hơn còn có thể bị tàn phế suốt đời.

3. Phương pháp điều trị bệnh đau cột sống


Phương pháp điều trị bệnh đau cột sống dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và những hậu quả do bệnh gây ra. Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình sẽ tư vấn cho bệnh nhân phương pháp điều trị bệnh tốt nhất. Dưới đây là hướng điều trị điển hình cho bệnh đau cột sống:

- Phương pháp điều trị bảo toàn: Bệnh nhân được khuyên nghỉ ngơi, xoa bóp, châm cứu, tập thể dục đúng cách, điều trị bằng thuốc (thuốc uống hoặc thuốc tiêm) hoặc tập vật lý trị liệu. Người bệnh áp dụng phương pháp điều trị này khi hậu quả của bệnh gây ra chưa nghiêm trọng và chưa ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

- Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật: Bệnh nhân được khuyên nên thực hiện phẫu thuật khi đã trải qua hết các phương pháp điều trị bảo tồn nhưng không mang lại kết quả. Cơn đau kéo dài dai dẳng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nhân có các biểu hiện của teo tay hoặc teo chân.

4. Phương pháp Disc-FX điều trị bệnh thoát vị nội đĩa

Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn cột sống tối thiểu áp dụng với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) mà phương pháp điều trị bảo toàn không có tác dụng, bắt buộc họ phải sống như vậy hoặc phẫu thuật cột sống. Nếu tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân cần vài tuần hoặc vài tháng để phục hồi, gây ra nhiều bất tiện và gián đoạn trong cuộc sống. Điều này sẽ không xảy ra với phương pháp Disc-FX®. Phương pháp Disc-FX® mang lại một lựa chọn mới cho những người thất bại trong phương pháp bảo toàn và chưa cần thiết áp dụng ca phẫu thuật lớn. Đây là một phương pháp tân tiến, được thiết kế để có thể chữa trị các phần bị tổn thương mà không ảnh hưởng đến các phần xung quanh. Phương pháp Disc-FX sử dụng thiết bị Trigger-Flex Bipolar, được thiết kế đặc biệt để xâm nhập và chữa trị các phần khác nhau của đĩa. Thiết bị Trigger-Flex phát ra một dạng năng lượng đặc biệt của sóng Radio. Khác với những loại phẫu thuật khác, năng lượng sóng Radio có tác dụng chữa trị cả những phần có tiềm năng bị tổn thương của đĩa.

Trong quá trình thực hiện Disc-FX, bệnh nhân sẽ nằm sấp và được gây mê tối thiểu. Thiết bị Disc-FX, được gọi là Trigger-Flex, được đưa vào đĩa đệm thông qua một cây kim, sau đó phần đĩa bị tổn thương sẽ được chữa trị và/hoặc cắt bỏ. Kết thúc quá trình, thiết bị sẽ được lấy ra và dán băng lại. Sau khi thực hiện xong, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi tại chỗ trong vòng 2-3 tiếng để theo dõi. Khi xuất viện, bệnh nhân cần nghỉ ngơi thêm, hạn chế ngồi hoặc đi lại nhiều trong 1-3 ngày. Thông thường các triệu chứng sẽ hết hẳn trong vòng 2 tuần. Một số bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu và thâm tím vùng đâm kim. Sau một tuần bệnh nhân có thể tập vật lý trị liệu để có thể phục hồi hoàn toàn. Bác sĩ sẽ chỉ định lịch tập phù hợp cho từng bệnh nhân.

Anh M.Kh. (30 tuổi, TP.HCM) là một doanh nhân trẻ thành đạt, đam mê thể thao. Vài tháng gần đây anh bị đau lưng buộc phải ngừng chơi bóng đá (môn thể thao mà anh yêu thích nhất). Thậm chí khi cúi người hoặc luyện tập thể dục hàng ngày cũng rất khó khăn. Quyết tâm điều trị chấm dứt cơn đau, anh Kh. tìm hiểu thêm thông tin về bệnh của mình và cuối cùng anh gặp bác sĩ David Wong - chuyên gia chấn thương chỉnh hình bệnh viện Raffles Singapore thăm khám.

Sau khi làm đầy đủ các xét nghiệm và chụp cộng hưởng từ (MRI), bác sĩ Wong cho biết anh bị thoát vị đĩa đệm nội đĩa (TVĐĐ) đốt L5/S1. Bác sĩ khuyên anh nên làm phẫu thuật theo phương pháp Disc-FX ngay khi còn có thể trước khi bệnh trở nặng cần can thiệp phẫu thuật theo phương pháp truyền thống. Sau khi nghe bác sĩ Wong giải thích cặn kẽ, anh Kh. đã đồng ý tiền hành phậu thuật và ca phẫu thuật được hiện vào chiều hôm sau. Ca phẫu thuật kéo dài gần 2 giờ, và anh Kh. được ra viện sau khi nằm viện theo dõi tình hình sức khỏe 1 ngày. Sau khi phẫu thuật được một tuần, anh Kh. quay về VN mà không quên chia sẻ với chúng tôi: "Tôi rất vui đã chọn bệnh viện Raffles. Tại đây tôi cảm thấy gần gũi như ở nhà mặc dù là lần đầu tiên tôi đặt chân tới đây. Ở đây có nhân viên người Việt làm việc ở các bộ phận khác nhau như bộ phận Quan Hệ Bệnh Nhân Quốc Tế, Y Tá, Thanh Toán. Họ tận tình hướng dẫn tôi, tạo cho tôi cảm giác ấm cúng như ở nhà và không bị rào cản về ngôn ngữ. Tôi cũng mong được trở lại bệnh viện hàng năm trong các đợt khám định kỳ của tôi và gia đình”.

5. Tư vấn điều trị bệnh đau cột sống ở đâu?

Bác sĩ David Wong
Từ ngày 11.12 đến ngày 13.12, bác sĩ David Wong Him Choon (chuyên gia chấn thương chỉnh hình bệnh viện Raffles, Singapore) sẽ tư vấn Trực tiếp và Miễn phí cho các bệnh nhân bị các bệnh lý về cột sống như: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, vẹo cột sống, chấn thương cột sống, trượt đốt sống… tại TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.

Bệnh nhân có nhu cầu đăng ký tư vấn với bác sĩ vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

* Tại TP.Hà Nội

Văn phòng Thông tin Y tế bệnh viện Raffles

Số 50 Võ Thị Sáu, Quận Hai Bà Trưng

Điện thoại: 0913 560 450/ 0942 478 885

* Tại TP.Hồ Chí Minh

Văn phòng Đại diện bệnh viện Raffles

Phòng 2.3A, Lầu 2, tòa nhà The Landmark, số 5B Tôn Đức Thắng, Quận 1

ĐT: 08-3822 6086/ 08-3822 6087

Hotline: 0947 815 338/ 0964 918 966/ 0906 280 301

Email: enquiries@raffleshospital.vn

Website: www.raffleshospital.vn
Read more…

Monsanto - Ngôi làng nằm dưới những tảng đá nặng 200 tấn

19:07 |
Với kiến trúc độc đáo và tầm nhìn ngoạn mục, Monsanto là điểm đến hút khách bậc nhất Bồ Đào Nha. Nơi đây cũng được nhiều người bình chọn là một trong những ngôi làng nằm trên vách đá đẹp nhất thế giới.


Ngôi làng Monsanto nằm trên đỉnh của ngọn núi cùng tên với nó, tại miền đông Bồ Đào Nha. Nơi đây nổi tiếng vì phần lớn các ngôi nhà đều nằm yên bình và hài hòa dưới những tảng đá to nặng tới 200 tấn.


Khi định cư trên đỉnh núi và nhận thấy nơi đây có nhiều hòn đá khổng lồ nằm vướng khắp lối đi, người dân thay vì tìm cách đập bỏ đã xây nhà ngay dưới những tảng đá.


Vì vậy, khi tới thăm ngôi làng có niên đại từ thời trung cổ này, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy nhiều ngôi nhà nằm dưới, ngay bên cạnh hoặc bao xung quanh bởi những tảng đá tròn trịa khổng lồ. Các lối đi trong làng được lát đá, xung quanh là cây cỏ tốt tươi.


Năm 1938, nơi đây được mệnh danh là "ngôi làng đậm chất Bồ Đào Nha nhất đất nước". Vật liệu xây dựng các ngôi nhà ở đây chủ yếu là đá.


Do tọa lạc ở độ cao gần 800 m so với mực nước biển nên ngôi làng là một trong những điểm đến có tầm nhìn tốt. Đứng tại đây, bạn có thể phóng tầm mắt nhìn ra xa và chiêm ngưỡng cảnh đẹp của xứ sở của các nhà thơ (một tên gọi khác ít sử dụng của đất nước Bồ Đào Nha).


Cũng nhờ tọa lạc trên đỉnh núi xa xôi, nên dường như mọi thứ tại ngôi làng đều vẫn mang vẻ đẹp của những thời xa cũ. Sự hiện đại với những chiếc xe hơi, xe máy sang trọng hầu như không xuất hiện tại ngôi làng này.


Kể từ khi nhận được danh hiệu "Ngôi làng đậm chất Bồ Đào Nha nhất đất nước", chính quyền địa phương đã hạn chế xây dựng thêm các công trình mới, nhằm bảo tồn nguyên vẹn những giá trị văn hóa, truyền thống xưa cũ của ngôi làng.


Ngày nay, Monsanto là một trong những điểm đến nối tiếng, thu hút nhiều du khách nhất của Bồ Đào Nha.

Anh Minh (theo Silvercoastfinest)
Read more…

Bảo vệ tim mạch Molval Metabolic 850

17:12 |
Molval Metabolic 850® là sản phẩm bảo vệ sức khỏe duy nhất kết hợp dầu cá và peptide có hoạt tính sinh học hiện nay trên thế giới, giúp ổn định huyết áp, bảo vệ tim mạch.

Kết quả 11 năm nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh tính an toàn và hiệu quả điều trị (hàng năm đều có kiểm tra theo dõi chỉ số huyết áp, mỡ máu), được Cơ quan Sản phẩm An toàn Sức khỏe Pháp (AFFSSAPS) cấp giấy chứng nhận.


Thành phần

Mỗi viên Molval Metabolic 850® hàm chứa peptide có hoạt tính sinh học Liquamen® (được cấp bằng kỹ thuật sáng chế độc quyền), và acid béo Omega-3 (EPA và DHA), chiết xuất từ cá Blue Ling sinh sống ở vùng biển sâu 2000m Bắc Đại Tây Dương.

- Peptide có hoạt tính sinh học Liquamen®: 145 mg.

- Dầu cá Omega 3 cá Blue Ling: 188mg (52mg EPA và 37mg DHA).

Công dụng

- Ổn định huyết áp, bảo vệ tim mạch.

- Chống tiều cầu ngưng tụ quá mức.

- Cải thiện mỡ máu.

- Giúp mạch máu co giãn, cải thiện chức năng tim mạch.

- Giảm độ dày nội trung mạc động mạch cảnh (IMT),hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch.

Cách dùng

Dùng sau bữa ăn.

- Cải thiện sức khỏe: Ngày 5 viên, 2 lần/ngày (để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, phải dùng liên tục ít nhất từ 5 tháng đến 1 năm).

- Bảo vệ sức khỏe: Ngày 3 viên, 1 lần/ngày.

Đề nghị kết hợp thêm chế độ ăn uống cân bằng và vận động hàng ngày.

Chú ý:

- Phụ nữ mang thai và trẻ em, nên tư vấn bác sĩ trước khi dùng.

- Không dùng cho những người dị ứng với cá.

Đóng gói: Hộp 120 viên x 650mg.

Hãng sản xuất: Dielen Laboratoires - Pháp.

Xuất xứ: Pháp.

(aladin.com.vn)
Read more…

Người ngoài hành tinh là có thật

02:09 |
Vật thể bay không xác định (UFO) là có thật, và trên thực tế, những người ngoài hành tinh đến trái đất trên các đĩa bay xuyên ngân hà hiện làm việc cho chính phủ Mỹ. Nghe qua không khác chi tình tiết trong loạt phim nổi tiếng Men in Black, nhưng điều gây ngạc nhiên là những thông tin này lại đến từ một nhà khoa học hàng đầu về công nghệ vũ trụ, vừa qua đời hồi tháng 8, theo trang Examiner.

Lời trăng trối gây sốc

Đối với những người trong ngành, Boyd Bushman không phải là tên tuổi xa lạ. Ông gây ấn tượng với nhiều bằng phát minh và sáng chế khi làm việc cho các nhà thầu quốc phòng như Lockheed Martin, Hughes Aircraft và một số công ty trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ trong hơn 40 năm làm việc.

Thậm chí theo một số báo cáo, ông Bushman cũng là một trong những người phát minh tên lửa Stinger, loại tên lửa phòng không vác vai đóng vai trò quan trọng trong vô số các cuộc xung đột diễn ra suốt 3 thập niên qua. Ông đã qua đời vào ngày 7.8, thọ 78 tuổi.

Không lâu trước khi chết, Bushman đã ghi hình một cuộc nói chuyện và trình bày hết sức thẳng thắn về những trải nghiệm cá nhân khi làm việc tại Vùng 51. Băng ghi hình trên gây xôn xao cộng đồng mạng và giới truyền thông sau khi xuất hiện trên kênh YouTube vào đầu tháng 10, với gần 2 triệu lượt xem.

Bí mật về Vùng 51
Vùng 51, còn gọi là Dreamland, nằm trong sa mạc Nevada cách Las Vegas khoảng 119 km về hướng bắc. Được thành lập vào năm 1955, Vùng 51 được xem là bãi thử của dự án tối mật nhất của Mỹ thời bấy giờ là dòng máy bay trinh sát U2. Nơi đây cũng là cơ sở nghiên cứu quân sự bí mật nhất của Lầu Năm Góc. Sau nhiều năm gắn với cái tên Vùng 51, khu căn cứ trên hiện được gọi là Nơi thử nghiệm bí mật quốc gia, nhưng nhiều người vẫn quen với cái tên thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng của Hollywood. Do sự che chắn quá kỹ lưỡng về các công nghệ bí mật được phát triển và thử nghiệm tại Vùng 51, nơi này từ lâu trở thành đề tài cho những giả thuyết gây tranh cãi, đặc biệt là những tin đồn liên quan đến người ngoài hành tinh và UFO.


Tôi cần phải làm sáng tỏ một tối mật”, ông khẳng định ngay trong đoạn đầu video.



Trong đoạn video, Bushman tiết lộ rằng một trong những nhiệm vụ tuyệt mật của ông chính là giải mã các công nghệ của UFO để phục vụ mục tiêu quốc phòng của Mỹ. Tuy nhiên, đây không phải là điều gây sốc nhất trong tuyên bố cuối cùng của Bushman.

Trong số những tin tức được tiết lộ trong đoạn video dài 33 phút, tiến sĩ người Mỹ cho hay những người ngoài hành tinh ở Vùng 51 đến từ một hành tinh được gọi là Quintumnia, cách địa cầu khoảng 68 năm ánh sáng, nhưng công nghệ ở nơi đó cho phép phi thuyền hoàn tất cuộc hành trình đến Trái đất trong vòng 45 phút.

Trong video, ông Bushman đã chia sẻ nhiều chi tiết về người ngoài hành tinh, UFO, công nghệ chống trọng lực mà các nhà khoa học Mỹ, Nga, Trung Quốc phát triển tại Area 51 (một cơ sở quân sự bí mật của Mỹ). Theo tiến sĩ Bushman, tàu du hành của họ có hình dạng giống đĩa bay, với đường kính 11,5 m, chở theo 18 người ngoài hành tinh.


Trong video, ông Bushman còn cho xem một bức ảnh được cho là “bằng chứng” về sự hiện diện của người ngoài hành tinh trong khi mô tả về ngoại hình của họ. Người ngoài hành tinh có chiều cao khoảng 1m40 đến 1m50, một số đã 250 năm tuổi, và hiện vẫn làm việc cho chính phủ Mỹ. Bề ngoài của họ không khác những hình ảnh thường thấy trong tiểu thuyết và phim viễn tưởng, như ngón tay dài, gấp 30% so với tay người, chân 5 ngón, kết lại bằng màng. Họ có 3 xương sườn ở mỗi bên và 3 cột sống còn lại toàn là sụn. Mắt và mũi của họ có khác với ở người. Người ngoài hành tinh trao đổi với nhau thông qua khả năng thần giao cách cảm.

Bushman kể rằng sự cố Roswell năm 1947, trong đó một quả cầu quan sát của lực lượng Không quân Mỹ bị rơi, là do người ngoài hành tinh gây ra.

Ông Bushman nói rằng có hai nhóm người ngoài hành tinh. Một số tỏ ra rất thân thiện và có mối quan hệ tốt với con người, còn số khác giống như kẻ trộm, thích trộm cắp gia súc.

Ông nói rằng ông đã nhìn thấy những ngôi nhà của họ nhờ cho những người ngoài hành tinh này một chiếc máy ảnh và họ đã chụp hình chúng.

Trong một tuyên bố khác, Bushman nói có một đường bay đặc biệt từ vũ trụ đến Area 51, một cơ sở bí mật ở Nevada, nơi người ta tin rằng đó là nơi lưu trữ xác và tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh.

Ông tuyên bố rằng người Mỹ đang tìm kiếm UFO ngoài không gian hàng giờ mỗi ngày.

Phản ứng trái chiều

Lời thú nhận trước khi chết của tiến sĩ Bushman tất nhiên tạo ra các phản ứng trái chiều. Nếu cộng đồng tin vào UFO và sự tồn tại của trí thông minh ngoài trái đất nhiệt liệt hoan nghênh “sự thật” luôn được mong đợi lâu nay, thì cũng có không ít người tỏ ra hoài nghi về tính xác thực của những tuyên bố trên. Một số người cho rằng đoạn băng có thể là trò đùa cuối cùng mà Bushman muốn thực hiện trước khi chết.

Đây không phải lần đầu tiên một chuyên gia của nhà thầu quân sự Lockheed Martin từng đưa ra thông tin về phi thuyền của người ngoài hành tinh.

Nhiều năm trước, các nguồn tin chưa được kiểm chứng trên mạng cam đoan rằng cha đẻ chương trình máy bay tàng hình của hãng, ông Ben Rich từng nói trước khi chết về sự tồn tại của người ngoài hành tinh và công nghệ UFO, theo trang Metro.

Nigel Watson, tác giả cuốn UFO Investigations Manual (tạm dịch: Sổ tay điều tra UFO) cho rằng những tiết lộ mới dường như rất đáng tin cậy, vì không có lý do gì để một người dựng chuyện vu vơ trước khi chết. Tuy nhiên, “chúng ta vẫn cần có những chứng cứ về vật chất để củng cố các tuyên bố về UFO”, ông nhấn mạnh.

“Chúng ta phải cảnh giác trước thực tế rằng trí nhớ tàn tạ theo năm tháng và người ta có thể sử dụng những ký ức mập mờ để khôi phục các sự kiện thành một câu chuyện mà họ muốn tin hoặc muốn làm hài lòng người nghe”, ông Watson thận trọng nói thêm.

Thụy Miên
Read more…

Những chu kỳ Thế giới khi những đức Phật xuất hiện

03:37 |
NỘI DUNG

1. Cách Tính Thời Gian Theo Phật Giáo
2. Chu Kỳ Thế Giới hay Đại Kiếp (Maha-kappa)
3. Kiếp Không Thể Tính Được Hay A-tăng-tỳ-Kiếp (Asankheyya-kappa)
4. Trung Kiếp (Antara-kappa)
5. Kiếp Người (Ayu-kappa)
6. Chu Kỳ Nhưng Vị Phật Xuất Hiện Hay Phật Kiếp (Buddha Kappa)
7. Hai Mươi Bốn Vị Phật Trước Đức Phật Thích Ca
8. Tám Phẩm Chất Của Một Vị Bồ-tát: Vị Phật Tương Lai
9. Giê-Su Có Phải Là Một Vị Bồ-tát Hay Không?

10. Khoảng Thời Gian Để Hoàn Thiện Những Hạnh Ba-la-mật (Paramis)
11. Vì Sao Có Sự Khác Nhau Trong Việc Hoàn Thiện Những Hạnh Ba-la-mật (Paramis)
12. Thật Hiếm Thay Sự Xuất Hiện Của Một Vị Phật!
13. Tám Kiếp Sống (Cảnh Giới) Bất Hạnh Nhất Của Vòng Luân Hồi Sinh Tử (Samsara)
14. Sự Hoàn Thiện Các Hạnh Ba-la-mật Của Phật Duyên Giác (Pacceka Buddhas), Của Các Đại Đệ Tử Thanh Văn.
15. Những Đại Đệ Tử Ưu Việt Của Đức Phật
16. Chú Giải
15. Sách & Tài Liệu Tham Khảo

------------------------------------------------------------

1. Cách Tính Thời Gian Theo Phật Giáo

Trong hệ thống tính thời gian của Phật Giáo, từ “kappa” có nghĩa là một “chu kỳ hay một aeon” được dùng để chỉ những giai đoạn thời gian hay thời kỳ nào đó theo thứ tự chu kỳ.

(Bản thân từ tiếng Anh “aeon”, được dùng để dịch từ “kappa” của tiếng Pali, vốn có nguồn gốc từ tiếng La-tinh, có nghĩa là một khoảng thời gian, một thời kỳ dài vô tận, hơn bất kỳ con số hay sự tưởng tượng của con người. Và xưa nay người ta quen dùng từ “kiếp” để tạm dịch từ này qua tiếng Việt, mặc dù “kiếp” ở đây không phải có nghĩa như chỉ là một “kiếp người” vô cùng ngắn ngủi của chúng ta– ND).

Bốn chu kỳ thời gian được phân biệt như sau:

* Một Đại Kiếp (maha-kappa),

* Một A-tăng-tỳ-Kiếp (asankheyya-kappa),

* Một Trung Kiếp (antara-kappa), và

* Một Kiếp Sống hay vòng đời hay khoảng thời gian tuổi thọ

của con người (ayu-kappa) – Một Kiếp Người.

2. Đại Kiếp (Maha-kappa)

Một Đại Kiếp (maha kappa) nói chung có nghĩa là một chu kỳ tạo lập của thế giới. Vậy một chu kỳ tạo lập và tồn tại của một thế giới là bao nhiêu lâu?.

Trong “Tương Ưng Bộ Kinh II”, Chương XV, Đức Phật đã dùng một ví dụ núi đá hay một số lượng hạt cải để miêu tả so sánh về định nghĩa của “kiếp” như sau :

Giả sử có một khối núi đá cứng, chiều dài một yojana*, rộng một yojana và cao một yojana và cứ mỗi 100 năm, một người đến lau chùi bằng miếng vải lụa Kasika. Cho đến khi khối núi đá này được chùi mòn hết, thì khoảng thời gian không thể tưởng tượng đó vẫn còn ngắn hơn một đại kiếp (maha-kappa).

Hay giả sử có một khu được bao bọc bởi tường thành bằng sắt, chiều dài một yojana, rộng một yojana và cao một yojana và được đổ đầy hạt cải bên trong lên hết chiều cao tường thành và cứ 100 năm, một người đến lấy một hạt cải. Cho đến khi không còn hạt cải nào ở đó, thì khoảng thời gian không thể tưởng tượng đó cũng chưa bằng một đại kiếp (maha-kappa). **

* (yojana còn được gọi là một Do-tuần (HV) = 8 dặm Anh = khoảng 12.875 Km).

**Những ví dụ trên đây là đại ý trong bài Kinh nói trên, chứ không phải trích nguyên lời kinh Đức Phật đã nói.

▪ Vậy đã bao nhiêu đại kiếp nối tiếp nhau trong quá khứ rồi?

Theo lời Đức Phật:

“Này người anh em, một đại kiếp là rất dài. Và những đại kiếp như vậy thì dài hơn một đại kiếp đã trôi qua, nhiều hơn một trăm đại kiếp đã trôi qua, dài hơn một trăm ngàn đại kiếp đã trôi qua. Điều này như thế nào? Này người anh em, sự khởi thủy của một quá trình này là không thể tính được. Thời điểm đầu tiên không thể nhìn thấy được trong quá trình trôi tiếp và trôi xa hơn nữa từ lúc chúng sinh bị che khuất trong vô minh, vì trói buộc vào dục vọng”.

3. A-tăng-tỳ-Kiếp (Asankheyya-kappa)

Theo “Tăng Chi Bộ Kinh” (Anguttara II, 142), có 4 giai đoạn được gọi là 4 thời kỳ hay “kỷ nguyên không thể nào tính được” được gọi là A-tăng-tỳ-Kiếp (Asankheyya-kappa), ngắn hơn một đại kiếp (maha-kappa).

Khoảng thời gian của một trong 4 A-tăng-tỳ-Kiếp này không thể nào tính ra được, ngay cả lấy 100.000 năm = 1 lakhs làm đơn vị để tính. Vì thế nên A-tăng-tỳ-Kiếp có nghĩa là “một khoảng thời gian không bao giờ đếm được”

Bốn A-tăng-tỳ-Kiếp này là:

1) Kỷ Nguyên Hoại Diệt (Hoại Kiếp) – là thời kỳ hủy hoại hay tiêu hủy thế giới. Trong “Kinh Mặt Trời” thuộc “Tăng Chi Bộ Kinh” (Anguttara IV, 99), Đức Phật đã miêu tả sự hủy hoại thế giới bằng Lửa, thậm chí tiêu hủy đến những cõi trời Đại Phạm Thiên. Kỷ nguyên hay A-tăng-tỳ-Kiếp (Asankheyya-kappa) bắt đầu bằng những trận mưa lớn bắt đầu dập tắt tất cả biển lửa trên thế giới nếu thế giới bị tiêu hủy bằng Lửa, hoặc bắt đầu bằng việc rút nước lũ lụt, nếu thế giới bị tiêu hủy bằng Nước; hoặc bắt đầu bằng việc ngưng bão tố nếu thế giới bị hủy diệt bằng Gió.

Việc mô tả hoàn toàn chi tiết về sự kiện thế giới bị tiêu hủy bằng những yếu tố lửa, nước, gió được ghi lại trong chương nói về những kiếp quá khứ trong quyển “Con Đường Thanh Tịnh” (Visuddhi Magga).

2) Kỷ Nguyên Hoàn Toàn Hủy Diệt (Tận Hoại Kiếp) – là thời kỳ tất cả hệ thống trên thế giới đã bị tiêu hủy hoàn toàn hay trong tình trạng là Không Trơ. Đây là thời kỳ bắt đầu từ lúc mà thế giới đã bị tiêu hủy bởi lửa, nước hay gió rồi cho đến khi bắt đầu những trận mưa lớn báo hiệu một chu kỳ một quá trình tiến hóa mới bắt đầu một thế giới mới.

3) Kỷ nguyên phát triển – là giai đoạn tiến hóa. Đây là giai đoạn từ lúc có những trận mưa phát động sự tiến hóa một thế giới mới nói trên cho đến khi xuất hiện mặt trời, mặt trăng, những ngôi sao và những hành tinh.

4) Kỷ Nguyên Đã Phát Triển – là giai đoạn liên tục tiếp theo. Giai đoạn này bắt đầu từ lúc xuất hiện mặt trời, mặt trăng, những ngôi sao và những hành tinh cho đến khi có những trận mưa lớn báo hiệu bắt đầu sự hủy diệt của thế giới (bằng lửa, nước hay gió…).

♦ Kiếp sống hiện tại của chúng ta là một trong vô lượng kiếp của A-tăng-tỳ-Kiếp thứ tư này, trong một chu kỳ đại kiếp.

● Giải Thích về Tuổi Thọ ở Những Cảnh Giới sống tương ứng với tầng Thiền (Jhana) thứ Nhất, thứ Hai và thứ Ba.

1) Khi thế giới bị hủy diệt bằng 3 yếu tố (tam đại) lửa, nước và gió, Lửa tiêu hủy thế giới cho đến 3 cõi hay cảnh giới sống của tầng Thiền định thứ Nhất (Sơ Thiền). Theo các nhà luận giải, tuổi thọ cao nhất của những cảnh giới của Sơ Thiền là 01 A-tăng-tỳ-Kiếp (tức “một kỷ nguyên không thể tính được” đã giải thích ở trên), bởi vì những cảnh giới của tầng Thiền định này chỉ tồn tại trong một kỷ nguyên đó là Kỷ Nguyên Đã Phát Triển, tức Kỷ Nguyên hay A-tăng-tỳ-Kiếp thứ tư ở trên.

2) Sau khi bị tiêu hủy 7 lần liên tục bằng lửa, đến đợt thứ 8, thế giới sẽ bị tiêu hủy bằng Nước, lúc đó sự tiêu hủy sẽ đến 3 cảnh giới hay 3 cõi sống tương ứng với tầng Thiền định thứ Hai (Nhị Thiền). Vì vậy, tuổi thọ dài nhất ở những cảnh giới này là 8 đại kiếp.

3) Sau khi bị tiêu hủy bằng Lửa qua 7 chu kỳ và 1 chu kỳ bằng nước, thế giới lại bị tiêu hủy bằng Gió vào chu kỳ thứ 64, lúc đó sự tiêu hủy sẽ đến tận cảnh giới hay cõi sống tương ứng với tầng Thiền định thứ Ba (Tam Thiền). Vì vậy, tuổi thọ cao nhất ở cảnh giới này là 64 đại kiếp.

● Nguyên Nhân Hoại Diệt & Khai Triển lại Thế Giới?

Trong quyển “Cẩm Nang Về Trật Tự Vũ Trụ” (Manual of Cosmic Order), Đại trưởng lão Mahathera Ledi Sayadaw có viết rằng:

“Không có một khởi thủy rõ ràng hay một kết thúc rõ ràng được biết đến, thế giới hay vũ trụ vật lý liên tục như vậy dù những chủ nhân thế giới hay những đấng siêu nhiên (issara) có xuất hiện hay không. Không bất kỳ dạng siêu nhiên nào, thậm chí một trăm, thậm chí một ngàn, thậm chí một trăm ngàn đấng như vậy cũng không thể nào làm ra, sáng tạo ra hay giải tán (thế giới, vũ trụ đó). Bằng quy luật của Lửa (utu niyama), bằng quy luật nhân duyên tự nhiên (dhamma niyama), trật tự của vũ trụ vật lý này được duy trì như vậy”.

4. Trung Kiếp (Antara-kappa)

Trong A-tăng-tỳ-Kiếp thứ tư hay “Kỷ nguyên Đã Phát Triển”, vòng đời hay tuổi thọ của con người có tăng hay giảm tùy thuộc đức hạnh hay mức độ luân lý của loài người. Nếu đạo đức của con người đang phát huy, thì tuổi thọ của con người sẽ tăng lên đến mức siêu thọ 80.000 năm, đó là Đỉnh Cao của Đức Hạnh loài người. Nếu mức độ đạo đức sa sút, tuổi thọ loài người chỉ còn 10 năm, đó là tuổi thọ thấp nhất của giống loài người.

Để giảng giải rộng thêm vấn đề này, các thầy sẽ trình bày một cách chi tiết bằng những ghi chép trong “Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hồng” (Cakkavati-Sihananda Sutta) thuộc “Trường Bộ Kinh” (Digha Nikaya).

Khoảng thời gian của một chu kỳ trong đó tuổi thọ của loài người được tăng từ 10 năm đến siêu thọ 80.000 năm và rồi giảm từ siêu thọ xuống còn 10 năm trở lại thì được gọi là một chu kỳ Trung Kiếp (antara-kappa) nằm trong A-tăng-tỳ-Kiếp “Đã Phát Triển” thứ tư nói trên.

(Như vậy tuổi thọ trung bình trong Trung Kiếp này của chúng ta hiện nay (xem bên dưới) khoảng 100 năm là thuộc giai đoạn đang giảm xuống từ siêu thọ đến 10 năm. Hãy tưởng tượng sự sa sút về đức hạnh của con người trong thời kiếp này! –ND).

● Một Trung Kiếp Kéo Dài Bao lâu?

Trong quyển “Cẩm Nang Về Trật Tự Vũ Trụ” (Manual of Cosmic Order), Đại trưởng lão Mahathera Ledi Sayadaw cũng đã dùng lại ví dụ về số lượng cát sông Hằng để so sánh như sau:

“Nếu một người phải đếm số năm của một Trung Kiếp bằng số hạt cát, bốc đếm từng hạt cát của tất cả các chi lưu của sông Hằng, thì con số hạt cát sông Hằng có lẽ hết trước khi số năm của một Trung Kiếp được đếm hết”.

(Tổng số lượng hạt cát ở sông Hằng cũng còn ít hơn tổng số năm của một Trung Kiếp -ND).

Sau khi trải qua hoàn thành 64 kỷ nguyên, thì Kỷ Nguyên Đã Phát Triển đến sau cùng. Vì hoàn toàn không có sự sống hay chúng sinh nào sống trong 3 kỷ nguyên (A-tăng-tỳ-Kiếp) kia, nên 3 kỷ nguyên đó không thể được suy ra là một Trung Kiếp theo cách diễn giải trên đây. Nhưng tất cả 4 kỷ nguyên hay A-tăng-tỳ-Kiếp đó có độ dài như nhau và trong tất cả Luận Giảng, mỗi A-tăng-tỳ-Kiếp (Asankheyya-kappa: tức một trong 4 kỷ nguyên Không Thể Tính Được) được chia đều thành 64 kỷ nguyên Trung Kiếp (antara-kappa).

Trong một số Kinh Điển Pali, một A-tăng-tỳ-Kiếp được ghi lại là bao gồm 64 hoặc 20 Trung Kiếp. Điều này là bởi vì có một kỷ nguyên khác được cho là một Trung Kiếp, đó là vòng đời hay “tuổi thọ” ở cảnh giới địa ngục A-Tỳ (Avici), được cho là bằng đến 1/80 của một Đại Kiếp hay bằng 1/20 một A-tăng-tỳ-Kiếp. Bằng cách tính này, người xưa đã cho rằng một A-tăng-tỳ-Kiếp thì bằng tương đương với 64 Trung Kiếp của cảnh giới con người hay bằng tương đương với 20 Trung Kiếp của cảnh giới Địa Ngục A-Tỳ.

5. Kiếp Người (Ayu Kappa)

Trong tiếng Pali, chữ “ayu-kappa” theo nghĩa gốc có nghĩa là vòng đời hay tuổi thọ. Nếu vòng đời là 100 năm, thì tuổi thọ (ayu kappa) là một thế kỷ. Nếu vòng đời là 1.000 năm, thì tuổi thọ (ayu kappa) là một thiên niên kỷ.

Khi Đức Phật dạy cho ngài Ananda rằng: “Này Ananda, ta đã phát triển được bốn năng lực thần thông (Tứ Thần Túc). Vì vậy, nếu ta muốn sống thêm một kiếp (kappa)”, thì chữ kappa có nghĩa là một kiếp người hay một vòng đời của con người (ayu-kappa), đó là 100 năm vào thời Đức Phật tại thế. Đây là cách diễn dịch của các Luận Giảng về Kinh “Đại Bát-Niết-bàn” (Mahaparinibbana Sutta).
6. Phật Kiếp (Buddha Kappa)

Phật Kiếp là những chu kỳ thế giới hay những Đại Kiếp có những vị Phật xuất hiện. Một đại kiếp không có xuất hiện vị Phật nào thì được gọi là Kiếp Không (suñña kappa).

Một kiếp nào có một hay nhiều vị Phật xuất hiện thì được gọi là một Phật Kiếp (Buddha kappa). Kiếp (kappa) ở đây nếu đứng riêng một mình không có tính từ hay danh từ ghép đứng trước, thì có nghĩa là một Đại Kiếp (Maha-kappa).

Có 4 loại chu kỳ Phật Kiếp, đó là:

Sara-kappa: Kiếp có một vị Phật xuất hiện
Manda-kappa: Kiếp có hai vị Phật xuất hiện.
Vara-kappa: Kiếp có ba vị Phật xuất hiện.
Saramanda-kappa: Kiếp có bốn vị Phật xuất hiện.
Bhadda-kappa: Kiếp có năm vị Phật xuất hiện.

Đại Kiếp hiện tại (hay thế giới hiện tại) là một kiếp lành, nhiều may mắn cho thế gian, tiếng Pali là: “Bhadda kappa”, vì có đến 5 vị Phật Toàn Giác xuất hiện. Bốn vị Phật đã xuất hiện trước, đó là:

1) Đức Phật Kakusandha (Câu-Lưu-Tôn),

2) Đức Phật Konagamana (Câu-Na-Hàm),

3) Kassapa (Ca-Diếp),

4) Đức Phật Cồ-Đàm (Gotama) hay Phật Thích Ca Mâu-Ni (Sakyamuni).

5) Đức Phật Di Lặc (Mettaya), chưa xuất hiện trong đại kiếp này.

Khoảng thời gian giữa một vị Phật Toàn Giác xuất hiện và một vị Phật khác xuất hiện có thể là một Đại Kiếp hoặc một A-tăng-tỳ-Kiếp.

Chữ “Asankheyya” (A-tăng-tỳ) có nghĩa gốc là một con số , nhưng “không thể đếm được”, “không thể tính được” và có nghĩa đó trong trường hợp nói về Phật Kiếp này.

Học giả Childers trong quyển “Tự Điển Pali” đã định nghĩa “A-tăng-tỳ” (asankheyya) là một con số lớn nhất, bằng 10140 tức bằng 1 theo sau 140 con số 0!.

Một con số A-tăng-tỳ (Đại) Kiếp (asankheyya kappas) = 10140 (đại) kiếp là một con số vô cùng lớn về thời gian, thách thức cả trí tưởng tượng!.

▪ Chúng ta không nên nhầm lẫn với một kỷ nguyên hay một kiếp được gọi là “A-tăng-tỳ-Kiếp” được định nghĩa trong phần số 3. Ở trên, một “A-tăng-tỳ-Kiếp” (asankheyya-kappa), kỷ nguyên đó chỉ bằng ¼ một Đại Kiếp. Còn trong phần này đang nói về nghĩa của chữ “A-tăng-tỳ”, có nghĩa là: không đếm được, có nghĩa bằng = 10140 (là số đếm dơn vị).Vàkhinói con số một “A-tăng-tỳ Đại Kiếp” (asankheyya-kappa) có nghĩa là tương đương bằng = 10140 Đại Kiếp, đó là khoảng thời gian vô tận giữa những chu kỳ thế giới có những vị Phật xuất hiện.



Đức Phật Thích Ca của chúng ta đã nhận được xác nhận hay thọ ký vào thời kiếp Người còn là tu sĩ Sumedha, Người đã có đại nguyện (trở thành Đức Phật Toàn Giác) dưới chân Đức Phật Nhiên Đăng (Dipankara Buddha) cách đây 4 A-tăng-tỳ Đại Kiếp và một trăm ngàn đại kiếp (4 asankheyyas kappas và 100.000 kappas).

Từ đó đến nay, đã có 11 Phật Kiếp (Buddha kappas), Phật Kiếp hiện tại là thứ 11.

7. Hai Mươi Bốn Vị Phật Trước Đức Phật Thích Ca

Chúng ta không nên có suy luận rằng không có Phật Kiếp nào trước thời Đức Phật Nhiên Đăng (Dipankara Buddha), hoặc sẽ không còn những vị Phật xuất hiện sau đại kiếp này. Số lượng những vị Phật xuất hiện, đến và đi trong quá khứ hoặc những vị Phật xuất hiện rồi đi trong tương lai, là không thể nào đếm được, không thể nào nghĩ bàn được, nhiều như cát sông Hằng.

Tên của 24 vị Phật xuất hiện trước thời Đức Phật Thích Ca kể từ sau thời Đức Phật Nhiên Đăng (Dipankara) và những khoảng cách thời gian giữa những vị Phật đó được ghi chép lại như sau:

Cách đây 4 A-tăng-tỳ Đại Kiếp (asankheyyas kappas) + 100.000 Đại Kiếp (kappas):

1) Đức Phật Tanhankara

2) Đức Phật Medhankara

3) Đức Phật Saranankara

4) Đức Phật Dipankara (Nhiên Đăng).

Cách đây 3 A-tăng-tỳ Đại Kiếp (asankheyyas kappas) + 100.000 Đại Kiếp (kappas):

1) Đức Phật Kondanna

Cách đây 2 A-tăng-tỳ Đại Kiếp (asankheyyas kappas) + 100.000 Đại Kiếp (kappas):

1) Đức Phật Mangala

2) Đức Phật Sumana

3) Đức Phật Revata

4) Đức Phật Sobhita

Cách đây 1 A-tăng-tỳ Đại Kiếp (asankheyyas kappas) + 100.000 Đại Kiếp (kappas):

1) Đức Phật Anomadassin

2) Đức Phật Paduma

3) Đức Phật Narada

Cách đây 100.000 Đại Kiếp (kappas):

1) Đức Phật Padumuttara

Cách đây 30.000 Đại Kiếp (kappas):

1) Đức Phật Sumedha

2) Đức Phật Sujata



Cách đây 18.000 Đại Kiếp (kappas):

1) Đức Phật Piyadassin

2) Đức Phật Atthadassin

3) Đức Phật Dhammadassin

Cách đây 94 Đại Kiếp (kappas):

1) Đức Phật Siddhattha

Cách đây 92 Đại Kiếp (kappas):

1) Đức Phật Tissa

2) Đức Phật Phussa

Cách đây 91 Đại Kiếp (kappas):

1) Đức Phật Vipassin

Cách đây 31 Đại Kiếp (kappas):

1) Đức Phật Sikhin

2) Đức Phật Vessabhu

5) Trong Đại Kiếp hiện tại:

1) Đức Phật Kakusandha (Câu-Lưu-Tôn)

2) Đức Phật Konagamana (Câu-Na-Hàm)

3) Đức Phật Kassapa (Ca Diếp)

4) Đức Phật Thích Ca Cồ-đàm

8. Tám Phẩm Chất Của Một Vị Phật Bồ-Tát (Bodhisatta): Vị Phật Tương Lai

Đây là những đặc điểm hay phẩm chất của một vị Bồ-tát, trước khi thành một vị Phật Toàn Giác, trong giai đoạn tu hành và phát triển của một Bồ-tát, thậm chí chỉ sau khi mới nhận được lời thọ ký hay tiên tri sẽ trở thành một vị Phật tương lai, cho đến khi nào được phú cho những phẩm chất và đặc điểm sau đây (mới được gọi là một Bồ-tát:

(i) Phải là một con người.

(ii) Phải là một nam nhân.

(iii) Phải hoàn thiện tất cả những điều kiện cần thiết, chẳng hạn như phải hoàn thành vượt qua những Điều Hoàn Thiện (Ba-la-mật) cần thiết để chứng đắc đạo quả A-la-hán ngay trong kiếp này.

(iv) Phải gặp được một vị Phật

(v) Phải là một tu sĩ tin theo học thuyết Quy Luật Nghiệp Báo (Kammavadi ascetic) hoặc phải là một Tỳ Kheo trong tăng đoàn vào thời có một vị Phật

(vi) Phải có năng lực chứng đạt những tầng Thiền định (jhana).

(vii) Hành động công đức, chẳng hạn như có thể chết thay hay để bảo vệ cho một vị Phật.

(viii) Phải có những có ý nguyện (chanda) rất mạnh mẽ để thực hiện mục tiêu, dù biết rằng mình có thể phải chịu nhiều kiếp tái sinh, ngay cả vào những cảnh giới xấu.

Chỉ có những ai được phú đầy đủ 8 phẩm chất trên đây thì mới đủ phẩm cách nhận được sự bảo đảm sẽ trở thành một vị Phật tương lai (Niyata Vivaranam). Ngay cả khi còn là một Bồ-tát, thì cũng rất hy hữu để được tiên tri trở thành một vị Phật tương lai. Nói về quả vị Phật thì nói về điều gì?, để giác ngộ được một quả vị Phật phải mất ít nhất 4 A-tăng-tỳ-Kiếp (asankheyya) và 100.000 ngàn kiếp (lakh of kappas) để thực hành tất cả mọi Điều Hoàn Thiện (Ba-la-mật) đến mức cao nhất, bất chấp mạng sống của mình!.

▪ Tại Sao Một Vị Bồ-Tát Có Tâm Nguyện Trở Thành Một Vị Phật, trong khi một Bồ-Tát có thể dễ dàng chứng đạt Giác Ngộ cho mình?

Đó chính là vì Lòng Bi, Lòng Đại Bi (Mahakaruna) dành cho tất cả chúng sinh đang ngập chìm trong biển luân hồi.

“Là một người biết được mãnh lực của mình, thì qua sông (đáo bỉ ngạn –ND) một mình để mà làm gì?. Nếu chứng đạt được Toàn Giác (là một vị Phật), Ta có thể giúp thế gian cùng với chư thiên thần cùng qua sông”.

(Trích trong Biên Niên sử Chư Phật, I.,56).
9. Giê-Su (Jesus Christ) Có Phải Là Một Vị Bồ-Tát không?

Đây là vấn đề hoàn toàn riêng của một người bên giới theo Phật Giáo, vì có một số giả định hay quan điểm cho rằng Chúa Giê-su như một vị Bồ-tát (Bodhisatta), họ đưa ra những lý lẽ như sau:

1. Ngài Giê-su đã giảng dạy giáo lý của Ngài về sự nhẫn nhục, sự bất bạo động và lòng bác ái, mà những điều này hình như trái lại với quan điểm của Đức Chúa Trời theo như Kinh Cựu Ước (Old Testament).

2. Một Bồ-tát không nhất thiết phải là một Phật tử hay một người theo Phật giáo trong kiếp sống trước trước khi người ấy thành Phật ở kiếp cuối cùng.

3. Sự Hy Sinh sinh mạng của bản thân mình để cứu rỗi cho tất cả những người khác là một bằng chứng chắc chắn là một Bồ-tát (theo định nghĩa về phẩm chất của một vị Bồ-tát như đã nói trên –ND).

Để đạt được mục tiêu rốt ráo là quả vị Phật, một Bồ-tát phải thực hành viên mãn Mười Điều Hoàn Thiện (Ba-la-mật) bằng chính nỗ lực và khả năng của bản thân mình, không dựa vào bất kỳ sự giúp đỡ nào bên ngoài. Vì nếu không phải vậy, họ sẽ không đủ phẩm chất được gọi là Hoàn Thiện!.

Trong kiếp sống cuối cùng của mình, một vị Bồ-tát phải nỗ lực hết sức mình để tâm cầu, chứng đạt bằng được sự Giácngộ. Người ấy phải hạ quyết tâm và thề nguyện rằng:

“Dù cho chỉ còn là Da, gân, xương và máu đã cạn khô, Ta nhất định không đứng dậy cho đến khi nào Ta chứng đạt Giác ngộ thành Phật”.

Bằng chính nỗ lực bản thân mình, mới đạt được Giác ngộ.

Như vậy Phật giáo chủ trương tất cả mọi người, kể cả những vị Bồ-tát phải nỗ lực bằng chính bản thân mình mới có cơ hội thành đạo, chứ không dựa vào một đấng tối cao nào. Trong khi đó, học thuyết của Giê-su thì ngược lại. Điều đó cho thấy Giê-su không phải là một người tin theo Quy Luật Nghiệp Báo, không phải là một Kammavadi, nhưng ngài đã dạy mọi người rằng sự cứu rỗi của mỗi người là nhờ vào Ơn Huệ của Đức Chúa Trời. Điều này đã phân định rõ ràng Giê-su không phải là một vị Bồ-tát như một số người đã giả định và luận giảng!

Hiện nay, chúng ta thường gặp nhiều bài viết của nhiều tu sĩ Phật giáo cố gắng đưa song song những giáo lý Phật Pháp và những Kinh Phúc Âm của chúa Giê-su, cứ như thể đó là cùng một thông điệp từ 2 người thầy khác nhau vậy.

Mọi tôn giáo trên thế giới này đều dạy những tín đồ của mình những điều tốt đẹp, thực hiện những điều từ bi và thiện lành, tuân theo những giới hạnh đạo đức (sila). Một số tôn giáo thì dạy cho mọi người biết thực hành tại trung tâm để đạt được sự Định Tâm (samatha) để tăng trưởng sự tĩnh tâm và hạnh phúc.

Lý thuyết chung của Thiên Chúa Giáo là mọi người phải thờ phụng Chúa Trời và số phận của mọi người phụ thuộc vào ân huệ của Chúa. Điều đó không giống như giáo lý Phật giáo chủ yếu dạy rằng con người cần thực hành Bát Chánh Đạo như là con đường dẫn đến sự chứng ngộ Niết-bàn hạnh phúc và Giác Ngộ, chấm dứt đau khổ. Và mục tiêu tối thượng này cần phải được thực hiện, tu tập bằng tất cả nỗ lực của mỗi cá nhân, chứ không phải bằng những lời cầu nguyện!.

10. Thời Gian Để Hoàn Thiện Những Ba-La-Mật (Paramis)

“Paramo” có nghĩa là “Cao Nhất”, thù thắng (HV) và được dùng để nói về một vị Bồ-tát (Bodhisatta), bởi vì một vị Bồ-tát là một bậc chúng sinh cao quý nhất, có được nhũng phẩm chất và đức hạnh phi thường như sự Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục…Mặc dù một vị Bồ-tát hoàn toàn có khả năng đạt được Giác Ngộ như một bậc A-la-hán trong kiếp sống này, nhưng ngài quyết định chọn con đường chứng đạt quả vị Phật Toàn Giác xuất phát từ Lòng Đại Bi dành cho mọi chúng Sinh, để cứu chúng sinh thoát khỏi biển luân hồi (Samsara). Mười phẩm hạnh mà một vị Bồ-tát đã nguyện làm và hoàn thành được gọi là Mười Điều Hoàn Thiện hay Mười Ba-la-mật (HV).

Theo những Luận giảng, khi một người đã được công nhận hay thọ ký (HV) là một vị Bồ-tát (một vị Phật tương lai), người đó phải hoàn thiện Mười Ba-la-mật (Paramis) quan trọng, đó là:

(1) Bố thí hay sự hào hiệp, rộng lòng (Dana)

(2) Trì giới, tức là giữ nghiêm giới hạnh (Sila)

(3) Xuất gia, tức từ bỏ ràng buộc gia đình (Nekkhama)

(4) Trí tuệ, hay Bát-nhã (Panna)

(5) Nỗ lực, tinh tấn (Viriya)

(6) Nhẫn nhục, kiên nhẫn chịu đựng (Khanti)

(7) Chân thật (Sacca)

(8) Quyết Tâm, Quyết Định (Adhitthana)

(9) Tâm Từ, Lòng Từ (Metta)

(10) Tâm Buông Xả, Tâm Xả bỏ (Upekkha)

─ Để thực hành và hoàn thiện những phẩm chất này bằng việc hy sinh, đánh đổi tất cả bằng tài sản của mình, thì được gọi là những Ba-la-mật bình thường (Parami).

─ Để thực hành và hoàn thiện những phẩm chất này bằng việc hy sinh chân hay tay hay những bộ phận của cơ thể mình, thì được gọi là những Ba-la-mật trung bình (Upaparami).

─ Để thực hành và hoàn thiện những phẩm chất này bằng việc hy sinh cả tính mạng mình thì được gọi là những Ba-la-mật cao thượng nhất (Paramattha-Parami).

Như vậy, nếu mỗi phẩm chất được thực hành và với ba cấp độ Ba-la-mật, thì tổng cộng có tất cả 30 Hạnh Nguyện Ba-la-mật phải được thực hành và hoàn thiện.

Trong trường hợp của Đức Phật Thích Ca, khoảng thời gian tối thiểu để Người thực hành và hoàn thiện “Mười Ba-la-mật” đã là: 4 A-tăng-tỳ Đại Kiếp (asankheyyas kappas) + 100.000 đại kiếp (kappas).

▪ Một lần nữa, chúng ta không nên nhầm lẫn giữa “4 A-tăng-tỳ Đại Kiếp (4 asankheyyas kappas) với “4 A-tăng-tỳ-Kiếp”, vì một kỷ nguyên “A-tăng-tỳ-Kiếp” chỉ bằng 1/20 của một Đại Kiếp. Ở đây, đại kiếp đang nói là khoảng thời gian giữa thời Đức Phật Nhiên Đăng (Dipankara Buddha) và Đức Phật (Padumuttara Buddha), được gọi là một Phật Kiếp.

Những hạnh Ba-la-mật phụ thuộc vào những dạng Bồ-tát khác nhau. Điều này là bởi vì những Bồ-tát khác nhau có những mức độ thuần thục hay chín muồi khác nhau, mặc dù tất cả các ngài đều có được 8 phẩm chất bắt buộc của một vị Bồ-tát. Ba dạng của các vị Bồ-tát đó là:

(i) Pannadhika: Bồ-tát hành trì theo Trí Tuệ. Trí Tuệ Bát-nhã luôn luôn thể hiện đầy đủ trong mọi nỗ lực tu tập và vị Bồ-tát sẽ trở thành một vị Phật sau khi hoàn thiện “Mười Ba-la-mật” trong 4 A-tăng-tỳ Đại Kiếp và 100.000 đại kiếp.

(ii) Saddhadhika: Bồ-tát hành trì theo Lòng Tin hay Lòng Thành tín. Lòng Tin này luôn luôn thể hiện đầy đủ trong nỗ lực tu tập và vị Bồ-tát sẽ trở thành một vị Phật sau khi hoàn thiện “Mười Ba-la-mật” trong 8 A-tăng-tỳ Đại Kiếp và 100.000 đại kiếp.

(iii) Viriyadhika: Bồ-tát hành trì theo Nỗ Lực, Tinh Tấn. Sự Nỗ Lực, Tinh Tấn này luôn luôn thể hiện đầy đủ trong nỗ lực tu tập và vị Bồ-tát sẽ trở thành một vị Phật sau khi hoàn thiện “Mười Ba-la-mật” trong 16 A-tăng-tỳ Đại Kiếp và 100.000 đại kiếp.

Cách phân dạng những vị Bồ-tát này chỉ áp dụng cho hạng Bồ-tát mà thôi. Sau khi các vị Bồ-tát đã trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác rồi, tất cả các ngài đều như nhau về tất cả các mặt Trí Tuệ, Lòng Tin và Năng Lực Tinh Tấn.

Chúng ta không thể nào phân biệt hay nói rằng vị Phật nào thì thành tựu viên mãn hơn vị Phật khác về một mặt nào, vì tất cả đã trở thành những vị Phật Toàn Giác, Phật giác ngộ viên mãn.

11. Tại Sao Có Sự Khác Nhau về Thời Gian Hoàn Thiện Những Ba-la-mật (Paramis)

Khi bàn về sự khác nhau về những khoảng thời gian cần hiết để hoàn thiện những Ba-la-mật của Bồ-tát, sách Luận Giảng Kinh Pháp Cú và những tài liệu khác đưa ra ý kiến là vì đó là sự khác nhau giữa những trình độ, sự chín muồi hay cấp độ “Trưởng Thành” của những vị Bồ-tát khác nhau.

Những luận giảng trên cũng cho rằng, từ lúc nhận được sự thọ ký từ một Đức Phật, những vị Bồ-tát thường gồm có 3 dạng người như sau:

(i) Bồ-tát Ugghatittanu Bodhisatta

(ii) Bồ-tát Vipancittanu Bodhisatta

(iii) Bồ-tát Neyya Bodhisatta.

Tất cả những vị Bồ-tát này đều có khả năng giác ngộ thành bậc A-la-hán và đạt được sáu Năng Lực Siêu Nhiên hay sáu Thần Thông (Chú Giải 1) và Trí Tuệ về Phân Tích (Patisambhida Nana) (Chú Giải 2), nếu họ muốn giác ngộ như một người thuộc hàng Đệ Tử của Phật. Tuy nhiên, tốc độ chứng ngộ của họ là khác nhau, tùy thuộc vào những ba dạng ‘con người’ (puggala) khác nhau (Chú Giải 3).

• Đối với Bồ-tátUggatittanu, mức độ trưởng thành về những Ba-la-mật để dẫn đến giác ngộ của ngài là rất mạnh mẽ, những vị Bồ-tát dạng này có thể thực hành và hoàn thiện những Ba-la-mật trong 4 A-tăng-tỳ-Kiếp (asankheyyas) và 100.000 kiếp.

• Đối với Bồ-tát Vipancittanu, mức độ trưởng thành hay chín mùi về những Ba-la-mật là trung bình và các ngài phải thực hành và hoàn thiện tất cả Ba-la-mật trong 8 A-tăng-tỳ-Kiếp (asankheyyas) và 100.000 kiếp.

• Đối với Bồ-tátNeyya, mức độ trưởng thành hay chín mùi về những Ba-la-mật là còn thấp và các ngài phải thực hành và hoàn thiện tất cả Ba-la-mật trong 16 A-tăng-tỳ-Kiếp (asankheyyas) và 100.000 kiếp.

─ Để tóm lại:

• Bồ-tát Uggatittanuđược định dạng là loại Bồ-tát Pannadhika (hành trì theo Trí Tuệ).

• Bồ-tát Vipancittanuđược định dạng là loại Bồ-tát Saddhadhika (hành trì theo Lòng Thành Tín).

• Bồ-tát Neyya được định dạng là loại Bồ-tát Viriyadhika(hành trì theo nỗ Lực Tinh Tấn).

12. Thật Hiếm Thay Sự Xuất Hiện Của Một Vị Phật!

Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật đã nói như vầy:

Kiccho manussapatilabho

Kiccham maccana jivitam

Kiccham saddhammasavanam

Kiccho buddhanam uppado

Khó thay, sanh được làm người!
Khó thay, giữ toàn mạng sống!
Khó thay, được nghe Chánh pháp!
Khó thay, thấy Phật ra đời!

(Kinh Pháp Cú – Dhammapada, Kệ số 182)

Để được sanh “làm người”, đó là những cơ hội cực kỳ hiếm có. Theo Đức Phật, số lượng chúng sinh được tái sinh làm người thì chỉ bằng những hạt bụi dính trên ngón tay, trong khi đó số lượng chúng sinh bị tái sinh vào những đường xấu, cõi khổ thì nhiều bằng cả trái đất. Ví dụ, chỉ riêng một cộng đồng một loài nhuyễn thể ít ỏi ở Biển Đông (ước tính khoảng 600 ngàn tỷ), gấp 100.000 lần. Vì vậy, số lượng chúng sinh làm người thì rất ít và hiếm hoi. Cho nên Phật mới nhìn thấy rằng được làm người thì thật là hiếm có và may mắn!.

Còn đối với “mạng sống” của con người, từ lúc được sinh ra trên thế giới loài người, ngay từ trong bụng mẹ cho đến lúc cuối vòng đời, thì con người luôn luôn phụ thuộc vào yếu tố sinh tử, có nghĩa có thể chết bất kỳ lúc nào. Để giữ cho mình được sống, con người phải luôn luôn chăm sóc thân và tâm, tức là một thân người cấu tạo bằng năm Uẩn vật chất và tinh thần.

Trong Kinh Ví Dụ Về Rắn Độc (“Salayatana Samyutta”, Asivisa Vagga), Đức Phật đã so sánh 4 yếu tố Tứ Đại của con người như 4 con rắn độc. Năm Uẩn được so sánh như 5 kẻ thù hủy hoại đến tính mạng, và Tham muốn, dục vọng thì được ví dụ như một người bạn phản bội với đao kiếm trong tay chờ cơ hội chặt đầu mình. Ví dụ này dùng để minh họa về sự mong manh, sự khó khăn và sự không ổn định của một kiếp sống sinh tử.

Sau khi nghe lời khuyên bảo từ một người bạn hiền về những rủi ro, hiểm họa đó, một người có lẽ sẽ mong muốn được thoát khỏi hiểm nguy, giống như những bản năng sinh tồn hay tìm kiếm chỗ an toàn bình thường của muôn loài. Để đến được bên bờ an toàn bên kia, người ấy phải qua sông, bằng cách kết bè và cố sức bằng đôi tay đôi chân của mình để chèo được qua sông. Bằng cách này, người ấy qua được bên bờ bên kia và ở đó người ấy trở thành một bậc thánh nhân.

Ở đây, người bạn hiền đó là Đức Phật. Con sông rộng là nước lũ (ogha) liên tục cuốn chúng sinh ra biển Luân Hồi. Chiếc bè để vượt sông là con đường Bát Chánh Đạo, nhưng bản thân chiếc bè không đưa được người qua sông, mà người ấy phải nỗ lực, hết sức cố gắng chèo khéo kiên nhẫn bằng chính chân tay của mình. Sự nỗ lực ở đây là những nỗ lực, tinh tấn mạnh mẽ, nhiệt tâm và liên tục của bản thân mình trên con đường tu tập. Còn bờ bên kia (đáo bỉ ngạn) chính là Niết-bàn an lạc và bậc thánh nhân đó là ví dụ như một bậc A-la-hán đã qua bên bờ giải thoát.

Cũng rất khó để cho một người nghe được Chánh Pháp. (Bạn thử nghĩ trên đời này, có được bao nhiêu phần trăm người biết và bao nhiêu phần trăm người thật sự có hiểu biết về Chánh Pháp?- ND). Tất cả mọi tôn giáo trên đời này cũng đều khuyên dạy thực hiện những điều tốt lành, giữ giới hạnh đạo đức. Một số tôn giáo cũng chỉ dạy việc định tâm (samatha). Những giáo lý này có thể dẫn đến những cuộc sống hạnh phúc cho con người, thậm chí để được sống trên những cảnh giới của những thiên thần và trời (deva, brahma), nhưng tận cùng ý nghĩa, những cảnh giới đó chỉ kéo dài thêm vòng luân hồi của sinh tử (Samsara), vốn vẫn còn đầy đau khổ. Những giáo lý tu tiên, hưởng lạc đó chắc hẳn chúng ta đã được nghe nhiều trong những kiếp quá khứ. Tuy nhiên, chỉ cho đến kiếp này, chúng ta mới có cơ hội nghe được Giáo Pháp Đức Phật (Buddha Sasana) về bản chất thật sự của thân tâm chúng ta, nghe học được Giáo Pháp của Thiền Minh Sát Tứ Niệm Xứ (dhamma of Satipatthana Vipassana), mà sự thực hành giáo pháp này sẽ dần dẫn giác ngộ con đường Đạo và Trí Tuệ của Đạo Quả (Magga-phala nana) và Niết-bàn, sự chấm dứt khổ.

Cơ hội để giải thoát khỏi Khổ bằng phương pháp thực hành con đường Bát Chánh đạo thông qua Thiền Minh Sát Tứ Niệm Xứ (Satipatthana Vipassana) chỉ có được cùng với sự xuất hiện của Đức Phật Toàn Giác. Chỉ có Phật mới có thể truyền dạy những Giáo Pháp cao diệu (Dhamma) cho những đệ tử trong Tăng Đoàn, và những Tăng sĩ bảo tồn và truyền dạy lại cho mọi người.

Hãy suy nghĩ về khoảng một thời gian vô tận và những nỗ lực phi thường của Bồ-tát để trở thành một vị Phật kể từ khi được thọ ký là Bồ-tát, để thấy được rằng “Sự xuất hiện của một vị Phật” trên thế gian là vô cùng hiếm hoi và vô giá đến dường nào.

Những Phật tử tốt thì luôn luôn đi nghe học giáo Pháp và những bài học về Thiền Minh Sát Tứ Niệm Xứ (Satipatthana Vipassana). Đó là những điều thật sự may mắn cho chúng ta. Diệu Pháp của Đức Phật đã được gìn giữ qua mấy ngàn năm và được giảng dạy cho chúng ta hôm nay.

Thật ra, việc nỗ lực, không ngừng nghe học giáo Pháp và tu tập hành Thiền, để mong có ngày giác ngộ và giải thoát khỏi Luân hồi sinh tử, là cách tốt nhất để một người tỏ lòng thành kính và đền ơn Đức Phật hơn bất kỳ hình thức nào. Bởi vì Đức Phật xuất hiện trên thế gian này để thực hiện lời thệ nguyện mà Người đã thệ nguyện khi còn là một vị Bồ-tát (Bodhisatta) – Đó là: Giảng dạy giáo Pháp cao diệu cho loài người để mọi người có thể thực hành để tự giải thoát mình khỏi đau khổ trầm luân.

13. Tám Kiếp Sống Bất Hạnh Nhất Trong Vòng Luân Hồi Sinh Tử (Samsara)

Trong Kinh Dasuttara Sutta (Kinh Thập Thượng) thuộc Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya) và Luận Giảng Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikaya) đã ghi rõ tám (8) kiếp sống thật vô cùng bất hạnh hay không may mắn vào lúc Đức Phật Toàn Giác xuất hiện trên thế gian này. Bất hạnh vì khi có Đức Phật xuất hiện thì những chúng sinh đó không được đang làm người để gặp Phật hay/và không có cơ hội để nghe được, học được Giáo Pháp của Đức Phật. Tám kiếp sống bất hạnh đó là:

a) Kiếp sống liên tục đau khổ và đày đọa trong Địa Ngục, không làm được điều gì công đức vì đang liên tục chịu những cực hình đau đớn.

b) Kiếp sống Súc Sinh, luôn luôn sợ hãi và không làm được điều gì công đức, vì không có tri giác để biết được điều gì tốt, xấu.

c) Kiếp sống Ngạ Quỷ (Peta) hay ‘hồn ma’, không thực hiện được điều gì công đức, vì luôn luôn chịu đau khổ vì đói và khát liên tục của kiếp quỷ đói.

d) Kiếp sống của Chúng sinh vô thức (asanna satta) ở cõi trời Phạm Thiên và không làm được việc gì công đức hoặc có thể nghe được giáo Pháp (Dhamma), vì không còn thức hay tri giác, ngoài sắc thân.

e) Kiếp sống của một Trời Phạm Thiên ở cõi Vô Sắc giới và không thể gặp được Đức Phật hay nghe được Giáo Pháp của Đức Phật, bởi vì những chúng sinh này không có các căn như mắt, tai, mũi, lưỡi và thân.

f) Kiếp sống ở những vùng xa xôi hẻo lánh không tiếp cận được Tăng Đoàn hay bất cứ một đệ tử nào của Đức Phật để được nghe giáo Pháp và vì thế cũng không thực hiện được việc công đức nào.

g) Kiếp sống của người luôn dính chấp vào Tà Kiến (cách nhìn hay quan điểm sai lầm, lạc lối). Đây có thể gọi là một kiếp sống bất hạnh nhất trong 8 kiếp sống bất hạnh đang nói. Vì sao? Vì những người này đang sống ngay giữa trung tâm thế gian này thậm chí ngay giữa “Miền Phật Giáo” (kể cả những xứ Miền Trung Bắc Ấn Độ vào thời có Đức Phật tại thế đi thuyết giảng), nhưng vì dính chấp vào tà kiến mà cũng không được nghe Giáo Pháp (Dhamma) hay làm được những việc công đức ngay lúc Đức Phật truyền dạy khắp đất nước.

h) Kiếp sống của những con người tật nguyền, hay những thiên thần, quỷ thần dị dạng trong cõi trời Tứ Đại Thiên Vương (Catumaharajika), đó là những chúng sinh mạng Thức tái sinh không có căn thiện (ahetuka), vì vậy họ không thể nào hiểu được hay thực hành Giáo Pháp Đức Phật, ngay cả khi họ đang sống giữa “Miền Phật Giáo” và không hề bị dính chấp vào Tà Kiến sai lạc. Chỉ đơn giản là trong Thức tái sinh của họ không có gốc rễ hay căn hướng thiện.

14. Sự Thực Hành Ba-la-mật Của Phật Duyên Giác (Pacceka) & Của Những Đại Đệ Tử Của Đức Phật
(A) Bốn Loại Phật (Bậc Giác Ngộ)

Tri kiến hay Trí tuệ bốn phần này hay sự thấu hiểu Bên Trong về 4 chặng con đường Đạo (Magga-nana), dù có được đi kèm với Trí Toàn Giác (Sabbannuta-nana, tiếng Anh: “Omniscience”) hay kho^ng, thì được gọi là “Giác Ngộ” hay “Trí Tuệ Bồ-Đề” (Bodhi). Trí tuệ bốn phần hay sự thấu hiểu bên trong về con đường Đạo tức là sự thấu hiểu về Tứ Diệu Đế. Sự “Giác Ngộ” thì có 3 dạng:

i) Samma-sambodhi:

Toàn Giác hay Giác ngộ hoàn toàn (còn gọi là Giác ngộ Viên mãn, Giác Ngộ Tối Thượng hay Chánh Đẳng Chánh Giác): bao gồm Trí tuệ Giác ngộ về con đường Đạo (Magga-nana), cùng với Trí Toàn Giác (Sabbannuta-nana). Sự Giác ngộ này hay quả vị Phật này chỉ chứng ngộ được bằng nỗ lực của cá nhân một người, không có sự giúp đỡ của người Thầy (đạo không Thầy, vô sư) và nhờ vào những năng lực phi thường của một người trong việc diệt trừ tất cả những dính mắc và ô nhiễm cũng như những quán tính (vasana) trong quá khứ. Một Đức Phật Giác Ngộ tối thượng được gọi là Đức Phật ChanhS DaangR ChanhS GiaccS. Khoảng thời gian để hoàn thiện các hạnh nguyện Ba-la-mật tối thiểu là 4 A-tăng-tỳ-Kiếp và 100.000 kiếp.

ii) Pacceka-Bodhi:

Duyên Giác hay Độc Giác. Sự Giác Ngộ này cũng bao gồm có: Trí Tuệ bên trong về con đường Đạo (Magga-nana) chứng ngộ bởi chính mình mà không cần có sự giúp đỡ của người Thầy. Một vị Phật giác ngộ như vậy được gọi là Phật Duyên Giác hay Phật Độc Giác, tức là tự Giác ngộ một mình và nhưng cũng không truyền dạy cho ai về Giáo Pháp (Dhamma). Vì vậy, vị ấy còn được gọi là bậc Giác Ngộ đơn độc, vì không có khả năng chia sẻ với người khác, tức không có giác tha. Khoảng thời gian để hoàn thiện tất cả Ba-la-mật là 2 A-tăng-tỳ-Kiếp và 100.000 kiếp.

iii) Savaka-Bodhi:

Thanh Văn Giác, bao gồm: Trí Tuệ giác ngộ về con đường Đạo (Magga-nana) đạt được nhờ sự hướng dẫn hay truyền dạy của một người Thầy. Một vị Phật như vậy được gọi là Phật Thanh Văn Giác, ý chỉ những bậc giác ngộ A-la-hán, đạt được sự giác ngộ với tư cách là hàng đệ Tử của Đức Phật, Giác ngộ sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp và giảng dạy. Khoảng thời gian để hoàn thành tất cả những Ba-la-mật là 1 A-tăng-tỳ-Kiếp và 100.000 kiếp đối với những Đại Đệ Tử Thứ Nhất và Thứ Hai, và là 100.000 kiếp đối với những vị Đại Đệ Tử.
(B) Phật Duyên Giác (Pacceka) hay vị Phật im lặng

Phật Duyên Giác còn được gọi là Phật Độc Giác hay Phật Bích Chi. Theo hệ thống phân cấp hay đẳng cấp của những bậc chúng sinh giác ngộ thành Phật, thì Phật Duyên Giác đứng dưới Phật Toàn Giác (Samma sambuddha) và đứng trên hàng Đệ Tử Thanh Văn (Savaka). Trong ghi chép Quyển “Illustrator of Ultimate Meaning” (Minh Họa Về Ý Nghĩa Tột Cùng), một luận giảng về Tiểu Bộ Kinh (Khuddakapatha VI, 42-43), thì một vị Phật Duyên Giác (Pacceka Buddha) được xếp cao xa hơn hàng Đệ Tử Thanh Văn và xếp dưới xa hơn một Đức Phật Toàn Giác theo mức độ phẩm chất như sau:

“Ngay cả hàng trăm đại đệ tử như ngài Xá-Lợi-Phất (Sariputta) và Mục-Kiền-Liên (Moggallana) cũng không thể sánh bằng một phần trăm những phẩm hạnh của một vị Phật Duyên Giác. Nhưng nếu đem so với một vị Phật Toàn Giác, thì tất cả chư Phật Duyên Giác ở trong cõi Diêm-Phù-Nề (Jambudipa) cộng lại cũng không thể bằng một phần những phẩm hạnh của Một Đức Phật Toàn Giác”.

Những vị Phật Duyên Giác đã tự mình giác ngộ (tự giác), tuy nhiên không khai ngộ hay không làm người khác giác ngộ (không giác tha). Họ chỉ giác ngộ về cốt lõi ý nghĩa, chứ không giác ngộ về lý tưởng hay pháp và không có khả năng tổng hợp những giáo pháp siêu phàm thành những khái niệm (thế gian) và truyền dạy cho mọi người. Vì thế, những vị Phật này được gọi là những vị “Phật im lặng”. Tuy nhiên, Phật Duyên Giác chứng đắc được những năng lực siêu phàm hay “thần thông” (iddhi) và các tầng thiền Định (samapatti) và có thể ảnh hưởng, khuyến khích người khác một cách gián tiếp vào con đường đạo.

Câu chuyện về Bồ-tát được ghi trong quyển “Minh Họa Về Ý Nghĩa Tột Cùng” nói trên (Illustrator VI, 129), kể về một người con trai tên Susima của một người đã đến gặp những vị Phật Duyên Giác ở gần Vườn Nai, và xin được chỉ dạy tu tập để được giác ngộ. Tất cả những việc Phật Duyên Giác làm là chấp nhận thọ giới cho anh ta và dạy cho anh ta một số giới hạnh đạo đức cơ bản, bởi vì những Phật Duyên Giác không thể chỉ dạy cho anh ta về chủ đề “Thiền”. Cuối cùng, anh ta cũng nỗ lực tu tập và cũng tự giác ngộ thành một vị Phật Duyên Giác.

Khi nói về thời gian những vị Phật Duyên Giác xuất hiện, thì những luận giảng về Kinh Tạng (Suttanipata) ghi rằng những vị Phật Duyên Giác xuất hiện không phải vì có biết đến một vị Phật Toàn Giác và cũng không biết vào những thời nào có Đức Phật Toàn Giác đản sinh.

Việc giác ngộ trở thành Phật Duyên Giác chỉ có thể thực hiện được vào những thời không có Đức Phật Toàn Giác. Nhiều vị Phật Duyên Giác có thể xuất hiện cùng một lúc hay một thời nào đó. Kinh “Isigili Sutta” thuộc Trung Bộ Kinh có ghi lại rằng có 500 vị Phật Duyên Giác từng sống trong khu hang động Núi Isigili, một trong năm dãy núi gần thành Vương Xá (Rajagaha). Mặc dù ghi chép diễn tả tất cả các vị Phật sống chung gần chỗ khu hang động đó, nhưng thực tế là họ không cùng nhau tu tập hay hướng dẫn lẫn nhau tu tập, mà tất cả đều tự mình tu tập và giác ngộ thành những vị Phật Duyên Giác (Pacceka Buddhas).

Một người có tâm nguyện trở thành một vị Phật Duyên Giác (Pacceka Buddha) thì được gọi là một Bồ-tát Duyên Giác (Pacceka Bodhisatta). Một vị Bồ-tát Duyên Giác phải có đầy đủ năm phẩm chất sau đây, đó là:

i) Phải là một con người

ii) Phải là một nam nhân

iii) Phải gặp được một bậc giác ngộ, ví dụ một Đức Phật, một vị Phật Duyên Giác hay một A-la-hán.

iv) Hạnh nguyện phải xuất gia, từ bỏ ràng buộc gia đình.

v) Phải có những có ý nguyện (chanda) rất mạnh mẽ để thực hiện mục tiêu, dù biết rằng mình có thể phải chịu nhiều kiếp tái sinh, ngay cả vào những cảnh giới xấu.

(C) Những vị Phật Thanh Văn (Savaka Buddhas) - Những Đệ Tử Hàng Đầu & Đại Đệ Tử của Đức Phật.

Những phẩm chất của những vị Đệ Tử Thanh Văn là: Hành động và Những Tâm Nguyện Công Đức.

Đối với ngài Xá-Lợi-Phất (Sariputta) và Đại Mục-Kiền-Liên (Maha Moggallana), kiếp quá khứ các ngài đã có đại nguyện trở thành Đệ Tử Hàng Đầu của Đức Phật và đã được vị Phật Tổ xác nhận (thọ ký) 1 A-tăng-tỳ-Kiếp (asankheyya kappas) và 100.000 kiếp trước đó. Sau đó, họ đã hoàn thiện các hạnh Ba-la-mật và đạt được mục tiêu đại nguyện trong kiếp này sự dẫn dắt của Đức Phật Thích Ca.

Đối với những vị Đại Đệ Tử của Đức Phật, 80 Tỳ kheo và 13 Tỳ kheo Ni, thì họ đã có hạnh nguyện trở thành những Đại Đệ Tử của Đức Phật cách đây 100.000 kiếp. Những vị có hạnh nguyện này đã được gặp mặt Đức Phật và một bậc Đại A-la-hán (Maha Arahant), những người có phẩm hạnh đáng ngưỡng mộ và đáng được noi theo. Nên những người “có hạnh nguyện” này thực hiện việc cúng dường liên tục 7 ngày với hạnh nguyện, mong ước sẽ trở thành những bậc Đại A-la-hán trong tương lai với sự có mặt của Đức Phật Toàn Giác.

Sau đó, những vị được thọ ký như một sự bảo đảm, được gọi là Niyata-byakarana, từ Đức Phật lúc bấy giờ, đó là Phật Tổ Padumuttara xuất hiện cách đây 100.000 kiếp, Người chính là Đức Phật đã tạo thọ ký cho nguồn Đại A-la-hán sau này. Sau đó, các vị này thực hành và hoàn thiện những hạnh Ba-la-mật và đạt được mục tiêu ước nguyện trong kiếp này dưới sự dẫn dắt của Đức Phật Thích Ca.

15. Những Đại Đệ Tử Ưu Tú Của Đức Phật

Trong Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta II, 155), Đức Phật đã chỉ ra rằng những nhóm Tỳ Kheo đi theo từng vị Đại A-la-hán sẽ có được những phẩm chất đặc biệt của vị Đại A-la-hán đó, kiểu như “người làm gương cho người”.

Trong Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikaya I, 23), chúng ta đọc thấy Đức Phật đã phân biệt, đặt danh dự cho những Đại Đệ Tử Ưu Tú (etadagga) tùy theo mỗi pháp hành trì mà họ đã có tâm nguyện thực hiện trong quá khứ. Một số phẩm chất siêu việt gắn liền với tên của những Đại đệ tử Ưu Tú, đó là:

Sariputta (Xá-Lợi-Phất) (HV) – Đại Đệ Tử Thứ Nhất, đệ nhất trí tuệ.
Mahamoggallana (Đại Mục-Kiền-Liên) – Đại Đệ Tử Thứ Hai, đệ nhất thần thông.
Mahakassapa (Đại Ca-Diếp) – đệ nhất khổ hạnh hay hạnh đầu đà.
Mahakaccayana (Đại Ca-chiên-diên) – đệ nhất bình giải (biện luận, trình bày và phân tích).
Mahakotthita Đại (Câu-hy-la) – đệ nhất Trí Phân Biệt.
Ananda – đệ nhất văn (nghe, nhớ nhiều nhất)
Upali (Ưu-ba-ly) – đệ nhất Luật tạng, đệ nhất trì giới
Punna Mantaniputta (Phú-Lâu-Na) – đệ nhất thuyết giảng Giáo Pháp (Dhamma).
Kumara Kassapa (Cưu-ma-la Ca-Diếp) – đệ nhất thuyết giảng Vi Diệu Pháp (Abhi-dhamma).
Revata Khadiravaniya – đệ nhất tu ẩn cư (trong rừng).
Anuruddha (A-nại-lâu-đà) – đệ nhất thiên nhãn thông.
Subhuti (Tu-Bồ-Đề) – đệ nhất xứng đáng được cúng dường.
Sivali (Thi-bà-la) – đệ nhất nhận được nhiều cúng dường nhất.
Maha Kappina (Đại –Kiếp-Tân-na) – đệ nhất thuyết pháp cho chúng Tăng.
Bahiya – đệ nhất giác ngộ thành A-la-hán nhanh nhất, người chứng quả A-la-hán ngay sau khi Đức Phật giảng một thời pháp ngắn trong lúc khẩn.
Rahula (La-hầu-la) – đệ nhất ham muốn tu tập, luôn luôn canh cánh về vấn đề tu tập.

Để tìm hiểu thêm về những đại đệ tử nam và nữ của Đức Phật, xin mời các bạn đọc thêm quyển sách “Chân Dung Ngòi Bút- 93 vị Đại Đệ Tử Của Đức Phật” (“Pen Portraits – Ninety Three Eminent Disciples of the Buddha”), tác giả C. de Saram7.

16. Chú Giải

Chú Giải 1:

Chữ “abhinna” là một từ kết hợp hay từ ghép của 2 từ: “abhi”= cao hơn, bậc cao và “nana”= kiến thức, trí tuệ. Vì vậy, chữ “abhinna” có nghĩa là: Trí tuệ cao hơn hay siêu trí.Sáu Siêu Trí (abhinnaS) bao gồm:

(1) Những Năng Lực Thần Thông (Iddhi-vidha),

(2) Thiên Nhĩ Thông (Dibba-sota),

(3) Sự Thâm Nhập hay Đọc Được Tâm của người khác (Cittapariya nana or cetopariya),

(4) Thiên Nhãn Thông (Dibba-cakkhu),

(5) Sự Nhìn Thấy Được Những Kiếp Quá Khứ (Pubbenivasanussati) hay Túc Mạng Thông (HV)

(6) Sự Tiêu Diệt Hết Tất Cả Ô Nhiễm và Bất Tịnh (Asavakkhaya) hay Lậu Tận Thông (HV).

Năm siêu trí đầu là thuộc về thế gian và có thể đạt được bằng những phương pháp “Thiền Định” thâm sâu, tĩnh tại (Samatha), trong khi đó siêu trí cuối cùng là Trí xuất thế gian, siêu phàm, và chỉ có thể đạt được bằng “Thiền Minh Sát” (Vipassana) với sự thâm nhập trí tuệ từ bên trong.

Chú Giải 2:

“Patisambhida nana” có nghĩa là Kiến thức hay Trí Tuệ Phân Biệt hay Phân Tích. (HV: Vô Ngại Giải). Có 4 loại Phân Biệt (phân tích), đó là:

a) Attha-patisambhida= Phân Biệt về Nghĩa. Nghĩa ở đây là Quả của Nhân (hetu), đặc biệt phân tích về 5 pháp sau đây:

(i) Mọi pháp hữu vi, do điều kiện, nhân duyên tạo ra,

(ii) Niết-bàn (nibbana),

(iii) Nghĩa của những lời nói,

(iv) Quả của Nghiệp (kamma) hay nghiệp quả,

(v) Thức chức năng.

Sự hiểu biết (phân biệt) những khác nhau về nghĩa, ví dụ như những từ: khổ, quyết tâm, nỗ lực, sự không xao lãng, chính là sự không phân biệt hay phân tích về nghĩa vậy.

b) Dhamma-patisambhida= Phân biệt về Pháp (quy luật, chân lý). Pháp ở đây dùng để chỉ điều kiện hay duyên (paccaya). Vì điều kiện hay duyên là cần thiết để một sự vật hay hiện tượng khởi sinh hay xảy ra, nên nó được gọi là pháp (dhamma, theo nghĩa là quy luật, tác nhân – ND):

(i) Bất kỳ nhân nào tạo ra quả,

(ii) Bát Chánh Đạo,

(iii) Những gì được nói ra,

(iv) Những gì lợi lạc,

(v) Những gì không lợi lạc.

Sự hiểu biết (phân biệt) về những khác nhau về Pháp (quy luật, chân lý), ví dụ như: Dục vọng, tín căn, tinh tấn căn, định căn, chính là sự phân biệt về Pháp vậy.

c) Nirutti-patisambhida= Phân Biệt về Ngôn Ngữ: Đây là trí tuệ biểu thị bằng ngôn ngữ đối với nghĩa và Pháp.

Sự hiểu biết (phân biệt) về những khác nhau về ngôn ngữ được dùng trong bốn ví dụ về nghĩa, và bốn ví dụ về Pháp trên đây, chính là sự phân biệt về ngôn ngữ vậy.

d) Patibhana-patisambhida = Phân Biệt về tính minh bạch (rõ ràng, thông suốt): Trong những ví dụ nêu trên, có sự minh bạch hay rõ ràng về Sự hiểu biết 4 loại nghĩa, sự rõ ràng về Sự hiểu biết 4 loại pháp (quy luật chân lý), và sự rõ ràng về Sự hiểu biết về 8 loại ngôn ngữ (để biểu thị 8 ví dụ trên)

Sự hiểu biết khác nhau về sự minh bạch, sự rõ ràng, chính là trí tuệ phân biệt về sự minh bạch, rõ ràng.

(Tham khảo: “Con Đường Thanh Lọc” hay “Thanh Tịnh Đạo” (Visuddhimagga), Chương XIV, 21 và “Con Đường Phân Biệt” hay “Phân Tích Đạo” (Patisambhidamagga), Chương XXV-XXVIII, cả 2 Bộ Kinh Điển này đều được dịch ra tiếng Anh bởi ngài Bhikkhu Nanamoli lỗi lạc).

Chú Giải 3:

Theo Bộ “Puggala-Pannatti” (Sách Định Loại Con Người hay (HV): Nhân Thi Thuyết Luận), Chương IV, 5; và theo “Tăng Chi Bộ Kinh” (Anguttara), Quyển Bốn, Kinh 133, thì những chúng sinh thật may mắn nghe, biết được Phật Pháp (Buddha Sasana) hay có được vận duyên thiên mạng, có thể được xếp vào 4 dạng người như sau, đó là:

a) Ugghatitannu: Người có thể hiểu biết được giáo thuyết ngay khi được nói ra, tức là nhanh trí. Ví dụ như người có trí tuệ siêu xuất là ngài Xá-Lợi-Phất (Sariputta) có thể chứng đắc tầng Thánh quả thứ nhất là ngay sau khi nghe 2 câu trong một bài kệ 4 câu do ngài Assaji nói ra, và ngài Mục-Kiền-Liên (Maha Moggalana) cũng chứng đắc ngay Thánh quả thứ nhất này ngay sau khi toàn bộ bài kệ 4 câu đó được lặp lại bởi ngài Xá-Lợi-Phất. Còn Ngài Bahiya Daruciriya, như vừa nói ở phần trên, có thể chứng đắc Thánh quả A-la-hán cao nhất ngay sau khi nghe Đức Phật nói vài câu thuyết giảng nhanh chóng, và ngài được gọi là đệ nhất về trí giác ngộ thành A-la-hán trong thời gian ngắn nhất.

b) Vipancitannu: Người có thể hiểu biết giáo thuyết sau khi đã học, đã được giảng giải mọi ý nghĩa của giáo thuyết đó. Những người này có thể Giác ngộ giáo pháp sau khi nghe một hay nhiều thời pháp giảng giải chi tiết hay thuyết giảng đầy đủ.

c) Neyya: Người có thể hiểu biết giáo thuyết đó được nghe, tụng đọc nhiều lần, do tham vấn để được giảng giải, có thành tâm, ý chí học hỏi và tu tập. Loại người này phải có vị thầy hướng dẫn, chỉ dạy thì sẽ Giác ngộ được giáo pháp.

d) Padaparama: Loại người này, mặc dầu được gặp giáo huấn của một vị Phật (Buddha Sàsana) và mặc dầu đã tận lực học hỏi và thực hành Giáo Pháp, tụng đọc, thuộc lòng, nhưng vẫn không hiểu biết rõ, vẫn không thể giác ngộ Đạo và Quả trong kiếp sống này. Tất cả những gì người này có thể làm được chỉ là tạo cho mình một thói quen hay tập khí tốt (vàsanà) cho kiếp này và kiếp sau.

▪ Ghi nhớ:

Theo “Vi Diệu Pháp Tạng” (Abhidhamma), 3 loại người đầu tiên là những người được sinh ra với 3 thiện căn (tihetuka) là: Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, trong khi đó loại người thứ tư cuối cùng thì được sinh ra chỉ với 2 thiện căn (dvihetuka) là: Vô Tham và Vô Sân, nhưng thiếu một căn về trí tuệ là căn Vô Si, nên còn u mê, thiểu trí.

17. Sách & Tài Liệu Tham Khảo

1) “Niyama Dipani” (Cẩm Nang Về Trật Tự Vũ Trụ, trong quyển Cẩm Nang Phật Học), tác giả Đại Trưởng lão Mahathera Ledi Sayadaw, Aggamahapandita.

2) “The Great Chronicle of Buddhas” (Đại Biên Niên Sử Chư Phật), Tập 1, Phần 1, tác giả Hòa Thượng Thiền Sư Mingun Sayadaw Bhaddanta Vicittasarabhivamsa.

3) “Từ Điển Tiếng Pali”, tác giả Robert Caesar Childers. Tái Bản bởi nxb Motilal Banarsidass, Delhi.

4) “Tăng Chi Bộ Kinh” (Anguttara Nikaya), Tập I. Bản dịch của F. L. Woodward, xb bởi Hội Kinh Điển Pali (PTS), London 1979.

5) “Phật Duyên Giác: Một Tu Sĩ Khổ Hạnh Phật Giáo”, tác giả Ria Kloppenborg. Ấn bản “The Wheel Publication No. 305/306/307”.

6) “Trình Bày Ý Nghĩa Tột Cùng (Paramatthajotika) – Luận Giảng Về Tiểu Bộ Kinh (Khuddakapatha)”, tác giả Bhandantacariya Buddhaghosa. Bản dịch từ tiếng Pali qua tiếng Anh của ngài Bhikkhu Nanamoli. Xb bởi Hội Kinh Điển Pali (PTS), 1978.

7) “Pen Portraits – Ninety Three Eminent Disciples of the Buddha” (Chân Dung Ngòi Bút– 93 vị Đại Đệ Tử Của Đức Phật), tác giả C. de Saram. Xb bởi Trung Tâm Thiền Phật Giáo Singapore. Tái bản bởi Hội Phật Giáo Subang (Subang Jaya Buddhist Association), 2001.

8) “The Path of Purification”(Visuddhimagga) (Con Đường Thanh Lọc hay Thanh Tịnh Đạo). Bản dịch từ tiếng Pali qua tiếng Anh của ngài Bhikkhu Nanamoli. Xb bởi Hội Phật Giáo Tích Lan (Buddhist Publication Society, Sri Lanka).

9) “The Path of Discrimination” (Patisambhidamagga) (Con Đường Phân Biệt hay Phân Tích Đạo). Bản dịch từ tiếng Pali qua tiếng Anh của ngài Bhikkhu Nanamoli. Xb bởi Hội Kinh Điển Pali (PTS), 1982.
Read more…

Quan điểm của Phật giáo về nguồn gốc loài người

03:32 |
Quan điểm của Phật giáo về nguồn gốc loài người

Báo Giác Ngộ

Hỏi: Một lần, tôi có đọc được một đoạn của bài viết trong báo Giác Ngộ như sau “Khi được hỏi con người ở thế giới này từ đâu có, trong một bản kinh Phật trả lời: có những vị Trời sắp hết phước, họ nhìn xuống thế giới này thấy có ánh sáng liền tìm đến. Tới nơi, họ ăn thử trái cây nơi đây thấy ngon, liền mất thần thông nên ở lại luôn, làm tổ tiên loài người…”.

Xin cho biết xuất xứ của đoạn kinh trên và tóm tắt ý chính của kinh. Quan điểm của Phật giáo về nguồn gốc loài người có sự khác biệt như thế nào so với các lý thuyết khoa học đương đại?

Đáp:

Đoạn kinh trên được trích dẫn từ kinh “Khởi Thế Nhân Bổn – số 27” ( Đại Tạng Kinh Việt Nam, Trường Bộ Kinh, tập 2, Nxb. Viện nghiên cứu Phật học Việt nam, 1991, Tr 387. Kinh tương đương: “Kinh Tiểu Duyên – số 5” Đại Tạng Kinh Việt Nam, Trường A Hàm, tập 1, Nxb. Viện nghiên cứu Phật học Việt nam, 1991, Tr 285).

Theo quan điểm của Phật giáo được thể hiện cụ thể qua kinh Khởi Thế Nhân Bổn (Nikàya) và kinh Tiểu Duyên (Agama), thế giới là vô cùng, vô tận. Trong mỗi thế giới có các dạng thức tồn tại khác nhau. Ngoài thế giới chúng ta đang sống đây còn có nhiều thế giới khác, trong đó, cõi Trời Quang Âm là một trong những thế giới có sự liên hệ mật thiết với chúng sanh ở cõi Nam Diêm Phù Đề. Vào thời kỳ hình thành của thế giới này (có thể hiểu là quả đất và Thái dương hệ của chúng ta), các chúng sanh ở Quang Âm thiên sau khi thác sinh sẽ được chuyển sinh vào thế giới mà chúng ta đang sống. Buổi đầu hình thành thế giới, chưa có sự phân biệt giữa ngày và đêm, chưa có sự phân biệt giữa nam và nữ. Đất đai lúc đó có màu sắc và hương vị rất ngon ngọt. Khi ấy, “những chúng sanh này, do ý sanh, nuôi sống bằng tự hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không” (Kinh Khởi Thế Nhân Bổn). Sau đó, có một số chúng sanh nổi lên ý tưởng thử nếm vị ngọt của đất. Sau khi nếm, trong họ khởi dậy lòng tham ái thì ngay lúc đó, ánh sáng trên thân thể của họ biến mất. Lòng tham ái đã khiến cho các chúng sanh ấy trở nên thô xấu, họ không còn được tự tại, thanh thản như lúc đầu. Đồng thời, ý thức về giới tính xuất hiện, các chấp thủ phát sanh, điều kiện sống thay đổi…họ phải lao động cực nhọc để tồn tại và phải tranh đấu với nhiều điều kiện sống khắc nghiệt khác để khẳng định sự hiện hữu của mình.

Cùng bàn về vấn đề nguồn gốc loài người, một quan điểm được giải trình trước hội đồng khoa học và đã được thông qua, đó là: “lúc trái đất này hình thành, các chúng sanh xuất hiện đầu tiên từ Quang Âm Thiên, không cần thực phẩm. Rồi vị ngọt của đất và lúa đã cám dỗ họ khiến lòng ham muốn các hiện hữu khởi lên và phát triển trong tâm họ. Sau đó các bộ phận sinh dục cùng xuất hiện với các ham muốn dục tính. Khi dục vọng con người phát triển, các nhu cầu xã hội phát triển và yêu cầu có tổ chức các xã hội: xã hội con người được hình thành từ đó và các giai cấp xã hội xuất hiện”.(Thích Chơn Thiện, Lý thuyết nhân tính qua kinh tạng Pàli, Luận án Tiến sĩ Phật học tại Đại học Delhy Ấn độ năm 1996, NXB. TP Hồ Chí Minh ấn hành 1999, tr77).

Như vậy, theo quan điểm của Phật giáo thì nguồn gốc loài người trên trái đất này được xuất phát từ một thế giới khác, thế giới đó có tên là Quang Âm Thiên và đồng thời có những ưu điểm vượt trội hơn so với thế giới của chúng ta. Quan điểm này mặc dù được nhìn nhận, đánh giá dưới nhiều giác độ khác nhau nhưng theo chúng tôi, mãi đến hôm nay các lý thuyết về nguồn gốc loài người mà các nhà khoa học đưa ra vẫn đang còn nhiều vấn đề cần phải bàn cãi.

Đơn cử như lý thuyết của Darwin về nguồn gốc loài người được đề cập trong tác phẩm: “Nguồn gốc các loài bằng con đường chọn lọc tự nhiên”. Ông cho rằng, con người được hình thành chính ở ngay thế giới này. Tuy nhiên, ở cuối tác phẩm này Darwin đã lưu ý rằng: “một ngày nào đó sẽ có sự bổ sung nhằm soi sáng nguồn gốc và lịch sử loài người” (Xem, Phạm Thành Hổ, Nguồn gốc loài người, Nxb. Giáo dục, 1997, Tr7). Điều này cho thấy rằng lý thuyết của Darwin là một lý thuyết mở, cần được bổ sung để kiện toàn. Gần đây nhất, đã có một số nhà khoa học cận hiện đại như Carl Sagan (1934 – 1996), Francis Crick (1916 – 2004) – người đồng khám phá ra chuỗi xoắn kép ADN – đã đưa ra giả thuyết cho rằng loài người trên trái đất có nguồn gốc từ các hành tinh, các thế giới xa thẳm trong không gian (Xem, Kiến Thức Ngày Nay số 314, 1999). Những nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài trái đất của các nhà khoa học trong những năm gần đầy đã cho thấy rằng, vấn đề nguồn gốc của loài người là một vấn đề chưa thể vội vàng đưa ra một kết luận chung cùng, đích đáng.

Nguồn gốc loài người dưới góc nhìn Phật giáo
trích từ sách ” Nguồn gốc loài người” tác giả Toàn Không (Đỗ Đăng Tiến)
(Trường A-Hàm, quyển 1, trang 547, 548. Quyển 2, trang 483-485)

Nói về nguồn gốc loài Người, một vấn đề liên quan tới nguồn gốc của chính Tổ-tiên xa xưa lâu đời của chúng ta; nó hết sức khó hiểu cho con người, đã có biết bao người suy nghĩ, nghiên cứu và lý luận để tìm câu trả lời. Ngày nay chúng ta đã có những thuyết trả lời khác nhau như sau:

- Thuyết cho rằng Người đầu tiên trên thế-gian này do một Thượng-Đế sinh ra, được viết trong Thánh Kinh của người Do-Thái giáo (Xin miễn bàn).

- Thuyết cho rằng loài Người do một loài Khỉ-Đột tiến hóa biến hóa mà thành, do một người nước Anh tên Charles-Robert-Darwin (1809-1882) nghiên cứu về loài Khỉ-Đột mà viết ra (Xin miễn bàn).

- Thuyết của Phật-giáo

Ở đây người viết không trình bày hay phê bình chỉ trích hai thuyết trên, mà chỉ trình bày và mô tả thuyết của Phật giáo. Người đọc có toàn quyền suy xét, nhận xét theo quan điểm riêng của mình. Dù sao đi nữa, chân-lý bao giờ cũng là sự thật; dù thời gian có trôi đi, không gian có đổi chỗ, nhưng trải qua nghìn muôn ức tỷ năm sau, hoặc tại châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, hay châu Úc đi nữa, chân-lý vẫn bất di bất dịch không thay đổi, đó mới là chân lý.

Sau đây tôi xin ghi lại thuyết nguồn gốc loài Người của Phật-giáo do đức Phật đã dùng Phật- nhãn (mắt Phật) chiếu soi, nhìn thấu về vô thủy, nghĩa là Ngài nhìn về quá khứ hàng vô số tỷ năm, nên Ngài nói ra những gì đã thấy. Tôi viết như vậy chỉ là lấy ý của một kẻ phàm-phu mà viết, chứ chẳng phải như triết thuyết của Phật-giáo Tối-thượng-thừa; theo Phật-giáo Tối-thượng-thừa thì: “Như-Lai không đến, không đi, không quá khứ, không hiện tại, không tương lai, chỉ như như”. Nghĩa là chân-tánh cùng khắp không gian chỗ nào cũng có, chân-tánh cùng khắp thời gian lúc nào cũng hiện diện; như vậy làm gì có sự phân biệt qúa khứ, hiện tại, tương lai, đâu còn phân biệt chỗ này chỗ kia nữa.

Khi có thế giới (thế gian) hư hoại, hủy diệt bởi đại Hỏa tai, tất cả con người ở đó chết đi, hóa sinh đến cõi Trời Quang-Âm tương ưng với Nhị-thiền Sắc giới. (Khi có thế giới hư hoại hủy diệt bởi đại Thủy tai, tất cả con người chết đi, hóa sinh đến cõi Trời Biến-Tịnh tương ưng với Tam-thiền Sắc-giới. Khi có thế giới hư hoại, hủy diệt bởi đại Phong tai, tất cả con người chết đi hóa sinh đến cõi Trời Qủa-Thật tương ưng với Tứ-thiền Sắc-giới). Các vị Trời ở Quang-Âm Thiên sống rất lâu dài là 8 A-Tăng-Kỳ (1 A-Tăng kỳ = 1 Kiếp = 16,798,000 năm, sẽ giải thích cách tính sau, ở mục các đại tai họa).

Các vị Trời ở cõi Quang-Âm Thiên khi thọ mạng và hành nghiệp đã hết, họ chết đi ở đó, và hóa-sinh đến cõi Trời Không-Phạm (Phạm-Thiên), tức là sinh đến cõi Trời khác thấp hơn (cõi Phạm-Thiên tương ưng với Sơ-thiền Sắc-giới).

Bấy giờ vị Phạm-Thiên (vị Trời ở cõi Không-Phạm) hóa-sinh ra đầu tiên tự nghĩ: “Ta là Đại Phạm-Thiên, tự nhiên mà có, không ai tạo ra ta. Ta có thể thấu suốt được tất cả nghĩa lý, rất được tự-tại, và vi diệu bậc nhất. Ta trước đây chỉ có một mình, và do sức ta mà có chúng-sanh, ta tạo ra chúng-sanh”. Vì trước đây ta nghĩ: “Phải chi có những chúng-sanh khác được ra đời, thì ta vui biết mấy! Và sau đó có những chúng-sanh sinh ra, tuổi thọ của ta sống lâu hơn các chúng-sanh sinh ra sau, do đó ta là bậc nhất, hơn hết tất cả”.

Đồng thời những vị Phạm-Thiên hóa-sinh ra sau tại cõi Trời Không-Phạm cũng tự nghĩ: “Vị ấy là Đại Phạm-Thiên, không do ai sinh ra và tự nhiên có. Vị ấy thấu suốt các nghĩa lý, rất được tự-tại, có thể tạo ra, và có thể hóa ra. Vị ấy vi diệu bậc nhất và đáng tôn kính bậc nhất, vị ấy sống lâu hơn chúng ta; trước chỉ có vị ấy, sau mới có chúng ta, vị ấy đúng là đấng tạo ra chúng ta”.

Tất cả chúng-sanh tại cõi Trời Không-Phạm đều tùy theo phúc nghiệp đã tạo ra trước kia mà được qủa báo là:

- Đại Phạm-Thiên:

Vi diệu, đẹp đẽ, uy nghi, tự tại, hạnh phúc, có ánh sáng cực kỳ rực rỡ; vị Đại Phạm-Thiên ví như vua có các vị Phạm-Thiên thân cận, và Phạm-Chúng-Thiên bao quanh. Tuổi thọ của Đại Phạm-Thiên là một 1 Tiểu kiếp rưỡi = 16,798,000 + 8,399,000 = 25,197,000 năm của trái đất.

- Phạm-Thiên:

Là những vị Trời thân cận Đại Phạm-Thiên, kém vị Đại Phạm-Thiên một chút, ví như các vị quan đại-thần; các vị Phạm-Thiên sống lâu một Tiểu kiếp = 16,798,000 năm của trái đất.

- Phạm-Chúng-Thiên:

Là các vị Trời tùy tùng các vị Phạm-Thiên, cũng có đầy đủ thần thông, nhưng không bằng các vị Phạm-Thiên; Phạm-Chúng-Thiên sống lâu một nửa Tiểu kiếp = 16,798,000 / 2 = 8,399,000 năm của trái đất.

Những chúng-sanh ở cõi Phạm-Thiên tuỳ theo thọ mạng và hành nghiệp hết, qua đời, và sinh đến trái đất (thế-gian) này.

Các chúng-sanh sinh đến thế-gian này khi mặt trời và các hành-tinh được cấu thành và ổn cố rồi, tức là mới thành lập (lập Địa); hoặc được thành lập trở lại sau khi bị hủy hoại (tái lập Địa) bởi một trong ba đại tai họa, đó là đại Hỏa tai, đại Thủy tai, hoặc đại Phong tai (sẽ trình bày ở một mục sau). Khởi đầu, các chúng-sanh này đều do hóa-sinh mà ra, không phải là một chúng-sanh được hóa sinh ra đời, mà là nhiều chúng-sanh được hóa sinh ra tùy theo thọ mạng hết tại cõi Trời Không-Phạm. Có thể là các chúng-sanh khởi đầu ấy hóa sinh ra không cùng một lúc, và không do chúng-sanh trước sinh ra chúng-sanh sau.

Các chúng-sanh đầu tiên ấy: không cần chúng-sanh khác nuôi nấng dạy bảo trông nom, mà có thể tự lực sinh sống; họ lấy niệm thực để ăn, nghĩa là lấy sự vui vẻ, thanh tao, nhàn tản làm thức ăn. Nói đúng hơn, như thức ăn ngày nay, họ không cần ăn uống mà vẫn sống phây phây, không thấy đói khát, lại luôn luôn mạnh khỏe, thật sung sướng vô cùng.

Trên thân thể họ phát ra ánh sáng, soi chiếu khắp chung quanh. Họ có thể nhìn thấy rõ ban đêm cũng như ban ngày. Họ có thần-túc-thông đi, bay trên hư không chớp nhoáng, nhẹ nhàng, an lạc, tự-tại, vô ngại, suốt ngày đêm vui vẻ bay nhảy đùa rỡn với nhau thỏa thích. Họ không cần ăn uống, không cần làm việc chi cả, cuộc sống vô cùng thanh tao nhàn hạ; họ muốn đi đâu thì đi, muốn nghỉ thì nghỉ, muốn ngủ thì ngủ, luôn luôn thoải mái chẳng có gì là mệt nhọc buồn phiền cả.

Bấy giờ không có nam nữ phân biệt vì hình dạng giống như nhau, mọi chúng-sanh đều đẹp tuyệt vời; không có tôn ty trên dưới, ai cũng như ai, bình đẳng hoàn toàn, không ai động chạm tới ai vì không có gì để tranh giành cả. Không có tuổi tác, không có trẻ già, tất cả chúng-sanh đều tươi trẻ như nhau; không có tên gọi khác nhau, khi nói chuyện thì nói ta, ngươi, chúng-sanh này, chúng-sanh kia, chúng ta, chúng ngươi v.v…

Thế-gian này chỉ có nhiều chúng-sanh (Người) hóa-sinh ra, nên gọi là chúng-sanh; các chúng-sanh sống cuộc sống an nhàn thoải mái, không có sự tham lam, không có sự giận hờn, không có đẹp xấu, hơn thua, phải trái, yêu ghét, đói no v.v.., nghĩa là không có bất cứ một tranh cãi phiền não, dù đó là sự tranh cãi phiền não nhỏ bé của ngày nay.

Các chúng-sanh sống cuộc sống đẹp đẽ như thế một thời gian khá lâu dài, rồi đại Địa (qủa đất lớn) này tự nhiên có nước xuất hiện, nước ngưng tụ trên mặt đất và nước có vị ngon như nước đề hồ; những chúng-sanh ấy thấy nước xuất hiện, thì sinh tâm thắc mắc, bèn hỏi nhau: “Đây là cái gì, đây là vật gì, ta chưa thấy cái lạ này bao giờ, cái này ở đâu ra?””

Những chúng-sanh ấy tự nghĩ: “Không biết cái này ra sao, nó có mùi gì, nó có vị gì?” Nghĩ như thế, họ bèn lấy ngón tay chấm rồi ngửi thì chẳng có mùi gì cả. Họ lại lấy ngón tay chấm nước đề-hồ cho vào miệng nếm thử. Sau khi nếm, họ thấy ngon họ gọi cái ấy là “Nước” và họ khen:

“Cái này ngon, nước này ngon quá!”

Những chúng-sanh khác thấy khen ngon, cũng bắt chước làm theo, họ dùng ngón tay chấm nếm thử. Lúc đầu nếm thử, họ cũng thấy ngon, liền sinh tâm đắm nhiễm, cứ chấm nếm hoài không thôi; dần dần tâm ưa thích càng tăng, họ dùng cả bàn tay bốc để ăn, những chúng-sanh khác trông thấy thế, cũng bắt chước lấy tay bốc ăn. Càng ăn, tâm đắm nhiễm càng nhiều, nên họ bốc ăn mãi liên tiếp, và họ cứ tiếp tục ăn mãi như thế không biết chán.

Trải qua một thời gian không lâu, thân thể của chúng-sanh trở nên nặng nề, thô kệch, không còn mềm mại, và không còn bay trên hư không được nữa, mà phải đi trên đất. Trên thân mình chúng-sanh mất dần ánh sáng, và không còn nhìn rõ trong đêm tối được nữa. Những chúng-sanh ấy bắt đầu than van về việc thân họ mất ánh sáng và mất nhẹ nhàng, nhưng họ vẫn giữ tâm ưa thích vị nước và họ không ngừng dùng tay bốc nước để ăn uống.

Sau một thời gian lâu dài như thế, rồi nước tự nhiên biến mất (vì nước ngấm vào đất, chảy xuống các chỗ thấp xa xôi, và bốc thành hơi), các chúng-sanh dùng ngón tay bới đất tìm nước. Không tìm thấy nước, chúng-sanh nếm (ăn) thử đất có thấm nước, nhão mềm như bùn, và cảm thấy cũng ngon; họ bèn ăn đất nhão mềm ấy, và gọi đó là “Vị đất”. Chúng-sanh khác thấy khen ngon cũng lấy tay bốc vị đất ăn. Những chúng-sanh nào ăn nhiều vị đất thì nhan sắc trở nên xấu xí, những chúng-sanh nào ăn ít vị đất thì nhan sắc còn tươi đẹp; lúc đó chúng-sanh bắt đầu sinh tâm phân biệt về nhan sắc, dung mạo, đẹp xấu. (Trường A-Hàm, Q2, từ 504 đến 512)

Có chúng-sanh nói:

- Ta đẹp.

Có chúng-sanh nói:

- Ngươi xấu.

Chúng-sanh sống một thời gian như thế, rồi dần dần đất khô cứng lại, không còn vị đất mềm nữa; bấy giờ chúng-sanh bắt đầu buồn rầu than thở mà nói: “Khổ thay, khổ thay, đây là tai họa, tại sao vị đất bỗng nhiên mất đi như thế?”

Sự kiện ấy cũng giống như ngày nay người ta có đầy đủ thức ăn ngon, thì người ta nói: “Ngon quá, ngon quá!”, nhưng sau đó thức ăn ngon ấy bỗng dưng hết không còn nữa, họ lấy làm nhớ tiếc, buồn rầu; những chúng-sanh nhớ tiếc vị đất, cũng buồn rầu như thế, từ đó chúng-sanh bắt đầu sinh tâm buồn phiền.

Khi đất khô cứng lại, trên mặt hình thành một lớp vỏ mỏng như cái bánh ngày nay (cũng giống như ngày nay mỗi khi có nước lụt lớn, nước đục lẫn đất tràn vào đồng ruộng; sau khi hết lụt lội, nước bốc hơi cạn đi, đất trở nên khô cứng, đồng ruộng nứt nẻ, có một lớp đất mỏng ở trên mặt), không có vị đất, chúng-sanh bèn bóc lấy lớp đất ấy để ăn, và họ gọi là “Vỏ đất”. Dần dần họ cảm thấy ăn vỏ đất cũng có mùi vị và ngon miệng. Trong số đó những chúng-sanh nào ăn nhiều nhan sắc trở nên xấu xí hơn, những chúng-sanh nào ăn ít thì còn giữ được tươi đẹp. Chúng-sanh tranh cãi nhiều hơn về dung mạo nhan sắc, có chúng-sanh nói:

- Ta đẹp hơn ngươi.

Có Chúng-sanh nói:

- Ngươi xấu hơn ta.

Có chúng-sanh nói:

- Chúng-sanh này đẹp hơn chúng-sanh kia.

Về sau có thứ nấm mọc từ đất xuất hiện, nấm có màu sắc đẹp, mềm mại; chúng-sanh thấy vật lạ xuất hiện thì thắc mắc hỏi nhau: “Đây là cái gì, đây là vật gì, cái này trông lạ qúa, ta chưa thấy vật này bao giờ, nó là cái gì? v.v…”

Họ bèn lấy tay sờ thấy mềm, họ bèn cầm cây nấm kéo lên rồi ăn thử, họ thấy ngon ngọt và có mùi thơm vị ngon hơn vỏ đất; họ gọi vật ấy là “Nấm đất”, vì nó mọc từ đất lên. Họ nói cho những chúng-sanh khác biết như thế, chúng-sanh khác nghe nói cũng làm theo.

Từ bấy giờ chúng-sanh thôi ăn vỏ đất và cùng nhau ăn nấm đất. Trong số đó, những chúng-sanh nào ăn nhiều nhan sắc trở nên xấu hơn nữa, những chúng-sanh nào ăn ít nhan sắc còn giữ được tươi đẹp. Các chúng-sanh sinh tâm phân biệt tranh cãi đẹp xấu nhiều hơn, có chúng-sanh nói:

- Sắc đẹp của ngươi kém sắc đẹp của ta.

Có chúng-sanh nói:

- Ta đẹp, ngươi xấu, sắc đẹp của ta hơn sắc đẹp của ngươi.

Có chúng-sanh nói:

- Ngươi xấu hơn ta nhiều, ngươi xấu qúa, tại sao ngươi xấu thế?

Có chúng-sanh nói:

- Chúng-sanh này đẹp, chúng-sanh kia xấu, tại sao thế?

Chúng-sanh sinh tâm hơn kém, ôm lòng cạnh tranh càng ngày càng tăng; họ sống như thế một thời gian khá lâu, rồi tự nhiên nấm đất dần dần ít đi; chúng-sanh thấy nấm đất ít đi, họ tụ tập lại mà than vãn với nhau, một chúng-sanh hỏi:

- Tại sao tôi không thấy có nhiều nấm đất như trước kia?

Các chúng-sanh khác đều trả lời:

- Tôi không biết tại sao.

Có chúng-sanh nói:

- Bây giờ chúng ta phải đi xa để tìm kiếm nấm đất mà ăn.

Nhiều chúng-sanh nói: “Khổ thay, khổ thay, đây là tai họa cho chúng ta, tại sao nấm đất càng ngày càng ít đi như thế?”

Thế là họ rủ nhau đi chỗ xa tìm kiếm nấm đất để ăn, đang khi nấm đất ít dần đi như thế và các chúng-sanh đều lo lắng không có đủ nấm đất để ăn, tự nhiên có một số loại cây có hạt xuất hiện như lúa gạo, lúa mì, lúa mạch v.v…

Các chúng-sanh thấy các cây có hạt xuất hiện nên ngạc nhiên vô cùng, họ không biết những thứ ấy từ đâu mà sinh ra; các loại cây này sinh ra nhiều hạt không có vỏ cứng, chúng-sanh thấy thế thì lấy ăn thử, họ ăn thấy bùi bùi, ngon ngon, lại có mùi thơm. Họ bèn lấy các hạt ấy để ăn và bảo nhau cùng ăn. Do nhân duyên này nên có tên “Hạt gạo, hại mì. hạt mạch, v.v..”. Từ lúc bấy giờ, chúng-sanh cùng nhau lấy hạt để ăn, họ ăn hạt trong một thời gian không lâu, thân hình trở nên thô xấu hơn, phát triển nẩy nở mạnh mẽ.

Bắt đầu từ lúc bấy giờ, các chúng-sanh có hai loại thân hình sai khác nhau, nên mới có danh từ: “Chúng-sanh Nam (đàn ông), chúng-sanh Nữ (đàn bà)”. Con Người bắt đầu thành hình rõ rệt và phát triển từ đấy, các chúng-sanh nam lạ lùng về hình dáng khác biệt của các chúng-sanh nữ, phái nữ lạ lùng về sự sai khác hình dáng của phái nam. Các chúng-sanh phái này thích nhìn chúng-sanh phái kia, họ nhìn nhau, và nhìn nhau không biết chán, họ nhìn nhau mãi không thôi. Rồi chúng-sanh phái này bắt đầu sinh tâm thích thú, lưu luyến phái kia, và chỉ muốn gần gũi nhau; họ thích nhìn ngắm (vướng mắc về Sắc) vuốt ve (vướng mắc về Xúc chạm) những thứ khác lạ của nhau, và họ bắt đầu thích nói chuyện (vướng mắc về Thanh), khen ngợi lẫn nhau. (Trung A-Hàm, quyển 3, từ 526 đến 532)

Tưởng (ý nghĩ) dục (dâm dục) từ đó phát sinh, chúng-sanh nam và chúng-sanh nữ cùng nhau tìm chỗ kín đáo hay chỗ không có chúng-sanh khác để được tự do nhìn ngắm, nói chuyện, ôm ấp, vuốt ve, và làm điều bất tịnh (làm tình). Những chúng-sanh khác thấy thế, bèn nói: “Than ôi! Đó là việc sai trái, tại sao chúng-sanh nam này cùng với chúng-sanh nữ kia làm việc dâm dục xấu xa như thế?”

Danh từ “Ôm ấp, vuốt ve, dâm dục, làm tình” bắt đầu có từ đó; những chúng-sanh nam làm việc bất tịnh dâm dục ấy thấy chúng-sanh khác quở trách thì ăn năn và nói: “Việc làm của tôi là sai quấy, tôi đã làm việc xấu xa, tôi đáng khiển trách”.

Tức thì chúng-sanh nam ấy gieo mình xuống đất không đứng dậy nữa, chúng-sanh nữ thấy thế thì lo chúng-sanh nam ấy đói, nên bèn đi lấy hạt (thức ăn) đem đến cho ăn, chúng-sanh khác thông thấy hỏi:

- Ngươi mang thức ăn này đi đâu?

- Chúng-sanh nam kia vì ăn năn về việc làm bất tịnh của mình, nên gieo thân xuống đất không chịu đứng dậy, tôi sợ hắn đói nên tôi đem thức ăn đến cho hắn.

Từ đây các chúng-sanh đã có đủ năm dục (Ngũ dục: Sắc, thanh, hương, vị, và xúc). Về sau chúng-sanh càng ngày càng tham đắm làm việc dâm dục nhiều hơn, và muốn che kín để tránh sự nhòm ngó của chúng-sanh khác, nên họ mới tìm đến chỗ kín đáo như nơi hang hốc, gò đống, hoặc tạo ra ngăn che riêng biệt kín đáo. Bởi nhân duyên ấy nên mới có danh từ: “Hang ổ, chỗ kín đáo, chỗ riêng biệt, chỗ ở, túp lều, nhà, v.v…” và gọi chúng-sanh nam, chúng-sanh nữ ở chung làm việc dâm dục là “Nhân tình, chồng vợ”.

Từ lúc đó, những chúng-sanh khác tại cõi Trời Phạm hết mạng sống, hoặc hết hạnh nghiệp, hoặc hết phúc báo nên chết tại đó sinh đến thế gian này, nhưng không còn là hoá-sinh nữa, mà ở trong bào thai của chúng-sanh nữ. Nhân đó mới có danh từ: “Có thai, có chửa, có bầu, bào thai, đẻ con, sinh con, con trai, con gái v.v…”, từ đây bắt đầu đặt tên cho con khi mới sinh đẻ ra, và người nam nữ sống chung có con là một ”gia đình”.

Cũng cần ghi nhận rằng: từ khi các loại cây có hạt vỏ mềm xuất hiện, chúng-sanh lấy hạt để ăn, khi hạt lấy đi rồi, những hạt khác lại sinh ra. Sáng lấy chiều lại có, chiều lấy sáng hôm sau có, vì vậy nên lấy hoài, ăn hoài không hết; họ sống một thời gian như thế khá lâu rất thoải mái.

Bỗng có chúng-sanh tự nghĩ: “Nếu mỗi ngày đều đi lấy hạt thì nhọc công quá, nay ta nên lấy gấp hai để ăn trong hai ngày”. Sau khi nghĩ như vậy rồi, chúng-sanh ấy bèn đi lấy đủ số lượng hạt để ăn trong hai ngày, “Tâm tham” bắt đầu phát sinh từ đây. Khi chúng-sanh nọ đến rủ đi lấy hạt, thì chúng-sanh ấy nói:

- Ta đã lấy hạt đủ để ăn trong hai ngày rồi, không cần đi lấy nữa, ngươi muốn đi tuỳ ý.

Chúng-sanh nọ nghe nói thế, bèn nghĩ: “Chúng-sanh ấy đã lấy hạt để ăn trong hai ngày, sao ta không lấy hạt để ăn trong ba ngày?” Nghĩ như vậy rồi, liền đi lấy hạt đủ dự trữ ăn trong ba ngày.

Cũng như thế ấy, có chúng-sanh kia đến gặp chúng-sanh nọ và nói:

Chúng ta hãy cùng đi lấy thực phẩm (hạt) để ăn,

Chúng-sanh nọ nói:

- Ta đã lấy thực phẩm đủ để ăn trong ba ngày rồi, ngươi tuỳ ý đi lấy.

Chúng-sanh kia nghe xong tự nghĩ: “Ngươi đã lấy dự trữ ăn trong ba ngày, ta sẽ lấy nhiều hơn, ta sẽ lấy dự trữ ăn trong năm ngày”. Chúng-sanh kia bèn đi lấy hạt đủ ăn trong năm ngày, tất cã chúng-sanh đều sinh tâm “tranh đua” nhau tích trữ hạt như thế, và càng ngày càng gia tăng mãi lên.

Sau một thời gian như thế, tự nhiên các loại hạt sinh ra “có vỏ cứng, có trấu” không ăn được ngay mà phải bỏ vỏ đi mới ăn được. Khi hạt lấy đi rồi, những cây ấy không còn sinh ra những hạt khác nữa, đồng thời các loại cỏ: cỏ lăn, cỏ lác, v.v… xuất hiện, mọc đầy cả.

Lúc đó, chúng-sanh gặp nhau kêu than, buồn rầu, họ ôm bụng tự than nói:

“Khổ thay, đây là tai họa, biết làm sao bây giờ? Chúng ta trước kia đều là hóa-sinh, không cần ăn uống gì cả, chỉ lấy sự rong chơi, nhàn tản đó đây làm vui vẻ thỏa thích (được tự tại). Trên thân chúng ta phát ra ánh sáng, nên nhìn khắp tất cả không trở ngại đêm cũng như ngày (Có hào quang). Chúng ta lại bay trên hư không, được an lạc, tự tại, vô ngại (Có thần túc).

Rồi sau nước xuất hiện như nước đề hồ, chúng ta thắc mắc muốn biết là vật gì (khởi ý niệm đầu tiên) nên dùng ngón tay chấm quệt cho vào mũi ngửi (khởi ý niệm thứ hai), rồi cho vào miệng nếm thử (khởi ý niệm thứ ba). Khi nếm thử thấy vị lạ, ngon (dính mắc vào vị), chúng ta liền sinh ra ưa thích, và nếm mãi không ngưng; lòng tham đắm càng ngày càng tăng lên, nên dần dần chúng ta dùng tay bốc để ăn cho được nhiều (tâm tham khởi sinh). Chúng ta bốc ăn mãi như thế không thôi. Rồi thân chúng ta không còn mềm mại nữa, mà trở nên thô kệch, nặng nề (vì có nước trong thân), không còn bay trên hư không được nữa (nặng nề qúa).

Sau một thời gian nước đề hồ dần dần biến mất, chúng ta phải ăn vị đất (vì cần phải có một cái gì trong bụng). Khi vị đất không còn, chúng ta ăn vỏ đất. Rồi nấm đất có mùi thơm và vị ngọt xuất hiện, chúng ta ăn nấm đất (dính mắc hương vị); trải qua mỗi thời kỳ, thân hình chúng ta càng ngày càng trở nên thô kệch xấu xí hơn, tâm trí chúng ta càng ngày càng cạnh tranh hơn thua về nhan sắc đẹp xấu (mà sự thực thì nhan sắc càng ngày càng xấu đi).

Từ khi các loại cây có hạt xuất hiện, chúng ta lấy hạt ăn mà không cần làm gì cả, hạt lấy đi rồi hạt khác lại sinh ra. Buổi sáng lấy buổi chiều các hạt mới sinh chín, buổi chiều lấy sáng hôm sau các hạt mới sinh chín, sẵn sàng để lấy ăn. Vì sự đua nhau lấy hạt cất giữ của chúng ta (phát sinh lòng tham), nên các loại hạt lấy đi, các hạt mới không sinh ra nữa; tệ hại hơn nữa các hạt sinh ra có vỏ, có trấu, không ăn hạt ngay được, mà phải bỏ vỏ, bỏ trấu đi rồi mới ăn được”.

Chúng-sanh cùng nhau suy nghĩ về các khó khăn ấy, và bảo nhau phải tìm cách bỏ vỏ đi, và tự gieo trồng để có hạt mà ăn; họ thỏa thuận với nhau việc phân chia đất ra từng ô để mỗi người tự trồng trọt trên phần đất của mình, từ đó danh từ “Ruộng rẫy, trồng trọt, v.v…” được nói đến, và có lời nói “Của ta, của ngươi”.

Họ cùng nhau gieo trồng chăm sóc để lấy hạt mà ăn, cuộc sống cũng tạm ổn; sau một thời gian yên lành như thế, có một số người sinh tâm dối trá (khởi tâm dối trá), họ giấu hạt của mình, và đi lấy hạt của người khác; tính gian dối bắt đầu từ đấy, những người bị mất trông thấy người khác lấy hạt của mình nói:

- Ngươi làm sai, ngươi làm quấy, tại sao ngươi giấu hạt của mình, rồi đi lấy vật thực của ta, từ nay ngươi không được lấy trộm nữa.

Từ đó có danh từ “Cất giấu, vật thực, dối trá, trộm, cắp” bắt đầu được nói đến, nhưng những người có tâm dối trá ấy vẫn tiếp tục làm điều xấu như trước, họ lại trộm cắp; khi bắt được kẻ trộm cắp, những người bị mất trách:

- Ngươi làm điều xấu xa, tại sao ngươi không bỏ việc đi trộm cắp?

Họ dùng tay đánh người trộm cắp, rồi cầm tay lôi kéo người ấy đến chỗ có nhiều người mà nói lớn lên rằng:

- Người này giấu vật thực của mình và đã trộm cắp của tôi hai ba lần.

Kẻ trộm thì nói:

- Người này đánh vào lưng tôi nhiều lần bằng tay, người này đánh đau tôi!

Lúc ấy các người khác nghe hai người nói thế, sinh lòng buồn rầu, lắc đầu, nói: “Thế-gian này dần dần trở nên độc ác, có phải đây là ác pháp sinh chăng?”

Từ đó phát sinh ra các danh từ “Lôi kéo, đánh đập, ác độc, v.v…” Con người từ đấy sinh lòng buồn khổ về việc này, rồi tiếp đến việc khác. Từ lòng buồn khổ ấy kết (tạo) thành qủa báo khổ não, các khổ não buồn phiền là nguồn gốc của “sinh già bệnh chết”, và các việc làm bất thiện là nhân để đọa sinh vào các cõi ác.

Từ khi ruộng đất được phân chia, chỗ ở tạo ra riêng biệt, và từ khi có kẻ sinh tâm tham lam, giấu giếm vật thực của mình, trộm cắp, dành giật vật thực của người khác. Con người cãi lộn, nói xấu, giằng co, thậm chí đi đến đánh nhau và tìm cách giết nhau, các việc không tốt như thế xảy ra hàng ngày càng nhiều hơn lên, họ không sao tự giải quyết được; họ bèn thảo luận và thỏa thuận với nhau rằng họ cần một người có đủ khả năng để trông coi phân xử mọi việc xảy ra cho họ.

Bấy giờ, trong chúng-sanh có người hình vóc to lớn, khoẻ mạnh, dung mạo đoan chính, nói năng từ tốn phải lẽ, trông rất uy nghi, và có đức độ; mọi người thấy thế bèn đến nói với người ấy:

- Như ông biết ngày nay có nhiều việc không tốt đẹp xảy ra hàng ngày, chúng tôi thấy ông là người tốt, mạnh khoẻ, có đủ khả năng làm người trông coi, và phân xử các việc xảy ra. Chúng tôi muốn tôn ông lên làm người trông coi phân xử công bằng, khen người làm việc tốt, chê bai trừng phạt kẻ làm việc xấu v.v…; vậy ông khéo giúp đỡ mọi người, chúng tôi mỗi người sẽ bớt ra một số vật thực để tặng ông.

Người ấy nghe xong thấy hay, bèn chấp nhận làm người trông coi phân xử; từ đó, mới có danh từ “người trông coi phân xử, người có trách nhiệm giữ trật tự chung, người đại diện dân, v.v…” Về sau các việc giải quyết càng ngày càng nhiều, nên cần có người phụ giúp; những người có trách nhiệm trông coi phân xử ấy được tổ chức thành nhiều người có một người đứng đầu chỉ huy, nên từ đó có những danh từ mới được nói đến như “Người trông coi, người đứng đầu, người lãnh đạo, chúa, vua v.v…”.

Tóm lại, những người sinh ra đầu tiên trên trái đất này đều từ cõi Phạm-Thiên sinh đến bằng hóa-sinh, nghĩa là không có ai sinh đẻ ra , hay một vị nào tạo ra cả, mà là chết từ cõi Phạm-Thiên rồi sinh đến cõi này bằng hóa sinh. Những người mới hóa-sinh ra không cần đến người khác nuôi nấng chăm sóc, bế bồng mà vẫn sống được một mình; vì dù mới sinh ra, nhưng họ không cần ăn uống như trẻ mới sinh ngày nay. Cũng không phải là chỉ có một người được hóa sinh ra, mà là nhiều người cùng hóa sinh ra, nhưng cũng có người hóa sinh ra trước, kẻ hóa sinh ra sau, tuỳ theo hạnh nghiêp, phúc báo, và mạng sống ở cõi Trời Không-Phạm đã hết chết đi, sinh đến cõi này. Cũng vì mọi người đều được hóa sinh ra như thế, nên không có cha mẹ, không có ai đặt tên cho, nên mọi người đều có cái tên chung gọi là chúng-sanh.

Chúng ta không thấy nói tới hình hài của những người đầu tiên ấy, nhưng chắc là có thân hình trong vắt như pha lê(?), mềm mại, nhẹ nhàng, có ánh sáng phát ra, nên bay đi tới lui dễ dàng. Khi bốc nước ăn uống thì dần dần thân hình trở thành căng phồng lên giống như bơm nước vào bong bóng(?), con người trở thành thô cứng, nặng nề, không còn nhẹ nhàng để bay được nữa, nhưng vẫn còn trong đẹp. Đến khi ăn bùn, ăn đất, cho đến ăn nấm đất, con người trở thành có màu giống màu bùn đất(?) xấu xí. Và khi tới giai đoạn ăn các hạt, con người mới thực sự phát triển, nẩy nở các cấu trúc của cơ thể

Những người đầu tiên ấy sống từ lúc lập Địa, hay tái lập Địa, họ sống từ lúc hóa sinh ra tại trái đất này cho đến khi chết trung bình khoảng 84,000 (tám mươi tư nghìn) năm; họ sống rất lâu, rất thọ như thế, (họ thọ gấp một trăm linh (lẻ) năm lần ông Bành-Tổ mà người ta thường nói đến chỉ sống khoảng 800 năm mà thôi).

Chắc rằng có một số người không tin rằng những con người sinh ra đầu tiên trên trái đất này lại sống lâu như vậy. Người không tin cũng giống như người vừa sinh ra đã bị mù mắt không thấy được các màu sắc khác nhau như thế nào, nên khi có người nói với người mù ấy về sự khác biệt giữa các màu sắc trắng xanh vàng đỏ đen tím nâu v.v., thì người mù ấy không tin, không tưởng tượng nổi sự khác biệt giữa các màu sắc, và nói rằng làm gì có các màu sắc khác nhau như thế.

Vậy những con người đầu tiên xuất hiện trên trái đất này từ lúc lập Địa hay tái lập Địa đến bây giờ, phải là bao nhiêu triệu năm? Về điểm này sẽ được nói tới ở phần lời bàn nơi cuối đề tài này, trước đây, người ta đã phát giác ra những kiến trúc nhà cửa ở dưới đáy Đại-Tây-Dương rất là lâu đời rồi; mới đây, với sự tiến bộ của con người, các nhà Khoa-học khám phá ra những bộ xương hóa đá chôn vùi dưới đất của loài tương tự cá sấu gọi là SuperCroc mà các nhà cổ sinh vật học Pháp đã đặt cho chúng cái tên khoa học Sacosuchus imparator cách nay vài chục năm. Những con vật này có chân dài ba thước nhưng sống trên cạn, có niên kỷ cách nay 110 triệu năm, chúng sống đồng thời với những con vật Khủng long, và những con Titanosaurus.

Các nhà khoa học còn cho rằng Nam Mỹ-châu đã tách rời khỏi Phi-châu cách nay khoảng 70 triệu năm, vì họ tìm thấy các bộ xương hóa đá của cá sấu cùng loại tại Patagonia thuộc Argentina (Nam Mỹ châu) và Madagasca thuộc Phi-châu.

Nhưng xa hơn thế rất nhiều, các nhà Khoa-học Đức lại khám phá ra vỏ loài Sam biển hóa đá, nó đã xuất hiện trên trái đất với niên kỷ là 330 triệu năm rồi, thành ra sự truy nguyên về qúa khứ của các nhà khoa-học vẫn còn chưa rõ ràng.

Về sau, tuổi thọ của con người giảm xuống, có những thời kỳ tuổi thọ tăng lên, có những thời kỳ tuổi thọ giảm xuống, và bây giờ tuổi thọ trung bình của con người quá ngắn ngủi, khoảng 75 tuổi (Phật lịch: năm 2629, Dương lịch: năm 2006). Tuổi thọ của con người tuỳ thuộc vào ý nghĩ và hành động của con người. Ý nghĩ này không phải là ý nghĩ muốn sống lâu mà được, mà là ý nghĩ những việc thật thà, đạo đức, hay ý nghĩ gian dối lừa đảo, mưu mô độc ác. Ý nghĩ là đầu mối của hành động, ý nghĩ bằng tâm (óc, bộ não), hành động bằng thân (đầu, mình, tay chân và các bộ phận phụ thuộc thân) và khẩu (mồm miệng). Tâm nghĩ, thân làm, miệng nói, miệng cũng thuộc về thân, nên mới nói “Tâm nghĩ thân hành” (thân làm).

Nói chung là tâm thân hành của đa số con người tạo nên cộng nghiệp, cái cộng nghiệp này nó dẫn dắt tuổi thọ trung bình của con người, còn cái biệt nghiệp của mỗi người nó sẽ dẫn dắt chính người đó. Ví như ngày nay có người sống chín mươi tuổi, nhưng cũng có người chỉ sống năm mươi tuổi v.v… mà thôi.

Từ những niệm tham, sân, si dẫn dắt ý khẩu thân hành động, đưa đến qủa báo khổ não là sinh già bệnh chết, và đọa sinh vào sáu cõi; nghiệp báo trói chặt con người trong sáu nẻo phải đi qua, đó là: “Các cõi Trời, cõi Người, cõi A-tu-La (Thần), cõi Ma-Qủy, cõi Súc-sanh, và cõi Địa-ngục”.

Con người cứ thế sinh ra, già đi, bệnh tật, chết đi, trải dài theo thời gian lên bổng xuống chìm, tuỳ theo ý thân hành thiện hay ác của mỗi người, đó là tạo nghiệp; nghiệp dẫn dắt ta như hình với bóng không sao thoát ra khỏi, ngoại trừ những vị tu hành đạt đạo thì mới ra khỏi vòng luân hồi luẩn quẩn ấy mà thôi.

Đến đây: chúng ta không thấy nói tới vạn vật cây cỏ bắt đầu xuất hiện trên trái đất này từ lúc nào? Các loại cỏ thì được nói đến ngay khi các loại cây có hạt có vỏ có trấu xuất hiện thì các loại cỏ đồng thời xuất hiện, và có lẽ các loại cây khác cũng với thời gian sau đó dần dần xuất hiện; riêng về các loài vật thì không thấy đề cập tới, nhưng nhận thấy con người từ khi tạo nghiệp báo, sinh khổ não đi đến già bệnh chết, rồi sinh vào sáu cõi khác nhau tùy theo ý khẩu thân hành việc lành dữ. Do đó các loài súc vật với thời gian sau đó dần dần xuất hiện trên trái đất này, còn những con vật đầu tiên của mỗi loài được sinh ra bằng cách nào? Người viết chưa được đọc về điểm này, nhưng được biết trong thiên nhiên cả thảy có bốn loại sinh, đó là:

- Hóa sinh:

Chúng-sanh đột nhiên mà có, bỗng nhiên xuất hiện, không qua giai đoạn phôi thai nào cả. Những chúng-sanh thuộc loại hóa sinh thường là vô hình như chư vị Trời, A Tu La, Ngạ-qủy v.v… và những người đầu tiên như đã nói ở trên.

Lại có những loài biến hóa sinh ra từ một loại khác như ve, bướm v.v… Loại này đời trước hay thay đổi lòng dạ, trước sau nói khác nhau, cố làm cố phạm. (Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận, trang 22)

- Noãn sinh:

Là những chúng-sanh sinh từ trong trứng gồm có: Loài có lông vũ như gà, chim, loài bò sát như rùa, rắn, và loài sống với nước như cá; loại này, đời trước tham lam, mưu mô lừa đảo, kế hoạch cao thì làm chim, kế hoạch sâu thì làm cá. (Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận, trang 21)

- Thai sinh:

Là những chúng-sanh sinh từ bào thai như người và các loài thú, đời trước tham đắm dâm dục; tham dục phải đạo thì làm người, tham dâm ngang trái thì làm thú bốn chân đi ngang.

- Thấp sinh:

Là những chúng-sanh sinh từ nơi ẩm ướt như vài loài côn trùng, muỗi mòng, vi khuẩn, vi trùng, gạo ẩm sinh mọt, cỏ mục sinh đom đóm, lúa sinh sâu… Đời trước tham ăn thịt uống rượu, lấy việc đánh đập, gây gỗ, ồn ào làm vui.

Trong quyển Đạo Phật và Khoa Học, trang 167, có thêm chi tiết như sau: “Noãn, Thai, Thấp, Hóa sinh đều lấy cái định nghiệp mà tương cảm nhau, cho nên cái định báo của chúng-sanh cũng tùy theo chỗ cảm mà ứng. Như loài sinh trứng thì ứng theo loạn tưởng mà sinh. Loài sinh thai thì ứng theo tình ái mà sinh. Loài Thấp sinh thì ứng theo hiệp mà sinh, tức là nương phụ với thấp khí. Loài Hóa sinh thì ứng theo Ly mà sinh, tức là bỏ đây tới kia. Xong , tình, tưởng, hiệp, ly trong bốn giới ấy vốn không nhất định, hoặc tình biến làm tưởng, hiệp biến làm ly, hoặc đổi làm tình, hoặc thấp đổi làm hóa. Vậy tùy nghiệp thọ báo, cũng có thứ bay mà trở lại làm thứ lặn, cũng có thứ lặn mà trở thành làm thú bay, như cá hóa rồng; đại để những truyện kỳ quái như vậy rất nhiều, thay hình đổi xác, quay lộn luôn luôn; vì thế, chúng-sanh có hoài không dứt”.

Trong quyển Thiền Đốn Ngộ do Hòa-Thượng Thích-Thanh-Từ dịch năm 1974, phần Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn, trang 146 lại ghi: “Vô minh là noãn sinh, phiền não bao bọc ở trong là thai sinh, nước ái đượm nhuần là thấp sinh, chợt khởi phiền não là hóa sinh (từ loài này hóa sinh loài khác)”.

Ta thấy là con người có mặt trên trái đất này trước các loài thực vật và các loài động vật. Nhưng những con vật đầu tiên thuộc loại noãn sinh và thai sinh trên trái đất này từ đâu mà có? Con gà, con chim, con rùa v.v… có trước hay cái trứng gà, trứng chim, trứng rùa có trước, nếu những cái trứng có trước, cái gì sinh ra những cái trứng đầu tiên ấy? Người viết thiển nghĩ rằng những con vật đầu tiên ấy cũng là do hóa sinh mà ra. Kể cả những loài thai sinh cũng giống như vậy mà thôi.

Về nòi giống: chúng ta không thấy nói tới, đại loại trên thế giới này có mấy trăm nước và có rất nhiều tiếng nói khác nhau, ngay trong một nước cũng có nhiều thứ tiếng nói khác nhau, tại sao thế? Có lẽ rằng những nhóm chúng-sanh đầu tiên khi hóa sinh đến cõi này, ở những vùng cách biệt nhau nên phát sinh ra tiếng nói khác nhau; lại nữa, trên thế-giới này có những người da trắng, những người da vàng, những người da đen, tại sao vậy?

Có người muốn làm vui cho người khác, nên nói: “Thuở khai sinh lập địa, khi Thượng-Đế sinh ra con người bằng cách: Ngài nặn hai con người, một nam một nữ, xong Ngài bỏ hai con người ấy vào lò đốt lửa nung, lúc ấy Ngài ngủ quên nên không lấy ra kịp thời, khi nhớ ra hai người ấy đã bị cháy đen thui. Ngài bèn nặn hai người khác, rồi bỏ vào lò nung, lần này vì sợ cháy đen như lần trước Ngài lấy ra sớm qúa, nên trông còn trắng bệch. Thượng-Đế vẫn chưa vừa ý, nên nặn thêm hai con người nữa, Ngài tự nhủ, lần này Ta phải canh chừng để lấy ra cho đúng cho vừa ý, và qủa thật lần này Ngài nung được hai con người có nước da vàng vàng, không đen cũng không trắng đúng theo ý, Ngài nói: Thế là được rồi.

Bởi lẽ đó chúng ta mới có những người anh cả da đen, những người anh hai da trắng, và những người thứ ba da vàng. Ba cặp nam nữ này đã sinh con đẻ cháu nảy nở ra nhân loại trên trái đất này từ ngày đó đến ngày nay!”.

Trong những sự giải thích có lẽ lý do địa dư ảnh hưởng đến màu da con người, vì sau thời kỳ khai Thiên lập Địa hay tái lập Địa, trái đất trơ trụi. Những con người đầu tiên chịu biết bao khổ cực với thiên nhiên, phải dầm mưa dãi nắng bỏng cháy khét thân thể đầu tóc đối với con người sống ở vùng Xích-đạo như Phi-Châu, Ấn-Độ, Nam Mỹ. Con người phải chịu cái lạnh thấu xương tại vùng Bắc-Cực, Nam-Cực, mặt trời chiếu tới rất ít. Những khí hậu khác biệt ấy đã tạo nên màu da khác biệt của con người tiền sử và truyền lại nhân loại hiện tại (?)

Mặt khác, nên để ý rằng những chúng-sanh sinh ra đầu tiên không phải được sinh ra tại một nơi hay một vùng, mà đã được sinh ra ở nhiều nơi khác nhau trên mặt địa cầu này; ngoài ra, các chúng-sanh sinh tới cõi Quang âm Thiên trước kia có lẽ đã từ nhiều nơi (nhiều thế-giới) khác nhau hóa sinh tới đó, về sau các chúng-sanh hóa sinh đến cõi Phạm Thiên cũng có thể từ nhiều nơi khác nhau tới và sau khi chết đi đã sinh đến trái đất này; những điều trên đây có thể giải thích những sự khác biệt của các chủng tộc khác nhau tại thế-gian này.

Một điểm nữa được suy ra là trong thời kỳ đầu tiên của con người, chưa có phát minh ra lửa, nên chỉ là ăn sống không có thức ăn nấu nướng chín. Có lẽ sau đó có những vụ cháy rừng do các loại cỏ cây khô, con người mới biết tới lửa. Chưa có các đồ dùng như nồi niêu bát đĩa, chén đũa dao thớt v.v.., mà phải dùng hai bàn tay. Chỗ ở chỉ là hang ổ lều nhỏ thô sơ để trú thân, mà vật liệu là rơm rạ cỏ cây. Cũng không có quần áo che thân, mà phải dùng cỏ lá rơm rạ bó kết lại che thân. Thức ăn chỉ là ăn các loại hạt, lá, hoa qủa v.v… từ thực vật mà thôi.

Được biết, để giúp chúng sanh sống còn và tăng trưởng, ta thấy có bốn cách ăn như sau:

- Đoàn thực:

Ăn từng miếng, từng nắm, từng cục. Đây là cách ăn của loài người và các loài vật.

- Xúc thực:

Ăn bằng tiếp xúc, xúc chạm, như Quỷ Thần tiếp xúc với vật thực thì đủ no; cũng gọi là Cảnh lạc thực, như quần áo, hương hoa, cùng thiên nữ vui vầy khiến vui no đủ.

- Niệm thực:

Cũng gọi là Tư thực, ăn bằng ý suy nghĩ, tư tưởng, các cõi Trời Sắc-giới lấy thiền định, hỷ lạc làm vị ăn.

- Thức thực:

Ăn bằng thức phân biệt, niệm hiểu, ý biết; các tầng Trời vô Sắc-giới và chúng-sanh trong Địa-ngục đều lấy thức duy trì sinh mạng. (Trường A-Hàm, quyển 2, trang 402).

Về sau, sống với hoàn cảnh, cọ sát với thực tế, dần dần trải qua thời gian lâu dài, con người đã khám phá, phát minh và tạo ra rất nhiều thứ để làm cho cuộc sống được tốt đẹp hơn về vật chất; còn vấn đề tinh thần đạo đức mà ai cũng biết là cần thiết, nhưng phần lớn chỉ được dàn dựng lên bằng những lớp vỏ bề ngoài hào nhoáng, mà thực ra bên trong có nhiều vụ lợi, thiếu chân thật. Con người càng ngày càng có mưu thâm độc sâu, kế hiểm ác cao, nên nghiệp qủa càng ngày càng sâu dày nặng nề vậy. (Tạp A-Hàm, Q 2, trang 70: Bốn cách ăn)

LỜI BÀN: Tuổi thọ tối đa của con người:

“Thế nào là kiếp đao binh? Nghĩa là con người ở thế gian này vốn sống 40,000 (bốn vạn) tuổi, sau đó giảm dần còn sống hai vạn tuổi, và tiếp tục giảm xuống còn một vạn tuổi, một ngàn tuổi, năm trăm tuổi, ba trăm tuổi, hai trăm tuổi. Như ngày nay con người sống trăm tuổi, tăng ít, giảm nhiều; nhưng về sau, tuổi thọ con người giảm dần, chỉ còn 10 (mười) tuổi là dừng lại”.

Quyển Đường Về Bến Giác của Hòa-Thượng Thích-Thanh-Cát, trang 78 ghi: “Theo luận Trí Độ thì người ta thọ từ 10 tuổi, cứ trăm năm lại tăng một tuổi, cứ tăng mãi cho tới khi nào thọ 84,000 tuổi mới thôi…”; theo quyển Nhị Khóa Hiệp Giải thì lại lấy 80,000 năm là tuổi tối đa để tính ra Kiếp và Đại kiếp, như vậy chúng ta không chắc chắn tuổi thọ tối đa của loài người là bao nhiêu.

Tuy nhiên trong sách này người viết cũng phải lấy con số 84,000 năm làm tuổi tối đa (như quyển Đường Về Bến Giác đã ghi) để tính số năm của kiếp, đại kiếp. Nếu sau này có sự khám phá ra số tuổi thọ tối đa của con người có sự khác biệt với con số tối đa 84,000 năm nêu trên, thì số năm trong một kiếp, trung kiếp, đại kiếp, v.v… của sách này phải thay đổi theo.

LỜI BÀN: Tuổi thọ con người có đang giảm xuống không?

Ngày nay khoa học đang tiến bộ, kể cả ngành Y khoa mà ai cũng thấy; vậy mà đạo Phật lại nói ngày nay đang vào thời kỳ giảm tuổi thọ dần dần cho tới 10 tuổi thọ, vậy liệu có đúng không? Thật là khó trả lời rõ ràng, nhưng chúng ta thấy rằng:

1)- Hồi đức Phật còn tại thế, tuổi thọ trung bình là 100, đến nay đã 25 thế kỷ, 100 năm giảm một tuổi, tức giảm đi 25 tuổi. Chắc mọi người cũng đồng ý là tuổi thọ trung bình của con người bây giờ là 75, vì hồi ấy có người sống 120, 130 và cho đến 140 tuổi mà ngày nay không thể có.

2)- Hiện tại tuổi thọ trung bình là 75 tuổi, nhưng vẫn có người sống 100 tuổi hay hơn nữa, thế thì khi tuổi thọ giảm xuống còn 50 tuổi vẫn có người sống tới 70 hay 80, khi tuổi thọ giảm xuống còn 25 tuổi vẫn có người sống tới 40 hay 50 tuổi v.v…

3)- Mặc dù khoa học tiến bộ, nhưng vì chính những cái tiến bộ đã làm ô nhiễm bầu khí quyển và môi trường sinh sống của con người; chính những hệ thống đông lạnh, máy lạnh đã làm hoại dần vòng o-zone của bầu khí quyển che chở cho trái đất. Chính những nhà máy, xe cộ các loại tỏa khói độc hại buồng phổi con người. Chính những chất hóa học thải ra từ việc làm ra cái này cái nọ đang thải vào các dòng sông và lan dần cùng khắp mặt địa cầu tác hại đến sức khỏe con người và muôn vật. Như các loài vật ăn, loài cây cối hấp thụ, loài cá sống trong các chất hóa học, chất độc, rồi con người ăn thịt loài vật, loài cá hay rau qủa ấy thì sẽ sinh bệnh. Chính các lò nguyên tử là nguồn gốc thải dần những phóng xạ đến khắp mọi nơi v.v…, do đó, phần lớn những việc làm có tính cách tiến bộ để phục vụ con người lại là nguồn gốc của sự hại mạng sống lâu dài của con người. Đó là chưa kể đến các tai nạn xảy ra nhiều hơn lên, các tai họa thiên nhiên xảy ra ngày càng nhiều hơn, các cuộc chiến tranh thường xảy ra trên thế giới tăng lên, nhất là chiến tranh nguyên tử có thể xảy ra gây chết chóc nhiều hơn cho lớp người trẻ tuổi làm cho tuổi thọ trung bình giảm xuống.

4)- Đồng ý rằng y khoa tiến bộ rất nhiều, nhưng thử hỏi ngành y tế có thể đương đầu với những tai hại do tiến bộ khoa học kể trên không? Bởi vì mỗi ngày sinh ra bệnh mới có thể do những thứ nêu trên gây ra, mà chúng ta không thể tiên đoán trước được.

5)- Con người càng ngày càng bôi bác gian dối, mưu trí tệ hại, giết người vui thích, huà với nhau bắt nạt kẻ yếu, hại người ngay trong vui thích. Tỉ như muốn có quyền lợi, thương lượng không được, bèn dùng mưu kế dàn dựng nên tội, rủ kẻ khác cùng nhau hiệp lực thanh toán, mặc cho máu có đổ, xương có chất thành núi đi nữa vẫn vui vẻ v.v…; như vậy thì làm sao mà tuổi thọ không giảm?

LỜI BÀN: Khi nào Phật Di-Lặc ra đời?

Một số người đang chuẩn bị đón Phật Di-Lặc ra đời, thật là tức cười, họ chính là người đang mò trăng đáy nước; quyển Nhị Khóa Hiệp Giải ghi: “Trong Hiền kiếp này, tức trong Trung kiếp Trụ này, hiện nay đang ở kiếp thứ 9, tới kiếp thứ 10 , khi mà giảm xuống đến thuở con người còn sống được 8 vạn tuổi là đức Phật Di Lặc ra đời”. Nguyên tắc tính số năm là thời kỳ đang giảm tuổi thọ (ở kiếp thứ 9 này) từ thời Phật Thích-Ca, con người sống trung bình 100 tuổi. Bây giờ, sau 2550 năm (tính từ khi Phật nhập Niết-Bàn), con người trung bình sống 75 tuổi thọ, cứ 100 năm giảm một tuổi. Như vậy số năm cần thiết để giảm xuống tới 10 tuổi thọ là: (75 – 10) x 100 = 6500 năm. Số năm cần thiết để tăng tuổi thọ con người (cũng ở kiếp thứ 9) từ 10 tuổi lên 84,000 là: (84,000 – 10) x 100 = 8,399,000 năm. Số năm cần thiết để giảm tuổi thọ từ 84,000 xuống còn 80,000 (ở kiếp thứ 10) là lúc Phật Di-Lặc ra đời là: (84,000 – 80,000) x 100 = 400,000 năm. Cộng ba con số năm trên, chúng ta có thể biết đức Phật Di-Lạc sẽ ra đời vào khoảng : 6500 + 8,399,000 + 400,000 = 8,805,500 (tám triệu tám trăm linh (lẻ) năm nghìn năm trăm) năm nữa.

LỜI BÀN: Khi nào tận thế?

Không khó khăn để biết ngày tận thế mà nhiều người đã qúa lo lắng, nhất là những người ngoại đạo, không biết họ nghe lời tiên đoán từ đâu mà họ cho rằng năm 2000 Dương lịch vừa rồi là tận thế; tội nghiệp! Họ đã lo lắng cùng cực, cầu nguyện ngày đêm, cho đến khi chẳng thấy gì xảy ra cả! Để biết rõ ngày tận thế, chúng ta thử làm con toán:

- Trước hết chúng ta đã có con số năm từ nay đến hết kiếp thứ 9 này là 6500 + 8,399,000 = 8,405,500 năm như trên đã tính.

- Từ kiếp thứ 10 đến hết kiếp thứ 20 của Trung kiếp Trụ này là 11 kiếp nữa thì bắt đầu vào thời kỳ Hoại của trái đất, chứ không phải hoại của mặt trời, mỗi kiếp là (84,000 – 10) x 100 x 2 = 16,798,000 năm; như vậy số năm trong 11 kiếp là 16,798,000 x 11 = 184,778,000. Do đó số năm để trái đất này sẽ chết (tạm thời, vì sẽ tái lập địa) là vào khoảng: 8,405,500 +184,778,000 = 193,183,500 (một trăm chín mươi ba triệu một trăm tám mươi tư nghìn năm trăm) năm, vì đại tai sẽ trình bày ở một mục sau.

LỜI BÀN: Các Cụ Tổ loài người có từ lúc nào?

Như vậy, thời gian từ lúc tái lập địa tới nay là bao lâu? Chúng ta có thể tính như sau: Trung kiếp Trụ có 20 kiếp, cho đến nay ta đang ở kiếp thứ 9 giảm tuổi, như vậy, trong 8 kiếp trước ta có: một kiếp x 8 = 16,798,000 x 8 = 134,384,000 năm, cộng với số năm từ đầu kiếp thứ 9 đến nay là (84,000 – 75) x 100 = 8,392,500 năm, thì ta có: 134,384,000 + 8,392,000 = 142,776,500 năm; đó là thời gian từ lúc tái lập địa đến giờ, và cũng là lúc mà các ông Tổ các bà Tổ loài người xuất hiện vậy.

Về khoa học thì sao?

1)- Trong quyển Những Nguồn Gốc (Origins), trang 236 ghi: “Hệ thống mặt trời và trái đất được thành lập khoảng 4.6 tỉ năm, sau 600 triệu năm thì ổn cố và xuất hiện đời sống trên trái đất”; lại có nhà khoa học nói đời sống khởi thủy ít ra cũng vài chục triệu năm rồi.

2)- Quyển Đạo Phật và Khoa Học,trang 270, ghi:

- Các nhà khoa học cho rằng vào thời kỳ xuất hiện đột nhiên (Cambrian Explosion) là thời kỳ mà các chủng loại khác nhau có mặt bất ngờ. Thời kỳ các lớp đá xuất hiện từ động vật hóa thạch cổ xưa cách nay 545 triệu năm, các nhà khảo cổ còn cho rằng đã có nhiều sinh vật khác nhau đã được sinh ra từ cả tỉ năm phần lớn sống trên đại dương và các vùng thấp, những sinh vật đầu tiên này có cơ thể mềm yếu không tồn tại lâu dài và không hóa đá được.

3)- Theo tài liệu cổ của nhân chủng học trong quyển Đạo Phật và Khoa Học, trang 325 ghi:

Về động vật: Sự sống cách đây 4 tỉ năm, loài có vú đàu tiên cách đây 50 triệu năm.

Lại có khoa học gia tìm thấy trong lớp địa tầng ở Phần-Lan có bằng chứng về sự sống cách nay 3 tỉ 850 triệu năm từ những hạt khoáng chất do vi sinh vật tạo nên.

Về thực vật: Trước kia các nhà khoa học nghiên cứu về hóa thạch cho rằng loài thực vật có trên trái đất vào khoảng 425 triệu năm.

Nhưng mới đây Tiến sĩ Blair Hedges trưởng nhóm nghiên cứu của trường đại học Pensylvania Hoa-Kỳ nói là loài nấm đất có từ 1.3 tỉ năm, loài rêu có từ 700 triệu năm; ông nói rằng thuở ấy trái đất còn bao phủ bởi băng hà, và sự có mặt của thực vật đã làm tăng lượng oxy và giảm lượng carbon dioxides trong khí quyển. Hiện tượng này kéo dài hơn 100 triệu năm, cho đến cách đây 530 triệu năm là thời kỳ băng hà chấm dứt; những loại động vật đầu tiên xuất hiện, được gọi là thời đột xuất Cambri Explosion; chính sự phong phú hiện diện của thực vật đã làm lượng oxy tăng lên đủ để động vật phát triển xương và có thân hình to lớn.

4)- Các nhà Nhân chủng học ngành huyết thống (đạo Phật và Khoa Học trang 262) cho rằng có hai chủng loại khác nhau:

- Chủng loại Lucy có 4 loại khác nhau cách đây từ 1 tới 4 triệu năm. Chủng loại Lucy đã tìm thấy bộ xương sọ ở Hadar, Phi châu.

- Chủng loại Homo cũng có 4 loại khác nhau cách đây từ 1 tới 3 triệu năm.

Năm 1980, Allan Wilson, Rebecca Cann, và Mark Stoneking đưa ra bằng chứng về Vi Năng tử DNA để nói rằng bà Tổ loài người xuất phát từ Phi-Châu cách đây 200,000 năm, rồi một số di cư tới Âu-Châu (Đạo Phật và Khoa Học, trang 265).

Nhưng giả thuyết này bị chống đối, nhà khoa học gia Ayala cho rằng người đàn bà Phi-Châu không thể coi là thủy tổ của tất cả nhân loại, mà di tử được truyền thừa từ nhiều tổ tiên chứ không phải một hay một số ít tổ tiên.

5)- Ông Robert L Drit thuộc đại học Yale Hoa-Kỳ tìm nguồn gốc tổ tiên bằng cách hoán chuyển Di-tử (Gene Mutual) trong những đoạn đặc biệt của dây nhiễm sắc (Chromosome Y), là những dây di truyền từ cha đến con. Bằng cách hoán chuyển với một tỉ lệ ngược thời gian nhiều thế hệ đến một điểm mà nhân loại có một ông tổ chung; ông tính ra là 270,000 năm (Đạo Phật và Khoa Học, trang 267).

Nhưng ông Mike Hammer nói rằng ông Dorit chỉ nghiên cứu 38 người trên thế giới chưa đủ, cần nghiên cứu nhiều người khác nữa trên thế giới.

6)- Christ Turner 2, Giáo sư Nhân chủng học đại học Arizona Hoa-Kỳ nghiên cứu 250,000 chiếc răng cho rằng người tiền sử, nói rằng nếu con người hiện đại chỉ xuất hiện ở một nơi, thì nơi đó phải là vùng Đông Nam Á châu, vì những yếu tố ông thâu thập được chứng minh như thế (Đạo Phật và Khoa Học trang 269).

Nhưng Chris Stringer, trưởng toán nghiên cứu nguồn gốc loài người tại Viện Bảo Tàng Lịch-sử thiên nhiên ở Luân-Đôn không đồng ý và cho rằng yếu tố thâu thập về răng chỉ chứng tỏ rằng Á-Châu là nơi di cư tản mát của loài người sau khi xuất phát từ Phi-Châu.

LỜI BÀN VÊ KHOA HỌC:

Xem vậy, lâu lâu các nhà khoa học lại khám phá ra một điều mới lạ có liên quan đến nguồn gốc loài người, loài vật và thực vật; nhưng xem ra chưa phải là kết quả cuối cùng, thậm chí điều khám phá ra sau lại trái với điều khám phá ra trước, nhất là các con số đưa ra, làm cho người đọc lẫn lộn, bối rối, vì chưa rõ ràng. Có người bảo các nhà khoa học như những người mù sờ voi chỉ trúng một phần thôi chứ không trúng hết, nói vậy cũng là qúa khe khắt, dù sao, họ cũng đang chứng minh bằng khoa học thực nghiệm được một phần nào mà đức Phật đã dạy trước kia như có những sinh vật nhỏ bé trong nước, vũ trụ vô biên, thế giới vô số nhiều hơn cát sông Hằng v.v….,.


ĐỨC PHẬT GIẢNG VỀ NGUỒN GỐC CON NGƯỜI

(chính là nội dung của kinh 27. Kinh Khởi thế nhân bổn(Agganna sutta) Trường Bộ Kinh)

Như vầy tôi nghe:

1. Một thời Thế Tôn trú tại Sàvatthi (Xá-vệ), Pubbàràma (Thành Tín Viên lâm), ở lầu của Migà ramàtu (Lộc Mẫu Giảng đường). Lúc bấy giờ, Vàsettha và Bhàradvàjà sống giữa các vị Tỷ kheo và muốn trở thành Tỷ kheo. Thế Tôn vào buổi chiều, từ thiền tịnh khởi dậy, bước xuống khỏi lầu, đi qua lại giữa trời, dưới bóng ngôi lầu.

2. Vàsettha thấy Thế Tôn vào buổi chiều, từ thiền tịnh khởi dậy, bước xuống khỏi ngôi lầu, đi qua lại giữa trời, dưới bóng ngôi lầu. Thấy vậy Vàsettha nói với Bhàradvàja:

– Này bạn Bhàradvàja, Thế Tôn vào buổi chiều, từ thiền tịnh khởi dậy, bước xuống khỏi lầu, đi qua lại giữa trời, dưới bóng ngôi lầu. Này bạn Bhàradvàja, chúng ta hãy đến yết kiến Thế Tôn. Rất có thể chúng ta được nghe một thời pháp từ Thế Tôn.

– Thưa vâng, Hiền giả!

Bhàradvàja vâng theo lời Vàsettha. Rồi cả Vàsettha và Bhàradvàja cùng đến gần Thế Tôn, khi đến xong đảnh lễ Ngài và đi theo sau lưng Thế Tôn, khi Ngài đang đi qua đi lại.

3. Rồi Thế Tôn nói với Vàsettha:

– Này Vàsettha, Ngươi sanh trưởng là Bà-la-môn và thuộc gia tộc Bà-la-môn, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình từ gia tộc Bà-la-môn. Này Vàsettha, người Bà-la-môn có chỉ trích Ngươi, phỉ báng Ngươi chăng?

– Bạch Thế Tôn, các vị Bà-la-môn thật có chỉ trích chúng con, phỉ báng chúng con, với những lời phỉ báng thật chí tình, phỉ báng thật toàn diện, chớ không phải không toàn diện.

– Này Vàsettha, các vị Bà-la-môn dùng lời lẽ như thế nào để chỉ trích các Ngươi, phỉ báng các Ngươi, với những lời phỉ báng thật chí tình, phỉ báng thật toàn diện, chớ không phải không toàn diện?

– Bạch Thế Tôn, các vị Bà-la-môn đã nói như sau: “Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ liệt. Chỉ có giai cấp Bà-la-môn là da trắng, giai cấp khác là da đen. Chỉ có Bà-la-môn là thuần túy, các giai cấp phi Bà-la-môn không phải như vậy. Chỉ có Bà-la-môn mới là con chính tông của Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, do Phạm thiên sanh, do Phạm thiên tạo ra, là con cháu thừa tự của Phạm thiên. Các Ngươi đã từ bỏ giai cấp tối thượng, cúi mình vào giai cấp hạ tiện – giai cấp các Sa môn trọc đầu, đê tiện, đen đủi, giòng giống thuộc bàn chân. Làm vậy thật là không tốt, làm vậy thật là không hợp, khi các Ngươi từ bỏ giai cấp tối thượng, cúi mình vào giai cấp hạ tiệt, giai cấp Bà-la-môn trọc đầu, đê tiện, đen đủi, giòng giống thuộc bàn chân”. Bạch Thế Tôn, như vậy các vị Bà-la-môn chỉ trích chúng con, phỉ báng chúng con, với những lời phỉ báng thật chí tình, phỉ báng thật toàn diện, chớ không phải không toàn diện.

4. – Này Vàsettha, các người Bà-la-môn thật đã quên quá khứ khi họ nói: “Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ tiện. Chỉ có giai cấp Bà-la-môn là da trắng, giai cấp khác là da đen. Chỉ có Bà-la-môn là thuần túy, các giai cáp phi Bà-la-môn không phải như vậy. Chỉ có Bà-la-môn mới là con chính tông của Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, do Phạm thiên sanh, do Phạm thiên tạo ra, là con cháu thừa tự của Phạm thiên”. Này Vàsettha, các nữ Bà-la-môn, vợ của các Bà-la-môn được thấy là có kinh nguyệt, có mang thai, có sanh con, có cho con bú. Và những Bà-la-môn ấy chính do thai sanh, lại nói rằng: “Bà-la-môn là giai cấp tối thượng… là con cháu thừa tự của Phạm thiên”.

5. Này Vàsettha, có bốn giai cấp: Sát đế lỵ, Bà-la-môn, Phệ xá và Sudda (Thủ-đà-la). Này Vàsettha, có người Sát đế lỵ sát sanh, lấy của không cho, có tà hạnh, nói láo, nói hai lưỡi, nói ác khẩu, nói lời phù phiếm, có tâm tham, có tâm sân, có tà kiến. Này Vàsettha, những pháp ấy là bất thiện và được gọi là bất thiện; những pháp ấy là có tội và được gọi là có tội; những pháp ấy không nên hành trì và được gọi là các pháp không nên hành trì; những pháp ấy không xứng Thánh pháp và được gọi là không xứng Thánh pháp; những pháp ấy là hắc pháp và hắc báo; những pháp ấy bị người có trí quở trách. Ở đây, những pháp ấy được tìm thấy trong một số người Sát đế lỵ. Này Vàsettha có người Bà-la-môn… Này Vàsettha có người Phệ xá… Này Vàsettha, có người Thủ đà la sát sanh… có tà kiến. Này Vàsettha, những pháp ấy là bất thiện và được gọi là bất thiện… là hắc pháp và hắc báo; những pháp ấy bị người có trí quở trách. Ở đây, những pháp ấy được tìm thấy trong một số người Thủ đà la.

6. Này Vàsettha, có người Sát đế lỵ không sát sanh, không lấy của không cho, không có tà hạnh, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói ác khẩu, không nói lời phù phiếm, không có tâm tham, không có tâm sân, có chánh kiến. Này Vàsettha, những pháp ấy là thiện và được gọi là thiện; những pháp ấy không có tội và được gọi là không có tội; những pháp ấy nên hành trì và được gọi là các pháp nên hành trì; những pháp ấy xứng Thánh pháp và được gọi là xứng Thánh pháp; những pháp ấy là bạch pháp và có bạch quả; những pháp ấy được người có trí tán thán. Ở đây, những pháp ấy được tìm thấy trong một số người Sát đế lỵ. Này Vàsettha, có người Bà-la-môn… Này Vàsettha, có người Phệ xá… Này Vàsettha, có người Thủ đà la không sát sanh… không có tham tâm, không có sân tâm, có chánh kiến. Này Vàsettha, những pháp ấy là thiện và được gọi là thiện; những pháp ấy không có tội và được gọi là không có tội; những pháp ấy nên hành trì và được gọi là các pháp nên hành trì; những pháp ấy xứng Thánh pháp và được gọi là xứng Thánh pháp; những pháp ấy là bạch pháp và có bạch quả; những pháp được người có trí tán thán. Ở đây, những pháp ấy được tìm thấy trong một số người Thủ đà la.

7. Này Vàsettha, vì rằng cả hai pháp hắc và bạch được chỉ trích và được tán thán bởi những người có trí, đều có mặt lẫn lộn trong bốn giai cấp này, nên ở đây, những Bà-la-môn nào nói rằng: “Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, các giai cấp khác là hạ liệt; chỉ có giai cấp Bà-la-môn là da trắng, giai cấp khác là da đen; chỉ có Bà-la-môn là thuần túy, các giai cấp phi Bà-la-môn không phải như vậy; chỉ có Bà-la-môn là con chính tông của Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, do Phạm thiên sanh, do Phạm thiên tạo ra, là con cháu thừa tự của Phạm thiên.” Các vị có trí không thể chấp nhận như vậy. Tại sao vậy? Này Vàsettha, vì rằng nếu có ai trong bốn giai cấp là một vị Tỷ kheo, một vị A la hán, các lậu hoặc đã được diệt tận, phạm hạnh đã thành, đã làm những việc phải làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt mục đích tối thượng, hữu kiết sử đã diệt, nhờ chánh trí đã được giải thoát, vị ấy sẽ được xem là tối thượng so sánh với bốn giai cấp, vì xứng với Pháp, không phải không xứng với Pháp. Này Vàsettha, Phàp là tối thượng giữa các loài hữu tình, trong đời này và cả đời sau.

8. Này Vàsettha, đây là một chứng minh điển hình để biết vì sao Pháp là tối thượng giữa các loài hữu tình, trong đời này và cả đời sau.

Này Vàsettha, vua Pasenadi (Ba tư nặc) nước Kosala biết rằng: “Sa môn Gotama xuất gia từ giòng họ liên hệ Sàkyà tôn trọng, đảnh lễ, đứng dậy, chấp tay và đối xử với vua Pasenadi nước Kosala rất lễ độ phải phép. Cũng vậy vua Pasenadi nước Kosala tôn trọng, đảnh lễ, đứng dậy, chấp tay và đối xử với Như Lai rất lễ độ, phải phép, vì vua nghĩ: “Có phải Sa môn Gotama là thiện sanh? Còn ta không phải thiện sanh; Sa môn Gotama có hùng lực, ta không có hùng lực; Sa môn Gotama có dáng mặt đẹp đẽ, còn ta có dáng mặt thô xấu; Sa môn Gotama là vị có nhiều thế lực, còn ta ít có thế lực?” Vì rằng vua Pasenadi nước Kosala tôn trọng Pháp, cung kính Pháp, đảnh lễ Pháp, cúng dường Pháp, kính lễ Pháp nên vua tôn trọng, đảnh lễ, đứng dậy, chấp tay và đối xử với Như Lai rất lễ độ, phải phép. Này Vàsettha, với chứng minh điển hình này, cần hiểu như thế nào Pháp là tối thượng giữa các loài hữu tình, trong đời này và cả đời sau.

9. Này Vàsettha, các Ngươi, sanh sai biệt, danh sai biệt, tánh sai biệt, gia hệ sai biệt, đã xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nếu có ai hỏi: “Các vị là ai?”, các Ngươi cần trả lời: “Chúng tôi là Sa môn, dưới sự lãnh đạo của Thích ca tử”. Này Vàsettha, ai có lòng tin Như Lai, lòng tin ấy được an trí, có căn đế, an trú và chắc chắn, một lòng tin không bị lôi kéo bởi Sa môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một vị nào ở trên đời, vị ấy có thể nói: “Ta là con chính tông của Thế Tôn, sanh ra từ miệng, do Pháp sanh, do Pháp tạo ra, là con cháu thừa tự của Pháp.” Vì sao vậy? Này Vàsettha, vì là những chữ đồng nghĩa với Như Lai là Pháp thân, là Phạm thân, là Pháp thể, là Phạm thể.

10. Này Vàsettha, có một thời đến một giai đoạn nào đó, sau một thời hạn rất lâu, thế giới này chuyển hoại. Trong khi thế giới chuyển hoại, các loại hữu tình phần lớn sanh qua cõi Abhassara (Quang Âm thiên). Ở tại đây, những loại chúng sanh này do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh, và sống như vậy một thời gian khá dài. Này Vàsettha, có một thời đến một giai đoạn nào đó, sau một thời hạn rất lâu, thế giới này chuyển thành. Trong khi thế giới này chuyển thành, một số lớn chúng sanh từ Quang Âm thiên thác sanh qua tại đây. Những chúng sanh này do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh và sống như vậy một thời gia khá dài.

11. Này Vàsettha, lúc bấy giờ, vạn vật trở thành một thế giới toàn nước đen sẫm, một màu đen khiến mắt phải mù. Mặt trăng, mặt trời không hiện ra; sao và chòm sao không hiện ra; không có ngày đêm; không có tháng và nửa tháng; không có năm và thời tiết; không có đàn bà đàn ông. Các loài hữu tình chỉ được xem là loài hữu tình mà thôi. Này Vàsettha, đối với các loài hữu tình ấy, sau một thời gian rất lâu, vị đất tan ra trong nước. Như bọt nổi lên trên mặt cháo sữa nóng đang nguội dần, cũng vậy đất hiện ra. Ðất này có màu sắc, có hương và có vị. Màu sắc của đất giống như đề hồ hay thuần túy như tô, vị của đất như mật ong thuần tịnh.

12. Này Vàsettha, có loài hữu tình, có tánh tham, nói: “Kìa xem, vật này là gì vậy?”, lấy ngón tay nếm vị của đất. Khi lấy ngón tay nếm vị của đất, vị ấy thấm vào thân và tham ái khởi lên. Này Vàsettha, các loài hữu tình khác, theo gương hữu tình kia, lấy ngón tay nếm vị của đất. Khi lấy ngón tay nếm vị của đất, vị ấy thấm vào thân và tham ái khởi lên. Rồi các hữu tình kia bắt đầu thưởng thức vị của đất, bằng cách bẻ từng cục đất với bàn tay nhỏ của họ, thời ánh sáng của họ biến mất. Khi ánh sáng của họ biến mất, mặt trăng mặt trời hiện ra. Khi mặt trăng, mặt trời hiện ra, thì sao và chòm sao hiện ra. Khi sao và chòm sao hiện ra, ngày và đêm hiện ra, khi ngày và đêm hiện ra, thì nửa tháng và tháng hiện ra. Khi nửa tháng và tháng hiện ra, thời tiết và năm hiện ra. Như vậy, này Vàsettha, thế giới này bắt đầu thành trở lại.

13. Này Vàsettha, những hữu tình ấy, thưởng thức vị của đất, lấy đất làm chất ăn, lấy đất làm món ăn trong một thời gian khá lâu. Này Vàsettha, vì các hữu tình ấy thưởng thức vị của đất, lấy đất làm chất ăn, lấy đất làm món ăn trong một thời gian khá lâu, thân của họ trở thành cứng rắn, và sắc đẹp của họ trở thành sai biệt. Có hạng hữu tình có sắc đẹp, có hạng hữu tình không có sắc đẹp. Ở đây các hữu tình có sắc đẹp khinh các hữu tình không có sắc đẹp: “Chúng ta có sắc đẹp hơn họ, họ không có sắc đẹp bằng chúng ta.” Do họ kiêu mạn và kiêu ngạo về sắc đẹp của họ, vị của đất biến mất. Khi vị của đất biến mất, họ hội họp lại và kêu than: “Ôi vị ngon! Ôi vị ngon!”, như ngày nay, khi loài Người có được vị ngon liền nói: “Ôi vị ngon! Ôi vị ngon!” Như vậy họ theo văn tự truyền thống của thời xưa mà không biết ý nghĩa của nó.

14. Này Vàsettha, khi vị đất đã biến mất với các hữu tình ấy, thời một loại nấm đất hiện ra. Như hình con rắn, chúng hiện ra như vậy. Loại nấm ấy có sắc, có hương, có vị. Mầu sắc của loại nấm này giống như đề hồ hay thuần túy như tô. Vị của đất như mật ong thuần tịnh. Này Vàsettha, những hữu tình ấy bắt đầu ăn thứ nấm đất. Họ thưởng thức nấm đất, lấy nấm đất làm chất ăn, lấy nấm đất làm món ăn trong một thời gian khá lâu. Này Vàsettha, vì các chúng sanh ấy thưởng thức nấm đất, lấy nấm đất làm chất ăn, lấy nấm đất làm món ăn trong một thời gian khá lâu, nên thân của họ trở thành cứng rắn hơn và sắc đẹp của chúng lại càng sai biệt. Có hạng hữu tình có sắc đẹp, có hạng hữu tình không có sắc đẹp. Ở đây các hữu tình có sắc đẹp khinh các hữu tình không có sắc đẹp: “Chúng ta có sắc đẹp hơn họ, họ không có sắc đẹp bằng chúng ta”. Do họ kiêu mạn và kiêu ngạo về sắc đẹp của họ, nấm đất biến mất. Khi nấm đất biến mất cỏ và cây leo hiện ra. Như loại cây tre, chúng hiện ra như vậy. Loại cây leo này có sắc, có hương, có vị. Mầu sắc của loại cây này giống như đề hồ hay thuần túy như tô. Vị của loại cây leo này như mật ong thuần tịnh.

15. Này Vàsettha, các hữu tình này bắt đầu thưởng thức loại cây leo này. Chúng bắt đầu thưởng thức loại cây leo, lấy cây leo làm chất ăn, lấy cây leo làm món ăn trong một thời gian khá lâu. Này Vàsettha, vì những hữu tình này bắt đàu thưởng thức loại cây leo, lấy cây leo làm chất ăn, lấy cây leo làm món ăn trong một thời gian khá lâu nên thân của họ trở thành cứng rắn hơn và sắp đẹp của họ lại càng sai biệt. Có hạng hữu tình có sắc đẹp, có hạng hữu tình không có sắc đẹp. Ở đây các hữu tình có sắc đẹp khinh các hữu tình không có sắc đẹp: “Chúng ta có sắc đẹp hơn họ, họ không có sắc đẹp bằng chúng ta.” Do họ kiêu mạn và kiêu ngạo về sắc đẹp của họ, cỏ và cây leo biến mất. Khi cỏ và cây leo biến mất, họ hội họp lại và kêu than: “Ôi, cái này thuộc của chúng ta! Ôi hại thay cho chúng ta, nay cỏ và cây leo đã biến đi!”; như ngày nay khi loài Người được hỏi cái gì làm cho đau khổ, bèn trả lời: “Ôi, cái này thuộc của chúng ta! Ôi hại thay cho chúng ta!” Như vậy, họ theo văn tự truyền thống của thời xưa mà không biết ý nghĩa của nó.

16. Này Vàsettha, khi các loại cỏ, cây leo biến mất, thời lúa xuất hiện tại các khoảng trống, không có cám, không có vỏ, có mùi thơm và bột trơn nhẵn. Chỗ nào vào buổi chiều họ mang đi để ăn chiều, thời tại chỗ ấy, vào buổi sáng, lúa lại mọc lớn và chín. Chỗ nào vào buổi sáng, họ mang đi để ăn sáng, thời tại chỗ ấy, vào buổi chiều lúa lại mọc lớn và chín, không có gián đoạn. Này Vàsettha, những hữu tình ấy thưởng thức lúa mọc tại các khoảng trống, lấy lúa làm chất ăn, lấy lúa làm món ăn trong một thời gian khá lâu. Này Vàsettha, vì các chúng sanh ấy thưởng thức lúa mọc tại khoảng trống, lấy lúa làm chất ăn, lấy lúa làm món ăn trong một thời gian khá lâu, thân hình của họ trở thành cứng rắn hơn và sắp đẹp của họ lại càng sai biệt. Về phái nữ, nữ tánh xuất hiện; về phái nam, nam tánh xuất hiện. Phái nữ nhìn phái nam hết sức kỹ lưỡng, phái nam nhìn phái nữ hết sức kỹ lưỡng. Vì họ nhìn nhau kỹ lưỡng như vậy nên tình dục khởi lên, ái luyến đối với thân thể bắt đầu. Do sự ái luyến, họ làm các hạnh dâm. Này Vàsettha, lúc bấy giờ những chúng sanh ấy thấy làm các hạnh dâm như vậy, người thì quăng bùn, người thì quăng tro, người thì quăng phân bò và nói: “Hãy chết đi, đồ ô uế! Hãy chết đi, đồ ô uế! Sao một loài hữu tình lại đối xử với một loài hữu tình khác như vậy?”; như ngày nay, tại một số quốc độ, khi một cô dâu được rước đi, có người quăng bùn, có người quăng tro, có người quăng phân bò. Như vậy, chúng theo văn tự truyền thống xưa mà không biết ý nghĩa của nó.

17. Này Vàsettha, lúc bấy giờ việc làm được xem là phi pháp nay được xem là đúng pháp. Này Vàsettha, lúc bấy giờ các loài hữu tình ấy hành dâm không được phép vào làng hay xã ấp một tháng hay cả hai tháng. Vì những hữu tình ấy lúc bấy giờ chỉ trích mau chóng, vì hành động phi pháp, họ bắt đầu làm lầu, làm nhà để che dấu những hành động phi pháp của họ. Này Vàsettha, có loài hữu tình bản tánh biếng nhác tự nghĩ: “Sao ta lại tự làm ta mỏi mệt bằng cách đi tìm lúa buổi chiều cho buổi ăn chiều, buổi sáng cho buổi ăn sáng? Sao ta lại không tìm lúa một lần cho cả buổi ăn chiều và buổi ăn sáng?” Này Vàsettha, loài hữu tình ấy tìm lúa một lần cho cả buổi ăn chiều, cả buổi ăn sáng. Một hữu tình khác đến vị hữu tình này và nói:
– Này Bạn, chúng ta hãy đi tìm lúa!
– Này Bạn, tôi đã tìm lúa một lần, cả cho buổi chiều và buổi sáng.
Này Vàsettha, vị này noi theo vị hữu tình kia, đi tìm lúa một lần đủ cho cả hai ngày.
– Này Bạn, như vậy là tốt.
Này Vàsettha, rồi một hữu tình khác đến vị hữu tình ấy và nói:
– Này Bạn chúng ta hãy đi tìm lúa.
– Này Bạn, tôi đã tìm lúa một lần đủ cho cả hai ngày rồi.
Này Vàsettha, vị hữu tình này noi theo gương vị hữu tình kia, liền đi tìm lúa một lần đủ cho bốn ngày.
– Này Bạn, như vậy là tốt.
Này Vàsettha, một vị hữu tình khác lại đến vị hữu tình này và nói:
– Này Bạn, chúng ta hãy đi tìm lúa!
– Này Bạn, tôi đã tìm lúa một lần đủ cho cả bốn ngày!
Này Vàsettha, vị hữu tình này noi theo gương vị hữu tình kia, liền đi tìm lúa một lần đủ cho tám ngày.
– Này Bạn, như vậy là tốt.
Này Vàsettha, những vị hữu tình kia, bắt đầu tích trữ lúa để ăn, và cám bắt đầu bao bọc hột gạo trơn nhẵn và vỏ lúa bao bọc hột lúa; và các cây lúa bị cắt không lớn lên được; và như vậy có sự gián đoạn; và cây lúa mọc lên từng cụm, từng chùm.

18. Này Vàsettha, các loài hữu tình ấy hội họp lại và than phiền:
– Này các Bạn, các ác pháp đã hiện ra giữa các loài hữu tình. Chúng ta trước kia do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh và sống như vậy trong một thời gian khá dài. Ðối với chúng ta, sau một thời gian khá dài, vị của đất hiện ra. Vị đất này có sắc, có hương và có vị. Chúng ta bắt đầu bẻ đất từng cục bằng tay để ăn vị đất. Vì bắt đầu bẻ đất bằng tay từng cục để ăn, nên hào quang biến mất. Vì hào quang biến mất nên mặt trời, mặt trăng hiện ra. Vì mặt trăng, mặt trời hiện ra nên các sao và chùm sao hiện ra. Vì các sao và chùm sao hiện ra, nên đêm, ngày hiện ra. Vì đêm, ngày hiện ra, nên nửa tháng và tháng hiện ra. Vì nửa tháng và tháng hiện ra, nên thời tiết và năm hiện ra. Chúng ta thưởng thức vị đất, lấy vị đất làm chất ăn, lấy vị đất làm món ăn trong một thời gian khá dài. Khi ác bất thiện pháp khởi lên giữa chúng ta, vị đất biến mất. Vì vị đất biến mất, nên nấm đất hiện ra. Nấm đất này có sắc, có hương và có vị. Chúng ta bắt đầu thưởng thức nấm đất ấy, lấy nấm đất làm chất ăn, lấy nấm đất làm món ăn trong một thời gian khá dài. Vì các ác, bất thiện pháp này khởi lên giữa chúng ta nên nấm đất biến mất. Vì nấm đất biến mất, nên cỏ và cây leo hiện ra. Cỏ và cây leo này có sắc, có hương và có vị. Chúng ta bắt đầu thưởng thức cỏ và cây leo ấy, lấy cỏ và cây leo làm chất ăn, lấy cỏ và cây leo làm món ăn trong một thời gian khá dài. Vì các ác, bất thiện pháp này xảy ra giữa chúng ta nên cỏ và cây leo biến mất. Vì cỏ và cây leo biến mất, nên lúa mọc tại khoảng trống hiện ra, không có cám, không có vỏ, thuần tịnh, có mùi thơm và hột trơn nhẵn. Chỗ nào vào buổi chiều, chúng ta mang đi để ăn chiều, thời tại chỗ ấy vào buổi sáng lúa lại mọc lớn và chín. Chỗ nào vào buổi sáng, chúng ta mang đi để ăn sáng, thời tại chỗ ấy vào buổi chiều, lúa lại mọc lớn và chín, không có gián đoạn. Chúng ta thưởng thức lúa mọc tại khoảng trống, lấy lúa làm chất ăn, lấy lúa làm món ăn trong một thời gian khá dài. Vì các ác, bất thiện pháp ấy khởi lên giữa chúng ta, cám bắt đầu bọc hột lúa trơn nhẵn và vỏ lúa bao bọc hột lúa trơn nhẵn; và các cây lúc bị cắt không lớn lên được; và như vậy có sự gián đoạn. Và các cây lúa mọc lên từng cụm, từng chùm. Vậy nay, chúng ta hãy chia lúa và đắp đê làm bờ ruộng.
Này Vàsettha, các loại hữu tình ấy phân chia lúa và đắp đê làm bờ ruộng.

19. Này Vàsettha, có vị hữu tình, bản tánh biếng nhác, gìn giữ phần của mình, đánh cắp phần của người khác và thưởng thức phần ấy. Người ta bắt người ấy và nói:
– Này Ngươi, Ngươi đã làm ác pháp, gìn giữ phần của mình, đánh cắp phần không cho của người khác và thưởng thức phần ấy. Nhà Ngươi chớ có làm như vậy nữa.
– Thưa Bạn, vâng!
Này Vàsettha, người này vâng theo lời nói của những người ấy. Này Vàsettha, một lần thứ hai… Này Vàsettha một lần thứ ba, người này gìn giữ phần của mình, đánh cắp phần không cho của người khác và thưởng thức phần ấy. Người ta bắt người này và nói:
– Này Ngươi, Ngươi đã làm điều ác, vì Ngươi gìn giữ phần của mình, đánh cắp phần không cho của người khác và thưởng thức phần ấy… Ngươi chớ có làm như vậy nữa.
Có người đập anh ta bằng tay, có người đập anh ta bằng đá, có người đập anh ta bằng gậy. Này Vàsettha, bắt đầu như vậy, lấy của không cho xuất hiện, quở trách xuất hiện, nói láo xuất hiện, hình phạt đánh đập xuất hiện.

20. Này Vàsettha, những loài hữu tình ấy hội họp lại và than khóc:
– Này Tôn giả, ác pháp đã khởi lên giữa các loài hữu tình, trong hình thức lấy của không cho xuất hiện, quở trách xuất hiện, nói láo xuất hiện, hình phạt xuất hiện. Chúng ta hãy đề cử một người. Người ấy sẽ tức giận khi đáng phải tức giận, khiển trách khi đáng phải khiển trách, hay tẩn xuất khi đáng phải tẩn xuất. Chúng tôi sẽ dành cho Người một phần lúa của chúng tôi.
– Xin vâng, các Tôn giả!
Này Vàsettha, vị hữu tình này vâng theo các vị hữu tình kia, tức giận khi đáng tức giận, khiển trách khi đáng khiển trách, tẩn xuất khi đáng tẩn xuất. Và các vị hữu tình kia chia cho vị này một phần lúa.

21. Này Vàsettha, được lựa chọn bởi đại chúng, tức là Mahà-sammato. Danh từ Mahà-sammato là danh từ đầu tiên được khởi lên. Này Vàsettha, “Vị chủ của ruộng vườn” tức là Khattiyà, là danh từ thứ hai được khởi lên” Làm cho các người khác hoan hỷ bởi Pháp”, tức là Ràja (vị vua). Ràja là danh từ thứ ba được khởi lên. Này Vàsettha, như vậy là sự khởi lên nguồn gốc giới vức xã hội của Khattiya theo danh từ truyền thống cổ xưa. Nguồn gốc của chúng ta ở giữa những loài hữu tình ấy, không ở ngoài loại nào khác, một cách đúng pháp tắc (dhamma), không phải phi pháp. Này Vàsettha, như vậy Pháp là tối thượng ở đời, trong hiện tại và cả cho đời sau.

22. Này Vàsettha, một số các vị hữu tình suy nghĩ:
– Này các Tôn giả, các ác, bất thiện pháp đã hiện ra giữa các loại hữu tình, như lấy của không cho, khiển trách, nói láo, hình phạt, tẩn xuất. Chúng ta hãy loại bỏ các ác, bất thiện pháp.
Các vị ấy loại bỏ các ác, bất thiện pháp, tức là Bràhmanà (Bà-la-môn), và chữ Bràhmanà là danh từ đầu tiên được khởi lên. Những vị nầy lập lên những chòi bằng lá tại các khu rừng và tu thiền trong những nhà chòi bằng lá ấy. Ðối với họ, than đỏ được dập tắt, khói được tiêu tan, cối và chầy rơi ngả nghiêng, buổi chiều lo buổi ăn chiều, buổi sáng lo buổi ăn sáng; họ đi vào làng, vào thị xã, vào kinh đô để khất thực. Khi họ xin được đồ ăn rồi, họ lại vào các chòi lá trong các khu rừng để tu thiền. Các người khác thấy vậy, nói như sau:
– Này các Tôn giả, những loài hữu tình này lập lên những chòi bằng lá tại các khu rừng và tu thiền trong những chòi bằng lá ấy.
Ðối với họ, than đỏ được dập tắt, khói được tiêu tan, cối và chầy rơi ngả nghiêng, buổi chiều lo ăn buổi ăn chiều, buổi sáng lo buổi ăn sáng; họ đi vào làng, vào thị xã, vào kinh đô để khất thực. Khi xin được đồ ăn rồi, họ lại vào các chòi lá trong khu rừng để tu thiền. Này Vàsettha, họ “Jhàyanti”, tu thiền, tức là họ suy tư Jhàyakà. Jhàyakà là danh từ thứ hai được khởi lên.

23. Này Vàsettha, một số loài hữu tình này, không thể tu thiền trong các chòi bằng lá tại khu rừng, liền đi xuống xung quanh làng, xuống xung quanh thị xã để làm sách. Các người khác thấy vậy bèn nói:
“Này các Tôn giả, những loài hữu tình này, không thể tu thiền trong các chòi bằng lá tại khu rừng, đã đi xuống xung quanh làng, xuống xung quanh thị xã để làm sách. Nay những vị này không tu thiền.
Này Vàsettha, “Na dàn ime Jhàyanti” tức là ajjhàyaka, và ajjàyakà (các vị lập lại các tập sách Vedà), cũng có nghĩa là những người không tu thiền, là chữ thứ ba được khởi lên. Này Vàsettha, thời ấy họ thuộc hạ cấp. Nay họ xem là cao thượng nhất. Như vậy, này Vàsettha là sự khởi lên nguồn gốc giới vức xã hội của các Bà-la-môn, theo danh từ truyền thống cổ xưa. Nguồn gốc của họ là ở giữa những loài hữu tình ấy, không ở ngoài loại nào khác một cách đúng phép tắc, không phải phi pháp. Này Vàsettha, như vậy Pháp là tối thượng ở đời, trong hiện tại và cả cho đời sau.

24. Này Vàsettha, một số loài hữu tình này, theo pháp dâm dục, thiết lập các nghề nghiệp sai khác (Vissuta). Này Vàsettha, những ai theo pháp dâm dục, thiết lập ra các nghề nghiệp sai khác, như vậy gọi là Vessà. Danh từ Vessà được khởi lên. Như vậy, này Vàsettha là sự khởi lên nguồn gốc giới vức xã hội của các Vessà, theo danh từ truyền thống cổ xưa. Nguồn gốc của họ là ở giữa các loài hữu tình ấy, không ở ngoài loại nào khác, một cách đúng phép tắc, không phải phi pháp. Này Vàsettha, như vậy Pháp là tối thượng ở đời, trong hiện tại và cả cho đời sau.

25. Này Vàsettha, một số loài hữu tình còn lại lựa chọn săn bắn. Những ai sống săn bắn và theo các nghề hèn nhỏ, này Vàsettha, được gọi là Suddà. Và danh từ Suddà được khởi lên. Như vậy, này Vàsettha, là sự khởi lên nguồn gốc giới vức xã hội của các Suddà, theo danh từ truyền thống cổ xưa. Nguồn gốc của chúng là ở giữa các loài hữu tình ấy, không ở ngoài loại nào khác, một cách đúng phép tắc, không phải phi pháp. Này Vàsettha như vậy Pháp là tối thượng ở đời, trong hiện tại và cả cho đời sau.

26. Này Vàsettha, một thời có vị Khattiya (Sát đế lỵ) tự trách pháp của mình, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: “Tôi sẽ sống làm người Sa môn”. Vị Bà-la-môn, tự trách pháp của mình, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: “Tôi sẽ sống làm người Sa môn”. Vị Vessà, tự trách pháp của mình, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình: “Tôi sẽ sống làm người Sa môn”. Vị Suddà, tự trách pháp của mình, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình: “Tôi sẽ sống làm người Sa môn”. Này Vàsettha, giai cấp Samana (Sa môn) được khởi lên từ bốn giai cấp ấy. Nguồn gốc của Sa môn là ở giữa các loài hữu tình ấy, không ở ngoài loại nào khác, một cách đúng phép tắc, không phải phi pháp. Này Vàsettha, như vậy Pháp là tối thượng ở đời, trong hiện tại và cả cho đời sau.

27. Này Vàsettha,vị Khattiya, làm tà hạnh về thân, làm tà hạnh về miệng, làm tà hạnh về ý, có tà kiến. Do tà kiến, tà nghiệp làm nhơn duyên, sau khi thân hoại mạng chung sanh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này Vàsettha, vị Bà-la-môn … Này Vàsettha,vị Vessà … Này Vàsettha, vị Suddà làm tà hạnh về thân, làm tà hạnh về miệng, làm tà hạnh về ý, có tà kiến. Do tà kiến, tà nghiệp làm nhơn duyên, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

28. Này Vàsettha, vị Khattiya làm chánh hạnh về thân, chánh hạnh về miệng, chánh hạnh về ý, có chánh kiến. Do chánh kiến, chánh nghiệp làm nhơn duyên, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới. Này Vàsettha, vị Bà-la-môn… Này Vàsettha, vị Sessà… Này Vàsettha, vị Suddà làm chánh hạnh về thân, chánh hạnh về miệng, chánh hạnh về ý, có chánh kiến. Do chánh kiến, chánh nghiệp làm nhơn duyên, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới.

29. Này Vàsettha, vị Khattiya, làm hai hạnh về thân, hai hạnh về miệng, hai hạnh về ý, có chánh kiến tà kiến lẫn lộn. Do chánh kiến tà kiến, chánh hạnh tà hạnh lẫn lộn làm nhân duyên, sau khi thân hoại mạng chung, thọ lãnh lạc và khổ thọ. Này Vàsettha, vị Bà-la-môn… Này Vàsettha, vị Vessà… Này Vàsettha, vị Suddà, làm hai hạnh về thân, hai hạnh về miệng, hai hạnh về ý, có chánh kiến, có tà kiến lẫn lộn. Do chánh kiến tà kiến, chánh hạnh tà hạnh lẫn lộn làm nhơn duyên, sau khi thân hoại mạng chung, thọ lãnh lạc và khổ thọ.

30. Này Vàsettha, vị Khattiya, chế ngự về thân, chế ngự về miệng, chế ngự về ý, sau khi tu tập Bảy pháp Giác chi đã diệt trừ hoàn toàn (các ác pháp) ngay trong đời hiện tại. Này Vàsettha, vị Bà-la-môn… vị Vessà… Này Vàsettha vị Suddà, chế ngự về thân, chế ngự về miệng, chế ngự về ý, sau khi tu tập Bảy pháp Giác chi đã diệt trừ hoàn toàn (các ác pháp) ngay trong đời hiện tại.

31. Này Vàsettha, trong bốn giai cấp này, vị Tỷ kheo, là bậc A la hán, lậu hoặc đã diệt tận, việc phải làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục tiêu đã đạt tới, hữu kiết sử đã trừ diệt, chánh trí giải thoát. Vị ấy được gọi là tối thượng trong tất cả giai cấp, đúng với Chánh pháp, không phải phi pháp. Này Vàsettha, như vậy Pháp là tối thượng ở đời, trong hiện tại và cho cả đời sau.

32. Này Vàsettha, bài kệ sau đây được Phạm thiên Sanamkumàra (Thường Ðồng hình Phạm thiên) tuyên thuyết:Chúng sanh tin giai cấp,
Sát đế lỵ tối thắng.
Ai đủ cả trí, đức,
Tối thắng giữa Nhân, Thiên.
Này Vàsettha, bài kệ này được Phạm thiên Sanamkumàra, khéo hát chớ không phải vụng hát, khéo nói chớ không phải vụng nói, đầy đủ ý nghĩa chớ không phải không đầy đủ, được Ta chấp nhận. Này Vàsettha, Ta cũng nói như sau:Chúng sanh tin giai cấp,
Sát đế lỵ tối thắng.
Ai đủ cả trí, đức,
Tối thắng giữa Nhân, Thiên.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Vàsettha và Bhàradvàja hoan hỷ tín thọ lời giảng Thế Tôn.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Read more…

Video

Back to top Go bottom