Đặc dị công năng là thuật ngữ mới của giới khoa học Trung Quốc để chỉ những khả năng phi thường của con người (nhân thể) vượt ra ngoài những định luật vật lý thông thường khiến người ta không thể hiểu, không thể giải thích được. Thuật ngữ xưa của Phật giáo thì gọi là thần thông. Kinh điển PG nói người giác ngộ triệt để, làm chủ được Tâm thì có 6 thứ thần thông, gọi tắt là lục thông, như sau :
Lục thông, 六通 , tiếng Phạn ṣaḍ abhijñāḥ: Sáu phép thần thông, biểu hiện năng lực tâm thức bát nhã của chư Phật và Bồ tát.
A-tì-đạt-ma-câu-xá luận zh. 阿毗達磨俱舍論, sa. abhidharmakośa-śāstra, thường được gọi tắt là Câu-xá luận) có kể rõ lục thông là :
Thân như ý thông, Phạn (sa) ṛiddhi viṣaga-jñānaṃ, còn gọi là Thần túc thông: biến hiện tuỳ theo ý muốn, thân có thể bay lên trời, đi trên biển, chui vào trong núi… tất cả mọi động tác đều tuỳ theo ý muốn, không hề chướng ngại.
Thiên nhãn thông, sa. divyaṃ-cakṣuḥ-jñānaṃ: nhìn thấy tất cả mọi hình sắc ở gần hay ở xa trong cả thế gian, nhìn thấy mọi hình tướng khổ vui của chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.
Thiên nhĩ thông, sa. divyaṃ-śrotraṃ-jñānaṃ: nghe và hiểu hết mọi âm thanh trong thế gian, nghe và hiểu hết mọi ngôn ngữ của chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.
Tha tâm thông, sa. paracitta-jñānaṃ: biết hết tất cả mọi ý nghĩ trong tâm của chúng sinh trong lục đạo.
Túc mệnh thông, sa. purvanivasānusmṛiti-jñānaṃ, còn gọi là Túc mệnh minh: biết được kiếp trước của chính bản thân mình và của chúng sinh trong lục đạo, từ một đời, hai đời cho đến trăm ngàn vạn đời trước đều biết rõ, nhớ rõ sinh ra ở đâu, cha mẹ là ai, tên gì, làm gì…
Lậu tận thông , sa. āsravakṣaya-jñānaṃ: lậu tức là kiến hoặc và tư hoặc trong ba cõi. Lậu tận thông là dứt trừ toàn bộ kiến hoặc và tư hoặc trong ba cõi, không còn sinh tử luân hồi trong ba cõi, được giải thoát hoàn toàn.
Các biểu hiện đặc dị công năng
Giới khoa học gia và báo chí Trung Quốc hình như không biết gì về lục thông, nên trong các sách vở họ viết về đặc dị công năng, không thấy một từ nào nói về lục thông. Mặt khác nhận thức của họ về cơ học lượng tử cũng không sâu sắc, nhất là phần nhận định rằng ý thức có góp phần tạo nên vật chất, nên không thấy họ liên hệ.
Niels Bohr (1885-1962, nhà vật lý người Đan Mạch, giải Nobel vật lý 1922) nói “Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập là những sự vật trừu tượng- tức không phải vật thật).
Von Neumann (1903-1957 nhà toán học người Mỹ gốc Hungary, có nhiều đóng góp cho vật lý lượng tử và khoa học máy tính) phát biểu : “Nothing would be real unless consciousness exists, that all real things are constituents of consciousness – which is a complete reversal of materialism” (Không có cái gì là thật trừ phi ý thức hiện hữu, tất cả vật thật đều cấu thành từ ý thức- điều này hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa duy vật).
Eugene Wigner (1902-1995 nhà vật lý và toán học người Hungary, giải Nobel vật lý năm 1963) viết : “The very study of the external world led to the conclusion that the content of the consciousness is an ultimate reality. Particles only exist when observed, and so the reality of particles entails that consciousness is a fundamental element of reality” (Càng nghiên cứu thế giới bên ngoài, càng dẫn tới kết luận rằng nội dung của ý thức là thực tại tối hậu. Hạt chỉ hiện hữu khi được quan sát, và như thế thực tại của hạt bắt buộc rằng ý thức là yếu tố cơ bản của thực tại).
Qua ý kiến của 3 nhà khoa học hàng đầu của thế giới, ta thấy rằng ý thức góp phần quan trọng trong cấu thành của vật chất, tức là không thể có vật chất tồn tại độc lập ngoài ý thức.
Chỉ có những nhà khoa học hàng đầu như Tiền Học Sâm vốn từ bên Mỹ trở về thì chắc chắn là có biết, ông ủng hộ việc nghiên cứu đặc dị công năng và có đề cập đến cuộc cách mạng khoa học mới khởi đầu từ nghiên cứu đặc dị công năng. Điều đó cho thấy là chủ nghĩa duy vật đã hạn chế rất nhiều tầm nhìn của các nhà khoa học và dư luận TQ nói chung. Trong thực tế đã xảy ra một cuộc luận chiến rất kịch liệt và lâu dài trước khi giới lãnh đạo TQ công nhận đặc dị công năng là một tồn tại khách quan. Nhưng cuối cùng sự thật vẫn là sự thật. Nhờ có sự đổi mới tư duy, phong trào cải cách mở cửa đang nổi lên mãnh liệt, tư tưởng mới thắng thế, nên đặc dị công năng đã được nhà nước công nhận, sách vở về đặc dị công năng đã được phép xuất bản. Tiêu điểm của cuộc tranh luận về đặc dị công năng tại Trung Quốc đã được Trương Chấn Hoàn (Nguyên chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghiệp Quốc phòng TQ, Hội trưởng Hội Nghiên cứu Khoa học Nhân thể TQ, Giám đốc Hội Nghiên cứu Khí công TQ) ghi lại tóm tắt như sau :
|
Trương Chấn Hoàn |
Tiêu điểm tranh luận về nhân thể đặc dị công năng tại Trung Quốc là :
1/ Hiện tượng đặc dị công năng trên cơ thể con người có phải là tồn tại khách quan không ?
Người phản đối cho rằng : “Nhân thể đặc dị công năng căn bản là không thể được, không cần tiến hành thực nghiệm mới phán đoán được” (“Trung Quốc Xã hội Khoa học” năm 1982, kỳ 2, trang 41). “Các hiện tượng đó căn bản không phải là sự thật, là những sự việc căn bản không thể xuất hiện trong thế giới của chúng ta. Chúng ta là những người theo chủ nghĩa duy vật chỉ thừa nhận thế giới này của chúng ta. Đồng thời, các hiện tượng đó là phản vật lý học (từ đó phản nhân thể giải phẫu học, phản sinh lý học, phản tâm lý học). Các hiện tượng đó chẳng những phản lại các quy luật phổ biến của vật lý học, mà còn phản lại chủ nghĩa duy vật đặt cơ sở trên bản thân vật lý học” (tài liệu “Thảo luận nội bộ” năm 1982, kỳ 7, trang 13 của Phòng nghiên cứu chính sách thuộc Ủy ban Khoa học quốc gia)
Ngược về tháng 3-1979 khi “Tứ Xuyên nhật báo” đăng bài về sự kiện tồn tại nhân thể đặc dị công năng (Em bé Đường Vũ 12 tuổi, dùng lỗ tai nhận thức chữ), sau đó có người phê phán trên báo.
Kể từ tháng 9-1979, “Tự nhiên tạp chí” nhiều lần tường thuật các nghiên cứu trắc nghiệm về nhân thể đặc dị công năng của những người làm công tác khoa học. Ban đầu, tôi cũng không tin rằng lỗ tai có thể nhận ra chữ, đã có tranh luận, nhưng với tinh thần muốn biết mùi vị của trái lê như thế nào thì phải nếm thử, bèn làm trắc nghiệm. Ngày 27-11-1981, tôi làm trắc nghiệm đối với hai thanh thiếu niên, quả nhiên chúng có thể “dùng lỗ tai nhận ra chữ”. Trong các ngày 25 tháng 2, 27 tháng 2, và ngày 9 tháng 3 năm 1982, tại Bắc Kinh, 3 lần tổ chức trắc nghiệm nhân thể đặc dị công năng. Do quần chúng đề nghị dạng thức và trong điều kiện có giám sát, lần thứ nhất, về lỗ tai nhận chữ, viết ra chữ “đinh” 丁, biện nhận không được. Lần thứ hai tăng gia thấu thị nhân thể thì biện nhận được. Lần thứ ba, tiến hành trắc nghiệm với 6 thanh thiếu niên có nhân thể đặc dị công năng khác nhau, phân thành 3 loại công năng : nhận thức chữ, thấu thị cơ thể và di chuyển vật thể, hoàn toàn thành công. Thí nghiệm có hơn 100 đồng chí chính mắt quan sát, sự thực chứng minh nhân thể đặc dị công năng là tồn tại khách quan. Những người phê phán người khác “lấy tai thay cho mắt”, thì rõ ràng chính họ mới là người “lấy tai thay cho mắt”.
Đến năm 1982, cuộc tranh luận liên quan đặc dị công năng đã lên đến cao điểm, nhiều học giả trứ danh, khoa học gia đều công khai phát biểu kiến giải của mình. Có người viết thư cho trung ương, nói : đặc dị công năng là tồn tại khách quan, có thể hướng đạo vào việc tốt, có thể tạo lợi ích cho xã hội, nếu không hướng đạo, ắt có thể gây hại cho xã hội, bởi vì người có đặc dị công năng có thể làm những việc mà người bình thường không thể làm.
Đối với việc này, lúc ấy trong Ban thư ký của Trung ương có đồng chí Vương Nhiệm Trọng, phát biểu : “Đặc dị công năng là chân hay giả, tự mình xem xét, không phải rõ ràng hơn sao ? Tại sao cứ tùy tiện nói là ‘ảo thuật’, ‘thuật đánh lừa’ Đối với đặc dị công năng của nhân thể, các đồng chí cứ nghiên cứu xem, nghiên cứu kỹ lưỡng vào, thâm nhập sâu vào”.
Nhà khoa học trứ danh Tiền Học Sâm viết thư cho Tổng bí thư Trung ương Đảng đương thời là đồng chí Hồ Diệu Bang, nói : Đặc dị công năng “chân chính hấp dẫn chúng ta theo con đường khúc chiết gian hiểm để thăm dò, đó là khả năng dẫn đến cuộc cách mạng khoa học mới của thế kỷ 21, so sánh với các cuộc cách mạng khoa học đầu thế kỷ 20, là lực học lượng tử và thuyết tương đối, thì càng lớn hơn. Trong chúng ta ai sẽ mở màn cho cuộc cách mạng khoa học tương lai, sẽ là ai ?”
Đồng chí Hồ Diệu Bang trả lời thư cho nhà khoa học Tiền Học Sâm, phê : “Có thể cho phép một số rất ít người tiếp tục nghiên cứu vấn đề này, cũng cho phép họ làm những ghi chép báo cáo nhỏ định kỳ, gởi cho những người công tác trong các ngành khoa học, có hứng thú về phương diện này, duyệt đọc và tiếp tục xem xét thảo luận .”
|
Trương Bảo Thắng |
Thái độ biểu thị của Tổng bí thư rất có lợi cho Trương Bảo Thắng. Để cho có nhiều người tin tưởng đặc dị công năng, Trương Chấn Hoàn quyết định mời Bảo Thắng tới Bắc Kinh biểu diễn.
Bắc Kinh Nhân Dân Đại Hội Đường, trang nghiêm, vĩ đại, là nơi hội họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc Hội Trung quốc) là nơi làm việc của Thường vụ Ủy viên Hội. Các hoạt động trọng đại của cả nước thường được cử hành tại đây. Các vị lãnh đạo Trung ương tiếp kiến khách nước ngoài và hội kiến với những nhân vật quan trọng đều tiến hành tại đây. Phàm những hoạt động được tổ chức tại đây đều có tính chất trọng yếu và quyền uy. Hôm nay tại đại sảnh đường của Bắc Kinh Nhân Dân Đại Hội Đường, đèn hoa chiếu sáng, các nhà nhiếp ảnh, quay phim, ảo thuật gia, nhiều vị lãnh đạo và rất đông khán giả đều có mặt. Có người đến vì lòng hiếu kỳ, có người mang ánh mắt nghi ngờ, có người mang tâm lý vận động bài trừ, có người mang ánh mắt phủ định…tất cả vây quanh vũ đài, đợi Trương Bảo Thắng biểu diễn.
Trương Bảo Thắng cảm thấy rằng lần biểu diễn này tại Bắc Kinh không giống lần trước. Lần trước là biểu diễn hội báo, không khí hài hòa, nhưng chỉ là biểu diễn tương đối dễ dàng như thấu thị, dùng mũi nhận chữ. Còn lần này trong điều kiện cực kỳ nghiêm túc để giám định công năng của anh là thực hay giả, huống chi tại hiện trường rất nhiều người đang chuẩn bị “tìm cách phá bĩnh” nữa. Nhiều máy quay phim đặt ở các vị trí trên, dưới, bên phải, bên trái, mọi góc độ, sẵn sàng theo dõi mọi động tác của anh. Không khí thật là khẩn trương . Hạng mục biểu diễn là dùng “ý niệm di chuyển vật” Ngay cả những người tin tưởng sự tồn tại của đặc dị công năng cũng mướt mồ hôi trán thay cho Bảo Thắng, trong lòng suy nghĩ : anh ấy có làm được không ?
Biểu diễn bắt đầu. Trong một thùng sắt, bỏ vào hai trái táo (apple), đậy nắp, dùng que hàn điện hàn kín. Người chủ trì để cho Trương Bảo Thắng dùng ý niệm lấy trái táo ra. Chỉ thấy anh im lặng, không gây tiếng động, trấn định tự tâm. Mọi con mắt nhìn chăm chăm vào người anh, quan sát nhất cử nhất động của anh. Một phút, hai phút, năm phút rồi mười phút trôi qua, đến khi bức màn trong não của anh xuất hiện một quả táo, anh mới dùng ý niệm mang trái táo đặt ở một góc của vũ đài. Lúc đó trên bức màn nhỏ trong não của anh không còn trái táo. Theo kinh nghiệm của anh, anh tin rằng một trái táo trong thùng sắt đã đi ra ngoài, trái kia vẫn còn trong thùng. Anh nói với mọi người : “một trái táo đã ra ngoài”. Nhiều người không tin, bởi vì họ thấy Trương Bảo Thắng trước sau vẫn đứng cách thùng sắt hơn một mét, anh hoàn toàn không chạm vào thùng sắt, trái táo làm sao ra ngoài được chứ ? Người chủ trì ra lệnh cho người mở nắp thùng sắt, mọi người đều phát hiện thiếu mất một quả táo. Bảo Thắng nói với mọi người, trái táo lấy ra đang nằm ở một góc vũ đài, người ta theo chỉ dẫn của anh, quả thật tìm thấy quả táo.
Chính lúc mọi người bàn luận sôi nổi, có người khen ngợi, có người hoài nghi, muốn tìm một khuyết điểm nào đó, một vị lãnh đạo thuộc Ban bí thư, nói : “Tôi được lãnh đạo ủy thác đến tham gia trắc nghiệm, cuộc biểu diễn vừa rồi tôi xem không rõ lắm, tôi hi vọng có thể làm một thí nghiệm ngay trên người mình”, tiếp đó ông dùng tay chỉ chiếc huy chương trên ngực mình, nói : “mời Trương Bảo Thắng dùng ý niệm mang nó đi, được không ?” Người chủ trì biết đây là người muốn vạch khuyết điểm, nên hướng về Bảo Thắng nói : “Anh thấy được không ?”. Bảo Thắng gật đầu. Chỉ thấy anh nhìn một chút chiếc huy chương trên ngực ông bí thư, mà không thấy anh đi lại gần ông ta, cự ly giữa hai người khoảng vài mét. Khán giả tại hiện trường có người nhìn ông bí thư, có người nhìn Trương Bảo Thắng, mọi người chờ đợi anh lên tiếng trả lời. Ông bí thư cũng đắc ý chờ đợi Bảo Thắng lên tiếng trả lời “được” hoặc “không được”. Không ngờ Trương Bảo Thắng không trả lời câu hỏi, chỉ nói : “di chuyển rồi”. Ông bí thư như đang mơ chợt tỉnh, vội dùng tay sờ vào trước ngực, nhưng cái huy chương đã biến đâu mất từ lúc nào, ông hoảng hốt tìm kiếm, trên dưới đều không thấy. Trương Bảo Thắng chỉ nói một câu : “huy chương đã ở trên thân người khác rồi” Không ít người lật đật mò tìm túi trên túi dưới của mình. Trong đám đông có người kêu lên : “trên người tôi có một chiếc huy chương, nó làm sao mà đeo vào được ?” Khi chiếc huy chương được chuyền đến tay ông bí thư, ông nhận ra nó ngay, đó chính là chiếc huy chương ông vừa mới đeo trên ngực. Ông bí thư bị á khẩu không nói nên lời. Người tại hiện trường còn chưa hết ý, đều hứng thú vây quanh Trương Bảo Thắng, nhiệt tình hỏi anh về cảm giác và công năng.
Không chỉ có Trương Bảo Thắng (sinh năm 1958 tại Nam Kinh, nhưng lớn lên ở thành phố Bản Khê tỉnh Liêu Ninh), đồng thời với anh tại tỉnh Hồ Nam, cũng có một nhân vật thần kỳ không kém, nếu không muốn nói là hơn cả Trương Bảo Thắng, đó là Hầu Hi Quý, sinh năm 1946 tại huyện Hán Thọ tỉnh Hồ Nam, lớn hơn Bảo Thắng một con giáp.
|
Hầu Hi Quý (trái) và diễn viên điện ảnh Hong Kong Chu Nhuận Phát |
Một buổi sáng tháng 8-1984, có tổ chức hội nghị tại Hội trường lầu 2 của Công Đoàn tỉnh Hồ Nam. Đến dự hội nghị là Trưởng bộ môn các ngành của các Châu, Thị thuộc Công Đoàn, nghị đề là làm thế nào làm tốt tạp chí Bằng Hữu của Công Đoàn Tỉnh. Các Trưởng bộ môn các ngành phát biểu rất sôi nổi, các viên chức cũng thường đến Phòng Tiếp tân để nghe Bằng Hữu, nhiều tác giả nghiệp dư cũng tranh nhau viết bài : Các cán bộ của Công Đoàn cố gắng làm tốt từ công tác phát hành cho đến phương hướng phát triển tạp chí thế nào cho tốt, hết người này tới người khác phát biểu.
Tôi (Liêu Văn Vĩ, tác giả sách Đông phương kỳ nhân) lúc đó là Chủ nhiệm Ban biên tập của tạp chí Bằng Hữu, tôi tham gia hội nghị lần đó, đều nghe kỹ phát biểu của mỗi người tham dự.
|
Liêu Văn Vĩ |
“Người công tác của Công Đoàn phải là người theo chủ nghĩa duy vật, những gì thuộc về chủ nghĩa duy tâm thì không nên tuyên truyền” đó là phát ngôn của một vị Trưởng ban tuyên truyền, ông ta nhún vai lướt mắt nhìn mọi người nói, “Giống như hai năm trước, Tương Đàm xuất hiện cái gọi là Hầu thần tiên, người đó, nghe nói chắc chắn là một nhân vật trong “Bảng phong thần”, có thể bay lên lầu ba, có thể từ trong không trung biến ra tiền, các bạn tin không ? tôi thì không tin. Nhưng mà có một bộ phận công đoàn tại Tương Đàm lại tin một cách lệch lạc, đó là sự việc thuộc chủ nghĩa duy tâm, không nên tuyên truyền.”
Vị trưởng ban vừa phát biểu xong, lập tức có người tiếp lời. “Chúng tôi cũng có nghe qua, tôi là người ở địa khu Thường Đức, là diễn viên ảo thuật, sau này sẽ viết bài phê phán trên báo.”
Vị thứ ba tiếp lời là Trưởng ban tuyên truyền thuộc Công đoàn Tương Đàm tên là Chu Hiệu Pháp, trên mặt ông ta có nụ cười nhạt, trong ánh mắt biểu lộ vẻ tự tin. “Tai nghe là hư, mắt thấy là thật” Chu trưởng ban nói, “Tôi đã xem qua Hầu Hi Quý rồi, cũng có nhiều người đã xem qua rồi, phải nói đó không phải là thuật đánh lừa, chúng ta không thể giải thích được; nếu nói đó là lừa gạt, ha ha, đúng là không thể nói rõ là lừa gạt cách nào, trên báo đã phê bình, nhưng mà…không nên kết luận quá sớm.”
Càng nghe nhiều, tôi càng cảm thấy hứng thú với “đề tài lệch lạc đó”. Khá nhiều người đến sinh hoạt, có cả cán bộ cơ quan đề cập, đó có phải là thuật lừa gạt không, tại sao không thể hiểu rõ ràng ? Tôi tự tin mình là người minh bạch, việc lớn xưa nay không thể hồ đồ, chợt phát sinh ý nghĩ kỳ lạ, cần phải làm rõ Hầu thần tiên có phải chỉ là người làm trò ảo thuật không. Vì vậy tôi tìm hiểu tên thật của Hầu thần tiên, hiện tại đang ở đâu.
“Ông ta tên Hầu Hi Quý, nghe nói hiện tại đang ở Trường Sa, nhưng không biết ở chỗ nào.” Chu Hiệu Pháp nói, “nhưng dường như vợ của ông ta là nhân viên của Bách Hóa công ty ở đường Trung Sơn, họ gì không rõ.”
Liêu Văn Vĩ tìm gặp được mẹ vợ của Hầu Hi Quý, bà chỉ nhà của Hầu tại Bảo Tháp Sơn.
Buổi sáng ngày 12-10-1984, công việc của tôi rỗi rãi một chút, bèn tận dụng thời gian rảnh đi tìm Hầu Hi Quý. Bảo Tháp Sơn nằm tại vùng phụ cận trạm xe lửa phía nam thành phố Trường Sa, ở về bên phải của công lộ, đó là một ngọn núi đã bị san bằng để xây dựng vài khu nhà ở có núi bao quanh, theo đường sườn núi quanh co mà lên núi, một ngôi lầu hùng cứ chỗ cao nhất, đó là nhà của Hầu Hi Quý.
Tôi theo tập quán gõ nhẹ ba lần vào chiếc cửa đóng chặt, ước khoảng hai ba mươi giây, nghe tiếng bước chân của đôi hài kéo lê, tiếp đó có người mở cửa, một người đàn ông cao lớn đứng sững trong cửa. Người đó vai hổ lưng gấu, hai bắp tay thô tráng, cao khoảng 1,8m, thần thái chân thật có thể tin cậy, hỏi nhỏ tôi “Ông tìm ai ?”
Đó đúng là Hầu Hi Quý rồi, tôi thầm khẳng định như thế. “Tôi tìm Hầu Hi Quý”
“Có việc gì không” Hầu Hi Quý nhỏ nhẹ hỏi.
Tôi cười : “Có thể cho phép tôi vào nhà nói chuyện, được không ạ ?”
Ông cũng cười, để lộ thân hình cao lớn, mời tôi vào nhà, lập tức thi triển một việc mà người hương thôn Hồ Nam thường làm là mời ngồi trên chiếc ghế nhỏ có lưng dựa bằng cây tùng, còn mình thì ngồi trên chiếc ghế khung sắt, mặt và lưng ghế bằng gỗ uốn.
“Nghe nói ông tự thân có bản lĩnh, tôi không biết là chân hay giả, vì vậy đặc biệt đến xem ông. Nếu như ông có thể để cho tôi tin chân công phu của ông, tôi sẽ dám tuyên truyền cho ông, vì ông mà nói chuyện”. Tôi không nói nếu như không thể làm cho tôi tin thì tôi sẽ phản ứng ra sao. Hầu Hi Quý dường như biết ý của tôi, ông đứng dậy bước nhanh tới đầu kia ngôi nhà rồi quay người đi trở lại.
“Ông là người vui thật. Nói là sẽ vì tôi mà nói chuyện, ha ha, chỉ sợ ông không dám…”
“Không, tôi xưa nay cho rằng thế giới nầy của chúng ta hãy còn nhiều điều con người không thể giải thích, chỉ cần ông dám để lộ hai tay chân thật, tôi sẽ dám.”
Hầu Hi Quý có chút kích động, cặp lông mày nhạt hơi nhướng lên, nói mạnh như chém đinh chặt sắt : “Được, ông muốn tôi làm gì, hãy nói đi !”
“Ông có thể biến ra đồ vật phải không ?” Tôi nói.
Hầu Hi Quý không nói gì thêm, kéo một hộc tủ bàn viết, đổ xuống, lấy ra ba đồng tiền “Viên đại đầu” (Viên đại đầu : Đồng tiền có hình của Viên Thế Khải, phát hành năm 1914 lúc ông làm Đại Tổng thống của Trung Hoa Dân Quốc. ) để trong lòng bàn tay xóc xóc.
“Để cho ông khỏi bận tâm, tôi không mặc quần áo gì hết” nói xong ông cởi hết áo trên người, kể cả áo thun ngắn để thấm mồ hôi, tiếp đó là cởi quần dài, chỉ còn mặc chiếc quần cụt : “như thế này thì không thể làm giả được phải không ?” Tôi tự mình xem xét kỹ càng 3 đồng “Viên đại đầu” xem đi xem lại, đoán định rằng tuyệt đối không phải là loại “Lý đại đầu, Trương đại đầu” ném đi ném lại vài lần, cảm giác phân lượng đều đúng, mới giao lại cho Hầu Hi Quý. Ông tiếp nhận chúng, hai cánh tay dang ngang, một lòng bàn tay để hai đồng, một bàn tay để một đồng. Để cho tôi coi cẩn thận xong, ông nắm hai bàn tay có các đồng tiền lại, ngưng thần một chút, nhẹ nhẹ phát ra một tiếng “đi”. Đợi lúc ông mở hai bàn tay ra, 3 đồng tiền tròn đã có kỳ tích di chuyển, chỉnh tề xếp chồng lên nhau trong lòng bàn tay trái.
Tôi có chút ngạc nhiên. Khó nói đó là ảo thuật ? Suy nghĩ một chút, tôi tự mình phủ định. Các nhà ảo thuật cần có vài điều kiện, một là nơi hiện trường, hai là đạo cụ (bao gồm phục trang đặc biệt) ba là trợ thủ. Còn Hầu Hi Quý chỉ có một mình, “Viên đại đầu” không có chỗ nào để giấu; phòng chỉ có vài mét vuông, cũng không có ánh sáng đèn, không thể dỡ trò hô đông kích tây, người xem chỉ có một mình tôi, không có cách gì để phối hợp, làm sao mà làm ảo thuật được ? Lại thêm tôi đứng đối diện với ông chỉ cách có nửa mét chăm chú quan sát nhất cử nhất động của ông, làm sao có thể đánh lừa được ? ! chỉ có thể nói không phải ảo thuật, nhưng nói chung cũng còn chút gì chưa an tâm.
Hầu Hi Quý nhận ra hồ nghi của tôi, “độp” một tiếng đem các đồng tiền ném trên mặt chiếc bàn tròn kê sát tường, đi đi lại lại hai lần trong phòng với bước dài, rồi đứng nhìn tôi cười, kéo chiếc ghế sắt đến bên chiếc bàn tròn rồi ngồi xuống.
“Được, được, được, thêm một lần nữa” ông cầm các đồng tiền tròn lên, đặt toàn bộ chúng trong lòng bàn tay phải, nắm chặt, đút vào phía dưới cái bàn, tay trái đưa nghiêng nghiêng trên đỉnh đầu. Đại khái là nghĩ rằng không qua sự kiểm tra của tôi thì có cái gì không thỏa đáng nên ông rút tay phải xòe lòng bàn tay ra, “ông xem kỹ nhé, ba đồng tiền vẫn ở đây.”
Tôi nhìn kỹ xem, xác thực như thế, không dám qua loa. Nhưng tôi nghĩ ông ta có thể lợi dụng cái bàn làm đạo cụ, vì vậy tôi khám nghiệm cái bàn thật kỹ lưỡng, gõ, đập để chắc chắn làm gì cũng không lòi ra phần tử nào, trực tiếp xem xét một lần nữa, trong lòng bàn tay là ba đồng tiền to xù.
Hầu Hi Quý cười với tôi, nắm lại ba đồng tiền bằng bàn tay phải, trước mắt tôi, đưa xuống phía dưới bàn, bảo tôi dùng hai tay nắm chặt bàn tay trái của ông đang đặt nghiêng nghiêng trên đỉnh đầu. Tất cả như dừng lại, mắt ông nhìn chăm chú một điểm nào đó trong không trung, ngưng thần giây lát, đột nhiên phát ra một tiếng nhỏ “đi”. Phía dưới chiếc bàn tròn đồng thời phát ra âm thanh “băng” một tiếng.
“Ông nói các đồng bạc còn ở dưới bàn không ?” Hầu Hi Quý cười hỏi tôi.
Tôi nhìn xuống xem xét, sờ mó. Thực không biết các đồng bạc có khả năng gì để có thể đi nơi khác được, thế là ánh mắt của tôi lại đi từ cái bàn tròn đến bàn tay trái của Hầu Hi Quý nhìn qua nhìn lại hai chỗ mà không trả lời.
Hầu Hi Quý rất đắc ý cười tôi lần nữa, rút bàn tay phải dưới bàn ra, cố ý trì hoãn, từ từ xòe bàn tay ra, ba đồng bạc đã không cánh mà bay. Không đợi tôi lấy lại tinh thần. Hầu Hi Quý liên thanh thúc tôi buông hai tay đang giữ chặt bàn tay trái của ông ta ra. Tôi cũng từ từ buông tay ra, hy vọng từ cử động chậm này phát hiện điều gì chăng. Hầu Hi Quý không chút ngại phiền rút tay xuống xòe lòng bàn tay ra, ba đồng tiền tròn ở ngay trước mắt.
Sau khi nói chuyện một hồi khô miệng, Hầu Hi Quý đề nghị :
“Đây là lúc nên ăn quýt, tôi làm cho ông trái quýt để ăn nhé.” Hầu Hi Quý đẩy ly trà trên cái bàn tròn ra xa một tí, hai tay nắm hai góc trên của tờ báo, tùy tiện để cho tờ báo che khuất đến nền xi măng, sau đó nhìn thẳng vào mắt tôi, miệng dường như niệm một lời gì đó, chỉ khoảng một hai giây, ông nhanh nhẹn dỡ tờ báo lên, chỗ trước đây bị tờ báo che khuất, một quả quýt vừa to vừa mập màu vàng cam bỗng nhiên xuất hiện. “ Ăn, ăn đi, bảo đảm ăn được” Ông oang oang yêu cầu kiểm tra quả quýt, “tốt hơn trà”.
Tôi có chút do dự, nhưng tôi khẳng định quả quýt tuyệt đối không phải là đạo cụ có sẵn trong tay của nhà ảo thuật. Vậy thì nó là vật chất hay không phải là vật chất ? nếu đúng là vật chất thì tại sao đột nhiên xuất hiện trên mặt đất ? còn nếu không phải vật chất, ăn vào trong bụng, có thể khiến ruột, dạ dày bị rối loạn tiêu hóa chăng ? Nhưng rõ ràng nó có sắc có hình, nói nó không phải là vật chất, thì đúng là điên. Vì vậy tôi hai tay tiếp nhận quả quýt, nhanh chóng bóc vỏ, nhanh chóng tách một múi cho vào miệng. Ngon, không chỉ ngọt mà còn không có hạt, thế là tôi không khách sáo, ăn sạch trái quýt.
“Muốn nữa không ?” Hầu Hi Quý cười hỏi, cười một cách tự tại, thân trần to mập của ông hơi lay động, chiếc ghế nhỏ ông đang ngồi kêu kót két. Không đợi tôi trả lời, ông đưa tay trái xuống phía dưới chiếc bàn tròn, sau đó chợt rút ra, trong tay đang cầm hai trái chuối to vàng tươi, cười hi hi trao vào tay tôi.
Đã có kinh nghiệm ăn trái quýt, tôi không chút khách sáo tiếp nhận, bóc vỏ, ăn ngấu nghiến. Nhưng xuất xứ của quýt và chuối thì tất yếu còn ngờ vực, vì vậy tôi một mặt ăn chuối, một mặt thò tay kia vào phía dưới chiếc bàn tròn mò mẫm, sau đó lại cúi đầu xuống quan sát, không phát hiện trong một vật giống như cái giỏ nhỏ có chứa cái gì, mà cũng không cảm thấy nó có hai lớp.
“Thành thật nói với ông đây không phải là ảo thuật”. Hầu Hi Quý đứng dậy đi những bước dài trong phòng, trên mặt biểu hiện những tình cảm phức tạp, có vẻ buồn bực bị điều gì bất như ý, ông nói “Nói tôi là kẻ lừa dối, ôi dào, vì ông không rõ sự tình nên gạt ông, có vương pháp đó không ?” vừa nói ông vừa đi về phía phòng ngủ, không lâu, tay cầm một tờ báo cũ gấp lại, màu đã phai, đi trở ra, đưa cho tôi không biểu lộ tình cảm gì.
Mở tờ báo ra, một hàng tiêu đề xuất hiện trước mắt tôi “Bên trong bức màn lừa đảo của thần tiên” bài đăng của một tờ báo lớn có ảnh hưởng của Trung Quốc.
Ngày 20-02-1882, Hội nghiên cứu Siêu Tâm lý học Anh Quốc ra đời, đó là hội đoàn đầu tiên trên thế giới nghiên cứu nhân thể đặc dị công năng. Sự ra đời của nó là mặc nhiên đối diện với những quy ước bảo thủ đã có, là sự khiêu chiến vĩ đại đối với những kẻ ngồi đáy giếng xem bầu trời, cố chấp tự phong, đông đảo chúng sinh chính là từ tư thái khiêu khiến này mà nhìn ra, một loại hình chưa biết, có tiềm năng tồn tại, sớm muộn gì cũng sẽ bộc phát ra sức mạnh to lớn của nó, đã làm lay động tâm hồn của nhiều người tiên tri tiên giác.
Năm 1957, dân chúng Mỹ đã tiếp thu sự tồn tại của “Hội Liên hiệp Tâm lý học Đặc dị Mỹ Quốc”, cách 10 năm trước, hội khoa học này được xác nhận là một hiệp hội phụ thuộc của Hiệp hội Xúc tiến Khoa học Mỹ Quốc. Trước đó Liên Xô đã tiến hành 20 công trình nghiên cứu về nhân thể đặc dị công năng, nghe nói đã đạt được một tiến triển thực chất nào đó.
Thập niên 70 thế kỷ 20 “hiện tượng siêu tâm lý” của nhân loại đã được quan tâm phổ biến, trên toàn thế giới có hơn 30 quốc gia đã thành lập hơn 240 cơ quan nghiên cứu nhân thể đặc dị công năng, trên cơ thể của một số người nào đó tồn tại khả năng có thể làm được bất cứ điều gì, sự phi thường đó không còn bị gọi là “ dị đoan tà thuyết nữa”.
Vào thời kỳ đó, ở Tứ Xuyên xuất hiện em bé Đường Vũ dùng lỗ tai nhận thức chữ viết, được Bí thư Tỉnh Ủy, Dương Siêu dũng cảm đứng ra bảo vệ. Nhưng nhân dân Trung Quốc trong thời gian dài đã phải trải qua trạng thái phong bế, không thể dễ dàng tiếp xúc được với những điều chưa từng nghe nói của Hội nghiên cứu Siêu Tâm lý học Anh Quốc, vì vậy đối với vài chục cá nhân có nhân thể đặc dị công năng của Liên Xô, chỉ là nghe qua mơ hồ, tình cờ tại mục “tin tức tham khảo” trên báo chí, nắm được nửa cái vẩy cá, còn diên mạo toàn bộ thì đại đa số dân chúng không biết gì. Dương Siêu dũng cảm đứng ra bảo vệ sự thật về việc Đường Vũ dùng lỗ tai nhận thức chữ, tiếp đó tại Bắc Kinh dưới chân núi Yên Sơn có vài vị lão nhân có danh tiếng và công lao như Trương Chấn Hoàn, Tiền Học Sâm, vì nghĩa không phản đối tiến trình nghiên cứu khoa học về nhân thể đặc dị công năng.
Từ Bảo Tháp Sơn trở về, tôi lập tức đọc “Bên trong bức màn lừa đảo của thần tiên” Tác giả viết rất sắc bén, nếu quả thật Hầu Hi Quý đứng đầu sổ lừa dối, thì về sau e rằng không có cách nào tiến hành lừa dối được nữa. Nhưng tôi phát hiện trong bài viết có nhiều chỗ lệch lạc, không chỉ về việc tác giả giải thích thông hay không thông, mà còn ở chỗ tự vo tròn luận thuyết (tự viên kỳ thuyết) của mình, không sao thỏa đáng được. Không đọc thì thôi, chứ đã đọc, càng có cảm giác Hầu Hi Quý thần bí khôn lường. Vài ngày sau, tôi mời con trai của một tác gia danh tiếng trong Hội Nhà văn tỉnh Hồ Nam, lúc đó làm việc trong ban biên tập của tôi, tên là Vương Y Lượng, làm người chứng, trở lại Bảo Tháp Sơn.
Tôi giới thiệu Vương Y Lượng, chân thành nói rõ vì sao chúng tôi tới. Hầu Hi Quý ngồi trước mặt tôi một hồi, nghe tôi nói xong, bèn đứng dậy từ trong nhà đi ra balcon, rồi từ balcon trở vào nhà, qua lại như vậy mấy lần mới ngồi xuống.
“Thế này nhé, chúng ta chơi bài, các ông cứ xem cho kỹ, nhìn ra con chủ bài sẽ nói, được không ?”, ông nói. Sau đó kéo vài cái hộc tủ ra tìm kiếm, lục lọi, lấy ra một bộ bài tây lớn, đưa cho Vương Y Lượng, “Anh lại đây, anh cứ tùy ý xào bài, xào xong bảo tôi.” Nói xong ông đứng dậy đi ra balcon đứng.
Vương Y Lượng lấy bộ bài xào xáo một hồi, tựa như không thể nhận ra lá bài nào khác với những lá khác, mỗi lá bài đều có vết bẩn, tất yếu là đã sử dụng lâu. Sau khi xào đi xào lại nhiều lần, cho đến khi cho rằng Hầu Hi Quý sẽ lấy bài theo thứ tự từ trên xuống dưới, tất nhiên sẽ “kinh bài”, lúc đó mới nói “xào xong rồi”. Hầu Hi Quý nghe tiếng trở vào nhận bộ bài. Tại chiếc bàn tròn, sửa cho ngay ngắn, sau đó lấy một lá bài hướng về chúng tôi nói “Các ông xem kỹ là lá bài gì, ghi nhớ nhưng không nói ra.”
Chúng tôi ghi nhận, đó là khối vuông A. (Ách Rô)
“Ghi nhớ xong chưa ? được” Hầu Hi Quý giao lá bài lại cho Vương Y Lượng, nói : “Xào nữa đi càng nhiều càng tốt”
Vương Y Lượng tiếp nhận lá bài, hiếu kỳ nhìn đi nhìn lại, như để ghi nhớ không thiếu cái gì không dư cái gì, sau đó dùng hết khả năng xào bài, “xoạt xoạt” một hồi, tin rằng con ách rô đã chìm mất trong bộ bài loạn cào cào, rồi mới giao lại vào tay Hầu Hi Quý. Ông chẳng chút hoang mang, kéo hộc tủ tìm cái gì. Kéo cái thứ nhất, rồi cái thứ hai, đến cái hộc tủ thứ ba mới tìm được cây đinh nhỏ xíu có đầu, ông dùng hai ngón tay cầm cây đinh đưa vào miệng cắn giữa hai cái răng, đầu đinh ló ra ngoài răng.
Chúng tôi không biết ông định làm gì, mắt chăm chú nhìn ông ta.
“Ông thấy bàn tay này của tôi không” Hầu Hi Quý vừa cắn cây đinh vừa nói, răng trong miệng vẫn nhìn thấy rõ, đồng thời dùng mắt hướng về tôi biểu thị : “ông hãy nhìn cánh cửa”. Ông dùng tay trái chưa cầm bài chỉ chỉ cánh cửa gỗ cách xa ba bốn mét mở ra ngoài với chất gỗ màu hồng nhạt, lại vừa chỉ chỉ Vương Y Lượng, “cứ thế hai ông đứng hai bên tôi cách một mét, nhìn cho rõ nhé.”
Chúng tôi là trường hợp mới quen với ông, thế mà từ chỗ chưa từng thấy về kiểu chơi bài của Hầu Hi Quý, trong lòng không khỏi khởi lên vài mối nghi ngờ. đang lúc hồ nghi thì nghe một tiếng rống mãnh liệt kinh thiên động địa của Hầu Hi Quý, đồng thời đưa tay phải lên ném bộ bài về phía cửa như ném lựu đạn. Bộ bài đập vào cửa đánh “bịch” một tiếng rồi chao đảo rơi xuống, chính diện phản diện bày ra mặt đất. Nhìn tấm cửa gỗ lại thấy có một lá bài dính vào chỗ bị ném trúng không rơi xuống.
“Hãy đến xem thế nào” Hầu Hi Quý làm kinh ngạc chúng tôi, hướng về tôi và Vương Y Lượng nói “Tất cả đều rơi, nó không rơi”.
Chúng tôi nhanh chóng chạy đến coi, dính vào trên cửa chính là con ách rô, nó quay mặt về phía chúng tôi, bị cây đinh ghim chặt vào trong cánh cửa gỗ. Tôi và Vương Y Lượng đều kinh ngạc, nguyên do là lúc Hầu Hi Quý rống to lên một tiếng là phun cây đinh đi. Trời ơi ! nếu như Hầu Hi Quý phun cây đinh trúng mắt của người khác, nếu định lấy mắt trái thì quyết không lấy mắt phải, đó là điều hoàn toàn có thể. Tôi thử dùng tay gỡ cây đinh, phí công mà không thể gỡ được, bèn lấy cây dao nhỏ trên bàn, cạy cây đinh ra, để trong lòng bàn tay, xem đi xem lại kỹ càng. Vương Y Lượng lắc đầu khen nức nở : “Không phải ảo thuật, không phải ảo thuật”. Anh ta nhìn Hầu Hi Quý, trong ánh mắt ngời lên vẻ tôn kính.
Đương nhiên không phải ảo thuật. Rống lớn một tiếng, phun cây đinh sắt, có thể nói đó là vận dụng khí công. Mà phun cây đinh, cây đinh chết xa ba bốn mét vào cánh cửa gỗ mở ra ngoài, điều này khí công có thể làm được. Lại thêm, từ trong vài chục lá bài tìm ra lá ách rô, lại chuẩn xác không sai, lấy nó ghim vào cửa, thì đó là công phu gì ? ! Trong lòng tôi nghĩ, đó quyết không phải là khí công, cũng không phải là một phái tuyệt kỹ võ lâm. Bỗng nhiên tư duy của tôi nghĩ về thần, nghĩ đến trong tiểu thuyết võ hiệp có nói đến một vài thần tiên hiệp khách miệng phun phi tiêu, xem ra phun tiêu làm người ta bị thương là việc có thật, chỉ là không thể đạt tới việc xuất thần nhập hoá như Hầu Hi Quý mà thôi.
“Đến đây, lại xem cái nầy nè.” Hầu Hi Quý gọi tôi và Vương Y Lượng đến ngồi bên chiếc bàn tròn, tự mình đi nhặt bộ bài từ dưới đất lên, sau đó đến bàn tròn sắp xếp ngay ngắn, xào bài xoèn xoẹt một chút, bảo tôi tìm ra bốn lá K (vua), tôi làm theo, lấy bốn lá K giao vào tay ông, ông làm một động tác huyền hư là áp vào tai nghe, sau đó úp chúng xuống mặt bàn tròn, bảo tôi phân biệt xốc lên xem có phải K cơ đỏ, K bích đen, K rô đỏ, K chuồng đen không.
Tôi làm theo, đúng là bốn lá bài K mà tôi đã lấy ra.
“Hai người các ông giữ chặt bốn lá bài, như thế này”. Hầu Hi Quý dựng đứng một lá lên chỉ vẽ, tại không trung ép chặt như thế, “không cho nhúc nhích”
Tôi và Vương Y Lượng cầm bốn lá bài, mỗi người giữ chặt hai lá K, nhìn thần thái của Hầu Hi Quý, tôi cảm thấy ông không giống như người làm bộ làm tịch, bèn giữ thật chặt trong tay hai lá bài.
Hầu Hi Quý không nói nữa, mắt ông ngưng đọng, nhìn thẳng vào một điểm trên bàn tròn, môi hơi mấp máy, ước chừng năm ba giây đồng hồ, mắt ông hoạt động mạnh lên, đứng dậy đi đi lại lại trong phòng, lúc đó mới nói “Xem coi các ông đang ép chặt lá bài gì, xem cả đi”
Tôi vội mở các ngón tay ra, rõ ràng lúc nảy là K bích đen, K cơ đỏ, bây giờ lại biến thành Ách bích đen, Ách cơ đỏ rồi ? Nhìn lại hai lá bài của Vương Y Lượng, một là 9 cơ, một là 8 rô. Thật là thấy quỉ sống rồi, bốn lá bài K chạy đi đâu rồi ? Chúng tôi trừng mắt nhìn nhau, ý là rõ ràng không thể hiểu nổi : “anh nói đi ?”
Hầu Hi Quý dường như biết rõ sự nghi hoặc của chúng tôi, ông lật từng lá bài trong xấp bài trên bàn tròn, lấy từng lá bài K bỏ xuống bàn, sau đó quăng những lá bài khác trên mặt bàn, bước nhanh ra balcon. Ý nghĩ đó là làm như cũng không biết rõ sự tình ra sao : “Tin hay không tin là do các ông, phản chứng chỉ có vậy thôi.”
Tôi đã có biết qua từ lần trước , nhưng vẫn mười phần kinh ngạc, Vương Y Lượng thì khác, lắc đầu cười, nói : “Khẳng định không phải ảo thuật, ảo thuật không làm được như thế.”
Ngoài hai nhân vật Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý là người hiện đại, trong đó Trương Bảo Thắng vẫn còn sống, ông mới 54 tuổi (sinh năm 1958), có năng lực thần kỳ, trong tác phẩm Hành trình về Phương Đông (Life and Teaching of the Masters of the Far East) của Tiến sĩ Blair T. Spalding (1857 – 1953) xuất bản năm 1935, một đoàn khoa học gia uy tín của Đại học Oxford (Anh) và các đại học Yale và Havard (Mỹ) đã đến Ấn Độ tìm hiểu nền văn minh tâm linh của Phương Đông, họ cũng đã gặp nhiều đạo sư Ấn Độ có thần thông hay nói theo từ ngữ hiện đại, có đặc dị công năng.
Toàn bộ bản dịch Hành trình về Phương Đông
Họ đã gặp pháp sư Vishudha.
Đó là một ông lão to lớn, tóc bạc trắng như cước ngồi trên tấm bồ đoàn kết bằng cỏ, nét mặt ông lạnh như băng , và đôi mắt như nhìn vào khoảng không, như không thèm chú ý gì đến phái đoàn. Một đệ tử lên tiếng :
- Các ông đến đây với mục đích gì ?
Giáo sư Allen lên tiếng :
- Chúng tôi được biết đạo sư có các quyền năng phi thường. Mục đích chuyến đi này của chúng tôi, là nghiên cứu những sự kiện huyền bí, ghi nhận một cách khoa học những điều tai nghe, mắt thấy…
- Nếu đạo sư vui lòng…
Vishudha nghe thông ngôn xong, mỉm cười yêu cầu giáo sư Oliver cho mượn một cái khăn tay và một cái kính lúp. Ông ta dơ chiếc kính lên ánh sáng mặt trời cho nó chiếu lên chiếc khăn tay và tuyên bố:
- Tôi sẽ thu hút các mùi hương trong không khí, các ông thích mùi gì?
- Tôi thích mùa hoa lài.
Visudha mỉm cười trao trả chiếc khăn cho giáo sư Oliver. Một mùi hương phảng phất khắp phòng và ai cũng biết đó là mùi hoa lài. Mọi người quan sát kỹ chiếc khăn, nó không hề ướt hay có dấu hiệu gì rằng người ta đã nhỏ vào đó một chút dầu thơm. Như đoán được ý nghĩ mọi người, Vishudha yêu cầu giáo sư Mortimer đưa ra một chiếc khăn tay khác. Giáo sư Kavir thông dịch :
- Bây giờ các ông hãy chọn một mùi hoa gì đặc biệt của xứ các ông mà không hề có tại xứ Ấn độ.
- Được lắm, tôi muốn mùi hoa uất kim hương (tulip).
Visudha mỉm cười dơ chiếc kính lúp lên ánh sáng mặt trời cho nó chiếu vào chiếc khăn và lần này mùi hoa uất kim hương lại thơm nồng khắp phòng. Phái đoàn vội vã yêu cầu những mùi hương lạ lùng và lần nào ông cũng làm họ hài lòng. Thậm chí đến cả những mùi thuốc hoá học, những mùi a-xít trong phòng thí nghiệm, ông cũng có thể làm được. Mọi người quan sát kỹ xem ông ta có dấu gì dưới lớp áo choàng không. Vishudha mỉm cười vén cao tay áo để chứng tó ông không hề làm trò ảo thuật hay cất dấu hương liệu gì đặc biệt trong người.
Giáo sư Mortimer buột miệng :
- Xin ông giải thích việc này ?
Mọi người giật mình vì phong tục xứ Ấn, chất vấn một đạo sư là điều bất kính. Vishudha quay sang giáo sư Kavir nói vài lời, ông này thông dịch :
- Đó chỉ là môn khoa học gọi là Thái dương học. Ánh sáng mặt trời chứa đựng một năng lực rất mạnh, nếu biết chọn lựa và cô lập nó ta có thể tạo mọi vật theo ý muốn.
Giáo sư Mortimer giật mình :
- Thái dương học, phải chăng nó là môn khoa học của dân Atlantic ?
- Đó là môn khoa học đã một thời thịnh hành tại châu Atlantic, nhưng không phải riêng của giống dân này.
- Như thế châu Atlantic là có thật…châu này đã chìm xuống biển từ lâu và chỉ có Plato ghi nhận lại trong tập sách của ông…Chuyện này ra sao ?
Vishudha trầm ngâm :
- Tin hay không là tùy các ông. Người Âu lúc nào cũng đòi hỏi bằng chứng này nọ, nếu các ông muốn gọi nó là truyền thuyết cũng chẳng sao…. Khoa học nơi đâu cũng có nguồn gốc, khi tiến đến một trình độ cao xa thì thời gian hay không gian, đâu có nghĩa lý gì nữa. Khoa Thái dương học thật ra xuất xứ từ Tây Tạng ở một thời đại xa xôi, khi Ấn độ còn là một hòn đảo và rặng Hy Mã Lạp Sơn còn là một bờ biển…nhưng điều này đâu có ích gì cho việc nghiên cứu của các ông ?
- Ông có thể làm gì với môn này ?
- Các ông còn muốn gì ? Như vậy chưa thỏa mãn sao ?
Vishudha đứng dậy bước đến bên một chậu hoa gần đó. Mặc dầu chậu nở đầy hoa, nhưng trong đó cũng có một số hoa đã tàn. Vishudha dơ chiếc kính lúp chiếu lên các hoa này. Trước cặp mắt kinh ngạc của mọi người, những hoa khô héo bỗng trở nên tươi tốt, thơm tho Mọi người nín thở, không ai nói nên lời. Vishudha dơ chiếc kính lên chiếu vào lòng bàn tay ông. Một chùm nho tươi tốt bỗng xuất hiện. Nên biết Ấn độ là xứ nhiệt đới, không trồng được nho, hơn nữa lúc đó đang vào mùa đông, các cây nho bên Âu châu đều khô héo. Có được chùm nho tươi tốt là một việc vô lý, lạ lùng. Vishudha đưa chùm nho cho giáo sư Allen xem và thản nhiên tuyên bố :
- Đây là giống nho Pajouti chỉ mọc ở miền nam nước Ý, không hề được xuất cảng. Mùi của nó thơm nhưng vị hơi chát.
Mọi người xúm lại xem chùm nho. Có người ngắt vài quả bỏ vào miệng ăn như sợ rằng đó chỉ là một ảo tưởng. Chờ mọi người ăn xong, Vishudha trịnh trọng :
- Đây đâu phải lần đầu các ông thấy một sự lạ xuất hiện. Các ông đã nghe nói về chuyện này rồi đấy chứ. Các ông không nhớ chuyện đấng Christ hỏi thánh Phillip ở thành Galileo, “chúng ta sẽ mua bánh mì ở đâu?” Ngài biết rõ rằng bánh mì mà đám quần chúng đang cần dùng không phải mua ngoài chợ. Ngài mượn dịp đó để chỉ cho các tín đồ rằng người ta có thể tạo ra bánh mì bằng sức mạnh của tinh thần. Thông thường mọi người chỉ nghĩ rằng ta có bao nhiêu bánh mì hay bao nhiêu tiền bạc và chỉ giới hạn trong một khuôn khổ nào đó thôi. Điều đức Jesus muốn nói là khi ta đã sống với tâm thức của Chân Ngã, thì người ta không còn thiếu sót hay gò bó vào một giới hạn nào nữa. Ngài nhìn về thượng đế là nguồn gốc sáng tạo ra muôn loài, và tạ Ơn thượng đế đã luôn đặt vào tay loài người cái quyền năng và chất liệu cần thiết để thỏa mãn tất cả nhu cầu của họ. Đức Jesus đã bẻ bánh mì và bảo tông đồ hãy phân phát cho mọi người .Khi tất cả ăn no rồi mà vẫn còn dư đến 10 rổ bánh. Cũng bằng cách đó mà Elisê đã làm cho người quả phụ thành Jerusalem có dầu ăn thừa thãi không bao giờ hết. Ngài không hỏi đến kẻ có dư thừa dầu trong nhà, vì như thế số dầu chỉ giới hạn mà thôi. Những câu chuyện trong Kinh thánh đã dạy ta điều gì ? Phải chăng các môn khoa học đời nay không thể giải thích vấn đề này? Phải chăng có kẻ cho đó chỉ là một chuyện thần thoại? Có lẽ các ông cho rằng những chuyện này được ghi chép từ lâu rồi nên có phần nào sai lạc đi ?
Mọi người trong phái đoàn giật mình vì câu hỏi bất ngờ. Kinh thánh đối với họ không phải quyển sách nào xa lạ. Phần lớn đều thuộc lòng nhưng ít ai suy nghĩ cặn kẽ về những sự kiện xảy ra trong đó. Vishudha mỉm cười nhìn từng người rồi tiếp tục :
- Đức Jesus đã dạy rằng trong thiên nhiên có chất liệu để làm đủ mọi vật, và người ta có thể tìm lương thực của mình trong đó. Chúng ta chỉ cần rút các chất liệu này để tạo ra mọi thứ cần dùng.
Vishudha ngừng nói, đưa tay ra, một ổ bánh mì to lớn bỗng xuất hiện trên tay y từ hồi nào. Tất cả mọi người im lặng, nín thở không ai thốt nên lời. Sự kiện một đạo sư Ấn không nói gì về truyền thống, tôn giáo xứ này, mà lại nói về Kinh thánh như một vị mục sư làm mọi người kinh ngạc.
(trích Hành trình về Phương Đông, Nguyên Phong dịch)
Pháp sư Vishudha đã tạo ra đủ thứ mùi hương, ông còn tạo ra chùm nho để mọi người ăn thử. Ông cũng đề cập đến việc chúa Jesus đã tạo ra bánh mì cho những người đến nghe ngài giảng đạo ăn no bụng, mà Kinh Thánh đã kể, hiển nhiên đối với ông thì việc đó hoàn toàn có thật, chính ông cũng làm được. Chỉ có các nhà khoa học chưa làm được việc đó mới nghi ngờ đó là chuyện hoang đường. Ngày nay Hầu Hi Quý cũng làm được, ông đã tạo ra quả quýt và hai quả chuối cho ký giả Liêu Văn Vĩ ăn. Nhưng giữa Vishudha và Hầu Hi Quý có thể có sự khác nhau. Vishudha hoàn toàn biến ra chùm nho từ những chất liệu có sẵn trong thiên nhiên như nước, không khí, ánh sáng mặt trời, còn Hầu Hi Quý thì di chuyển từ nơi khác tới, có thể cách xa chỗ ông đứng hàng chục, hàng trăm cây số, nhưng di chuyển tức thời. Ông không muốn lấy ăn không của người ta nên thường trả tiền, cũng bằng cách dùng ý niệm di chuyển tiền đến chỗ người bán.
Trong Kinh Phật có kể chuyện tôn giả Maha Ca Diếp nhận lời phó chúc của Đức Phật, không nhập Niết Bàn, đến nay vẫn còn sống. Kinh sách Hán Tạng có ghi :
Trong thời đại của Đức Phật, Ma Ha Ca Diếp, Quân Đồ Bát Thán, Tân Đầu Lô, La Hầu La, đều nhận lãnh lời Phật phó thác, là không nhập Niết Bàn. “Tăng Nhất A Hàm Kinh” quyển 44, “Di Lặc Hạ Sinh Kinh” quyển 1, nói : “Đại Ca Diếp cũng không về cõi Niết Bàn” mà các quyển “Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện”, “Đại Đường Tây Vực Ký” đều ghi Đại Ca Diếp nhập định tại núi Kê Túc (Kukkuṭapādagiri hay còn gọi là Tôn túc sơn Gradhakuta, nay thuộc bang Bihar, Ấn Độ, gần thành Vương Xá –Rājagaha- của nước Ma Kiệt Đà- Magadha- xưa) phát nguyện giữ thân cho đến khi Di Lặc thành Phật, khiến thân không bị hư hoại, vì vậy cho đến ngày nay, ông vẫn còn nhập định tại núi Kê Túc, là người bảo trì được thân thể lâu kỷ lục trong cõi ta bà thế giới này.
Đó cũng là một loại thân như ý thông.
Cách đây không lâu, khoảng đầu thế kỷ 20, tiến sĩ triết học Bá Khắc Sâm, người Anh, đã được gặp tôn giả Đại Ca-Diếp tại Kê Túc Sơn, Ấn Độ, mà không biết. Sau đó theo hướng dẫn, đã quy y, trở thành tỳ kheo, đến Rangun, Myanmar thiền định và gặp lại, mới biết đó là Đại Ca Diếp. Trong tác phẩm Hành Trình về Phương Đông, đoàn các khoa học gia Anh và Mỹ đã gặp đạo sư Akila Bakhtir, ông nói đã từng gặp một vị đại sư sống hơn 2000 năm, có thể là đã gặp một trong các vị mà kinh đã kể . Thông tin này chứng tỏ việc có người sống hơn 2000 năm không phải là hoang đường. Đó là biểu hiện của thần thông.
Khoa học ngày nay có thể giúp chúng ta đạt tới thiên lý nhãn, thiên lý nhĩ (chưa phải tương đương với thiên nhãn thông và thiên nhĩ thông trong lục thông, vì chưa thể thấy và nghe hiểu được khắp các cõi giới) đã là một bước tiến to lớn, thấy xa và nghe xa vạn dặm là điều ta có thể làm hàng ngày qua mạng internet. Mạng internet cũng đang từng bước tiến tới việc xóa bỏ hàng rào ngôn ngữ bằng công cụ gọi là Google phiên dịch (Google translate). Một ngôn ngữ nào đó có thể được dịch nhanh chóng dễ dàng ra ngôn ngữ quen thuộc mà ta chọn lựa. Như vậy không biết ngoại ngữ, ta vẫn có thể đọc hiểu các ngôn ngữ xa lạ bằng cách sử dụng công cụ này. Phiên dịch có thể xem bằng chữ viết hoặc nghe bằng âm thanh. Đây quả là một hình thức thấp của thiên nhĩ thông. Kinh điển PG nói rằng khi Phật thuyết pháp, thính chúng thuộc nhiều dân tộc khác nhau, sử dụng những ngôn ngữ khác nhau và Phật thuyết bằng thứ ngôn ngữ phổ biến nhất và không có ai phiên dịch, tuy nhiên pháp âm của Phật đến với mỗi người bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ nên tất cả đều hiểu được. Và khi họ có thắc mắc họ, sẽ hỏi Phật bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ thông qua một vị đại diện đương cơ là đệ tử của Phật, hoặc một thiện tri thức, và người này lặp lại nguyên xi lời họ nói, nhưng Phật đều nghe hiểu, thậm chí chỉ cần họ mống ý muốn hỏi thì Phật đã hiểu họ muốn hỏi gì ngay khi họ chưa phát ngôn. Đó là thiên nhĩ thông. Còn thiên nhĩ thông thực tế ngày nay là Google phiên dịch, nhưng khả năng bị hạn chế hơn nhiều vì máy không phải lúc nào cũng dịch chính xác. Máy chỉ phản ứng một cách máy móc chứ thực sự không hiểu văn bản vì máy không có “ý tinh”. Vì vậy sự phiên dịch đôi khi rất ngây ngô, buồn cười. Ví dụ :
Trong thời đại của Đức Phật, Ma Ha Ca Diếp, Quân Đồ Bát Thán, Tân Đầu Lô, La Hầu La, đều nhận lãnh lời Phật phó thác, là không nhập Niết Bàn. “Tăng Nhất A Hàm Kinh” quyển 44, “Di Lặc Hạ Sinh Kinh” quyển 1, nói : “Đại Ca Diếp cũng không về cõi Niết Bàn” mà các quyển “Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện”, “Đại Đường Tây Vực Ký” đều ghi Đại Ca Diếp nhập định tại núi Kê Túc
Câu này được Google Translate dịch ra tiếng Anh như sau :
In the era of German Buddha, Mahakasyapa, Military Toys sudden, Tan beginning Lo, Rahula, are to receive the surrender of the Buddha, is not nirvana.”Increase the Best A Ham Economics” vol 44, “Maitreya Lower Born Sutra” Book 1, said: “Mahakasyapa also not the nirvana” that the book “French Deputy Tibet Human Causal Stories”, “The Way of the Western LandsRegister “are recorded Mahakasyapa enter in mountain successor.
Đức Phật nó dịch thành German Buddha, trong đó German nghĩa là người Đức. Tên của các tôn giả Quân Đồ Bát Thán (Kundopadhaniya) và Tân Đầu Lô (sa. Piṇḍola), nó dịch bậy bạ, chỉ có La Hầu La dịch đúng là Rahula. Phó thác nó dịch bậy thành surrender là sự đầu hàng. Tên kinh Tăng Nhất A Hàm nó dịch vô cùng bậy bạ. Tên kinh Di Lặc Hạ Sinh, nó dịch cũng không đúng mặc dù còn tạm hiểu. Tên các kinh truyện Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện, Đại Đường Tây Vực Ký, nó đều dịch bậy bạ. Tên núi Kê Túc nó dịch bậy thành mountain successor là người kế tục ở núi.
Do đó, trong thực tế Google phiên dịch sử dụng còn rất hạn chế. Tuy nhiên những văn bản thông thường giữa các ngôn ngữ Âu châu như giữa tiếng Pháp và tiếng Anh thì nó dịch khá tốt. Chẳng hạn ta chỉnh lại phần dịch tiếng Anh của câu trên như sau :
In the era of Buddha, Mahakasyapa, Kundopadhaniya, Piṇḍola , Rahula received the recommendation from Buddha not enter in Nirvana, “Ekottara-Agama”, Vol 44; “Birth of Maitreya Sutra”, Book 1, said that Mahakasyapa did not enter in Nirvana, and the books such as “Story of the Cause and Environment to come in the Treasure of Buddhism Teachings”, “Stories in the Voyage beyond the Western Area of Grand Tang Kingdom” all wrote that Mahakasyapa entered in meditation on Gradhakuta.
Câu này máy dịch sang tiếng Pháp khá hoàn chỉnh như sau :
À l’époque de Bouddha, Mahakasyapa, Kundopadhaniya, Piṇḍola, Rahula a reçu le recommandation de Bouddha pas entrer dans le Nirvana, “Ekottara-Agama”, Vol 44, «La naissance de Maitreya Sutra”, livre 1, dit que Mahakasyapa ne pas entrer dans le Nirvana, et les livres tels que «L’histoire de la Cause et de l’environnement à venir dans le trésor du bouddhisme Enseignements”, “Histoires de la voyage au-delà du Secteur de l’Ouest de Grand Tang Uni” ont tous écrit que Mahakasyapa entré en méditation sur Gradhakuta.
Ý tinh là khả năng thấu hiểu, là một khía cạnh của Chánh biến tri vốn bất sinh bất diệt không bị hạn chế bởi không gian, thời gian và số lượng. Để hình dung được ý tinh, hãy xem câu chuyện có thật sau đây xảy ra tại Cung Văn hóa Công nhân thành phố Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, TQ năm 1980.
Hầu Hi Quý đến, anh không thoái thác, theo sự sắp xếp của Chu Hiệu Pháp, đồng ý biểu diễn tại Cung Văn hóa Công nhân. Đó là chủ ý hay của Chu Hiệu Pháp, ông biết rằng nếu dùng ảo thuật nhất định phải có sự phối hợp, chắc chắn phải có đạo cụ, phải đem người tới, cửa đóng chặt, không ai có thể ra vào, tự nhiên là không thể phối hợp được. Đến như đạo cụ, thì khi vào nơi biểu diễn, không cho mang bất cứ thứ gì vào, không cần phải quan tâm. Người được vào xem, thì ngoài Phó chủ tịch Công Đoàn tỉnh Hồ Nam, Long Quỳ và Trưởng ban tuyên truyền Văn Lực Sinh, còn có nhân viên tùy tùng của họ, những người lãnh đạo của Cung Văn hóa và vài vị cán bộ Công Đoàn của thành phố Tương Đàm, đều không phải là người thân quen với Hầu Hi Quý, không thể trợ giúp anh ta làm điều gian dối.
Tất cả chuẩn bị đâu vào đấy, Hầu Hi Quý hướng về Phó chủ tịch Long, hỏi mượn chiếc đồng hồ đeo tay. Ông mỉm cười không hiểu Hầu Hi Quý cần chiếc đồng hồ để làm gì, nhưng ông cũng lập tức cởi chiếc đồng hồ đưa cho anh ta. Hầu Hi Quý tiếp nhận đồng hồ, thuận tay xé một mảnh giấy, gói cái đồng hồ lại, quay đầu về phía một cán bộ ở gần đó ra dấu bảo anh ta đến giúp.
“Xin anh hãy nhặt nửa cục gạch tiểu đằng kia” Hầu Hi Quý chỉ chỉ cục gạch nằm dưới chân tường, nói với người cán bộ : “Hãy đập mạnh, đập bẹp cái đồng hồ này.”
“Đập đồng hồ ?” người cán bộ do dự, anh ta nhặt cục gạch lên nhưng không dám đập, mà nói :
“ Đập bẹp nó rồi, ai bồi thường ? Hay là anh cứ tự mình đập đi !”
“Được, tôi đập, nhưng” Hầu Hi Quý hướng về chủ tịch Long nói “Nếu đập bẹp xong, có cần bồi thường không ?”
“Đập bẹp thì cứ đập bẹp, thì nó sẽ là cái đồng hồ hư vậy, đeo nó đã lâu lắm rồi.” Long Quỳ là người phóng khoáng, nói “Không phải bồi thường đâu !”
“Vậy thì được, một lời đã định nhé.” Hầu Hi Quý giơ cao cục gạch, nhưng anh không đập xuống ngay. Những người vây quanh đều có chút căng thẳng, có người há hốc mồm, có người tròn xoe mắt nhìn, có người hít một hơi dài.
Hầu Hi Quý xuống tay xong, cục gạch đập mạnh vào gói giấy nghe một tiếng “bình !” kinh dị. Mọi người cảm thấy đáng tiếc, chiếc đồng hồ đẹp thế kia, tất yếu là vỡ ra mấy mảnh, không khỏi có tiếng xuýt xoa nổi lên.
“Mở gói giấy ra !” Hầu Hi Quý ra hiệu “xem đồng hồ !”
Không ai nhúc nhích. Cái bao giấy nhỏ cũng bị đập dẹp, phía trên hãy còn dấu vết những mảnh gạch vỡ vụn màu đỏ do sự va đập. Ai biết được cái đồng hồ đáng thương bị đập thì sẽ như thế nào ?
Hầu Hi Quý thấy không ai động thủ, dường như không sẵn sàng tình nguyện động thủ lắm. Anh chép miệng “chậc chậc !” hai tiếng, lại lắc lắc đầu, có tới 10 cặp mắt nhìn trân trân, anh cúi xuống nhặt gói giấy lên, nhẹ nhàng đặt lên lòng bàn tay, sau đó từ từ mở ra.
Cả 10 cặp mắt đều lộ vẻ khủng hoảng, đồng hồ quả nhiên bị đập bẹp, mặt kính vỡ nát, hư hỏng hoàn toàn, thành một cục sắt phế thải.
“Bẹp dí rồi, làm sao đây ?” Hầu Hi Quý hỏi to, tựa như anh cũng chưa từng dự liệu kết cục lại như thế.
“Đã tính rồi, đã tính rồi mà, đã tính là nó sẽ bẹp dí mà.” Phó chủ tịch Long Quỳ khẳng khái nói, tuy nét mặt không biến sắc, nhưng ngữ khí vẫn lộ chút vẻ bất lực không thể làm gì được.
Hầu Hi Quý khịt mũi một tiếng, gói lại cái đồng hồ bẹp dúm trước sự chú mục của 10 cặp mắt, để trong lòng bàn tay, nhè nhẹ xoa xoa một chút, sau đó thổi nhẹ một cái, đưa cho chủ nhân của chiếc đồng hồ.
“Không được, ‘ba điều kỷ luật lớn, tám đề mục phải chú ý’ đập bẹp thì phải bồi thường, đền cho ông một chiếc nè.” Hầu Hi Quý nói một câu vui đùa, cười nhìn Long Quỳ.
Trưởng ban Văn tiếp nhận gói giấy, anh ta cũng không biết kết cục của màn biểu diễn của Hầu Hi Quý là như thế nào, chỉ biết theo thói quen bình thường là mở gói giấy.
“Úi trời !” mọi người kinh ngạc kêu lên. Họ thấy trong gói giấy là chiếc đồng hồ hoàn toàn nguyên vẹn, bên cạnh vẫn còn vài mảnh vỡ màu đỏ của cục gạch. Chiếc đồng hồ vẫn chạy “tích tắc” đều đặn. Tâm lý của người xem trong giây phút đó ngẩn ngơ tê liệt. Trong số họ, đại đa số đều giống như Long Quỳ, Văn Lực Sinh, Chu Hiệu Pháp, là những người tin tưởng ở chủ nghĩa Mác Lê Nin, là những người triệt để duy vật chủ nghĩa, nhưng bất luận thế nào, họ không cách nào liên hệ được giữa hai tình huống, một phút trước là chiếc đồng hồ hư hỏng hoàn toàn, còn bây giờ là chiếc đồng hồ hoàn hảo không chút tổn hại. Nhưng sự thực vẫn là sự thực, tiếng “tích tắc” của chiếc đồng hồ vang lên trong bầu không khí im lặng hoàn toàn trong gian phòng tách biệt với bên ngoài.
Nếu ý thức phàm phu của cái ngã bị dẹp bỏ, hoàn toàn để cho ý tinh chủ động thì nó có khả năng kỳ diệu như vậy, khả năng không giới hạn. Đó là thân như ý thông.
Lý giải đặc dị công năng
Người đã có nghiên cứu Phật pháp sẽ thấy đặc dị công năng chẳng có gì khó hiểu. Vishudha tạo ra các mùi hương và tạo ra chùm nho bằng cách dùng thân như ý thông, chánh biến tri tổng hợp các mùi hương và chùm nho bằng các chất liệu có sẵn trong ánh sáng mặt trời, trong không khí, nước, chỉ khác thường ở chỗ tức thời, cần rất ít điều kiện (chỉ có cái kính lúp), thay vì cây nho hoặc các loài hoa tạo ra trái và mùi hương phải sau một thời gian được gieo trồng và chăm sóc. Phật pháp nói rằng tất cả vật chất cũng đều là huyễn ảo, sự hiện hữu chỉ là tương đối, đối với lục căn, lục trần, lục thức. Tất cả các pháp chỉ là thức (vạn pháp duy thức), không gian, thời gian, số lượng cũng chỉ là thức chứ không phải có thật. Vì vậy Vishudha không cần cây nho, không cần thời gian vẫn tạo ra được chùm nho. Thức chỉ là tập khí, tức thói quen cảm nhận, càng lâu đời thì càng kiên cố, kiên cố tới mức nó thành cố thể vật chất. Nếu giải thích bằng khoa học thì vật chất là cấu trúc ảo do những hạt ảo là quark, electron, higgs, boson (lực) tạo thành. Nếu không có ai quan sát thì cấu trúc đó chỉ là tánh không trống rỗng, nhưng khi có người quan sát thì nhất niệm vô minh của người đó tùy theo tập quán mà thấy đó là vật chất gì, những người cùng chung một nghiệp (cùng cộng nghiệp) thì sẽ thấy nó giống nhau, từ đó tạo ra cái gọi là khách quan. Cấu trúc ảo đó là một tiềm thể chứ chưa phải là vật chất, nhưng nó sẽ thể hiện thành vật chất khi có nhất niệm vô minh dấy lên. Điều này các nhà khoa học hàng đầu thế giới có biết. Heisenberg, (1901-1976 nhà Vật lý lý thuyết người Đức, nói : “Atoms and elementary particles…form a world of potentialities or possibilities, rather than one of things or facts…atoms are not things” (Nguyên tử và các hạt cơ bản…hình thành một thế giới tiềm thể hay có khả năng hiện hữu, chứ không phải một thế giới của vật thể hay sự vật có thật…Nguyên tử không phải là vật).
Thí dụ 7 tỉ người trên địa cầu đều thấy núi là núi, nước là nước, con trâu là con trâu, con ngựa là con ngựa. Nhưng người từ hành tinh khác tới không cùng cộng nghiệp thì họ chẳng thấy gì cả, không thấy có quả địa cầu, cũng chẳng thấy con người với nền văn minh đang sống trên đó.
Cũng giống như người bình thường thì không thấy vong linh người chết, chẳng thấy cõi âm, nên cho rằng không có, nhưng một số người đặc biệt như Tiến sĩ Vật lý người Ai cập Hamud El Sarim, tốt nghiệp Đại học Oxford năm 1864, sau qua Ấn Độ nghiên cứu về tâm linh, đã gặp phái đoàn của Tiến sĩ Spalding, tác giả sách Hành trình về Phương Đông. Ông nói rằng ông tiếp xúc được với vong linh người đã chết, giao thiệp được với các hồn ma. Hiện tại Phan Thị Bích Hằng và một số người khác tại Việt nam cũng có khả năng thấy và tiếp xúc được với vong linh cõi âm. Nhờ khả năng đó, bà đã tìm được hàng vạn hài cốt liệt sĩ rãi rác khắp nơi, tiêu biểu nhất là hài cốt của em gái giáo sư Trần Phương, mất tích từ thời kháng Pháp. Còn Trần Ngọc Ánh thì tìm được hài cốt của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập của Đảng Cộng Sản Đông Dương.
Nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương tìm mộ em gái
Hành trình tìm mộ cố Tổng bí thư Hà Huy Tập
Người từ hành tinh khác đến địa cầu, chỉ người có khả năng đặc biệt mới thấy được quả địa cầu và nhân loại sống trên đó. Nhân loại đối với họ cũng giống như bóng ma đối với chúng ta.
Người có công năng đặc dị có khả năng tác động làm thay đổi cấu trúc ảo của vật chất. Vì vật chất là ảo nên thay đổi cũng chẳng có gì là khó, miễn là vận dụng được chánh biến tri. Hầu Hi Quý vận dụng được, nên có khả năng hoàn nguyên, phục hồi nguyên trạng chiếc đồng hồ bị đập bể nát bẹp dúm. Sở dĩ phải gói nó trong miếng giấy vì dù bị bể nát nó không bị mất mảnh vụn nào, khiến cho việc hoàn nguyên hoàn hảo không bị lỗi. Điều đó giống y chang như khi ta gởi một video clip qua mạng internet, nó bị phân tích ra thành nhiều gói dữ liệu và truyền đi, đến nơi phải đầy đủ mới phục nguyên được, nếu không thì không thể phục nguyên được, hoặc nếu được cũng bị mất một đoạn.
Vì các lá bài là ảo nên dù bị nắm chặt trong tay, Hầu Hi Quý vẫn có thể đổi thành lá bài khác một cách dễ dàng mà không cần gỡ tay người kia ra lấy.
Vì cái thùng sắt là ảo, hai trái táo cũng là ảo, nên Trương Bảo Thắng có thể dùng ý niệm lấy một trái táo ra khỏi thùng sắt mà không cần mở nắp. Chẳng khác nào các hình ảnh, âm thanh, video là ảo nên tôi chứa nó trên server bên Mỹ, tôi chẳng cần phải qua Mỹ mới lấy được tài liệu của tôi về nhà.
Kết luận
Phật nói chúng sinh nằm mơ giữa ban ngày mà chẳng tự biết. Đặc dị công năng cũng giống như chiếc cửa sổ hẹp, qua đó chúng ta có thể nhìn thấy bản chất của đủ loại vật chất chung quanh mình từ tiền tài cho tới tài sản, nhà cửa, xe cộ, đất đai, sông núi, tất cả đều là ảo mà đại đa số nhân loại đều không hay biết. Kinh điển Phật giáo từ ngàn xưa đã nói rằng “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”. Vạn pháp duy thức có nghĩa là vũ trụ chỉ là thức, là thông tin, thực thể vũ trụ chính là thông tin. Tôi sẽ trở lại vấn đề này trong một bài viết khác.
(Truyền Bình)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét