Lời tác giả
Đây là quyển sách mở rộng tầm mắt, dẫn người ta đến cảnh giới ưu thắng, khiến người ta kinh dị, không thể không tin, nhưng lại là một quyển sách khó tin.
Trong sách ghi lại hành trạng của siêu nhân hàng đầu Trung Quốc, Trương Bảo Thắng, chuyện về quá trình trong hơn 30 năm trưởng thành gian nan, gập ghềnh, phấn đấu khó khăn.
Có người nói anh không có cha mẹ, là “đứa hài nhi nhặt được trong núi”; có người nói anh là “người khách từ ngoài không gian”, “ người ngoài hành tinh”, có người nói anh là “Bồ Tát chuyển thế”, “Bảo Thắng hoạt Phật”; người trong nước nói, người nước ngoài nói, báo chí hàng ngày nói, tạp chí cũng nói…
Anh có khả năng thấu thị (nhìn xuyên vật thể) rất mạnh. Trong mắt anh, mọi người đều khỏa thân. Con mắt thứ nhất có thể nhìn xuyên y phục, con mắt thứ hai có thể nhìn xuyên da thịt, con mắt thứ ba có thể nhìn xuyên lục phủ ngũ tạng.
Anh có khả năng phục nguyên (khôi phục tình trạng cũ) vật thể, anh có thể khôi phục nguyên trạng một danh thiếp bị nhai nát, có thể nối liền lại cái đuôi con chuột bạch bị cắt rời.
Anh có thể dùng ý niệm di chuyển vật thể, dùng ý niệm dời vật thể từ phòng này qua phòng khác.
Anh có khả năng dự đoán, khả năng trị bệnh…
Do sự xuất hiện của anh và những công năng đặc dị của anh, “một con người khoa học tâm linh khiến chúng ta phải bồi hồi” (lời của nhà khoa học trứ danh Tiền Học Sâm), một ít quyền năng của nguyên lý khoa học gặp phải thách thức nghiêm trọng, một ít tiểu thuyết huyền bí trở thành nhạt nhẽo vô vị, thiếu sức tưởng tượng (trước công năng đặc dị đầy thuyết phục của anh).
Tác giả (Gia Cát Hỉ Hán) thủ ký
Tác giả sách : Gia Cát Hỉ Hán
Lời tựa sách : Lâm Thanh, Phó tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh
Lời bạt : Trương Văn, người phụ trách biên tập sách
Lời tựa
Tại Trung Quốc hiện nay, Khoa học nhân thể khai phá tiềm năng trong cơ thể con người đang bắt đầu phát triển, chính trong sự nghiên cứu không ngừng mà nó trưởng thành. Mấy năm gần đây, có vài sự kiện biểu diễn đặc dị công năng khiến người ta kinh ngạc đến mắt trừng miệng dại, không thể nghĩ bàn về hiệu quả trị liệu của khí công, đã khiến cho xã hội hết sức quan tâm, đồng thời về mặt lý luận, nó gây ra tranh luận kịch liệt trong giới khoa học. Đối với sự tranh luận này tôi không có sở tri cũng không chút hứng thú.
Tháng 6-1986, tôi đến Bắc Kinh tham dự lần thứ 3 hội nghị của Hiệp Hội Khoa Học Kỹ Thuật Trung Quốc với tư cách đại biểu, đối với người đồng hương Trương Bảo Thắng tôi có cảm tình đặc biệt và lòng hiếu kỳ, tôi thăm viếng anh ta. Như tác giả đã ghi nhận trung thực trong sách, lần thăm viếng này gây chấn động lớn đối với tôi, để lại ấn tượng cực kỳ sâu sắc.
Vì sao Trương Bảo Thắng từ xa nhẹ nhàng thổi một luồng khí khống chế, tức thì một máy thu hình TV đang hoạt động bỗng bị ngừng ? anh ta lại thổi một cái nữa, cái máy lúc sáng lúc tối. Qua ngày hôm sau, anh ta lại nhẹ nhàng thổi thì cái TV hoàn toàn tốt ? Vì sao tôi không có nói cho anh ta biết là cái thận trái của tôi đang bị trục trặc, anh ta ở cách một bức tường lại có thể chẩn đoán chính xác, từ bàn tay anh ta phát ra một nhiệt lượng cao mà cơ thể con người không chịu nổi, tiến hành trị liệu ? Trong vài phút anh ta làm cho một cặp giấy vệ sinh đang khô ráo bỗng ướt nhẹp giống như nhúng nước ? hấp thu phần lớn dịch tiết từ cơ thể chăng ? Vì sao cặp cuộn giấy đang ẩm ướt anh ta dùng tay chỉ một cái liền phát cháy ? Vì sao chai thuốc thủy tinh đóng khằn chắc chắn và không có lỗ thủng mà các viên thuốc bên trong lại có thể rớt ra ngoài ? Vì sao anh ta có thể tùy ý đưa gói đường hoặc bao thuốc lá vào một keo thuốc đang đóng kín ? Vì sao một tấm danh thiếp bị nhai nát như tương vào tay anh ta lại nhanh chóng phục hồi như cũ ? Vì sao? Vì sao ? một loạt câu hỏi khiến cho tôi suy nghĩ suốt đêm mà không hiểu được. Qua ngày sau, tại hội nghị, tôi xin thỉnh giáo đồng chí Tiền Học Sâm. Tôi hỏi : “ Tiền lão bối, đặc dị công năng của Trương Bảo Thắng có thật không ?” Giải đáp của Tiền lão rất chuẩn xác “Trương Bảo Thắng à, tôi biết đặc dị công năng của anh ta là thật, không chỉ có Trương Bảo Thắng, một số trẻ em cũng có công năng này”. Kế tiếp tôi phỏng vấn một số chuyên gia khí công đã nghiên cứu vấn đề này. Những sự thực này khiến tôi bắt đầu nhận thức rằng : Trong vũ trụ của chúng ta, hãy còn nhiều điều ảo diệu thuộc thế giới khách quan mà chưa được con người nhận thức.
Đối với hiện tượng đặc dị công năng, nên có thái độ như thế nào ? Tôi nhận thức rằng nên có thái độ khoa học thực sự cầu thị, đặc dị công năng, tâm linh cảm ứng, khả năng tiên tri, ý niệm lực, là một loại hoạt động đặc thù của tư duy. Tôi không có nghiên cứu, trước mắt chúng ta không thể dùng khoa học hiện tại để giải thích chúng một cách rõ ràng. Chỉ có điều tôi ở Bắc Kinh, Thẩm Dương, Yên Sơn…mỗi lần thấy Trương Bảo Thắng biểu diễn đặc dị công năng đều là sự thật hoàn toàn. Tôi nhận thức rằng một người theo chủ nghĩa duy vật chân chính, đầu tiên nên thừa nhận sự thật, chỉ cần đó là sự thật, là tồn tại khách quan. Chúng ta không thể vì trước mắt không thể dùng khoa học hiện tại để thuyết minh mà phủ định sự tồn tại của chúng, lại càng không thể khinh suất chụp mũ rằng đó là “phong kiến mê tín”, “duy tâm chủ nghĩa” để phủ định chúng. Đương nhiên cũng không thể nghe tín đồ nói, thêm hoa lá cành, hoặc đã thấm còn thêm nhiễm, vì muốn nắm bắt khoa học cần có thái độ tích cực nghiên cứu chúng, đào sâu chúng. Thực ra trong đại thiên thế giới này, con người đối với sự vật trong vũ trụ từ chỗ không biết tới chỗ biết, từ không nhận thức đến dần dần nhận thức. Nhưng cho đến nay trong vũ trụ hãy còn không ít sự vật con người chưa nhận thức được, chưa nắm bắt được, trong đó có đặc dị công năng. Tôi tin rằng theo đà phát triển của khoa học kỹ thuật và tiềm năng tư duy của con người, sẽ có ngày nhân loại có thể khám phá được bí mật và khiến chúng phục vụ nhân loại.
Đương nhiên việc khám phá những bí ẩn trong lịch sử, dùng khoa học hiện đại giải thích chúng, vận dụng chúng, có thể không phải trong một đời người có thể hoàn thành. Vì vậy, chúng ta một mặt phát huy phương châm “bách gia tranh minh” (trăm nhà đua tiếng), tạo ra sự nghiên cứu thảo luận về hoàn cảnh bên ngoài, giúp đỡ khuyến khích khoa học gia can đảm tìm tòi nghiên cứu. Mặt khác từ kết quả hiện tại, nên vì công tác nghiên cứu của người đi sau mà tích lũy tư liệu, cung cấp chứng cứ xác thực có thể khảo cứu. Xuất phát từ mục đích này, ba năm trước tôi đã khuyến khích đồng chí Gia Cát Hỉ Hán viết cuốn sách này.
“Siêu nhân Trương Bảo Thắng” là danh xưng tác giả tự thân xem xét điều tra sự thật mà đặt tên, thực ra đó là ghi lại quá trình trưởng thành hơn ba mươi năm phấn đấu gian khổ đầy chông gai gập ghềnh của Trương Bảo Thắng. Trong toàn quyến sách, các hồi có liên hệ với nhau, nhưng lại có những câu chuyện tình tiết độc lập, sinh động có thể đọc riêng. Nhưng tôi nhận thức rằng quyển sách này quý ở chỗ đó là tài liệu do tác giả trực tiếp quan sát, trực tiếp thu thập, vì vậy tính chân thực khả khảo là đảm bảo không có nghi ngờ, là một tư liệu quý giá khó được đối với những ai muốn nghiên cứu về Trương Bảo Thắng từ nay về sau. Tôi tin rằng sẽ có ngày nhân loại dùng khoa học kỹ thuật hiện đại khám phá bí mật của đặc dị công năng, khám phá tiềm năng của cơ thể con người để phục vụ trở lại cho nhân loại. Quá trình phấn đấu của Trương Bảo Thắng và công lao ghi chép sự thật của Gia Cát Hỉ Hán về ông, nhất định sẽ có thể phát huy tác dụng to lớn.
Lâm Thanh viết tại Bắc Kinh tháng 9-1989
(Lâm Thanh là Phó Tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh, phụ trách Xây dựng Cơ bản, Khoa học kỹ thuật, Giáo dục, Văn hóa và Xuất bản)
Lời bạt
Tôi từ năm 1986 bắt đầu quen biết đại sư Trương Bảo Thắng. Tháng 6 năm đó tôi ở tại thành phố Đại Liên tỉnh Liêu Ninh, tham gia ban huấn luyện về “Khai phá sức sáng tạo”. Phương pháp khai phá sức sáng tạo là khơi gợi lòng hiếu kỳ của con người, nghiên cứu mở rộng nhu cầu ham muốn của con người. Tại ban huấn luyện, đồng chí Gia Cát Hỉ Hán giới thiệu đặc dị công năng của đại sư Trương Bảo Thắng. Tôi nghe được và về sau cảm thấy rất hứng thú. Gia Cát Hỉ Hán là người phát hiện Trương Bảo Thắng, giới thiệu, bảo vệ anh, và là một trong những người nghiên cứu về anh. Tối hôm đó, tôi hẹn làm việc với ông, đề nghị ông viết một cuốn sách ký thuật về quá trình trưởng thành và hành trạng của Trương Bảo Thắng. Lúc đó tôi mới biết, do Phó tỉnh trưởng Lâm Thanh khích lệ, ông cũng đã động thủ thu thập tư liệu liên quan tới Trương Bảo Thắng. Ông thoải mái đáp ứng yêu cầu của tôi và giới thiệu tôi tới Bắc Kinh làm quen với Bảo Thắng.
Ngày đầu tiên làm quen với Bảo Thắng, dưới tiếng còi hiệu dẫn đường trang bị trên xe hơi của anh, chúng tôi ngồi trên chiếc xe hơi đi từ tây sang đông, đi thông thoáng không trở ngại qua đại lộ Trường An và quảng trường Thiên An Môn, khiến tôi sảng khoái, say sưa được vài phút. Đến trạm hỏa xa Bắc Kinh, chúng tôi lại gặp sự hiểu lầm đối với cảnh vệ, “thật là bực mình” sau đó trạm hỏa xa phái người đến đưa chúng tôi về văn phòng. Sau khi biết anh là Trương Bảo Thắng, bèn mời anh biểu diễn đặc dị công năng. Trưởng phòng rời khỏi bàn tiệc, tự cởi chiếc đồng hồ tay của mình đặt lên bàn làm việc, Trương Bảo Thắng hướng về chiếc đồng hồ thổi một hơi, kim giây, kim phút, kim giờ, rời khỏi trục nằm tán loạn trên mặt đồng hồ. Tiếp theo, chỉ đạo viên chạy ra ngoài phòng, viết trên một miếng giấy, xếp nhỏ rồi bỏ trên một cái mâm nhôm, đậy kỹ. Trương Bảo Thắng trong ánh mắt chăm chú theo dõi của mọi người, trầm tư một lúc, hai tay xoa nhau mấy cái, tay phải đặt trên đùi phải, chấm chấm quơ quơ mấy cái, lập tức cười nói :
- Nhận ra rồi, trên giấy viết câu này : ‘Hiểu lầm, xin đừng giận, có thể giải quyết rất tốt sự việc này’
- Đoán đúng rồi ! đoán đúng rồi ! Chỉ đạo viên nghe vậy, luôn miệng nói :
Tôi mở mảnh giấy xem. Quả nhiên không sai. Tờ giấy đó, đến nay tôi vẫn còn bảo tồn. Như thế các đồng chí do sở phái đi đã lấy phương thức “không đánh nhau không quen nhau” kết thúc chuyện hiểu lầm một cách cao hứng, khiến tôi lần thứ nhất tự thân hiểu được nguyên nhân anh và cảnh vệ có sự hiểu lầm và bầu không khí lúc đó. Từ đó về sau, mỗi lần tôi đến Bắc Kinh, đều đến thăm anh, mỗi lần như vậy đều có thu hoạch mới.
Do đồng chí Gia Cát Hỉ Hán lúc đó đảm nhiệm chức vụ chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Thị trấn Bổn Khê tỉnh Liêu Ninh, công tác rất bận, đến tháng 7-1988, ông mới gởi bản thảo đến. Nhưng do vài nguyên nhân, lại thêm thủ tục xuất bản gặp một số phiền toái nên kéo dài, mãi đến năm 1990 mới tập trung xét duyệt. Qua nhiều nỗ lực, bản thảo cuối cùng đến tháng 7-1990 mới xong.
Tôi mang bản thảo , bay đến Thẩm Dương và Bắc Kinh, tìm đến đại sư Trương Bảo Thắng, Phó tỉnh trưởng Lâm Thanh và đồng chí Gia Cát Hỉ Hán, nghe riêng ý kiến của từng người.
Tại Bắc Kinh, Trương Bảo Thắng sau khi duyệt bản thảo xong, nêu lên rất nhiều ý kiến sửa đổi cụ thể và quý báu.
Tại Thẩm Dương, tôi mạo muội đề xuất với Phó tỉnh trưởng Lâm Thanh và đồng chí Gia Cát Hỉ Hán : “Dùng hình thức thể loại chương hồi, ký thuật quá trình phấn đấu phát triển và hành trạng của Trương Bảo Thắng cùng với việc khai phá nhận thức đặc dị công năng, khẳng định là có thể làm phong phú hơn đặc điểm dân tộc và càng hấp dẫn độc giả”. Họ liền biểu thị tán thành.
Được các anh ủy thác, sau khi trở về Quảng Châu, tôi liền động thủ tu sửa bản thảo. Tháng 7 tại Dương Thành (Quảng Châu), chính trong lúc thời tiết nắng nóng, lại trùng hợp với lúc tiết trời đặc biệt nóng, không khí thường thường là 35 độ C, kinh qua gần một tháng còng lưng, đổ mồ hôi nỗ lực, bản thảo đã qua trưng cầu ý kiến và viết theo thể chương hồi, cuối cùng đã sửa xong.
Để trưng cầu thêm ý kiến, tôi đem bản in thử gởi cho, trên là các chuyên gia học giả, dưới là học sinh và hộ cá thể. Họ đối với nội dung của bản thảo, lúc đầu chỉ tin tưởng một nửa, theo lời của họ : “Đây là những sự việc quá ly kỳ, ly kỳ đến mức người ta chỉ có thể tin tưởng phân nửa. Có được phân nửa ấy còn là vì nội dung này do ông gởi tới chúng tôi. Bởi vì từ lúc giao du với ông đến nay, ông không phải là loại người hay lừa gạt người, cũng không phải loại người hồ đồ ba phải” . Thế nhưng khi tôi đem hình chụp các đồng chí lãnh đạo trung ương đang xem Trương Bảo Thắng biểu diễn và các tư liệu có liên quan đưa cho họ xem (do nguyên nhân mà mọi người đều có thể lý giải, một số hình và tư liệu quan trọng hiện nay chưa thể in trong quyển sách này, hình đăng tải hiện tại chỉ là vài tấm hình chụp sơ sài) họ vẫn dè dặt nói : “Nếu không phải do ông đưa thì không phục ! Tại Trung Quốc, hành trạng như những người này đều là bọn ngớ ngẩn, đều là gạt người, như vậy, tôi tin theo là cam tâm tình nguyện bị lừa !”
Có người bạn còn gởi câu hỏi : “Trương Bảo Thắng thần kỳ như thế, anh quen thân anh ta như thế, vậy anh ta có trị qua bệnh gì cho anh chưa ?” Tôi trả lời : “Trương đại sư rất bận, tôi không muốn phiền nhiễu ông ấy. Nguyện vọng của tôi là xuất bản cuốn sách, có thể ra được sách cũng là một loại thành công. Tôi không phải là người theo công lợi chủ nghĩa, không toan tính dùng việc xuất bản sách để chuyển thành phần thưởng bổ sung nào”. Tôi chỉ có một lần đưa nhạc phụ tìm Trương Bảo Thắng khám bệnh qua mà thôi, tình tiết này tại hồi 23 có miêu tả tường tận.
Tóm lại, người ta đối với quyển sách, phản ứng mạnh hơn tôi dự liệu nhiều. Tác giả của quyển sách được khen là kỳ thư “Sơn ao thượng đích Trung Quốc” (Trung Quốc trên miệng núi lửa), là tiên sinh Hà Bác Truyền (Phó giáo sư Khoa Triết học Đại học Trung Sơn, chuyên gia về “Vấn đề học” của Trung Quốc) xem bản thảo xong, góp ý viết : “Giá trị của bản thảo này, không phải tại một số ‘truyền thuyết’ và ‘dự đoán’ trong đó, mà tại nơi không ít nhân vật quan trọng mà chúng ta tin cậy, đã minh xác, nhận chân sự thực phi thường”.
“Chỉ cần chúng ta có thể làm rõ chân tướng của mỗi sự thật trong sách, tách riêng mỗi vấn đề để giải quyết thì đây không phải là chuyện xa vời”
“Chính là những người nghiên cứu sự thật về siêu nhân là nguyên nhân chủ yếu khiến ta không tất yếu phải sợ rằng trong đó có khả năng xen tạp ‘hoang đường’ và ‘hồ đồ ba phải’ vào.
Có hộ cá thể, xem nhiều đêm liền cho xong bản thảo, rồi thao thao bất tuyệt phát biểu cảm nhận của mình : “Xem ra, từ cổ đại đã có thần tiên mà !” Họ đều nhiệt liệt và khẩn thiết yêu cầu : “Mau xuất bản sách !”
Trong sự nhiệt tình cảm khái của họ, trong nỗ lực về mọi phương diện, sách “Siêu nhân Trương Bảo Thắng” cuối cùng cũng được ra mắt quảng đại độc giả. Chỉ mong nó có thể vì sự nghiên cứu khai phá của đặc dị công năng với giá trị tự thân của nhân loại mà có tác dụng xúc tiến, đề cao được phần nào, để nó vươn lên.
Đồng thời, tôi cũng muốn cho thanh niên độc giả biết : trong xã hội của chúng ta, những người giống như Trương Bảo Thắng, có bản lĩnh như thần tiên, nhưng quá trình trưởng thành của họ cũng rất gian nan khúc khuỷu, những người phàm phu tục tử như chúng ta muốn làm nên một sự nghiệp gì đó, muốn thành một nhân vật được người ta quan tâm chú mục, thì có thể cũng phải trải qua một quá trình gian nan tương tự. Vì vậy hi vọng các độc giả thanh niên từ trong sách này nhận thức : nhân sinh thường phải từ trong gian nan khúc khuỷu phấn đấu mới có thể được thành tựu ! Lúc thành công cũng không coi nhẹ tất cả, mà khi bị khó khăn tỏa chiết cũng không cúi đầu khuất phục ! nghịch cảnh có lúc càng khiến người ta có thể thành tài !
Nếu như hai mục đích trên đều đạt được thì tâm ý của chúng tôi cũng được mãn nguyện.
Vì sự nghiên cứu và phát triển đặc dị công năng là một đề tài rất mới mẻ, trình độ học thức của chúng tôi còn giới hạn, nếu trong sách còn có chỗ nào chưa đúng, xin quý độc giả sẵn sàng chỉ chính.
Cám ơn đại sư Trương Bảo Thắng đã giúp đỡ và ủng hộ cho công tác làm bản thảo sách !
Cám ơn Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Liêu Ninh, nhân dân và chính quyền tỉnh Liêu Ninh đã ủng hộ công tác làm bản thảo sách !
Trương Văn
(Nhà xuất bản Nhân dân Quảng Đông)
Dương Thành (Quảng Châu) tháng 11-1990
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét