F-14 Tomcat – tốc độ 2,37 mach (Hoa Kỳ)
Mỹ chế tạo F-14 Tomcat để thay thế F-111B khi hải quân Hoa Kỳ cần một phi cơ có khả năng chiến đấu tầm xa. Nó được sản xuất năm 1970 nhưng sau đó các kỹ sư Mỹ thấy động cơ TF30 rất hạn chế. Họ liền nâng cấp động cơ. Ngoài vấn đề về động cơ ban đầu, F-14 chứng tỏ mình là một máy bay vĩ đại.
Được trang bị loại cánh cụp cánh xòe và dung tích nhiên liệu khổng lồ, F-14 Tomcat là một con át chủ bài khi đó. Máy bay này cũng có khả năng bắn tên lửa và chiến đấu với máy bay địch từ khoảng cách 160 km. Điều này tỏ ra đặc biệt hữu dụng vì như thế nó có thể bảo vệ các máy bay chuyên chở khỏi bị tấn công.
Khả năng giúp tấn công mặt đất của F-14 Tomcat bị hạn chế bớt trong suốt những năm 1990 sau khi Liên bang Xô Viết không còn tồn tại khiến Mỹ thấy các yêu cầu khả năng đó không cần thiết nữa. Ngày nay, máy bay này được thay thế bởi F/A 18E/F Super Hornet vì lý do chi phí bảo dưỡng rất tốn kém. F-14D Tomcat “nghỉ hưu” vào ngày 22/9/1996. Iran hiện là quốc gia duy nhất ngoài Mỹ vẫn sử dụng máy bay này.
F-14D Super Tomcat – tốc độ 2,34 mach (Hoa Kỳ)
Chính thức được đưa vào sử dụng ngày 9/2/1990, F-14D Tomcat là mẫu cuối cùng của dòng F-14. F-14D Tomcat có khả năng đạt tốc độ 2,34 mach (cao gấp 2,34 lần tốc độ âm thanh) và có nhiệm vụ tiêu diệt máy bay địch vào ban đêm. Không chỉ có khả năng tấn công ban đêm và trong mọi thời tiết, F-14D Tomcat còn có thể ngắm tới 6 đích cùng một lúc. Nó cũng có thể dò tìm máy bay địch cách xa khoảng 160 km. Ngoài ra, F-14D được trang bị hơn những mẫu cùng dòng khác ở công nghệ vi tính cao cấp và đáng tin cậy.
Có khoảng 712 chiếc F-14D Tomcat được chế tạo, tuy nhiên hầu hết chúng ngày nay không còn bay nữa. Thư ký Bộ Quốc phòng Mỹ Dick Cheney tuyên bố lý do không thể cạnh tranh được với công nghệ hiện đại do đó đã cho dừng sản xuất dòng F-14 năm 2008.
Ngày 8/2/2006 là ngày cuối cùng F-14D Tomcat tham gia chiến đấu khi nó được gọi đi thả một quả bom xuống Iraq. Căn cứ Không quân DavisMothan hiện vẫn cất giữ Tomcats. Bạn cũng có thể gặp Tomcat ở nhiều bảo tàng hàng không và vũ trụ khác nhau. Những chiếc khác đã bị phá hủy vì mục đích quân sự. Năm 2007, quân đội Mỹ đã tháo dỡ, phá hủy 23 trong tổng số 165 máy bay Tomcat. Chi phí phá hủy đúng cách mỗi chiếc lên tới 900.000 USD, bằng khoảng 42% chi phí chế tạo.
F-15 Eagle
Máy bay chiến đấu F-15 Eagle thực hiện chuyến bay lần đầu tiên vào năm 1972 và đi vào phục vụ trong năm 1976. Hiện có 869 chiếc Đại bàng F-15 phục vụ trong Không quân của các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Israel, Nhật Bản, Saudi Arabia, Hàn Quốc và Singapore. Trong 3 năm qua số lượng máy bay tăng 12 chiếc, trong đó Ả Rập Saudi là khách hàng lớn nhất của loại máy bay này.
Máy bay chiến đấu McDonnell Douglas F-15 được thiết kế như một máy bay chiến đấu ưu thế trên không, nhưng sau đó nó được sử dụng như một máy bay chiến đấu-ném bom với biến thể F-15E Strike Eagle. Máy bay có trọng lượng cất cánh tối đa 30,9 tấn, có khả năng đạt tốc độ lên đến 2.700 km/h. F-15 có phạm vi hoạt động 5.600 km và bán kính chiến đấu 1.900 km. Tiêm kích được trang bị một pháo 20mm M61 với cơ số đạn 940 viên và 11 giá treo vũ khí có thể mang tới 7,4 tấn bom và tên lửa.
Lockheed Martin F-22 Raptor
F-22 Raptor là phiên bản tiên phong trong dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Quân đội Mỹ cho F-22 bay thử lần đầu tiên ngày 7/9/1997. Tuy nhiên, phải 8 năm sau, chiếc máy bay độc đáo mới xuất hiện trước mắt công chúng thế giới. Công nghệ tàng hình mà F-22 sở hữu là một trong những bí mật quân sự mà Mỹ bảo vệ nghiêm ngặt nhất.
|
Chiến đấu cơ Lockheed Martin F-22 Raptor. Ảnh: Wikipedia. |
Thiết kế của F-22 cho phép nó chiếm ưu thế trên không, tăng cường khả năng tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và do thám. Hãng Lockheed Martin chịu trách nhiệm chính trong dự án phát triển F-22, chế tạo phần khung, hệ thống vũ khí, hệ thống điều khiển và kiểm soát hỏa lực của máy bay. Boeing chế tạo cánh, thân sau, hệ thống điện tử tích hợp và đào tạo. Giá mỗi chiếc F-22 khoảng 350 triệu USD.
F-22 sở hữu chiều dài 18,9 m, sải cánh rộng 13,56 m, nơi cao nhất đạt 5,08 m. Tải trọng cất cánh rỗng đạt 19,7 tấn, còn tải trọng cất cánh tối đa đạt 38 tấn. Chiếc máy bay có khả năng bay với vận tốc gấp 2,25 lần âm thanh, tương đương 2.410 km/h. Trần bay tối đa của nó đạt 19,8 km, tầm hoạt động đạt 3.219 km. Nó mang theo một pháo 6 nòng, cỡ nòng 20 mm với 480 viên đạn cùng các tên lửa đối không, đối đất. 4 giá treo dưới cánh cho phép F-22 mang các thùng nhiên liệu phụ có khối lượng 2.268 kg.
Lockheed Martin F-35 Lightning II
F-35 Lightning II là sản phẩm của tập đoàn chế tạo máy bay Lockheed Martin. Đây là phản lực chiến đấu đa nhiệm thế hệ thứ năm, ra đời nhằm thực hiện các cuộc tấn công mặt đất, trinh sát và phòng không. F-35 có ba biến thể chính: F-35A, F-35B (cất cánh với đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng) và F-35C (dành cho các tàu sân bay).
|
Phản lực chiến đấu Lockheed Martin F-35 Lightning II. Ảnh: Wikipedia. |
Chuyến bay đầu tiên của F-35 diễn ra vào ngày 15/12/2006. Ước tính, F-35A trị giá 153,1 triệu USD/chiếc, F-35B trị giá 196,5 triệu USD/chiếc trong khi F-35C trị giá 199,4 triệu USD/chiếc. Dự án phát triển F-35 do tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ dẫn đầu. Anh, Israel, Italy, Hà Lan, Australia, Canada, Na Uy, Đan Mạch và Thổ Nhĩ Kỳ cũng tham gia dự án.
F-35 dài 15,67 m, sải cánh 10,7m, nơi cao nhất đạt 4,33 m. Tải trọng cất cánh rỗng của F-35 đạt 13,3 tấn trong khi tải trọng cất cánh tối đa của chiếc máy bay lên tới 31,8 tấn. Một động cơ duy nhất cho phép F-35 di chuyển với vận tốc Mach 1,6+, tương đương 1.930 km/h. Trần bay tối đa của F-35 lên tới 18,288 m, còn phạm vi hoạt động tối đa của nó đạt 2.220 km. Nó mang một pháo 4 nòng GAU-22/A Equalizer, cỡ nòng 25 mm. Sáu giá treo dưới cánh cùng khoang vũ khí trong thân cho phép F-35 triển khai tên lửa đối không, đối đất, đối hạm và bom các loại.
Sukhoi T-50
Thuộc nhóm máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên của Liên bang Nga, T-50 là máy bay tàng hình đa nhiệm do Sukhoi chế tạo. Chuyến bay đầu tiên của nó diễn ra vào ngày 29/1/2010, đưa nó trở thành mẫu phản lực chiến đấu tàng hình thứ ba trên thế giới. Sukhoi đã chế tạo 10 nguyên mẫu Sukhoi T-50 đầu tiên nhưng phải tới năm 2016, phiên bản tiêu chuẩn mới chính thức được hoàn thiện.
|
Phản lực tàng hình Sukhoi T-50. Ảnh: Wikipedia. |
Giá của mỗi chiếc Sukhoi T-50 lên tới hơn 50 triệu USD. Tuy nhiên, phiên bản tiêu chuẩn của mẫu máy bay này có thể vượt 100 triệu USD/chiếc. Ngoài quân đội Nga, không quân Ấn Độ cũng có cơ hội sở hữu những chiếc T-50 do cùng tham gia nghiên cứu chế tạo.
Sukhoi T-50 sở hữu chiều dài 19,8 m, sải cánh 14 m, điểm cao nhất đạt 6,05 m. Nó có tải trọng cất cánh tối thiểu 18,5 tấn, còn tải trọng cất cánh tối đa lên tới 37 tấn. Tốc độ của nó đạt Mach 2+, tương đương 2.135 km/h. Phạm vi hoạt động của T-50 lên tới 5.500 km, trần bay tối đa đạt 20.000 m. Nó có 12 giá treo vũ khí (6 trong thân và 6 ngoài thân), cho phép nó mang tên lửa và bom các loại.
Thành Đô J-20
Thành Đô J-20 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm do Tập đoàn Công nghiệp máy bay Thành Đô chế tạo cho không quân Trung Quốc. Đây là loại máy bay một ghế lái, hai động cơ có khả năng tàng hình. Thành Đô J-20 cất cánh lần đầu vào tháng 1/2011. Trung Quốc hi vọng mẫu J-20 đầu tiên sẽ góp mặt trong biên chế không quân vào năm 2019.
|
Máy bay chiến đấu Thành Đô J-20 của Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia. |
J-20 có 2 vây đuôi thẳng đứng cùng một cặp cánh phụ gần cửa hút gió. Cấu tạo cửa hút gió của J-20 khá giống F-22 Raptor của Mỹ. Ngoài ra, khoang chứa vũ khí của chiếc máy bay này giống mẫu phản lực chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới. Các góc cạnh của J-20 giống mẫu máy bay tàng hình F- 117 Nighthawk của Mỹ.
Thành Đô J-20 dài 20,3 m, sải cánh 12,88 m, nơi cao nhất đạt 4,45 m. Theo ước tính, tải trọng tối đa của J-20 đạt 36,288 kg. Nó mang tên lửa đối không tầm ngắn PL-10 SRAAM, tên lửa đối không tầm trung PL-15 AAM.
KAI KF-X
KAI KF-X là dự án phát triển máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ 5 của Hàn Quốc. Nếu thành công, KAI KF-X sẽ góp mặt trong biên chế Hàn Quốc (ROKAF) và đối tác chính của không quân Indonesia. Tính tới thời điểm hiện tại, KAI KF-X là dự án chế tạo phản lực chiến đấu thứ hai của Hàn Quốc sau mẫu chiến đấu cơ FA-50.
|
Phản lực chiến đáu tàng hình KAI KF-X của Hàn Quốc. Ảnh: Wikipedia. |
Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-Jung tiết lộ Dự án phát triển KAI KF-X vào tháng 3/2001. Tới tháng 7/2010, Hàn Quốc và Indonesia ký thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển KAI KF-X. Theo phía Hàn Quốc, KAI KF-X là máy bay chiến đấu một ghế lái, hai động cơ phản lực có khả năng tàng hình. Hàn Quốc tự đánh giá KAI KF-X vượt trội hơn các loại chiến đấu cơ thế hệ 4+ Dassault Rafale của Pháp hay Eurofighter Typhoon của châu Âu nhưng kém Lockheed Martin F-35 Lightning II.
Theo dự kiến, KAI KF-X sẽ cất cánh lần đầu tiên vào năm 2021. Nó sẽ có chiều dài 16,7 m, sải cánh 11,4 m, nơi cao nhất đạt 4,58 m. Hai động cơ phản lực đẩy cho phép KAI KF-X di chuyển với vận tốc Mach 1.8, tương đương hơn 2.000 km/h.
McDonnell Douglas AV-8 Harrier II
AV-8 Harrier II
CHIẾN ĐẤU CƠ V/STOL
McDonnell Douglas (Mỹ) - British Aerospace (Anh)
Phi hành đoàn : 01
Dài : 14,12 m
Sải cánh : 9,25 m
Cao : 3,55 m
Trọng lượng không tải : 6.340 kg
Tối đa khi cất cánh : 14.100 kg (STOL) - 9.415 kg (VTOL)
Động cơ : 01 động cơ phản lực Rolls-Royce F402-RR-408 với sức đẩy 10.575 kg, có thể điều chỉnh hướng thoát hơi (vectored-thrust).
Tốc độ : 1.070 km/giờ
Cao độ : 15.000 m
Tầm hoạt động : 3.300 km
Hỏa lực : 01 đại bác 25mm GAU-12U Equalizer với 300 đạn; 5.940 kg vũ khí gồm : bom từ tính, bom bầy, bom napalm, bom laser điều khiển; tên lửa AGM-65 Maverick, hoặc AGM-84 Harpoon; 04 tên lửa AIM-9 Sidewinder, hoặc AIM-120 AMRAAM.
Bay lần đầu : 09/11/1978
Trị giá : 6,7 triệu USD năm 1988 (AV-8A) - 35 triệu USD năm 1997 (Harrier II Plus).
Số lượng sản xuất : 320 chiếc.
Quốc gia sử dụng : Ý, Tây Ban Nha, Mỹ.
McDonnell Douglas F-15 Eagle
F-15 Eagle (Đại bàng) là phản lực chiến đấu của hãng McDonnell Douglas (sau này sáp nhập vào hãng Boeing), Mỹ. Nó là máy bay tiêm kích chiến thuật 2 động cơ phản lực đẩy, có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm. Nó ra đời nhằm mục đích chiếm lĩnh và duy trì ưu thế trên không trong chiến đấu.
|
Phản lực chiến đấu F-15 Eagle. Ảnh: military.com. |
Không quân Mỹ bắt đầu sử dụng F-15 Eagle từ năm 1974. Phiên bản cải tiến của chúng là F-15E Strike Eagle chính thức hoạt động từ năm 1989. Đây là máy bay tiêm kích – cường kích, có khả năng chiếm ưu thế trên không, hỗ trợ tấn công mặt đất. Theo kế hoạch, phản lực chiến đấu F-15 các phiên bản sẽ phục vụ không quân Mỹ tới năm 2025.
Trên thực tế, F-15 cần tốc độ vượt trội để duy trì ưu thế trên không. Khi bay thấp, vận tốc cực đại của chúng đạt Mach 1.2, tương đương 1.450 km/h nhưng tăng lên tới Mach 2.5, tương đương 3.018 km/h khi bay. Trần bay của F-15 đạt 20.000 m, còn vận tốc lên cao đạt 254 m/s. Tầm hoạt động của chúng đạt 5.600 km nếu mang theo thùng nhiên liệu phụ.
General Dynamics F-111 Aardvark
F-111 Aardvark là máy bay ném bom chiến thuật tầm trung của không quân Mỹ. Tuy nhiên, các phiên bản khác nhau cho phép chúng đảm trách nhiệm vụ ném bom chiến lược, trinh sát hay tác chiến điện tử. Tập đoàn General Dynamics nghiên cứu và phát triển máy bay này cho không quân Mỹ trong những năm 1960 của thế kỷ trước.
|
Máy bay ném bom chiến thuật F-111 Aardvark của Mỹ. Ảnh: Military.com. |
F-111 là phiên bản tiên phong cho hàng loạt công nghệ tối tân của máy bay quân sự - như buồng đốt thứ cấp phía sau động cơ, hệ thống radar, cảm biến tối tân. Tuy nhiên, không quân Mỹ bắt đầu loại F-111 và các biến thể của nó khỏi biên chế trong những năm 90.
Ra đời nhằm mục tiêu ném bom mặt đất, trinh sát và do thám nên F-111 cần sở hữu tốc độ nhanh. Là máy bay đầu tiên sử dụng động cơ phản lực có thêm buồng đốt thứ cấp phía sau, chúng có khả năng đạt vận tốc Mach 2.5, tương đương 3.018 km/h, với trần bay đạt 20.100 m. Tuy cùng sở hữu vận tốc Mach 2.5 nhưng F-111 Aardvark được đánh giá cao hơn so với F-15 Eagle.
Mikoyan MiG-31
MiG-31 Foxhound là máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm do Phòng thiết kế Mikoyan của Liên Xô cũ nghiên cứu, phát triển. Chúng nhanh chóng trở thành máy bay đánh chặn chiến lược nổi bật sau khi gia nhập biên chế không quân Liên Xô năm 1982.
|
Tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Liên Xô. Ảnh: Military.com. |
MiG-31 là phương án thay thế hoàn hảo cho MiG-25 Foxbat, mẫu máy bay từng làm phương Tây kinh ngạc về tốc độ và hiệu suất động động cơ. Máy bay mới di chuyển chậm hơn nhưng khắc phục được những thiếu sót của MiG-25, giúp nó đảm trách hoàn hảo vai trò tiêm kích đánh chặn. Ngay sau khi ra đời, MiG-31 đã chiếm vai trò quan trọng trong lực lượng không quân Nga.
Sở hữu 2 động cơ Soloviev D-30F6, MiG-31 có thể bay với vận tốc Mach 1.2 (tương đương 1.450 km/h) ở cao độ thấp và Mach 2.83 (tương đương 3.500 km/h) ở cao độ cao. Chúng có trần bay 20.600 m, vận tốc lên cao 208 m/s. Nếu hoạt động ở vận tốc Mach 2.35 (tương đương 2.900 km/h), bán kính chiến đấu của chúng chỉ đạt 720 km.
MiG-21
MiG-21 được phát triển trong nửa đầu những năm 1950, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1956, và bắt đầu đi vào phục vụ trong năm 1959. Mặc dù “tuổi cao”, nhưng MiG-21 vẫn là một trong những máy bay nổi tiếng nhất thế giới. Hiện có khoảng 787 máy bay chiến đấu MiG-21 phục vụ trong Lực lượng không quân của 23 quốc gia trên thế giới (không kể các bản sao của Trung Quốc) trong đó có Việt Nam, Ấn Độ, Campuchia, Croatia, Mali và Zambia.
Trong 3 năm qua, số lượng máy bay loại này trên thế giới giảm 45 đơn vị. Trong vài năm tới, số lượng MiG-21 giảm mạnh, đặc biệt là trong không quân Ấn Độ, quốc gia đang sở hữu 152 máy bay chiến đấu loại này.
MiG-21 có trọng lượng cất cánh tối đa 10,1 tấn, có thể đạt tốc độ 2.200 km/h và tầm hoạt động 1.500 km. Bán kính tác chiến của máy bay vào khoảng 400 km, tùy thuộc vào từng phiên bản. MiG-21 được trang bị pháo 23 mm GSH-23L với 200 viên đạn. Máy bay cũng được trang bị 5 giá treo tên lửa và bom có trọng lượng lên đến 1,3 tấn.
MiG-23 Flogger – tốc độ 2,35 mach (Liên Xô cũ)
Liên Xô cũ đã chế tạo MiG-23 Flogger nhằm thay thế cho MiG-21 Fishbed trước đó. Chiếc phi cơ được trang bị một động cơ mạnh hơn rất nhiều dòng cũ. Phi cơ chiến đấu này tích hợp hệ thống cánh cụp cánh xòe có thể thay đổi linh hoạt các biến số như tốc độ, thời gian cất cánh và thời gian hạ cánh.
Những người đã bay chiếc phi cơ này cho biết nó là một trong những chiến đấu cơ tốt nhất và tương đối dễ bay cũng như điều khiển. Năm 1985, đã có tới 769 huấn luyện viên và 4.278 chiếc MiG-23 một ghế mặc dù chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo thành công ngày 10.6.1967 và nó chính thức tham gia phục vụ quân đội vào năm 1973. Hoa Kỳ đã mua lại và thực hiện một số thay đổi rồi đặt lại tên MiG-23 Flogger là YF-113.
Có khoảng 11.000 MiG-23 đang được dùng trên thế giới. Dù Nga ngưng sử dụng từ năm 1994, MiG-23 hiện vẫn là một máy bay rất phổ biến ở nhiều quốc gia. Tuy không được sử dụng thường xuyên như trước, quân đội Nga vẫn giữ MiG-23 tại nhiều căn cứ quân sự khác nhau. Họ dùng máy bay này để hộ tống cho Su-30. Nhiều quốc gia như Ai Cập, Syria, Angola, Ukraina, Sudan, Kazakhstan, Cuba, Bắc Triều Tiên, và Ấn Độ cũng sở hữu MiG-23. Quân đội Israel cũng sử dụng một mẫu Flogger được đơn giản hóa.
MiG-25 Foxbat
Mikoyan-Gurevich MiG-25 là máy bay tiêm kích đánh chặn và trinh sát siêu âm, có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm. Đây là một trong những máy bay chiến đấu nhanh nhất mà con người từng chế tạo.
|
Máy bay chiến đấu MiG-25 của không quân Nga. Ảnh: Wikipedia.
uồn Zing News
|
2 động cơ phản lực Tumansky R-15B-300 cho phép MiG-25 bay với vận tốc Mach 2.83, tương đương 3.200 km/h. Vận tốc tối đa lên tới Mach 3.2, tương đương 3.470 km/h. Tuy nhiên, động cơ cùng các chi tiết khác của máy bay dễ hư hại khi nó bay hết tốc lực.
Chính thức phục vụ không quân Liên Xô vào năm 1970, MiG-25 từng là một trong những biểu tượng của Chiến tranh Lạnh. Tốc độ cùng khả năng chiến đấu của nó khiến Mỹ và phương Tây kinh ngạc. Năm 1984, Liên Xô ngừng sản xuất máy bay loại này sau khi xuất xưởng 1.190 chiếc. Tính tới thời điểm hiện tại, nhiều quốc gia vẫn trọng dụng chúng.
MiG-29
MiG-29 được Liên Xô phát triển vào cuối những năm 1970, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1977 và được đưa vào biên chế trong năm 1983. Hiện nay, 863 chiếc MiG-29 đang phục vụ trong lực lượng không quân của 27 quốc gia trên thế giới, trong đó có Algeria, Belarus, Iran và Bắc Triều Tiên. Trong năm 2010-2012, số lượng máy bay như vậy trên thế giới giảm 74 đơn vị.
MiG-29 có trọng lượng cất cánh tối đa 18,5 tấn, có thể đạt tốc độ lên đến 2.500 km/h, tầm hoạt động 2.100 km và bán kính tác chiến 740 km. Máy bay được trang bị pháo 30 mm GSh-30-1 với cơ số đạn 150 viên, và được trang bị với 7 giá treo vũ khí có thể mang tới 2,2 tấn bom và tên lửa.
XB-70 Valkyrie
Đây là nguyên mẫu của máy bay ném bom hạt nhân chiến lược B-70 của Không quân Mỹ. Tập đoàn Hàng không North American nghiên cứu, phát triển nó cuối những năm 1950 của thế kỷ trước. Với 6 động cơ phản lực đẩy General Electric YJ93-GE-3, XB-70 Valkyrie có thể bay với vận tốc Mach 3+, tương đương trên 3.700 km ở độ cao 21.000. Trong thập niên 50, mọi hệ thống phòng không đều không thể hạ chúng.
|
Máy bay ném bom chiến lược XB-70 Valkyrie của không quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia.
ồn Zing News
|
Việc đối thủ của Mỹ nhanh chóng cải thiện tầm cao của tên lửa phòng thủ đất đối không (SAM), chi phí hoạt động lớn cùng sự ra đời của tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) khiến dự án ngừng vào năm 1961. Người ta chỉ chế tạo 2 nguyên mẫu XB-70. Một chiếc rơi trong thử nghiệm bay vào năm 1966, chiếc còn lại đang nằm trong Bảo tàng Không quân Quốc gia Mỹ ở bang Ohio.
SR-71 Blackbird
Tập đoàn Lockheed nghiên cứu, phát triển máy bay trinh sát tầm xa, siêu âm SR-71 Blackbird theo yêu cầu của không quân Mỹ trong những năm 60 của thế kỷ trước. Nó là loại máy bay hoạt động ở cao độ cao, vận tốc lớn. Khi phát hiện hệ thống phòng không của đối phương khai hỏa, nó chỉ cần tăng tốc để thoát khỏi phạm vi bắn của tên lửa.
|
Máy bay do thám SR-71 Blackbird của không quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia.
|
Sở hữu 2 động cơ Pratt & Whitney J58-1 turbo phản lực đốt sau liên tục, SR-71 Blackbird có thể di chuyển với vận tốc Mach 3.3+, tương đương 3.540 km/h. Trần bay tối đa của SR-71 lên tới 25.900 m, phạm vi hoạt động đạt 5.925 km. Không quân Mỹ sử dụng loại máy bay do thám này từ năm 1964 – 1988.
SR-71 Blackbird là phi cơ nhanh nhất hành tinh trong suốt 24 năm hoạt động. Không quân Mỹ đặt mua tổng số 32 chiếc SR-71 Blackbird nhưng mất 12 chiếc do tai nạn. Trên thực tế, kẻ thù chưa một lần bắn hạ thành công loại máy bay này.
F-22
Đây thực sự là một cỗ máy hủy diệt và là lực lượng quan trọng nhất của Không quân Hoa Kỳ. F-22 Raptor sử dụng công nghệ của máy bay chiến đấu thế hệ 5, nổi tiếng với tốc độ di chuyển đáng kinh ngạc cùng với cảm biến nhiệt hạch và khả năng tấn công chớp nhoáng ở trên không.
Nó còn sở hữu một bộ cảm biến tinh vi cho phép phi công có thể theo dõi, xác định và tiêu diệt kẻ thù ngay trước khi bị phát hiện. F-22 cũng được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Nó có thể mang tới 2 quả bom thông minh GBU-32 JDAM và sử dụng hệ thống điện tử tích hợp bên trong để điều hướng.
Su-24 Fencer – tốc độ 2,4 mach (Liên Xô cũ)
Su-24 Fencer của Liên Xô cũ thường được so sánh với F-111 của Hoa Kỳ. Trên thực tế, chiếc phi cơ này được cho là một trong những phi cơ nguy hiểm nhất mà Liên bang Xô Viết từng sở hữu. So với F-111, nó nhanh hơn, nhẹ hơn, nhỏ hơn và mạnh hơn.
Điểm ưu việt của Su-24 là nó có thể đạt tốc độ 2,4 mach ở độ cao rất thấp (Để đạt được tốc độ này, thường các máy bay siêu âm thanh cần bay ở độ cao nhất định). Fencer cũng được trang bị tên lửa có thiết bị định vị mục tiêu bằng la-ze. Công nghệ này cùng với hệ thống radar mặt đất (terrain-radar) giúp Fencer trở nên siêu quyền năng. Chiếc máy bay bay thử lần đầu tiên vào ngày 2/7/1967 và chính thức được quân đội Liên Xô sử dụng từ năm 1974.
Khoảng 1.400 chiếc Su-24 Fencer đã được chế tạo, 60 chiếc này thuộc về Liên bang Xô Viết. Hiện tại, Fencer đang dần được thay thế bởi mẫu tiên tiến hơn là Su-34. Tuy nhiên, nhiều máy bay này vẫn được Không quân Nga và Không quân Ukraina sử dụng cho tới khi chính phủ Nga có thể đảm bảo đủ tiền bao quát tất cả chi phi lắp đặt Su-34. Bên cạnh hai quốc gia này, những nước như Iran, Algeria, Iraq, Lybia, Belarus và nhiều nước khác cũng trang bị Su-24 cho quân đội
Su-27 Flanker – tốc độ 2,35 mach (Liên Xô cũ)
Khi Hoa Kỳ có F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon, không quân Nga bị đặt vào thế bất lợi rất lớn và quốc gia này cần một câu trả lời cho thách thức đó. Và câu trả lời chính là chiếc Su-27 Flanker.
Mẫu máy bay này được chế tạo nhằm bay trong vùng lãnh thổ quân địch và kiểm soát mặt trận trên không. Có khả năng bay với tốc độ 2,35 mach, Flanker thường được coi là máy bay thượng hạng trong thời đại của nó. Mẫu máy bay thử đầu tiên bay vào ngày 20/5/1977. Thiết kế cuối cùng của Su-27 được hoàn thiện vào ngày 20/4/1981. Trong suốt thời gian sử dụng, Flanker đã lập nhiều kỉ lục, bao gồm tốc độ cất cánh và độ cao bay cao nhất.
Hiện nay, Su-27 Flanker vẫn xuất hiện trên bầu trời. Mặc dù Liên bang Xô Viết không còn. Nga vẫn có 449 máy bay hiện tại đang hoạt động, Belarus có 19, Ukraina có 74 chiếc. Bên cạnh những quốc gia này, Hoa Kỳ, Ethiopia, Indonesia và những nước khác cũng sở hữu vài chiếc Su-27. Phần lớn Flanker có giá khoảng 5 triệu USD.
Su-35
Sukhoi Su-35 ( trước đây còn có tên gọi là Su-27M) là một loại tiêm kích hạng nặng của Nga, được trang bị một chỗ ngồi, nổi tiếng là một loại chiến đấu cơ đa năng, cơ động nhất hiện nay. Thiếu sót đáng chú ý nhất trong thiết kế của Su-35 là không có khả năng tắt động cơ đột ngột, chuyển hướng nhanh giống như đặc trưng của chiếc Su-27 cũ. Khung máy của Su-35 cũng được cải tiến để tăng khả năng cất cánh và hạ cánh của nó.
Máy bay chiến đấu ưu việt Su-35 hoạt động bằng hai động cơ phản lực 117S có véc-tơ điều khiển cung cấp lực đẩy. Nó có thể cùng một lúc theo dõi 30 mục tiêu, phát hiện mục tiêu ở cách xa 400m và tấn công đồng thời 8 mục tiêu trên không, hoặc cùng một lúc theo dõi 4 mục tiêu và tấn công 2 mục tiêu trên mặt đất.
SU-37
Su-37 được coi là tiêm kích thống trị trên không tốt nhất ở bán cầu Đông. Su-37 là máy bay chiến đấu một chỗ ngồi, có thể hoạt động ở mọi thời tiết và tấn công trên mặt đất. Nó có thể chở một pháo Gryazev-Shipunov GSh-30-1 30 mm với 150 viên đạn và 12 giá treo vũ khí với tổng trọng lượng vũ khí lên tới 18.080 lb.
SU-30 MKI : Super Sukhoi
Đây là một loại máy bay tiêm kích tầm xa được tập đoàn Sukhoi của Nga và HAL của Ấn Độ hợp tác cùng phát triển cho lực lượng Không quân Ấn độ. Nó có khả năng tích hợp với tên lửa hành trình BrahMos và mang được đến 3 loại tên lửa hành trình để tấn công dưới mặt đất và chống tàu. Thông thường,tính năng này chỉ được áp dụng cho những máy bay ném bom chuyên dụng và hiện nay duy nhất chiếc Su-30 MKI là có khả năng này.
Nó còn được trang bị radar N011M với khả năng theo dõi 15 mục tiêu trên không và tấn công đồng thời 4 mục tiêu. Những mục tiêu này có thể bao gồm thậm chí cả những tên lửa hành trình và các máy bay trực thăng không di chuyển.
Cuồng phong Châu Âu– Eurofighter Typhoon
Chiến đấu cơ này được thiết kế và sản xuất bởi 4 công ty đến từ các quốc gia khác nhau là Anh, Ý, Tây Ban Nha và Đức, đã gây được không ít tiếng vang trong các cuộc chiến trên thế giới. Điều đặc biệt ở Eurofighter Typhoon là nó sử dụng một hệ thống phòng thủ tinh vi có tên gọi là “Praetorian” với khả năng phát hiện những mối nguy hiểm từ trên không và dưới đất,và giúp cho phi công có thể đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
Bên cạnh đó, buồng lái của chiếc Cuồng phong được cho là rất hiện đại với khả năng tương tác cao, chức năng điều khiển bằng giọng nói giúp phi công rút ngắn và đơn giản hóa các thao tác. Nó cũng có tính năng cảm biến hồng ngoại giúp phi công có thể theo dõi mục tiêu và tính năng hạn chế bị do thám bằng radar và được trang bị đủ tất cả các loại vũ khí có thể chiến đấu cả trên không cũng như dưới mặt đất. Khung máy bay này được xây dựng chủ yếu từ hợp kim có trọng lượng nhẹ, CFCs, titan và GRP, đem lại cho Eurofighter Typhoon sự ổn định cao, cho phép duy trì sự nhanh nhẹn cả ở tốc độ siêu âm và tốc độ thấp.
Rafale
Rafael là một sản phẩm của hãng Dassault Aviation – một công ti chuyên sản xuất máy bay quân sự của Pháp, nổi tiếng với khả năng không chiến tuyệt vời của mình. Chiếc tiêm kích này được trang bị tính năng tác chiến điện tử SPECTRA, có thể bảo vệ máy bay khỏi những kẻ thù trên không cũng như dưới đất, giúp phi công có thể chiến đấu hiệu quả hơn.
Rafale là một máy bay chiến đấu “đa nhiệm” theo nghĩa đen thực sự khi nó được đánh giá là thay thế được hoạt động của bảy loại máy bay khác nhau, có thể thực hiện các nhiệm vụ ngắn hạn hay dài hạn như tấn công mặt đất, trên biển, trên không, phòng thủ, ngăn chặn các vụ tấn công hạt nhân…
Tháng 12 năm 2000, Rafale bắt đầu được sử dụng trong lực lượng Hải quân Pháp và sau đó vào năm 2004, nó đã được đưa vào lực lượng Không quân Pháp. Hiện tại, trên tàu sân bay Charles de Gaulle có khoảng 10 chiếc máy bay chiến đấu này.
JAS 39 Gripen NG
JAS-39 là máy bay thế hệ 4+ hạng nhẹ duy nhất trên thế giới, với sức mạnh và mang tính kinh tế cao, nó trở thành một trong những máy bay chiến đấu phổ biến nhất trên thế giới. Chiếc JAS-39 thực sự là máy bay chiến đấu xuất sắc dưới mọi góc độ, chi phí vận hành lẫn sức mạnh tác chiến, thiết kế có cánh phụ phía trước giúp nó xoay sở tốt trong các tình huống cận chiến trên không.
Chiến đấu cơ này có 8 điểm treo vũ khí dưới cánh có thể sử dụng các loại tên lửa không đối không, tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm... Cảm biến chính của JAS-39 là radar xung Doppler PS-05/A. Đây là một radar có độ tin cậy rất cao, có khả năng phát hiện mục tiêu trên không ở cự ly 120 km, phát hiện các mục tiêu mặt đất ở cự ly 70 km. Nó cũng có khả năng tấn công những mục tiêu ngoài tầm nhìn bằng các loại tên lửa không đối không.
F/A-18 Super Hornet
F/A-18 Super Hornet là một máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay kiêm máy bay tấn công, được bắt đầu hoạt động trong biên chế các đơn vị của Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1999. Nó cũng được trang bị một khẩu súng 20 mm và có thể mang được tên lửa không đối không và các vũ khí không đối đất khác. Bên cạnh đó, Super Hornet còn được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không ( ARS ) để có thể tiếp nhiên liệu cho các máy bay khác. Super Hornet còn được biết đến với khả năng đa nhiệm của mình, được thiết kế đặc biệt để thành một máy bay phòng thủ chiến lược của không phận Hoa Kỳ.
F-15
F-15 Eagle (Đại bàng) được thiết kế và sản xuất bởi hãng McDonnell Douglas, là một kiểu máy bay tiêm kích chiến thuật 2 động cơ phản lực, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, và được thiết kế để chiếm lĩnh và duy trì ưu thế trên không trong chiến đấu. Hiện tại có khoảng 1.200 chiếc F-15 với các phiên bản khác nhau đang được phục vụ ở nhiều quốc gia trên thế giới và thực tế nếu xét về tính cơ động thì F-15 hiếm có đối thủ.
Danh tiếng của F-15 được khẳng định trong giai đoạn mở đầu của Chiến Dịch Iraq, lưc lượng không quân của Saddam Hussein đã thất bại hoàn toàn và chịu chấp nhận để Mỹ thống lĩnh hoàn toàn không phận của mình. Ưu thế của chiếc tiêm kích này phụ thuộc vào khả năng tăng tốc, sự cơ động, phạm vi, vũ khí và hệ thống điện tử tích hợp bên trong nó. Nó có thể thâm nhập vào hàng phòng thủ của đối phương và luôn tạo được ưu thế trước những máy bay của kẻ địch.
F-15 còn có hệ thống điện tử và vũ khí hiện đại, có thể phát hiện, thu thập, theo dõi và tấn công máy bay địch ngay trong không phận của kẻ địch. Radar xung Doppler của F-15 có thể dò tìm các mục tiêu bay phía trên hoặc các mục tiêu dưới đất một cách rõ ràng và hiệu quả.
F-16 Fighting Falcon
F-16 Fighting Falcon là một máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm vụ do General Dynamics và Lockheed Martin phát triển cho không quân Mỹ. Sự linh hoạt là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thành công của F-16 trên thị trường xuất khẩu, và nó cũng là loại máy bay phổ biến và mang lại hiệu quả cao trên thế giới. Nó còn được các phi công gọi với cái tên Viper. Một số đặc điểm nổi bật khác của loại chiến đấu cơ này là tính năng ổn định tĩnh âm (RSS) đem lại khả năng thao diễn cao hơn các máy bay thông thường, buồng lái với kính dạng bong bóng giúp tăng tầm quan sát, thanh điều khiển dễ dàng sử dụng trong điều kiện trọng lưc cao. Bên cạnh đó ghế phi công cũng được nghiêng 30 độ để giảm hiệu ứng trọng lực lên phi công. F-16 còn được tích hợp hệ thống kiểm soát bay fly-by-wire giúp máy bay có thể bay ổn định, các máy tính sẽ kiểm tra và tự xử lý sự bất ổn định trong khi bay. Nhờ đó, phi công có thể yên tâm thực hiện những nhiệm vụ khác và tập trung cao khi chiến đấu.
F-117A Nighthawk ( F-117A Chim ưng đêm)
F-117A Nighthawk là chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được thiết kế hoàn toàn theo công nghệ tàng hình. F-117A một ghế ngồi cung cấp khả năng chiến đấu đặc biệt. Các khoang vũ khí riêng biệt bên trong F-117A có thể mang 2.300 kg vũ khí. Các vũ khí thường được trang bị là bom phá hầm ngầm BLU-109, bom dẫn đường laser GBU-10 Paveway II, GBU-12 Paveway II, và GBU-27…
Mirage 2000
Mirage-2000 là một tiêm kích đa nhiệm cánh tam giác rất nhanh nhẹn được sản xuất và đưa vào sử dụng trpng Không quân Pháp vào năm 1982.. Chiếc chiến đấu cơ này được trang bị hệ thống điện tử hiện đại, khả năng mang tải trọng vũ khí tốt, đặc biệt, tiêm kích này tỏ ra xuất sắc trong nhiệm vụ tấn công mặt đất. Nó có rất nhiều phiên bản cải tiến khác nhau và có hai loại là một chỗ và hai chỗ. Một trong số những phiên bản khá thành công là Mirage-2000-5 với nhiều tính năng ưu việt, trang bị radar mới có khả năng phát hiện 24 mục tiêu, theo dõi đồng thời 8 mục tiêu, cung cấp kênh dẫn hướng cho tên lửa tấn công 4 mục tiêu cùng lúc.
Tiêm kích Mirage-2000 còn có chin giá treo vũ khí : năm chiếc trên thân máy bay và hai ở mỗi cánh. Phiên bản một chỗ ngồi cũng được trang bị hai giá đặt súng, mỗi giá treo hai khẩu cỡ 30 mm. Nó cũng có hệ thống kiểm soát bay fly-by-wire tự động, mang lại tính cơ động cao và dễ dàng điều khiển, cùng với độ ổn định và điều khiển chính xác trong mọi hoàn cảnh.
FF/A-18 Hornet: 94 triệu USD: Bắt đầu hoạt động từ thập niên 80, chiếc máy bay hai động cơ này là phi cơ chiến đấu đầu tiên của Mỹ. Nó có khả năng tấn công các mục tiêu dưới mặt đất và trên không. Máy bay này thuộc phi đội Blue Angels của Hải quân Mỹ. Nó còn góp mặt trong quân đội của Canada, Australia, Phần Lan, Kuwait, Malaysia, Tây Ban Nha và Thụy
EA-18G Growler: 102 triệu USD: Chiếc Growler là phiên bản tác chiến điện tử của máy bay F/A-18 Hornet. Những phi cơ này không chỉ có khả năng tìm kiếm, phá sóng radar phòng không mà còn gây nhiễu thông tin của đối phương.
V-22 Osprey: 118 triệu ISD: Phi cơ V-22 vô cùng linh hoạt nhờ hệ thống hai cánh quạt có khả năng xoay 90 độ. Nó cất cánh và hạ cánh như trực thăng song thực hiện hành trình giống những phi cơ bình thường. V-22 được sử dụng lần đầu trong chiến tranh Iraq năm 2007 và bị cựu phó tổng thống Mỹ Dick Cheney liên tiếp yêu cầu ngừng sử dụng. Dù vậy, nhờ ưu thế về tính đa năng, quân đội Mỹ vẫn triển khai một phi đội V-22 tới Afghanistan vào cuối năm.
F-35 Lightning II: 122 triệu USD: Năm 2001, Lockhead Martin nhận hợp đồng phát triển một loại phi cơ chiến đấu siêu thanh. Đây là loại máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, đa năng, có thể thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không. F-35 được đưa ra để thay thế một loạt máy bay già nua và được phát triển trong chương trình Joint Strike Fighter (JSF) giữa Mỹ và đồng minh. Nó bị chỉ trích là quá nặng và không đủ mạnh, khiến nó trở thành mục tiêu tấn công dễ dàng.
E-2D Advanced Hawkeye: 232 triệu USD: Việc phát triển chiếc Advanced Hawkeye này là một bước tiến đáng kể về trinh sát và ngụy trang. Hệ thống radar của nó có thể tăng phạm vi kiểm soát của phi cơ lên tới 300%. "Nó thậm chí có thể quan sát cây hồ trăn ở Iran nảy mầm", một nhà phân tích tại viện Lexington phát biểu hồi tháng 7. Dù tiến trình phát triển loại máy bay này diễn ra đúng tiến độ và hai phiên bản bay thử đã được đưa tới Hải quân Mỹ, việc cắt giảm ngân quỹ có thể khiến máy bay này chưa thể đưa vào sử dụng ít nhất 1 năm lâu hơn kế hoạch.
VH-71 Kestrel: 241 triệu USD: Việc phát triển những chiếc VH-71 được thực hiện nhằm thay thế phi đội trực thăng già nua của tổng thống. Quân đội Mỹ đã tiêu tốn hơn 50% ngân sách dành cho chương trình trước khi Tổng thống Barack Obama nhậm chức. Ngay sau khi tuyên thệ vào Nhà Trắng, Obama thông báo kế hoạch hủy dự án này. Tuy nhiên, vào ngày 22/7, Ủy ban Biểu Quyết Ngân sách Hạ viện đồng loạt thông báo việc nối lại việc cấp ngân sách để phát triển phi cơ VH-71.
P-8A Poseidon: 290 triệu USD: Phiên bản quân sự của máy bay Boeing 737 sẽ được Hải quân Mỹ sử dụng để tiêu diệt các phương tiện chống ngầm của đối phương và thu thập tin tình báo. Nó có thể chở ngư lôi, tên lửa và nhiều loại vũ khí khác. Máy bay này dự kiến sẽ chính thức đưa vào hoạt động năm 2013.
C17A Globemaster III: 328 triệu USD: Máy bay chuyên chở của Không lực Mỹ dùng để đưa binh lính tới vùng chiến sự, thực hiện các viện trợ và sứ mệnh thả dù. Có 190 máy bay C17A đang hoạt động. Chiếc phi cơ được vận hành bởi 4 động cơ phản lực và có thể thả 102 lính nhảy dù cùng một lúc. Bắt đầu hoạt động từ năm 1993, máy bay này đã đưa binh sĩ và hàng cứu trợ nhân đạo tới Afghanistan và Iraq.
F-22 Raptor: 350 triệu USD: Được thiết kế để đối trọng với một loại máy bay của Liên Xô, F-22 được nhà sản xuất Lockhead Martin tán tụng là phi cơ chiến đấu toàn diện tốt nhất thế giới, không kể là đắt nhất. Nó có thể bắn hạ tên lửa hành trình của đối phương, bay những chặng dài với tốc độ siêu thanh và tránh tất cả các loại radar dò tìm. Tuy nhiên, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu không tán thành việc chế tạo thêm 7 máy bay tương tự.
F-22 Raptor là loại chiến đấu cơ tàng hình đắt đỏ và hiện đại bậc nhất của Không lực Mỹ. Vũ khí này có khả năng "qua mặt" các hệ thống radar và phòng không tinh vi của kẻ thù.
F-22 có ba khoang vũ khí có thể đóng mở được nằm trong thân. Ngoài ra nó cũng có bốn mấu cứng ở cánh, thường chỉ để gắn thùng dầu phụ trong những phi vụ bay tuần tiễu song cũng có thể gắn tên lửa.
B-2 Spirit: 2,4 tỷ USD: Phi cơ ném bom B-2 đắt tới mức Quốc hội Mỹ đã giảm đơn đặt hàng từ 132 xuống còn 21. Phi cơ có thể tránh tất cả các loại thiết bị dò tìm tín hiệu, nhờ đó, nó có thể tấn công đối phương mà không lo ngại đến việc bị trả đũa. Bắt đầu sử dụng năm 1993, B-2 từng được triển khai tới cả Iraq và Afghanistan.
Máy bay B-2 được phát triển bởi công ty Northrop Grumman của Mỹ. Dự án phát triển B-2 bắt đầu vào những năm 80 của thế kỷ trước. Đây là một trong những dự án được bảo mật nhất của quân đội Mỹ.
B-2 Spirit còn được mệnh danh là “Bóng ma trên bầu trời” bởi khả năng tàng hình và tốc độ bay siêu thanh của nó, được thiết kể bởi tập đoàn Northrop Grumman, Mỹ, có giá đắt nhất thế giới, với 2,4 tỷ USD/chiếc. B-2 Spirit hoạt động với vị trí là một máy bay ném bom chiến lược cho Không quân Mỹ, mang theo vũ khí hạt nhân, với hai phi công lái và còn có thể chứa một loạt vũ khí chết người khác. Với trọng tải tối đa lên tới 171 tấn, B-2 Spirit có khả năng mang số lượng lớn bom trong phạm vi hoạt động 10.400 km.
Các loại bom của B-2 đều là những loại bom thông minh được dẫn đường bằng radar APQ-181 và hệ thống dẫn đường, định vị bằng vệ tinh.
Chiến đấu cơ B-2 Spirit, ngoài tốc độ bay cao và nhanh, còn có thể bay liên tục dài hơn 6.000 hải lý (10.800 km) mà không cần tiếp nhiên liệu. Đáng nói ở chỗ, máy bay này có khả năng siêu tàng hình có thể thâm nhập vào bất cứ hệ thống phòng không nào (tín hiệu radar, tín hiệu điện từ hay cả hồng ngoại) mà không bị phát hiện.
Sự đáng sợ của máy bay B-2 là chúng có thể tấn công cùng lúc tới 16 mục tiêu và đều có độ chính xác rất cao.
Còn nhiều đặc tính của B-2 cho đến ngày nay vẫn được xếp vào dạng tối mật của quân đội Mỹ. Do được trang bị các thiết bị tự động hiện đại nên B-2 có tổ lái chỉ 2 người, ít hơn B-52 (tổ lái 6 người).
Trong quá khứ máy bay B-2 từng tham chiến ở 3 chiến trường là trong Chiến tranh Kosovo năm 1999, tại Afghanistan trong Chiến dịch Tự Do Vĩnh Viễn và tại Iraq trong Chiến dịch Tự Do Iraq. Cả 3 cuộc chiến B-2 đều hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Hiện nay, ngoài máy bay B-1 và B-52 thì trong lực lượng không quân chiến lược của Mỹ có khoảng 20 chiếc B-2.
Vận tải cơ khổng lồ C-17A Globemaster III
Một máy bay quân sự đắt tiền thứ hai phải kể đến là vận tải cơ C-17A Globemaster III do hãng McDonnell Douglas (sát nhập vào Boeing) chế tạo, có giá lên tới 328 triệu USD/chiếc. Máy bay này có kích thước khổng lồ chủ yếu dùng để thả lính dù, sơ tán y tế, không vận chiến thuật trong mọi thời tiế
Máy bay săn ngầm Chúa Biển P-8A Poseidon
P-8A Poseidon được đặt tên theo tiếng Hy Lạp, trong đó Poseidon có nghĩa là “Chúa Biển”, do Boeing chế tạo trên nền tảng máy bay Boeing 737-800 nổi tiếng. Mỗi pháo đài bay này có giá lên tới 290 triệu USD.
Máy bay phục vụ cho Hải quân Mỹ, có nhiệm vụ chủ lực tập trung vào chống tàu ngầm, tham gia thế trận chống ngầm, cấm cản vận chuyển và thậm chí còn được trang bị cả cho tình báo điện tử. Mỗi P-8A Poseidon mang theo một kho vũ khí để chiến đấu trên biển lợi hại như tên lửa chống tàu Harpoon, ngư lôi, mìn sâu và nhiều loại vũ khí khác.
Trực thăng công nghệ cao VH-1 Kestrel
Đây là loại máy bay trực thăng công nghệ cao dùng để thay thế phi đội trực thăng của tổng thống Mỹ, có giá 241 triệu USD/chiếc, là một trong những trực thăng đắt tiền nhất thế giới hiện nay. Nó do hãng Lockheed Martin chế tạo, dựa trên nền tảng trực thăng AW101 hay EH101 của AugustaWestland. Trực thăng này có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết, vận chuyển lính chiến thuật, tìm kiếm chống nạn và cứu nạn, giám sát hàng hải và nhiều chức năng quân sự khác.
Máy bay tình báo E-2D Hawkeye
Máy bay E-2D Hawkeye phiên bản nâng cấp có chi phí khổng lồ lên tới 232 triệu USD/chiếc, là một công cụ đặc biệt lợi hại cho lực lượng tình báo quân sự trên trời, phục vụ cho mục tiêu gián điệp quốc phòng. Nó được trang bị tính năng của máy bay do thám, phát hiện mục tiêu và trinh sát với hệ thống giám sát trên không có radar mạnh và tiên tiến
Máy bay ném bom chiến lược B-1B Lance
Mỗi chiếc có giá 200 triệu USD/chiếc, máy bay ném bom này đã được đưa vào Không quân Mỹ từ những năm 1980, có khả năng ném bom tầm xa và có thể mang theo nhiều bom, có cả bom hạt nhân. Chiếc máy bay này có thể bay khoảng rất dài, và là một trong những trụ cột của lực lượng máy bay ném bom chiến lược của Mỹ.
Vận tải cơ “con lai” V-22 Osprey V- 22
Osprey là một phiên bản lai giữa máy bay trực thăng và một chiến đấu cơ, được thiết kế đặc biệt cho các dịch vụ quân sự, có giá khá tốn kém lên tới 118 triệu USD/chiếc. Chiếc máy máy bay này có khả năng cất cánh thẳng đứng và hạ cánh.
Nó còn nổi tiếng ở hệ thống cánh quạt có thể nghiêng ở nhiều độ khác nhau. Không chỉ vậy V-22 Osprey còn có khả năng bay nhanh không kém các chiến đấu cơ nổi tiếng hiện nay. Tuy đắt đỏ và gây ra tai nạn song V-22 Osprey vẫn được đánh giá là một máy bay quân sự thuộc loại linh hoạt nhất.
AH-64 Apache là loại máy bay trực thăng tấn công có 2 chỗ ngồi, được đẩy bằng 2 động cơ tua bin. Nó được trang bị một pháo M230 cỡ 30mm, đồng thời mang cả tên lửa và roket ở cánh phụ của nó. AH-64 là loại máy bay trực thăng hiện đại vẫn đang được sử dụng hiện nay.
(Internet)