Các nhà khoa học Nhật Bản đã chứng minh được rằng, cơ thể con người phát ra ánh sáng. Điều bí ẩn nghìn đời về aura (hào quang) đã được lý giải?
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản từ Viện Công nghệ Tohoku và Đại học Kyoto đã phát hiện ra và chứng minh bằng thực nghiệm khả năng phát ra ánh sáng độc nhất vô nhị của cơ thể con người. Tất nhiên, mức độ phát quang này là rất yếu: Để nhìn thấy nó, thị lực của con người phải là một nghìn lần nhạy cảm hơn hiện hữu.
Nhìn thấy ánh sángTheo tạp chí Nga Itogi, cho đến nay, khoa học đã được biết đến hiệu ứng của sự phát quang sinh học. Dù yếu, nhưng chúng ta vẫn có thể nhìn thấy ánh sáng ở một số loài sinh vật, chẳng hạn như đom đóm hoặc sứa. Ở những sinh vật này, ánh sáng được phát ra như là kết quả của các phản ứng enzyme.
Hơn thế nữa, các nhà khoa học còn cho rằng, hầu như tất cả các sinh vật sống đều có thể phát ra một luồng ánh sáng cực kỳ yếu ớt nào đấy. Đây là kết quả của các phản ứng sinh hóa, và hiện tượng này được gọi là sự phát quang sinh học (biophoton). Theo một số lý thuyết, ở bất cứ một sinh vật nào, hiệu ứng phát quang sinh học đều được tạo ra bởi các phân tử bị kích thích, phát ra các photon trong các quá trình năng lượng.
Trước đây, do các điều kiện kỹ thuật nên các nhà khoa học đã không thể kiểm tra được giả thuyết liên quan đến sự phát xạ có thể có ở con người. Đơn giản là đã không thể có được loại dụng cụ đó có thể trong một thời gian tương đối ngắn trong bóng tối phát hiện các photon phát ra từ cơ thể con người. Nhưng vừa qua người Nhật đã có thể giải quyết vấn đề này bằng cách phát triển một loại máy ảnh có độ nhạy cao, có thể nắm bắt được ánh sáng vào mức độ của từng photon. Ngoài ra, người ta đã chế cho loại máy ảnh này một hệ thống quang học đặc biệt với thông lượng cao.
Sau khi đã sở hữu được phương tiện kỹ thuật cần thiết, các nhà khoa học đã bắt đầu vào thử nghiệm trực tiếp. Họ đã chọn ra từ rất nhiều người tình nguyện 5 đối tượng thích hợp, đó là những người trẻ ở độ tuổi đôi mươi không có bệnh ngoài da. “Một trong những tiêu chí lựa chọn chính là sự tuân thủ nhịp điệu sống chuẩn mực nhất của những người đang làm việc” - ông Hitoshi Okamura, nhân viên của phòng các hệ thống sinh học thuộc Đại học Kyoto nói. Tất cả những người được lựa chọn đều đi ngủ vào khoảng 23 giờ 30 phút và thức dậy vào lúc 6 giờ 15 phút.
Trong quá trình thí nghiệm, kéo dài trong ba ngày, các tình nguyện viên đã được đặt trong các điều kiện khá khắc nghiệt. Các bữa ăn diễn ra theo đúng lịch trình vào lúc 12 giờ 30 phút và 18 giờ 30 phút. Nhưng họ vẫn có thể sử dụng đồ ăn nhẹ và đồ uống lạnh tùy theo ý thích vào bất cứ lúc nào. Ban ngày, các tình nguyện viên được sống trong căn phòng với ánh sáng ở 400 lux (đơn vị đo độ rọi trong hệ đo lường quốc tế, tương đương ánh sáng lúc bình minh hay hoàng hôn vào một ngày đẹp trời). Họ không được phép sử dụng mỹ phẩm để trang điểm.
Quá trình khảo sát các photon được thực hiện theo đúng những quy định nghiêm ngặt. Từ 10 giờ sáng tới 22 giờ, cứ ba giờ một lần, các tình nguyện viên phải cởi trần rồi cọ xát cơ thể bằng nước ấm và được đưa vào một căn phòng tối thui hoàn toàn. Ở đó, họ được ngồi vào một chiếc ghế dài thoải mái và được ở yên tĩnh 15 phút để thích nghi với bóng tối tuyệt đối trong phòng. Trong khoảng thời gian đó, các nhà khoa học đã sử dụng camera hồng ngoại chụp để xác định đồ thị nhiệt độ bề mặt của cơ thể họ. Sau đó, họ mới tiến hành đo trực tiếp sự phát quang sinh học; quá trình đo kéo dài khoảng 20 phút.
Trong suốt thời gian này trong phòng chỉ vang lên những giai điệu yên ả. Tuy nhiên, các tình nguyện viên tham gia thí nghiệm đã không được phép ngủ. Sau đó, họ lại được xác định đồ thị nhiệt độ bề mặt của cơ thể thêm một lần nữa. Ngoài ra, mỗi một lần các tình nguyện viên vào phòng tối, họ đều được xét nghiệm nước bọt để các nhà khoa học đo mức độ hoocmon cortisol.
Đây là loại hợp chất hữu cơ tự nhiên được tổng hợp bởi các tuyến nội tiết trong cơ thể, được sản sinh bởi bộ phận tên là Zona fasciculata trên vỏ thượng thận thuộc tuyến thượng thận. Loại hoocmon này được đánh giá là vô cùng quan trọng và thường được xem là “hoocmon stress” (hoocmon bắt buộc). Nó làm tăng huyết áp, tăng mức đường huyết và có tác động kháng miễn dịch (tức là ngăn cản khả năng miễn dịch trong cơ thể)… Hoocmon cortisol được coi là dấu ấn sinh học của nhịp điệu đồng hồ trong cơ thể con người.
Tuy nhiên, đó chỉ có một phần thực tế của thí nghiệm. Sau khi thu nhận được các thông tin cần thiết từ những tình nguyện viên, các chuyên gia còn phải mất rất nhiều công sức để xử lý các dữ liệu.
Phát sáng ban ngàyQuá trình xử lý dữ liệu đã làm các nhà khoa học phải kinh ngạc. Theo lời ông Daisuke Kikuchi, nhân viên Phòng Điện tử và các hệ thống trí tuệ của Viện Công nghệ Tohoku, sau khi hoàn thành việc phân tích các hình ảnh, các nhà khoa học đã nhận ra rằng, họ đã có thể chứng minh bằng thực nghiệm hiện tượng phát quang sinh học ở con người. Hơn thế nữa, họ cũng thấy rằng sự phát quang từ gương mặt của các tình nguyện viên mạnh hơn từ các bộ phận khác của cơ thể.
Thêm vào đó, trên gương mặt của cùng một người thì khu vực miệng và má phát quang nhiều hơn so với các chỗ khác. Các nhà nghiên cứu Nhật cũng đã lập ra các biểu đồ phát quang và thấy rằng, vào các buổi sáng thì sự phát quang này là yếu nhất, đến trưa thì nó mạnh lên và nó đạt đến đỉnh điểm lúc 16 giờ. Theo ông Hitoshi Okamura, những dữ liệu này cho thấy sự tồn tại của cái gọi là nhịp điệu phát xạ trong ngày…
Để xác minh kết luận này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm bổ sung. Ba trong số năm tình nguyện viên từ chụp ngày được yêu cầu không ngủ vào ban đêm. Họ đang ở trong phòng với lực lượng ánh sáng là 400 lux. Phát xạ photon của chúng được đo cùng một cách trong buổi sáng. Kết quả là, các nhà khoa học đã tìm thấy rằng sau một đỉnh điểm sau 16 giờ và giảm cường độ ánh sáng vào ban đêm là thấp ngay cả trong ánh sáng vừa phải. Điều này cho thấy rằng nhịp điệu ngày đêm của photon phát xạ có thể được gây ra bởi nhịp sinh học của con người.
Các nhà khoa học Nhật đã quyết định kiểm tra lại giả thuyết trên bằng cách so sánh các số liệu đã được ghi nhận về quá trình phát quang sinh học với mức độ cortisol trong nước bọt. Và họ đã tới được với một điều bất ngờ lớn khi phát hiện ra rằng, mức độ hoocmon này vào buổi sáng luôn cao hơn rất nhiều so với lúc buổi chiều tối. Điều này cho thấy rằng, cường độ của ánh sáng phát ra từ con người trực tiếp liên quan đến nhịp điệu sinh học, và có thể điều chỉnh bởi các kích thích tố tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng.
Người đom đómLàm thế nào để áp dụng những hiểu biết đã thu được về hiện tượng con người có thể phát quang? Một số chuyên gia tin rằng, phát hiện này sẽ tạo ra một bước đột phá trong y học. Ví dụ, theo một số nguồn tin, hiện nay một nghiên cứu tương tự đang được tiến hành bởi một số nhà khoa học Nga, những người cho rằng, có người nhận được khả năng phát quang vào thời điểm người có được hơi thở đầu tiên của họ và tiếp theo, trong suốt cuộc đời mình đều phát ra một số tia gamma. Và dường như càng lớn lên thì cường độ phát quang của con người càng bị suy giảm.
Có một giả thuyết cho rằng, cơ sở của sự phát quang từ mỗi một người trong chúng ta nằm ở phản ứng hạt nhân năng lượng thấp, trong đó có sự tham gia của các hạt nhân phóng xạ tự nhiên. Và điều quan trọng là: số lượng các hạt nhân phóng xạ tự nhiên này bị giảm dần theo tuổi tác và quá trình lão hóa trở nên ngày một mau lẹ hơn. Và đây chính là ý nghĩa của những nghiên cứu này, vì chúng giúp tìm hiểu những bí ẩn của quá trình lão hóa.
Tuy nhiên, còn có một hướng đi khác không kém hấp dẫn: nghiên cứu lý do tại sao một số sinh vật khác lại phát quang để hiểu con người chúng ta cần tới cái sự phát quang này để làm gì? Chúng ta đều biết rằng, loài vật phát quang để thu hút con mồi hay đối tác, cảnh báo, giao lưu với nhau hoặc hù dọa kẻ thù, đánh lạc hướng hay để ngụy trang. Có lẽ các nhà nghiên cứu Nhật đang tiến rất gần trên con đường lý giải cái gọi là giác quan thứ sáu và có thể sớm khám phá ra cơ chế cho đến nay vẫn chưa được tường minh về sự giao cảm liên thông siêu hình giữa các cá nhân.
Những người tin vào các câu chuyện bí truyền, tất nhiên sẽ thích một cách lý giải khác và có thể cho rằng các nhà khoa học Nhật đã tìm thấy không có gì hơn là aura (hào quang). Nếu đúng như vậy thì bây giờ có thể lý giải một cách khoa học thuần tuý việc các nhà ngoại cảm có thể đoán ra trạng thái, tâm lý, suy tư, quá khứ, tương lai của những người khác. Có lẽ bằng cách nào đó họ có khả năng nhìn thấy hoặc cảm thấy ánh sáng phát ra mà những người trần mắt thịt như chúng ta không thể nào thấy được?
(Khánh Thương)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét