Có một số trường hợp chủ nhân của cây đi vắng hoặc qua đời thì cái cây mà họ yêu quý cũng bị héo úa, rồi chết dần.
Theo một số nhà khoa học thì đó không phải là ngẫu nhiên mà giữa cây và người có mối quan hệ với nhau khăng khít. Khi người đó không còn tồn tại nữa, có trường hợp cây cũng buồn rầu, héo úa và tàn lụi dần...
"Thần giao cách cảm của cây"
Theo GS.TS Nguyễn Trường Tiến, chủ tịch Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật Việt Nam: "Trước đây ở đền Quán Đôi, đối diện với trận đồ bát quái sông Tô Lịch, trước cửa có hai cây rất to, nhưng không hiểu lý do gì mà cây tự nhiên chết. Tôi được biết, những năm 60 của thế kỷ XX, những cây này không được quan tâm nên có thể vì thế mà héo tàn. Sau này, ở đây trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh thì cây tự nhiên sống trở lại".
HINH
Ông Tiến còn nhớ, trước đây để chuẩn bị xây dựng công trình, nhà thầu đề xuất phải chặt hàng cây xanh tốt phía trước để giải phóng mặt bằng. Phương án này đưa ra hôm trước thì hôm sau lá cây tự nhiên cứ rũ xuống, héo hon. Sau này khi quyết định lùi diện tích xây dựng trụ sở vào sâu mấy mét để giữ hàng cây lại thì hàng cây dần lại xanh tươi bình thường. Ông Tiến khẳng định, đó là sự việc được ông tận mắt chứng kiến chứ không phải nghe kể nữa. Ông cũng là người trực tiếp giám sát, tìm hiểu về tầng địa chất của khu này.
Cũng theo ông Tiến, hiện trên địa bàn xã Vân Hòa, dưới chân núi Ba Vì có cây đa cổ thụ trên nghìn năm tuổi, bên cạnh cây có đền thờ thần Rùa. Ông Tiến bảo, đây là nơi Đức thánh Tản Viên ngự trị, là cái nôi của của nền lúa nước Việt Nam. Dấu vết còn lại trên con đường di cư lập trại của người Việt cổ năm xưa. Cây đa có bộ bành rễ như các móng rùa thuộc vào loại lớn và kỳ vĩ nhất Việt nam. Cây đa này nhiều khả năng có mối liên hệ với cụ Rùa ở Hồ Gươm. Mấy tháng trước đây khi cụ Rùa dưới Hồ Gươm bị ốm, thì điều trùng hợp đến ngẫu nhiên, cây đa thần Rùa trên Ba Vì cũng bị những cơn gió lớn làm gãy cành, bị những con mối đục khoét làm thân cây bị lở loét.
"Cây cũng giống như con người đều có tâm hồn, có năng lượng tâm linh. Mỗi cây trồng đều có chủ nhân của nó. Cho nên, khi con người có sự tác động xấu đến cây thì một là người hại cây sẽ bị tác động xấu, hai là cây sẽ tự héo dần mà chết". Ông Nguyễn Trường Tiến nói.
Cây đa Rùa và cụ Rùa Hồ Gươm
TS Ngô Kiều Oanh, Viện Khoa học Việt Nam cho biết: Cây đa thờ thần Rùa trên Ba Vì có mối tương quan với Hồ Gươm, Hồ Tây bằng những linh khí. Cây đa là biểu tượng để thần linh ngự trị vào trong cây để giúp đỡ bảo vệ con người. Đợt tháng 4 vừa rồi khi cụ Rùa ở Hồ Gươm bị ốm, đích thân GS Hà Đình Đức đã lên tận chân núi Ba Vì nơi ngự trị của cây đa nghìn tuổi thờ thần kim quy để khấn bái. Ông Đức làm lễ xin năng lượng của cây, năng lượng của đất, xin thần Rùa ở cây đa hỗ trợ cụ Rùa dưới Hồ Gươm để việc điều trị bệnh cho cụ được chóng khỏi. Con người đứng ở giữa để huy động mọi cách có thể chữa bệnh cho cụ Rùa. Vì chính con người đang hủy hoại thiên nhiên, phá hoại môi trường sống. Cụ Rùa bị lở loét cũng một phần là do con người thải ra môi trường Hồ Gươm nguồn rác thải ô nhiễm.
Năng lượng sinh học
Theo TS Ngô Kiều Oanh, con người và cây cối đều có năng lượng sinh học giữa các mô sống và đều phải chịu ảnh hưởng của nguyên khí năng lượng của vũ trụ. Năng lượng sinh học chiếm phần quan trọng trong cơ thể con người và cây trồng. Cây cũng giống như con người, cây cối cần năng lượng của đất, của nước mới phát triển bình thường được.
Khi con người chăm sóc cây, nếu năng lượng của người đó hợp tần số với cây đó thì cây phát triển rất nhanh. Có người chăm sóc cây không lớn mà mỗi ngày cây lại còi cọc đi, chứng tỏ không hợp tần số của nhau. Mỗi người hợp với năng lượng của từng loại cây khác nhau. Có trường hợp người trồng cây tươi tốt nhưng không ra được quả. Điều đó có nhiều nguyên nhân nhưng nếu xét ở góc độ khoa học tâm linh thì là do tần số sóng không hợp nhau.
Mỗi một môi trường sống đều có năng lượng khác nhau. Khi chúng ta sống ở môi trường lạ có thể bị ốm. Khi con người chăm sóc cây cối cũng vậy, cần có nguồn năng lượng nhất định để tương tác vào cây. Khi người đó không còn chăm sóc cho cây, cây không còn nguồn năng lượng thích hợp sẽ cảm thấy buồn rầu, dần có thể tự héo hon mà chết.
Điều đó một phần có thể lý giải tại sao, những cây trong vườn đang xanh tươi nhưng tự nhiên rũ lá xuống, dần chết đi khi gia chủ qua đời. Bà Oanh bảo, giống như người mẹ có thể linh cảm được những điều không hay đang xảy ra với con mình, dù hai mẹ con đang ở cách xa nhau. Như thế gọi là thần giao cách cảm.
"Trong cuộc sống có trường hợp khi chủ qua đời cây cối cũng chết theo. Tuy nhiên, vẫn chưa có cơ sở khoa học để kết luận việc đó. Vì chúng ta cần phải xét ở nhiều góc độ xem cây cối và vật nuôi đó chết trong điều kiện gì, do thời tiết, chế độ chăm sóc hay là già cỗi mà chết... Tôi cũng từng đọc cuốn sách viết về anh em nhà họ Điền, khi bố mất thì chia tài sản bằng cách chặt cây trước vườn để chia nhau. Nhưng chưa kịp chặt thì cây đã chết".
Ông Nguyễn Phúc Giác Hải (Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người)
Theo Bee
http://www.khoahoc.com.vn/khampha/1001-bi-an/34224_Ly-giai-hien-tuong-than-giao-cach-cam-giua-cay-va-nguoi.aspx
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét