Bí ẩn nhục thân các thiền sư

02:55 |
Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ 1: Nhục thân cụ sư Rau

Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ 1: Nhục thân cụ sư Rau
Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ 2: Nhục thân thiền sư Vũ Khắc Trường
Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ 3: Chuyện lạ từ làng Phật Tích
Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ 4: Thiền sư Chuyết Chuyết và hành trình tìm về sự thật
Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ cuối: Tu bổ nhục thân thiền sư Như Trí
Nhục thân thiền sư Vũ Khắc Minh sau khi tu bổ
BÍ ẨN NHỤC THÂN CÁC THIỀN SƯ

LTS: Trải qua hàng trăm năm với bao biến động dâu bể, làm thế nào mà nhục thân các thiền sư vẫn còn lại đến ngày nay? Từ những phát hiện về nhục thân các thiền sư Vũ Khắc Trường, Vũ Khắc Minh ở chùa Đậu, thiền sư Chuyết Chuyết ở chùa Phật Tích, PGS-TS Nguyễn Lân Cường đã hé mở phần nào những bí ẩn về nghệ thuật táng tượng và thiền táng độc đáo của người Việt trong công trình khoa học “Phía sau nhục thân của các vị thiền sư” vừa được phát hành. Xin giới thiệu đến bạn đọc loạt bài của PGS-TS Nguyễn Lân Cường dành riêng cho Thanh Niên.
Ngày 3.5.1983, theo yêu cầu của Văn phòng 10 Hội đồng Bộ trưởng, Viện Khảo cổ học cử một đoàn cán bộ xuống chùa Đậu, thuộc huyện Thường Tín (Hà Tây cũ) để kiểm tra tình trạng xuống cấp của gác chuông. Trong đoàn có tôi. Lang thang vòng ra bên phải, sau dãy hành lang, tôi thấy một chiếc am nhỏ, rêu phong mà bên ngoài cửa phủ mành tre. Nhìn vào bên trong, tôi chợt giật mình vì thấy một nhà sư ngồi thiền, đôi mắt “lim dim” như đang suy tư về cõi Phật.
Từ lâu, nhân dân quanh vùng đã truyền tụng với nhau rằng ở chùa Đậu, có hai am nằm ở bên phải và bên trái của chùa. Am bên phải là của thiền sư Vũ Khắc Minh, bên trái là am thiền sư Vũ Khắc Trường. Chuyện kể rằng, khoảng thế kỷ XVII, vào một ngày nọ, thiền sư Vũ Khắc Minh (mà nhân dân trong vùng quen gọi ngài là cụ sư Rau - nhà sư thường chỉ ăn rau trừ bữa) bước vào trong am và nói với các đệ tử rằng: “Mang cho ta một chum nước uống và một chum dầu để thắp. Khi nào thấy dứt tiếng mõ hãy mở cửa am ra. Nếu thấy thi thể của ta đã hỏng, thì dùng đất lấp am đi, còn ngược lại thì dùng sơn ta bả lên thi thể...”. Dứt lời, cụ bước vào am tọa thiền và chỉ còn nghe vẳng ra tiếng mõ tụng kinh suốt ngày này qua ngày khác. Tròn trăm ngày, các đệ tử không nghe thấy tiếng mõ nữa, vội mở cửa am ra thì thấy ngài vẫn ngồi đấy như đang trong lúc tọa thiền. Hai chân ken vào nhau đúng vị trí của thiền, còn hai tay hơi bị xệ xuống. Nhớ lời thầy dặn, họ vội lấy sơn ta bả lên thi hài.
Trong cuốn Những chùa, đình và nhà thờ của Hà Đông - Phong cảnh Hà Đông xuất bản năm 1932 (tiếng Pháp), tác giả cho rằng đó là những “momies” (xác ướp) kiểu Ai Cập. Thật sai lầm! Tệ hại hơn, trong một bài báo đăng trên tờ Thời Mới vào năm 1957 lại có tiêu đề khá giật gân Xác ướp chùa Đậu hàng trăm năm vẫn còn giữ nguyên bộ phận sinh dục!
Bằng con mắt nghề nghiệp, tôi phát hiện qua vết nứt ở trên trán có xương sọ ở bên trong, và thế là tôi nảy ra ý định chụp phim X-quang để chứng minh đây là một nhục thân nguyên dạng. Nếu chứng minh được thì rõ ràng phương thức táng này nằm ngoài 5 táng thức đã có trước đây trên thế giới: địa táng hay thổ táng (chôn trong đất); hỏa táng (đốt thi hài); hải táng hay thủy táng (thả xuống nước); thiên táng hay điểu táng (cho chim ăn để được bay lên trời); huyền táng hay táng treo.
Chiều 25.5.1983, tôi chuyển nhục thân thiền sư Vũ Khắc Minh về khoa X-quang Bệnh viện Bạch Mai. Với sự giúp đỡ tận tình của PGS - bác sĩ Đặng Văn Ấn, bác sĩ Nguyễn Trọng Đức và các kỹ thuật viên, tôi đã tiến hành soi phần sọ, ổ ngực và ổ bụng. Qua màn hình, tôi thấy toàn bộ xương sườn, xương đốt sống đổ sập xuống nằm gọn trong khoang bụng. Rõ ràng, không có chất dính giữa các xương đốt sống. Hộp sọ còn nguyên vẹn, phần xương lá mía không bị đục vỡ như trên sọ vua Ai Cập Ramsès V để lấy não ra. Từ đó, có thể suy ra não và các nội tạng - về mặt lý thuyết - là vẫn còn nguyên trong nhục thân. Kết hợp giữa chiếu và phim chụp, có thể thấy rõ các xương dưới sọ như xương cánh tay, cổ và bàn tay, xương chậu hông, đùi, xương chày, mác và xương cổ chân, bàn chân đều nằm đúng với vị trí giải phẫu. Trong các xương không có cốt bằng kim loại, rõ ràng đây là một nhục thân nguyên dạng.
Bằng phương pháp quang phổ phát xạ vùng tử ngoại và chiếu xạ tia rơn-ghen khi phân tích chất bồi của nhục thân thiền sư Vũ Khắc Minh, tiến sĩ Lê Nguyên Sóc cũng đã có kết luận phù hợp với ý kiến của chúng tôi về chất bồi. Đó là hỗn hợp của sơn ta, mùn cưa, giấy dó và đất...
Tôi mừng quá, vì như vậy là đã chứng minh được đây là một táng thức mới mà tôi đặt tên là tượng táng (táng theo kiểu làm thành tượng) hay thiền táng (táng theo kiểu ngồi thiền). Sau này tôi mới biết nét văn hóa trên cũng có ở Trung Quốc. Vào thế kỷ thứ VIII sau Công nguyên, kỹ thuật “Giáp trữ tất” (sơn ta bó lụa) đã được thực hiện khi Lục tổ Huệ Năng (638 - 713) viên tịch. Hiện nay, chân thân còn nguyên vẹn để tại Nam Hoa Tự, nằm ở phía tây tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, thuộc thôn Nam Hoa, huyện Khúc Giang, cách TP Quảng Châu về phía tây hơn 230 km. (Còn tiếp)
PGS-TS Nguyễn Lân Cường
Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ 2: Nhục thân thiền sư Vũ Khắc Trường
24/12/2009 12:50:00 PGS-TS Nguyễn Lân Cường
Đã đọc: 2938 Cỡ chữ:
Tượng đối chứng (trước) và tượng gốc (sau) của thiền sư Vũ Khắc Minh - ảnh: N.L.C
BÍ ẨN NHỤC THÂN CÁC THIỀN SƯ
Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ 1: Nhục thân cụ sư Rau
Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ 2: Nhục thân thiền sư Vũ Khắc Trường
Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ 3: Chuyện lạ từ làng Phật Tích
Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ 4: Thiền sư Chuyết Chuyết và hành trình tìm về sự thật
Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ cuối: Tu bổ nhục thân thiền sư Như Trí

Trong chùa còn có pho tượng cổ thứ hai: Thiền sư Vũ Khắc Trường - người trụ trì chùa Đậu kế tục ngay sau Vũ Khắc Minh, không có tài liệu nào nói đây là “chú, cháu” như một số báo đã đưa tin. Năm 1893, chùa bị lụt, tượng Vũ Khắc Trường nằm ở vị trí thấp hơn nên bị nước tràn vào và bị hỏng. Các cụ trong làng đã làm lại một pho tượng khác bằng sơn ta có cốt dựng bằng tre và gỗ rồi xếp xương vào bên trong.
Tại Viện Thông tin khoa học xã hội VN ở Hà Nội, chúng tôi tìm thấy hai bức ảnh chụp tượng thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường còn bóng nước sơn, không hề có vết nứt nào.
Nhưng chỉ sau vài chục năm, do tượng để trong am cạnh chùa rất ẩm ướt nên đã làm cho cả hai pho tượng xuống cấp trầm trọng. Pho tượng Vũ Khắc Minh bị nứt ở đầu gối và phần mặt. Pho tượng Vũ Khắc Trường, hỏng trầm trọng ở phần chõn, hầu như không còn ngồi được ngay ngắn, nếu không có những miếng gỗ kê ở phía dưới.
Tôi bắt tay viết dự án Tu bổ, bảo quản tượng hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường ở chùa Đậu (Hà Tây) ngay vào đầu năm 2000. Nhóm công tác gồm: PGS-TS Nguyễn Lân Cường (Chủ nhiệm dự án), họa sĩ sơn mài Đào Ngọc Hân, các nhà điêu khắc Phạm Xuân Sinh, Nguyễn Ngọc Lâm, kỹ sư Nguyễn Mạnh Hà. Ngoài ra, còn có 6 cơ quan cùng kết hợp để thực hiện dự án, một hội đồng cố vấn và Ban quản lý dự án được thành lập. Điều khó khăn nhất với chúng tôi là các phương án nêu ra không thể mắc sai lầm vì hai pho tượng này là độc bản, chỉ cần mắc một lỗi nhỏ là không thể sửa chữa được. Chúng tôi là những người hiểu nhất điều này vì các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước lúc đó như ông Nguyễn Khoa Điềm - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Văn hóa - Thông tin Phạm Quang Nghị... đã tới tận chùa để nghe chúng tôi trình bày phương án tu bổ - bảo quản hai nhục thân.
Ngày 18 tháng 4 năm 2003 (tức 17 tháng 3 năm Quý Mùi) sau vài tháng tranh luận quyết liệt xem tu bổ nhục thân ở đâu, lễ khởi công dự án tu bổ - bảo quản nhục thân hai vị thiền sư chùa Đậu được tổ chức ngay tại chùa. Và thế là bắt đầu những ngày lao động trong suốt 6 tháng trời...
Bằng kỹ thuật truyền thống: bó, hom, lót, thí, mài và thếp với các nguyên liệu như: sơn ta, vải màn, giấy dó, mạt cưa và đất, chúng tôi đã tiến hành sơn 14 lớp và thếp vàng đối với tượng gốc Vũ Khắc Minh, còn nhục thân Vũ Khắc Trường thì thếp bạc. Sau mỗi lớp sơn lại tiến hành mài, khiến bề mặt là các lớp sơn đan ken, xoắn quyện với nhau. Đến lớp cuối khi phủ quang dầu xong, chúng tôi phát hiện bề mặt pho tượng không nhẵn. Những hạt bụi lơ lửng trong không trung đã bám vào bề mặt tượng. Chúng tôi quyết định làm lại và thực hiện khâu này trong... màn. Trời nóng, mấy anh em phải xoay trần suốt cả buổi chiều. Thật tuyệt vời, 2 ngày sau kiểm tra trên mình thiền sư mịn bóng, không một gợn bụi...
Với pho tượng của thiền sư Vũ Khắc Trường, vốn là pho tượng đã được dựng lại năm 1893, nên có nhiều chi tiết sai lệch về mặt giải phẫu.

Họa sĩ sơn mài Đào Ngọc Hân đang thếp vàng tượng gốc thiền sư Vũ Khắc Minh
Trong dự án soạn thảo đầu tiên, tôi có ý định dỡ ra, thu thập xương cốt rồi dựa theo xương sọ để phục nguyên lại đúng với vẻ mặt ban đầu của thiền sư. Đây là phương pháp của Gherasimov (người Nga) mà tôi là người VN đầu tiên và duy nhất được học tập tại nước ngoài. Nhưng nhà chùa và cơ quan văn hóa thông tin địa phương không tán thành, vì cho rằng nhân dân địa phương hơn trăm năm nay đã in đậm trong tâm khảm hình ảnh của cụ Vũ Khắc Trường hiện tại rồi. Dù phục dựng pho tượng mới có giống với hình hài thật của cụ, họ cũng sẽ không chấp nhận. Tôi đành phải theo ý họ, mặc dầu vẫn ấm ức!
Pho tượng bị hỏng trầm trọng, bề mặt tượng lớp sơn bị mủn nát. Chỉ cần một tác động nhẹ là cả pho tượng sẽ bị đổ sập xuống. Do đó không thể đổ thạch cao làm khuôn trên chính pho tượng gốc để làm tượng đối chứng. Nhóm chúng tôi quyết định giao cho nhà điêu khắc trẻ Nguyễn Ngọc Lâm làm một pho tượng bằng đất sét có kích thước, hình dáng giống hệt tượng gốc và tiến hành đổ khuôn để tu bổ phần chân và pho tượng đối chứng.
Vào một buổi chiều mùa hè, tôi ngồi ngắm pho tượng gốc của Vũ Khắc Trường và cứ suy nghĩ mãi không hiểu tại sao vị thiền sư này có cánh tay dài thế, khi so sánh với tỷ lệ chung của pho tượng. Tôi bàn bạc với họa sĩ sơn mài Đào Ngọc Hân và quyết định “bí mật” khoét bốn ô nhỏ ở vùng gần đầu xương cánh tay và khuỷu tay. Điều này cấp trên không tán đồng, nhưng chúng tôi cứ “liều” vì biết đâu có thể phát hiện ra một chân lý nào đó... Ước mơ ấy của chúng tôi đã thành sự thật. Trong hố khoét của cánh tay phải ở phía trên gần vai, tôi phát hiện ra ròng rọc và chỏm của xương cánh tay (đã bị đặt lộn ngược), bên cạnh nó là xương mác của xương ống chân được ghép vào xương cánh tay và cũng bị lộn đầu. Đây chính là nguyên nhân làm cánh tay của thiền sư dài quá cỡ. Chúng tôi đã tiến hành phủ sơn ta, giấy bản, vải màn, mạt cưa, đất và thếp bạc mà chỗ dày nhất tới 22 lớp. Toàn bộ pho tượng thiền sư Vũ Khắc Trường nặng 31 kg.
Ngày nay ai tới chùa Đậu cũng thấy có 2 cụ Minh, 2 cụ Trường, từng cặp giống nhau như hệt. Thật ra chỉ có 2 pho tượng gốc là đặt trong nhà tổ. Hai pho còn lại được làm bằng thạch cao để đặt trong am ở hai bên cạnh chùa. (Còn tiếp)
Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ 3: Chuyện lạ từ làng Phật Tích
24/12/2009 13:05:00 PGS-TS Nguyễn Lân Cường
Đã đọc: 1078 Cỡ chữ:
Nhà điêu khắc Bùi Đình Quang (trái) và nhà nhân chủng học Nguyễn Lân Cường tái tạo hình dạng của nhục thân thiền sư Chuyết Chuyết dựa vào di cốt còn lại - Ảnh tác giả cung cấp
BÍ ẨN NHỤC THÂN CÁC THIỀN SƯ

Chùa Phật Tích - ngôi chùa thời Lý nghìn năm tuổi còn giữ được pho tượng đá lớn nhất và những con thú bằng đá, nằm trên lưng chừng núi Lạn Kha, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Nhưng tại sao lại có tên Lạn Kha, Tiên Du và Phật Tích?
Chuyện xưa
Trèo lên đỉnh núi phía sau chùa, chúng ta sẽ bắt gặp mấy khối đá vuông, mặt phẳng. Các cụ già trong làng bảo đấy là bàn cờ tiên. Tương truyền, trong làng lúc đó có một chàng tiều phu tên gọi là Vương Chất. Một hôm, nhân lên núi đốn củi, Vương Chất thấy hai cụ già râu tóc bạc phơ đang ngồi đánh cờ trên tảng đá bằng phẳng. Hai cụ vừa đánh cờ vừa ăn đào và vứt hột sang bên. Vương Chất vừa xem cờ, vừa nhặt hạt đào để ngậm tiếp. Ván cờ vừa xong, nhìn xuống chân, thấy chiếc cán rìu đã mục và cũng là lúc hai cụ biến vào sau hàng thông hiu quạnh... Soi mình trong bóng nước thấy râu tóc bạc trắng, chàng mới chợt hiểu rằng mình đã lạm sống một thời gian dài ở cõi tiên - một năm bằng sáu, bảy mươi năm ở cõi trần. Thế là, vì có tiên xuống chơi mà người ta gọi là Tiên Du và cũng vì “cán rìu mục nát” mà núi ở đây cũng còn có tên là Lạn Kha...
Truyện kể lại, chùa xưa rộng rãi khang trang có tới 300 tòa nhà. Chỉ riêng công việc dọn dẹp đã cần tới 70 người. Đặc biệt ngọn tháp của chùa cao vời vợi, nhòa lẫn trong mây, đến nỗi ở tận kinh thành Thăng Long vẫn còn nhìn rõ. Nhà vua ngạc nhiên hỏi cận thần cớ sao ở nơi thôn dã mà lại có cây tháp cao hơn cả cung điện trong hoàng thành? Sau lời “quở” đó, cây tháp thần kỳ bị đổ dọc theo sườn núi, gạch đổ xuống tới tận đầu làng dài gần cây số, nơi ấy nay còn tên là “Ngõ Gạch”. Dưới lòng đáy tháp lộ ra một pho tượng Phật sừng sững. Pho tượng ấy nay vẫn còn, gọi là tượng Phật A Di Đà. Để ghi lại tích Phật ấy, làng đổi tên là Phật Tích và dời lên sườn núi.
Bí ẩn tháp Báo Nghiêm
Vào một đêm cuối tháng 8.1989, trời mưa tầm tã, những tia sét cuối hè xé ngang bầu trời tối đen như mực, liếm sang cả phía sau sườn núi Lạn Kha. Chính trong cái đêm mưa bão ấy, kẻ gian đã lẻn lên sau chùa phá ô cửa nhỏ bằng đá của tháp Báo Nghiêm, hòng tìm kiếm vàng bạc, hay tượng đồng đen trong tháp. Tháp Báo Nghiêm, dựng năm Chính Hòa thứ 13 (1692), cao bốn tầng. Mặt tháp có chạm tượng Phật, ngồi trên tòa sen. Bọn trộm có ngờ đâu, trong lòng tháp chỉ vỏn vẹn có một vại sành, trong đó đựng xương và những mảnh vỡ của một pho tượng cổ. Ngày hôm sau, đoàn tham quan gồm bảy nhà sư do Thượng tọa Thích Thanh Quang - trụ trì chùa Quỳnh Lâm (tỉnh Quảng Ninh) dẫn đầu lên thăm khu tháp bỗng nhìn thấy các mảnh xương, mảnh bồi nằm tung tóe dưới chân tháp. Thượng tọa vội báo cho Ban di tích “Tìm thấy di hài của Phật Tổ rồi!...”. Ông Trần Xuân Trường và Ban di tích của chùa vội gom lại xương và các mảnh bồi vào trong một hòm kính đặt ở chùa. Chẳng mấy chốc, cái tin tìm thấy thi hài của “Phật Tổ” lan đi rất nhanh. Đúng vào thời gian này, tôi đang nghiên cứu tại Viện Khảo cổ học Viện Hàn lâm khoa học Cộng hòa Liên bang Nga (Liên Xô cũ) ở Moscow. Về nước vào đầu tháng 3.1991, thì giữa tháng 4, tôi được Ban di tích của chùa Phật Tích mời lên nghiên cứu nhục thân của thiền sư.
Ngày 26.4.1991, trở lại chùa Phật Tích lần thứ hai, suốt cả một ngày trời tôi loay hoay chắp gắn và khớp được ống chân phải với phần dưới của đùi, tạo thành một góc nhọn, chúng tôi khẳng định tư thế hai chân ngồi xếp bằng tròn của pho tượng. Chúng tôi đã phát hiện ra 209 mảnh bồi và 133 mảnh xương. Nghiên cứu góc xương mu, khuyết ngồi lớn, mỏm chũm... chiều dài xương đùi, chúng tôi cho rằng đây là di hài của một người đàn ông chừng 65-70 tuổi, cao 1,59m. Đặc biệt chúng tôi tìm được bảy đoạn dây đồng nằm lọt giữa mảnh bồi. Như vậy, chắc chắn người ta đã dựng khung xương trước nhờ những đoạn dây đồng và bồi ra bên ngoài để tạo tượng. Chất bồi cũng là sơn ta, vải màn, mạt cưa, đất... giống chất bồi của thiền sư Vũ Khắc Minh, nhưng cách tạo tượng thì khác hẳn vì không bồi trực tiếp lên thi hài.
Nhìn chiếc vại đựng thi hài, chúng tôi thấy nét vẽ rồng bằng phẩm màu rất sơ sài, nên tôi và nhà khảo cổ học Trịnh Cao Tưởng đều cho rằng đây là chiếc vại có niên đại rất muộn - chỉ cách ngày nay vài chục năm, không thể so sánh với niên đại của tháp. Thế thì có đúng đây là di hài của thiền sư Chuyết Chuyết hay không? Tại sao bức tượng có xương cốt của ngài lại bị đập vỡ và để trong vại đặt trong tháp Báo Nghiêm của chùa Phật Tích? Tất cả những câu hỏi trên mãi sau này chúng tôi mới có lời giải đáp...
(Lược trích từ cuốn Bí mật phía sau nhục thân của các vị thiền sư của PGS-TS Nguyễn Lân Cường)
Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ 4: Thiền sư Chuyết Chuyết và hành trình tìm về sự thật
24/12/2009 13:07:00 PGS-TS Nguyễn Lân Cường
Đã đọc: 1057 Cỡ chữ:
Nhục thân thiền sư Chuyết Chuyết sau khi phục nguyên
BÍ ẨN NHỤC THÂN CÁC THIỀN SƯ
Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ 1: Nhục thân cụ sư Rau
Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ 2: Nhục thân thiền sư Vũ Khắc Trường
Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ 3: Chuyện lạ từ làng Phật Tích
Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ 4: Thiền sư Chuyết Chuyết và hành trình tìm về sự thật
Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ cuối: Tu bổ nhục thân thiền sư Như Trí

Ngày 10.10.1992, bà Nguyễn Thị Lan - Phó ban di tích, chính thức đề nghị tôi đứng ra chịu trách nhiệm phục nguyên nhục thân thiền sư Chuyết Chuyết. Tổ công tác được thành lập ngay gồm: họa sĩ sơn mài Đào Ngọc Hân, nhà điêu khắc Bùi Đình Quang, họa sĩ Nguyễn Đình Hiển, và tôi, chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp.
Toàn bộ chi phí cho việc phục dựng được nhiều phật tử đóng góp vẻn vẹn chỉ có 5 triệu đồng! Ngồi tính toán mãi tôi thấy đúng là chỉ đủ tiền mua sơn ta, vàng lá để dát và một số nguyên vật liệu khác. Tôi nói thẳng với anh em là kinh phí quá hạn hẹp, nên việc phục dựng xin cái tâm là chính, chứ không có công xá gì cả... Anh em trong cả tổ đều vui vẻ tán thành. Có khó khăn mới thấy được họ đúng là những người bạn tuyệt vời của tôi.
Được sự giúp đỡ của Sở Văn hóa - Thông tin Bắc Ninh, Phòng Văn hóa huyện Tiên Sơn, ngày 12.1.1993, chúng tôi đã chuyển 133 mảnh xương và 209 mảnh bồi về Hà Nội để nghiên cứu.
Cả nhóm chúng tôi trao đổi, tranh luận với nhau xem nên phục dựng toàn bộ pho tượng bằng cách nào. Lúc đầu, có ý kiến đưa ra là dùng dây đồng nối các xương lại, kết hợp với khung tre làm cốt để dựng tượng. Bàn đi tính lại mãi thấy không ổn, vì bản thân tôi muốn bên trong tượng của thiền sư chỉ nên có di cốt của ngài. Cuối cùng, cả nhóm nhất trí theo phương án từng bước như sau:
1. Tái tạo pho tượng bằng đất sét theo tư thế ngồi thiền.
2. Đổ khuôn pho tượng, bằng cách tạo các mảng khuôn.
3. Bồi sơn ta, lót vải màn, rắc mạt cưa, trộn sơn ta tất cả là 10 lớp ở mặt trong của khuôn.
4. Gắn xương vào đúng vị trí giải phẫu bằng chất liệu sơn ta trộn với mùn cưa.
5. Khi sơn ta với lớp vải màn, mạt cưa đã khô cứng lại, tiến hành phá khuôn thạch cao ở bên ngoài, gỡ các mảnh bó cốt và gắn thành hình tượng thô.
6. Tiếp theo là các công đoạn làm sơn thông thường: “bó” hai nước, “hom” ba nước, “lót” hai nước và “thí” hai nước.
7. Thếp bạc.
8. Quang dầu hai lần.
Cả nhóm chúng tôi đã miệt mài lao động trong hơn ba tháng rưỡi và sáng 1.5.1993, nước sơn quang cuối cùng đã phủ kín pho tượng, kết thúc công việc của một phương án táo bạo, mà chưa một nhà điêu khắc nào làm theo kiểu này: tượng hoàn toàn không có cốt bằng sắt, thép hay tre, gỗ làm trụ ở bên trong.


Mặt trong của mang khuôn
Phục nguyên nhục thân xong, tôi cứ băn khoăn mãi, vì không hiểu có chắc vị thiền sư mà chúng tôi phục nguyên là thiền sư Chuyết Chuyết hay không? Ban Di tích của chùa nói với tôi, vị sư trụ trì ở chùa Phật Tích trong thời gian trước chiến tranh là đại đức Hồng Đức, đã mất năm 1980 (?). Nhưng không thể chỉ có một vị sư ở chùa, nghĩ vậy nên tôi lần dò tìm mãi thì được biết còn có ông già Triệu vốn là sư bác của chùa vào những năm trước khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ.
Tìm đến thôn Mao Rộc, cách chùa Phật Tích 15 km, tôi gặp được cụ Nguyễn Chí Triệu, vốn là sư bác ở chùa bốn nhăm năm về trước. Tôi mở cặp lấy ra tấm ảnh chụp pho tượng mà chúng tôi vừa phục chế, đưa cho cụ xem. Nheo nheo đôi mắt, cụ trả lời ngay: “Đúng là cái tượng để trong khám rồng đấy”. Trở về Hà Nội, tôi lật tìm cuốn sách Phật Lục của Trần Trọng Kim xuất bản năm 1943, tới trang 95 thì thấy tác giả cũng khẳng định rõ “khám thờ Tổ đệ nhất bó cốt làm tượng...”. Lại có cả bản vẽ minh họa vị trí đặt pho tượng Chuyết Công trong nhà Tổ, nhưng không có ảnh chụp chiếc khám. Tiếp tục lục tìm kho tư liệu ảnh về chùa Phật Tích của Viện Thông tin khoa học xã hội, tôi không hề thấy ảnh chiếc khám nào. Nhưng thật may mắn khi lật tìm những tư liệu của chùa Bút Tháp, tôi chợt thấy bức ảnh mang ký hiệu số 7956 chụp một chiếc khám vào năm 1930 và có chú thích phía sau bằng tiếng Pháp “Khám gỗ chạm trổ thếp son giữ tượng nhà sư Chuyết Công”.
Chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh, cách chùa Phật Tích chỉ độ dăm cây số theo đường chim bay. Nơi đây cũng có tháp Báo Nghiêm, nhưng không hề có chiếc khám gỗ thờ Tổ đệ nhất. Chắc chắn người ta đã xếp nhầm bức ảnh này vào số ảnh của chùa Bút Tháp. Tôi lại vội vàng phóng xe máy lên gặp sư bác Nguyễn Chí Triệu để xác nhận xem có đúng chiếc khám của chùa Phật Tích không? Ông đã khẳng định đó là chiếc khám đặt tượng tổ Chuyết Chuyết. Từ những câu chuyện trên, chúng tôi suy đoán rằng: Khi kháng chiến bùng nổ, thấy chùa bị địch pháo kích, sau đó lại bị đốt cháy, nên có thể vị sư trụ trì của chùa đã đập vỡ pho tượng cổ thành nhiều mảnh nhỏ, đưa vào vại sành rồi giấu vào tháp Báo Nghiêm.
Đây chính là nhục thân của thiền sư Chuyết Chuyết vốn đặt trong khám rồng ở nhà Tổ. Thế là sự thật được minh chứng...
Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ cuối: Tu bổ nhục thân thiền sư Như Trí
24/12/2009 13:11:00 PGS-TS Nguyễn Lân Cường
Đã đọc: 1027 Cỡ chữ:
Chụp X-quang tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh - Ảnh: N.L.C
BÍ ẨN NHỤC THÂN CÁC THIỀN SƯ
Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ 1: Nhục thân cụ sư Rau
Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ 2: Nhục thân thiền sư Vũ Khắc Trường
Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ 3: Chuyện lạ từ làng Phật Tích
Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ 4: Thiền sư Chuyết Chuyết và hành trình tìm về sự thật
Bí ẩn nhục thân các thiền sư - Kỳ cuối: Tu bổ nhục thân thiền sư Như Trí
Ni sư Đàm Chính, chùa Tiêu Sơn (huyện Từ Sơn, Bắc Ninh), năm nay đã ngót nghét 80 tuổi. Năm 17 tuổi, bà là người đầu tiên nhìn thấy nhục thân thiền sư Như Trí trong tòa tháp ở chùa.
Hơn 60 năm trước, ni sư Đàm Chính đã về tu nghiệp ở chùa khi còn là một thiếu nữ 17 tuổi. Năm 1971, khi vén một nhành cây phủ tháp Viên Tuệ, ni sư thấy một viên gạch màu đỏ, trên đó có ghi tên và năm tịch của người trong tháp - Tỳ kheo Như Trí (mất năm 1723). Ni sư là người đầu tiên nhìn thấy nhục thân ngồi trong tháp, qua một khe nứt của tháp. Nhưng rồi cụ bít chặt khe nứt này lại và giữ kín chuyện mãi đến ngày 4.3.1996, khi Hòa thượng Thích Thanh Từ - trụ trì Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt và Tỳ kheo Thích Kiến Nguyệt - Tổng thư ký Thiền viện Trúc Lâm tới thăm chùa Tiêu Sơn. Ni sư Đàm Chính đã nhờ thiền viện giúp đỡ. Tôi gặp Tỳ kheo Thích Kiến Nguyệt lần đầu tiên tại chùa Đậu (Hà Tây cũ), khi chúng tôi đang tu bổ hai nhục thân thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường. Tỳ kheo đã yêu cầu chúng tôi giúp tu bổ nhục thân thiền sư Như Trí.
Bắt đầu tu bổ
Chúng tôi đã soạn thảo dự án “Tu bổ và bảo quản nhục thân thiền sư Như Trí ở chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh)”. Theo dự án này, Sở Văn hóa - Thông tin Bắc Ninh là cơ quan lập thiết kế và phương án thi công, Thiền viện Trúc Lâm là đơn vị chủ đầu tư của dự án. Tôi là chủ nhiệm dự án cùng thực hiện với họa sĩ sơn mài Đào Ngọc Hân và Tỳ kheo Thích Kiến Nguyệt - Tổng thư ký Thiền viện Trúc Lâm, người theo sát dự án để lo kinh phí.
Ngày 5.3.2003, nhục thân thiền sư Như Trí được đưa ra khỏi tháp. Nhục thân ngồi thiền định trong tư thế bán già, tay kiết ấn Tam muội, nhưng vì ẩm mốc nên bị mục rớt phần cẳng tay. Có một lỗ thủng lớn chính giữa mặt. Xương mũi và xương hàm trên thụt vào hộp sọ. Xương màu đen còn nhìn thấy rõ bên trong hộp sọ. Vết nứt ở tai phải từ thái dương qua trước dái tai xuống cổ và chạy sát tới đầu xương đòn phải. Hai tay bị vỡ từ cánh tay đến hết bàn tay. Các mảnh vỡ rơi rụng xuống nền và lẫn với đất, đá. Xương mỏng và có màu đen. Một vết vỡ lớn khác ở giữa ống chân phải, không nhìn thấy xương. Mặc dầu tượng bị vỡ phần tay, ống tay bị vỡ rụng xuống dưới, nhưng trên ống chân còn dấu vết của một phần bàn tay. Phía trong mảng bồi, nhìn thấy rõ thớ vải bằng mắt thường. Trật tự từ ngoài vào trong là: vải bồi, bó, hom, sơn (màu ngà). Không thấy thếp vàng hay bạc. Nhục thân được sơn phủ bên ngoài một lớp sơn ta màu ngà, mắt và lông mày vẽ bằng sơn đen. Lớp sơn đã bị bong tróc nhiều nơi, nên có màu sắc loang lổ. Do nhục thân đặt trong tháp bịt kín lâu ngày trong môi trường ẩm, mốc làm hỏng lớp sơn và bong tróc. Từ các phần hỏng, thủng, hơi ẩm, côn trùng và vi sinh vật đang xâm nhập vào phá hoại phần bên trong của nhục thân.
Do ở chùa Tiêu Sơn rất hiếm nước, khách tham quan lại đông nên việc tu bổ, bảo quản được quyết định chuyển về thực hiện tại chùa Duệ Khánh (xã Nội Duệ, huyện Tiên Du - Bắc Ninh).
Để diệt khuẩn ở bên ngoài và trong tượng, phải phun thuốc diệt khuẩn và xông thuốc. Bề mặt pho tượng bị nứt, nhiều nơi bị bong tróc lớp sơn ta. Chúng tôi xử lý ngay bề mặt pho tượng bằng cách phủ bề mặt bằng vải màn và phủ sơn rồi rắc mạt cưa lên sơn khi bề mặt chưa khô. Bề mặt pho tượng được gia cố dần. Khi gỡ phần nhục thân khỏi đế, chúng tôi phát hiện đế là một tấm gốm nung màu đỏ, mặt áp vào đáy tượng có in hình nan phên. Phía trong lớp bồi nhìn rất rõ lớp vải màn. Từ mặt đáy, chúng tôi thấy xương sên, gót và xương mác nằm khá đúng vị trí giải phẫu. Như vậy có thể kết luận nhục thân được bó cốt ngay sau khi tịch, không có sắp xếp xương như nhục thân thiền sư Vũ Khắc Trường. Để xác định giới tính, tuổi tác, tầm vóc và bệnh lý của thiền sư Như Trí, chúng tôi đã nghiên cứu tất cả số di cốt bị rơi xuống dưới trong khi đưa nhục thân ra khỏi tháp. Có một đốt sống ngực có chiều cao thân thấp và không cân xứng. Điều này gợi ý cho chúng tôi về bệnh viêm cột sống của thiền sư. Diện khớp mu còn thấy rõ để có thể định tuổi của thiền sư khoảng 40 - 45 tuổi.
Phủ tạng còn trong bụng
Ngày 11.5.2004, tôi và họa sĩ sơn mài Đào Ngọc Hân lật ngược nhục thân để nghiên cứu phần trong lòng và ngạc nhiên khi phát hiện ra một khối hợp chất bằng quả bưởi nằm chính giữa phần bụng. Tượng được phủ kín bằng sơn ta, phía dưới lại có đáy gốm, do đó khối vật chất này từ ngoài không thể lọt vào trong ổ bụng được. Sau khi lấy mẫu phân tích, kết quả thật bất ngờ rằng đó là các chất còn lại của phần phủ tạng trong bụng thiền sư Như Trí.
Như vậy, đây là lần đầu tiên ở Việt Nam chúng ta phát hiện và chứng minh được có phần nội tạng trong bụng thiền sư. Điều này có thể suy luận rằng trong bụng thiền sư Vũ Khắc Minh ở chùa Đậu, huyện Thường Tín (Hà Tây cũ) chắc cũng còn lại khối vật chất là phần nội tạng mà qua phim X-quang không thể phát hiện được, như chúng tôi đã đoán định từ năm 1983.
Sau khi đã tu bổ được phần thân, chúng tôi khoét phần gáy để đưa đốt sống cổ bị rời ra ban đầu. Đến độ sâu 1,3 cm bỗng chiếc đục trên tay họa sĩ Đào Ngọc Hân bật trở lại, ánh xanh của gỉ đồng lóe lên. Ngày 4.6.2004, Tỳ kheo Thích Kiến Nguyệt và chúng tôi đã chuyển nhục thân tới Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh để chụp phim X-quang.
Chúng tôi phát hiện thấy sau khi bồi lớp thứ nhất, người ta đã đặt một tấm đồng lớn trên lưng (chiều dài 65 cm; rộng 15 cm) và một tấm đồng trên ngực (chiều rộng 22 cm). Phía ngoài hai tấm đồng là lớp bồi dày trên dưới 1 cm. Trên đầu và bắp tay cũng được cuốn những dải băng bằng đồng có các kích thước khác nhau. Vòng quanh đầu trên hai tai là ba dải băng: một dải nhỏ 0,6 cm, hai dải lớn hơn 0,79 cm. Có ba dải băng khác từ trên đỉnh đầu dọc theo thái dương xuống sau cằm. Ba dải băng này có một dải to: 1cm và hai dải nhỏ 0,5 cm. Nhìn theo chuẩn sau có bốn dải băng to chiều rộng 2,13 cm, chạy từ cổ lên đỉnh đầu luồn qua dải băng to (vuông góc với nó) gập quay trở lại xuống cổ ở phía sau gáy. Qua phim X-quang thấy rất rõ vết gấp này. Một số dải băng khác được cuốn quanh cổ và hai dải băng có chiều ngang nhỏ: 0,4 cm chạy vòng từ nách vắt qua vai, từ trước ra sau.
Đây là hiện tượng đầu tiên ở Việt Nam. Có nhiều khả năng nó giúp cho tư thế ngồi của thiền sư vươn thẳng, tránh bị cúi gập xuống ở phần cổ, lưng và cũng có khả năng để bảo vệ hộp sọ. Lớp bồi bên ngoài nhục thân thiền sư Như Trí dày 0,66 cm, gồm hai lớp: lớp ngoài màu vàng nâu, lớp trong màu đen. Cả hai lớp thành phần đều gồm vải, sơn ta và mạt cưa... Không hề có dát vàng hay bạc như tượng thiền sư Vũ Khắc Minh. Để bảo đảm độ bền vững cho pho tượng nhục thân thiền sư Như Trí, chúng tôi đã thếp bạc trên toàn bộ pho tượng. Chúng tôi quyết định đổ khuôn làm một pho tượng thứ hai bằng composite đặt trong tháp Viên Tuệ, còn pho tượng gốc đặt tại nhà Tổ.
Ngày 27.9.2004, Thiền viện Trúc Lâm đã tổ chức lễ cầu nguyện cho thiền sư Như Trí tại chùa Duệ Khánh và làm lễ rước nhục thân về chùa Tiêu Sơn rất trọng thể. Ngày 28.9.2004, lễ khánh thành việc tu bổ và bảo quản nhục thân thiền sư Như Trí đã được tổ chức tại chùa Tiêu Sơn. Thế là một dấu son nữa lại được ghi thêm vào trang sử của ngôi chùa cổ kính này. Với riêng tôi thì có một nỗi mừng khôn tả. Vừa mừng, vừa chờ đợi và hy vọng, vì tôi chắc rằng sẽ còn ở đâu đó, trong những ngôi tháp cổ đang bị xuống cấp, những vị thiền sư khác đang "chờ" chúng tôi, lại bắt tay vào một công trình tu bổ mới...
Về thân thế sự nghiệp của thiền sư Như Trí tới nay chưa thấy sử liệu nào ghi rõ, chỉ sơ lược qua một vài tác phẩm văn Nôm mà chúng

Nhục thân thiền sư Như Trí trong khám rồng (sau khi tu bổ) - Ảnh: N.L.C
ta chưa có dịp kiểm chứng. Theo đó, Ngài cùng với một số huynh đệ có cùng chữ NHƯ, phụ giúp thiền sư Chân Nguyên sao lục ấn hành những tác phẩm của thời Trần còn sót lại trong nhân gian như: Khóa hư lục, Thánh đăng lục, Tam tổ trúc lâm, Kiến tánh thành Phật và đặc biệt là tập Thiền uyển tập anh... Theo Thượng tọa Thích Thông Phương - trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử thì: “Thiền sư Như Trí là đệ tử nối pháp của thiền sư Chân Nguyên, một thiền sư thời Hậu Lê có công phục hưng Thiền phái Trúc Lâm do sư tổ Trúc Lâm - Trần Nhân Tông mở ra và từng trụ trì chùa Long Động ở Yên Tử, nay là Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Hiện ở đây còn tháp đá tôn thờ thiền sư, gọi là tháp Tịch Quang. Đây là mốc lịch sử của dòng thiền Trúc Lâm. Nhiều thiền sư ra đời, những tư liệu của chư tổ được thiền sư Chân Nguyên cùng hàng môn đồ kế tiếp, biên tập, khắc in để giữ gìn, làm cơ sở sách cho người nghiên cứu. Thiền sư Như Trí đã từng khắc in lại bộ Thiền uyển tập anh năm 1715, là bộ sách rất có giá trị về văn hóa của Phật giáo Việt Nam...”.

http://phatphapchanthat.blogspot.com/search/label/z%20B%C3%AD%20m%E1%BA%ADt%20Ph%C3%A1p?updated-max=2011-07-11T07:37:00-07:00&max-results=20&start=81&by-date=false
Read more…

Những bí mật ngỡ ngàng về mộng du

02:53 |
Một y tá không biết gì về hội họa đã vẽ nên những kiệt tác nghệ thuật; người khác leo lên cần cẩu cao 40m để ngủ; thậm chí có người còn quan hệ tình dục trong khi… mộng du.

Những pha mộng du kinh hoàng

Một lần, vào khoảng 1h30 sáng, lính cứu hỏa ở đông nam Luân Đôn, Anh nhận được tin báo, một bé gái 15 tuổi có ý định tự tử khi leo lên chiếc cần cẩu cao hơn 40m. Nhưng khi lính cứu hỏa tới trợ giúp thì phát hiện ra cô bé đang nằm ngủ trên khối bê tông của một đầu tay cẩu. Khi tỉnh dậy, cô còn không nhớ tại sao mình lại có mặt trên chiếc cần cẩu đó.



Người mộng du có thể đi trên mép hẹp của mái nhà (ảnh: Toiyeusuckhoe.com)
Tháng 5 năm 2009, một cô gái mộng du đi luôn qua cửa sổ phòng ngủ của mình ở tầng 2. Rơi từ độ cao 7 mét rưỡi xuống đất, rất may cô gái còn đủ tỉnh táo để gọi người giúp trước khi lịm hẳn. Chưa hết sốc sau màn mộng du ngoạn mục, các bác sĩ đã trố mắt nhìn phim chụp khi nó cho thấy cô gái chả bị gãy một cái xương nào. Ngày hôm sau, cô gái 18 tuổi tỉnh dậy một cách khỏe mạnh.

Kenneth Parks, 23 tuổi, sống tại Toronto, mắc chứng mất ngủ do dính dáng tới nhiều khoản nợ lớn. Một ngày nọ năm 1987, Parks mộng du, đứng dậy khỏi giường, lái xe một quãng đường 23 km và tới nhà mẹ vợ. Trong cơn vô thức, Parks đánh mẹ vợ đến chết và tấn công luôn bố vợ. Rất may ông bố vợ đã sống sót. Khi bị cảnh sát bắt, Parks còn chả nhớ mình đã làm những gì. Căn cứ vào lời khai, tiền sử bệnh mộng du và các yếu tố khác, Parks thoát tội giết người.

Vào năm 2004, các chuyên gia về thuốc an thần đã chữa trị thành công cho một trường hợp vô cùng hiếm gặp: một người phụ nữ luôn ngủ với những người đàn ông lạ khi đang mộng du.

Khi đêm xuống, người phụ nữ Úc tuổi trung niên bắt đầu mộng du, rời khỏi nhà và quan hệ tình dục với những người đàn ông lạ. Sự việc này diễn ra trong vài tháng và chính cô cũng không hề biết gì về những hoạt động về đêm của mình. Chỉ đến khi bạn trai cô bắt đầu tìm kiếm vào một đêm khi cô mất tích và mọi việc được phát giác từ đó. Các bác sỹ đã kết luận những hành động của cô hoàn toàn là một hiện tượng của mộng du và đã giúp cô chữa trị thành công căn bệnh quái lạ của mình.

Phát huy khả năng tiềm tàng trong giấc ngủ

Lee Hadwin là một y tá vào ban ngày, nhưng ban đêm anh lại là một “nghệ sỹ mộng du” – người đã tạo ra hàng loạt tác phẩm nghệ thuật lạ mắt và hấp dẫn nhưng lại không hề nhớ gì về chúng khi thức dậy vào sáng hôm sau.

Y tá vẽ những bức tranh kiệt tác trong khi mộng du (ảnh: Oddee)
Hadwin bị chứng mộng du từ khi lên 4 tuổi và bắt đầu sáng tác khi bước vào tuổi thiếu niên. Những tác phẩm của anh được vẽ trong lúc ngủ trên tất cả những đồ vật xung quanh như khăn trải bàn, báo chí, quần áo và tường nhà.

Hadwin cảm thấy khó hiểu về khả năng vẽ tranh tranh trong đêm, vì ngay khi tỉnh giấc thì anh hoàn toàn không có một chút sở thích hay khả năng nào đối với nghệ thuật. Rút kinh nghiệm từ việc vẽ lên các đồ vật trong gia đình, Hadwin luôn chuẩn bị các vật liệu vẽ tranh trước khi đi ngủ, giấy vẽ và bút chì được để rải rác quanh nhà, đặc biệt là dưới cầu thang – nơi sáng tác yêu thích của anh.
Robert Wood, một bếp trưởng 55 tuổi đến từ Glenrothes, Fife, nước Anh mắc phải chứng mộng du trong suốt 40 năm qua. Ông thức dậy khi đang ngủ từ 4-5 lần một tuần và vào bếp chuẩn bị các món ăn như trứng chiên, món xào, khoai tây chiên…Ông cho rằng một vết loét ở thành ruột có thể là nguyên nhân căn bệnh của ông bởi nó đã làm cho ông không thể ăn no và khi đêm xuống chính những cơn đói đã kéo ông đi vào bếp.
Một cô gái 24 tuổi mắc bệnh mộng du đã được tiếp nhận vào bệnh viện làm hộ lý. Có lần vào ban đêm, bác sĩ trực đã chứng kiến cảnh tượng cô gái khoan thai đi lên tầng áp mái. Khi tới buồng cầu thang trên cùng, cô mở cửa sổ, đi ra và dạo bước trên mép mái nhà ngay trước mắt một cô hộ lý khác đang kinh hoàng theo dõi; sau đó cô đi vào bằng cửa sổ khác và xuống thang.

Còn có người trong lúc mộng du có thể ngồi dịch sách từ tiếng Italia sang tiếng Pháp; nói tiếng nước ngoài như gió, trong khi anh ta chẳng biết tí nào về ngôn ngữ đó. Khi ngồi dịch, chỉ cặm cụi với quyển từ điển và tra từ dưới ánh sáng của ngọn nến đặt bên cạnh. Khi người ta tắt nến đi, anh ta lại châm nó lên, và tất cả những việc đó đều xảy ra trong giấc ngủ.


Trong lúc vừa đi vừa ngủ, người bệnh thực hiện các động tác một các tự động mà không nhận thức được mình làm gì (ảnh: Anhso.net).
Cứ 10 người thì có một người mộng du

Chuyên gia về giấc ngủ, Irshaad Ebrahim, cho biết trong cơn mộng du người ta có thể lái xe hoặc cưỡi ngựa mà không hay biết gì hết. Có người thậm chí còn tìm cách lái trực thăng. Ông cho biết: “Thống kê cho thấy cứ 10 người có 1 người đã bị mộng du ít nhất một lần trong đời. Thường cơn mộng du không kéo dài và không nguy hiểm, nhưng đôi khi có thể dẫn tới thương tích”.

Không có thuốc hay kỹ thuật y học nào có thể chữa được bệnh mộng du.

Theo VNN

http://phatphapchanthat.blogspot.com/search/label/z%20B%C3%AD%20m%E1%BA%ADt%20Ph%C3%A1p?updated-max=2011-07-11T07:37:00-07:00&max-results=20&start=81&by-date=false
Read more…

Thực hư chuyện một số người Việt "chết đi sống lại"

02:52 |
Chuyện người chết sống lại rất hy hữu, khó tin và đượm màu sắc thần bí. Tuy nhiên, đây là điều hoàn toàn có thật ở Việt Nam.

Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh rằng, phần lớn những trường hợp này xảy ra ở người chết trẻ và chết đột ngột. Cứ 100.000 người chết thì có 1 người được cho là sống lại, nhưng với thời gian không dài.
Chạy tứ tán vì sợ… “mất vía”
Bà Nguyễn Thị Kim (ngụ phường 2, thành phố Tân An, Long An) kể lại câu chuyện kỳ bí: sau khi con trai là anh Nguyễn Văn Hùng (37 tuổi) đi khám và phát hiện bị ung thư túi mật giai đoạn cuối vào trung tuần tháng 4/2010, thì đến 17h ngày 14/6, sau bữa cơm chiều, bà phát hiện anh Hùng đã tắt thở và gia đình đưa lên bộ ván và che lại bằng một chiếc chăn, trên bụng để một nải chuối, trên đầu cúng bát cơm, trứng vịt, bụng niệm vải trắng để chờ vợ anh ở Vũng Tàu về nhìn mặt lần cuối. Tuy nhiên, khoảng 23h cùng ngày, tức 6 tiếng sau, bất chợt Trí, em trai anh Hùng, thấy tấm vải niệm động đậy và anh Hùng ngồi bật dậy nhìn quanh, nói: "Cho tao xin điếu thuốc lào".

Bàn thờ anh Hùng sau khi chết ngày 15/7.
“Sự việc khiến mọi người bỏ chạy tứ tán... Nhưng sau đó, anh Hùng cũng chỉ sống được đến ngày 15/7”, một người dân cho biết.
Cũng tháng 7/2010, được coi là chết thì “cái xác” cử động là chuyện xảy ra với bà Nguyễn Thị Dí (67 tuổi, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP HCM). Chị Đỗ Thị Ngọc Vân, con gái lớn của bà Dí, vẫn chưa hết bàng hoàng, thuật lại: “Khoảng 5h ngày 10/7, không thấy mẹ ra tắm bò như thường lệ, tưởng bà ngủ quên nên tôi đến tắm bò thay. Đến 6 giờ, hàng xóm cho biết có người chết trôi ở sông Cái giáp ranh giữa 2 huyện Hóc Môn và Củ Chi. Tôi giật mình chạy đến nhà mẹ thì nghe nói bà đã đi khỏi nhà từ 3h. Hơn 8h không thấy mẹ về, ruột gan tôi nóng như lửa đốt. Cùng lúc đó, có người đến báo người chết trôi chính là mẹ tôi”.
Theo chị Vân, mãi hơn 11h, bà Dí mới được kéo vào bờ. Khi một người hàng xóm tên Nguyễn Văn Nhiều thực hiện các động tác hô hấp thì bà bắt đầu giãy giụa. “Chúng tôi liền đưa mẹ đi cấp cứu ở bệnh viện Hóc Môn. Sau đó, mẹ được các bác sĩ cho chuyển đến bệnh viện 115 vì sợ chấn thương sọ não. Qua hai ngày điều trị, mẹ đã có thể tự ăn, uống”, chị Vân nói và cho biết thêm, bà Dí thỉnh thoảng lại tỏ ra đờ đẫn, bỏ ăn 2-3 ngày, hát hò lảm nhảm.
Người làng Trung Bính, xã Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cũng từng chứng kiến chuyện người chết sống lại. Đó là bà Nguyễn Thị Kỳ bị ốm nặng hai tuần, không ăn uống gì và tim ngừng đập. Thế nhưng, ông Nguyễn Ty, một người trong họ, được phân công khâm liệm, cho biết: khoảng 2 tiếng đồng hồ sau khi chết, bỗng nghe thấy bà Kỳ kêu “ú ớ, ú ớ” và tờ giấy điều đắp trên mặt bà động đậy rồi hai tay vung mạnh. Ông tiến lại gần thì bà Kỳ mở mắt, thều thào: “Cho tao chén nước, khát quá!”. Được biết, bà Kỳ đã sống tiếp 31 năm nữa, mới quy tiên.

Bà Nguyễn Thị Dí (67 tuổi) được cho là người chết sống lại.
Chết rồi lại… sống còn có cụ Trần Thị Ban ở tại thôn 2, xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; cụ Trần Cảnh cùng địa phương với cụ Ban nhưng ở thôn 3…
Thực hư thế nào?
Về cái chết, các chuyên gia y học cho rằng, có hai hình thái cơ bản, gồm chết lâm sàng và chết thực sự. Chết lâm sàng xảy ra khi bệnh nhân coi như đã lìa đời với nhịp tim không đếm được, không có hiện tượng hô hấp, có nghĩa là bệnh nhân không còn thở nữa. Nhưng hoạt động của não bộ vẫn còn, tương đồng với việc điện não đồ vẫn còn ghi nhận những sóng đặc trưng cho sự sống của con người.
Phần lớn những trường hợp gọi là người chết sống lại đều xảy ra ở những tình huống chết lâm sàng này. Còn những trường hợp chết thật sự là những cái chết được xác định rõ ràng bằng điện tim, điện não và các dấu hiệu sinh học khác và phải làm lại sau 6 giờ như luật pháp của một số nước tiên tiến quy định. Các xét nghiệm này đều cho thấy, thật sự người chết đã về cõi vĩnh hằng.
Ngoài ra, thông tin từ một số người chuyên bốc mồ mả, cải táng cho thấy, họ nhiều lần phát hiện có các vết cào cấu bên trong quan tài, chứng tỏ không ít người chết chôn xuống đất đã sống lại. Một số người cho biết họ rất hay gặp hiện tượng bộ xương người chết nằm ở nhiều tư thế rất lạ, mặc dù khi được chôn người chết đều được đặt nằm ở tư thế thẳng, ngay ngắn.
Một công trình nghiên cứu cũng cho thấy, bản năng sinh tồn của con người là rất mạnh, nhiều khi nó giúp cơ thể vượt qua được những tình trạng thập tử nhất sinh. Hiện tượng này tạo ra một số hiệu ứng sinh học như con người có thể tỉnh lại, hiện tượng thần giao cách cảm v.v... Giống như ngọn nến sắp tắt, những đốm lửa cuối cùng cố gắng lóe sáng chiếu rọi cho cuộc đời một niềm tin vô tận vào sự bất diệt của muôn loài.
Kể từ năm 1982 đến 2009, lịch sử y khoa đã ghi nhận 38 trường hợp được liệt vào hội chứng này trên toàn thế giới.
Đầu tháng 4 này, ông Ng Swee Hock, 65 tuổi, người Malaysia, là trường hợp mới nhất của hội chứng chết đi sống lại (Lazarus) bí ẩn. Theo báo Malaysia Star, ông này đột ngột sống lại sau 2 giờ 30 phút kể từ khi bác sĩ tại bệnh viện Seberang Jaya tuyên bố đã chết.
Đại diện của Bệnh viện Seberang Jaya cũng cho hay, hội chứng Lazarus rất hiếm gặp và cho đến nay vẫn chưa có lời giải thích đầy đủ về chuyện gì đã xảy ra khiến bệnh nhân chết rồi lại hồi dương.
Tương tự, tờ Fox News cho hay, không ít tình trạng chết đi sống lại xảy ra tại Mỹ, như vụ bà Judith Johnson ở Delaware vào tháng 10/2008. Bệnh nhân đã được bác sĩ khẳng định chết sau một giờ cấp cứu, nhưng sau đó nhân viên nhà xác lại phát hiện bà này hồi tỉnh.
Theo An Đông
Báo Đất Việt
Theo An Đông
http://www.anninhthudo.vn/Phong-su/Thuc-hu-chuyen-mot-so-nguoi-Viet-chet-di-song-lai/397942.antd
Read more…

Những khám phá thú vị về con người

02:51 |
Cơ thể con người chứa những điều kỳ diệu mà trí tưởng tượng phong phú cũng khó hình dung nổi. Chúng ta hãy cùng khám phá nhé.


Con người được sinh ra với hơn 300 chiếc xương trong cơ thể. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn trưởng thành, cơ thể mỗi chúng ta chỉ còn lại 206 chiếc xương. Điều này xảy ra vì rất nhiều trong số những chiếc xương ban đầu đã hòa nhập với nhau để thành một xương đơn lẻ.

25% số xương của một người nằm tập trung trên hai bàn chân.

Cơ thể người có hơn 600 cơ, chiếm 40% trọng lượng toàn cơ thể.

Đầu của con người vẫn còn nhận thức khoảng 15 - 20 giây sau khi bị đứt lìa khỏi xác.

Lá phổi bên phải của con người lớn hơn lá phổi bên trái. Điều này là do, lá phổi bên trái phải nhường chỗ cho trái tim.

Lòng bàn tay và lòng bàn chân của bạn không thể bị rám nắng và cũng không thể mọc lông.

Cứ 24 giờ, cơ thể con người lại tiết ra khoảng 0,5 - 1,4 lít nước bọt. Trong suốt cuộc đời của mình, một người trung bình đã sản sinh ra khoảng 37.854 lít nước bọt.

Cơ thể của một người trưởng thành cần gần 40kg khí oxy mỗi ngày.



Tóc và móng tay người cấu tạo từ cùng một chất: keratin. Trung bình mỗi ngày, chúng ta bị rụng khoảng 40 - 100 sợi tóc.

Tính trung bình, một người tóc đỏ có 90.000 sợi tóc, trong khi những người có mái tóc đen sở hữu tới 110.000 sợi tóc. Ngoài ra, những người thông minh có lượng kẽm và đồng nhiều hơn trong tóc của họ.

Lý do cho việc tóc chuyển màu muối tiêu khi chúng ta già đi là vì, các tế bào sắc tố trong nang lông, vốn chịu trách nhiệm sản xuất ra "melanin" tạo màu cho tóc, bắt đầu chết đi.

Cứ mỗi xem-ti-mét vuông trên cơ thể người chứa trùng bình 5 triệu vi khuẩn trên đó.

Cứ khoảng 27 ngày, con người lại thải bỏ và tái phát triển các tế bào da ở lớp ngoài cùng, và như vậy sẽ có gần 1.000 lớp da mới trong suốt cuộc đời.

Cơ thể người có đủ lượng chất béo để sản xuất 7 bánh xà phòng.

Nếu bị mù một mắt, một người sẽ chỉ mất đi 1/5 thị lực nhưng mất tất cả khả năng cảm nhận về độ sâu.

Trái tim của con người có thể tạo đủ áp lực để phun máu ở khoảng cách xa tới hơn 9 mét.

Một người trung bình có khoảng 1,86 mét vuông da với khối lượng 2,7kg.

Mỗi con người chúng ta mất khoảng nửa giờ đồng hồ ở tình trạng một tế bào đơn lẻ.

Một tế bào máu đơn lẻ mất khoảng 60 giây để thực hiện một chu kỳ di chuyển hoàn chỉnh của cơ thể.

Tế bào lớn nhất trong cơ thể người là tế bào sinh sản của nữ hay còn gọi là tế bào trứng, có đường kính gần 0,2mm. Trong khi đó, tế bào nhỏ nhất trong cơ thể người là tinh trùng của nam giới. Phải cần tới khoảng 175.000 tinh trùng mới có tổng trọng lượng bằng một tế bào trứng.

Các thống kê cho thấy, trung bình, một người sẽ quan hệ tình dục tổng cộng hơn 3.000 lần và dành 2 tuần cho các nụ hôn trong suốt cuộc đời của mình.

Kỷ lục về số lần đạt cực khoái trong một giờ đồng hồ được ghi nhận đối với một phụ nữ là 134, nhưng đối với nam chỉ là 16.

Trong suốt cuộc đời, một người đàn ông trung bình sẽ dành 3.350 giờ đồng hồ để loại bỏ tổng cộng 8,4 mét râu.

47% số người trong chúng ta gặp ác mộng ít nhất mỗi tháng một lần.

Hầu hết chúng ta đều có các ký sinh trùng siêu nhỏ, được đặt tên là Demodex sống trong lông mi, móng tay chân và miệng của mình.

Khi ho, con người giải phóng ra một luồng khí có tốc độ hơn 96km/h.


Nam giới đổ mồ hôi nhiều hơn phụ nữ.

Móng tay và móng chân mất khoảng 6 tháng để mọc từ gốc tới đầu ngón tay hoặc ngón chân. Móng tay mọc nhanh nhất ở ngón giữa. Tuy nhiên, ngón tay nhạy cảm nhất trên một bàn tay người lại là ngón trỏ.

Một người sẽ chết vì thiếu ngủ nhanh hơn chết vì đói. Cái chết sẽ tới trong khoảng 10 ngày thiếu ngủ, trong khi con người sẽ chống chịu với cái đói được vài tuần cho tới khi tử thần gõ cửa.

Một người trung bình ngủ thiếp đi trong 7 phút.

Trong cả cuộc đời, một người trung bình đi bộ tổng quãng đường tương đương với 5 vòng xích đạo.

Phụ nữ trưởng thành nhanh hơn nhiều so với nam giới và cũng có chỉ số IQ trung bình cao hơn một chút so với nam giới. Ngoài ra, phụ nữ thường có thính giác tốt hơn so với nam giới.

Đàn ông đổ mồ hôi nhiều hơn 40% so với phụ nữ.

Trẻ nhỏ khóc nhưng chúng không tiết ra nước mắt cho tới 1 - 3 tháng sau sinh.

Cho mãi đến khi được 6 - 7 tháng tuổi, một đứa trẻ vẫn có thể thở và nuốt cùng một lúc. Điều này là nhiệm vụ bất khả thi đối với một người lớn.

Cứ 500 người thì có một người sở hữu một mắt màu xanh và một mắt màu nâu. Những người có đôi mắt màu xanh có khả năng nhìn tốt hơn trong bóng tối.

Trung bình, một người dành khoảng 5 năm để ăn trong suốt cuộc đời của mình.

Ban ngày, số trẻ nam sinh ra nhiều hơn số trẻ nữ nhưng ban đêm thì ngược lại.

Cười làm hạ lượng hoóc môn gây stress và tăng cường hệ thống miễn dịch. Trẻ em cười trung bình 400 lần/ngày trong khi con số này ở người lớn chỉ từ 15 - 100 lần/ngày. Đàn ông cười to hơn, dài hơn và thậm chí thường xuyên hơn so với phụ nữ.

Hai trẻ song sinh không bao giờ có vân tay giống hệt nhau.

Trong suốt cuộc đời của mình, bạn sẽ tiêu thụ khoảng 27,2 tấn thức ăn, tương đương trọng lượng của 6 con voi.

Vào mùa xuân, trẻ em phát triển nhanh hơn so với bất kỳ mùa nào khác trong năm.

11% số người trên hành tinh của chúng ta thuận tay trái.

Vào độ tuổi 70, 73% đàn ông vẫn còn khả năng quan hệ tình dục.

Các nhà khoa học phát hiện, những người đang nói dối thường có xu hướng nhìn lên trên và sang phía bên trái của họ.

Hầu hết đàn ông đều trải qua hiện tượng cương dương cứ 1 tiếng hoặc 1 tiếng rưỡi đồng hồ trong lúc ngủ.

Trung bình, phụ nữ nói 7.000 từ mỗi ngày trong khi con số này ở đàn ông chỉ là 2.000.

Bằng cách đi bộ thêm 20 phút mỗi ngày, một người trung bình sẽ đốt cháy được hơn 3kg chất béo trong một năm.

Các nhà xã hội học phát hiện, thực trạng kinh tế càng tồi tệ thì váy của phụ nữ càng dài, và ngược lại, khi nền kinh tế tốt đẹp hơn, váy của các quý bà, quý cô do đó lại ngắn đi.

35% số người sử dụng các quảng cáo cá nhân cho việc hẹn hò đã kết hôn.

Theo Vietnamnet
Read more…

Bí ẩn cơ thể người: “Công năng thấu thị” dựa trên nghiên cứu cận tâm lý

02:50 |
Trong hơn 70 năm nghiên cứu thực nghiệm, người ta đã chứng thực được sự tồn tại của những công năng này. Các nhà khoa học đã nhận thức thêm và hiểu rõ hơn rằng những công năng này đều bắt nguồn từ một dạng năng lượng tâm lý bí ẩn, điều mà sinh lý học hiện đại đã công nhận.

“Cận tâm lý học” (parapsychology) đã bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 như một bộ môn tâm lý học thực nghiệm mới. Mục đích của nó là chứng thực thông qua khoa học thực nghiệm về sự tồn tại của các tiềm năng trên cơ thể người và các nhân tố ảnh hưởng đến những tiềm năng này. Tiềm năng cơ thể người còn được gọi là “công năng đặc dị”, và ở phương Tây nó được biết đến với cái tên “hiện tượng Psi”, có nghĩa là “chưa biết”. “Hiện tượng Psi” đã được nghiên cứu theo hai loại chính: tri giác siêu cảm (extrasensory perception) và trạng thái xuất thần (psychokinesis). “Tri giác siêu cảm” là chỉ khả năng có được năng lực tri giác mà không qua các giác quan, bao gồm tha tâm thông hay cảm ứng từ cự ly xa (telepathy), công năng thấu thị hay thiên mục (clairvoyance), công năng dao thị hay nhìn xa (remote viewing), công năng túc mệnh thông hay biết trước tương lai (precognition) và nhớ lại quá khứ (retrocognition). “Trạng thái xuất thần” là chỉ khả năng ảnh hưởng hay thao túng thế giới vật chất bên ngoài mà không cần động tay hay động chân, bao gồm công năng ban vận hay dùng ý niệm di chuyển vật thể (teleportation), dùng ý niệm điều khiển thiết bị điện tử, hoặc thúc đẩy hạt giống nảy mầm, v.v.


Trong hơn 70 năm nghiên cứu thực nghiệm, người ta đã chứng thực được sự tồn tại của những công năng này. Các nhà khoa học đã nhận thức thêm và hiểu rõ hơn rằng những công năng này đều bắt nguồn từ một dạng năng lượng tâm lý bí ẩn, điều mà sinh lý học hiện đại đã công nhận. Để vén bức màn bí ẩn bao phủ các tiềm năng của cơ thể người, người ta phải đột phá những rào cản cố hữu mà khoa học hiện đại dựng nên và thiết lập một cách tiếp cận mới để nhận thức cơ thể người và vũ trụ.

Vào cuối năm 2001, “Nghiên cứu cơ sở về cận tâm lý” (The Fundamental Study of Parapsychology) đã được biên soạn và xuất bản bởi nhà cận tâm lý nổi tiếng, K.R. Rao. Cuốn sách điện tử này đã tổng kết các thí nghiệm trong lĩnh vực cận tâm lý và sau đó phân tích kết quả. Qua tham khảo cuốn sách này, chúng ta có thể thấy được sự tiến bộ trong nghiên cứu lĩnh vực cận tâm lý và cùng nhau thảo luận về các bí ẩn của cơ thể người.

1. Công năng thấu thị: Chuỗi thí nghiệm Pearce-Pratt

Công năng thấu thị (clairvoyance) chỉ khả năng nhìn một đồ vật bị che khuất hoặc được ngăn cách bằng một bức tường (“cách tường khán vật”). Thí nghiệm kinh điển trong lĩnh vực này chính là chuỗi thí nghiệm Pearce-Pratt.

Năm 1934, Tiến sĩ J.B. Rhine thuộc Đại học Duke ở Hoa Kỳ đã thiết kế 5 bộ thẻ được gọi là Thẻ Trắc nghiệm Siêu cảm (Extrasensory Testing Cards). Trên mỗi bộ thẻ là một hình vẽ đơn giản: hình tròn, hình vuông, hình chữ thập, hình sóng nước và hình ngôi sao.

Bằng việc sử dụng 5 bộ thẻ này, ông và cộng sự, Tiến sĩ J.G. Pratt, đã tiến hành một chuỗi thí nghiệm trên một học sinh, H. E. Pearce, Jr., người tuyên bố là có công năng thấu thị.

Các thí nghiệm được tiến hành 34 lần trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1933 đến tháng 3 năm 1934. Năm loại thẻ (tổng cộng 25 thẻ) đã được sử dụng vào mỗi lần thí nghiệm. Người được thí nghiệm, Pearce, Jr., ngồi trong một căn phòng nhỏ tại thư viện Đại học Duke, trong khi cộng sự Pratt ngồi trước một chiếc bàn ở tòa nhà cách nơi mà ông có thể thấy Pearce từ 100-200 thước. Trước khi thí nghiệm bắt đầu, Pratt trộn một cách ngẫu nhiên những tấm thẻ và đặt chúng ở phía bên phải chiếc bàn, với mặt thẻ có hình úp xuống. Một cuốn sách cũng được đặt ở giữa chiếc bàn.

Ngay khi thí nghiệm bắt đầu, Pratt chọn một tấm thẻ bằng tay phải và đặt nó lên cuốn sách với mặt có hình úp xuống. Cùng lúc đó, Pearce cố gắng đoán xem hình trên chiếc thẻ là gì. Một phút sau, Pratt dùng tay trái để chuyển chiếc thẻ từ cuốn sách sang phía bên trái của chiếc bàn với mặt thẻ úp xuống, và rồi chọn tấm thẻ tiếp theo bằng tay phải. Với mỗi chiếc thẻ được chọn trong vòng một phút, quá trình này tiếp tục cho tới khi 25 chiếc thẻ được lấy hết. Những chiếc thẻ luôn được đảm bảo là úp xuống trong toàn bộ quá trình, và cả Pearce và Pratt đều không thể nhìn thấy các hình vẽ.

Sau khi hoàn thành lượt đầu tiên của thí nghiệm, Pearce sẽ ghi lại đáp án vào một tờ giấy, gói kín trong một phong bì và đưa cho Tiến sĩ Rhine. Pratt cũng ghi lại đáp án mà ông cố gắng đoán rồi đưa riêng nó cho Tiến sĩ Rhine. Tiến sĩ Rhine mở cả hai phong bì và sau đó tiến hành phân tích kết quả thống kê. Pratt và Pearce cũng so sánh kết quả thống kê của Tiến sĩ Rhine với đáp án mà họ tự lưu để xem có sai sót nào không. Toàn bộ quá trình thí nghiệm rất tỉ mỉ, kỹ càng, và kết quả thống kê thu được là rất chính xác.



Phân tích thống kê cho thấy trong 74 lượt thí nghiệm với 1.850 chiếc thẻ được chọn, độ chính xác trong đáp án của Pearce là hơn 30%. Điều này vượt qua xác suất thống kê khi đoán ngẫu nhiên (chỉ là 20%), và mức độ có ý nghĩa lên tới 10-22. Nói thẳng là, đoán ngẫu nhiên mà không có công năng thấu thị thì không bao giờ đạt chính xác đến 30% (Rhine, 1934, 1937). Thí nghiệm này đã được công nhận rộng rãi trong lĩnh vực tâm lý học và Tiến sĩ Rhine cũng được ca ngợi như là cha đẻ của bộ môn cận tâm lý đương đại.

Nhiều nhà khoa học sau đó đã làm lại thí nghiệm này và cũng thu được kết quả tương tự. Điều này đã chứng thực sự tồn tại khách quan của công năng thấu thị. (Russell, 1943).

Tại sao Pearce có thể thấy được vật thể được che khuất từ một cự ly xa như vậy? Vấn đề này, điều mà các nhà khoa học nghĩ rằng thần bí và khó giải thích, có thể được hiểu một cách đơn giản bởi giới tu luyện. Họ cho rằng ở bộ phận phía trước thể tùng quả (pineal body) của cơ thể người đã được trang bị kết cấu hoàn chỉnh của một con mắt người, và y học hiện đại gọi nó là một con mắt thoái hóa. Trên trán người, ở giữa hai lông mày hơi chếch lên trên một chút, có một đường thông kết nối với con mắt này, con mắt ở phía trước thể tùng quả. Nếu một người có thể nhìn trực tiếp bằng con mắt này thông qua đường thông thay vì nhìn bằng con mắt thịt, thì người ấy có thể có sẵn lực xuyên thấu, thậm chí nhìn được những sự vật mà mắt thường nhìn không thấy. Đây là điều mà giới tu luyện gọi là “thiên mục”, hay con mắt thứ ba. Rất có thể Pearce đã dùng thiên mục để nhìn những chiếc thẻ kia. Trong trường hợp này, sẽ không có gì là thần bí khi anh có thể có lực xuyên thấu như vậy.

Tham khảo:

1. Rhine, J. G. Extrasensory Perception. Boston: Boston Society for Psychic Research, 1934.

2. Rhine, J. G. Some basic experiments in Extrasensory Perception-a background, Journal of Parapsychology, 1937,1,70-80.

3. Russell, W. Examination of ESP records for displacement effects. Journal of Parapsychology, 1943,7,104-17.

Tác giả: Ngô Uyên
http://phatphapchanthat.blogspot.com/search/label/z%20B%C3%AD%20m%E1%BA%ADt%20Ph%C3%A1p?updated-max=2011-07-11T07:37:00-07:00&max-results=20&start=81&by-date=false
Read more…

Trực giác: Thứ giác quan không tuân theo khoa học duy vật

02:49 |
Thứ duy nhất có giá trị thực sự là trực giác” – Albert Einstein

“Vui sướng; giận dữ; vui sướng … nhất định là vui sướng”. Khi một chiếc máy theo dõi bộ não của ông, “Bệnh nhân X” 52 tuổi không có vẻ như đang đoán các nét mặt một cách ngẫu nhiên mặc dù ông đã bị hai lần xuất huyết não mà đã gây tổn thương nghiêm trọng trung tâm xử lý hình ảnh của bộ não.

Mặc dù bị mù, Bệnh nhân X được cho xem các bức ảnh chụp những khuôn mặt biểu hiện sự sợ hãi, vui sướng, và các cảm xúc khác, và nhận thức được chúng một cách chính xác với một tỷ lệ phần trăm cao hơn nhiều so với việc đoán mò một cách ngẫu nhiên. Liệu đây có phải là một phương tiện để “nhìn” nằm bên ngoài cách nhìn bằng mắt hay không? Hay nó đơn giản là một chế độ nhận biết chưa được phát hiện ra?

Tiến sỹ Alan Pegna từ trường Đại học New South Wales, Australia và nhóm nghiên cứu của ông tại Geneva, Thụy Sĩ, đã kinh ngạc trước những kết quả thấy được trong nghiên cứu này. Trong quá trình chụp cắt lớp, não của Bệnh nhân X cho thấy hoạt động rõ rệt trong vùng hạch hạnh nhân (amygdala) bên phải. Kết quả này giống hệt với những gì được thực hiện bởi một đối tượng nghiên cứu có bộ não không bị tổn thương tham gia vào cùng một hoạt động đó.

Đối với nhiều bác sĩ thần kinh học, những trải nghiệm gần đây với Bệnh nhân X gợi ý về một khả năng thú vị – thêm một giác quan nữa vào năm giác quan đã được biết đến. Với những người khác, nó không hơn một bước khởi đầu của khoa học trong việc nghiên cứu khả năng trực giác nổi tiếng và đã được biết đến từ lâu.

Mặc dù trực giác ít được khoa học công nhận trong thế kỷ 20, sự thừa nhận về khả năng này đã tăng lên trong lĩnh vực sinh lý học thần kinh (neurophysiology) trong những năm gần đây. Thứ được cho là một khả năng để biết về những điều chưa xảy ra, những sự việc trong tương lai xa, hoặc những thay đổi sắp đến trong môi trường xung quanh, đã được hiểu rõ về cơ bản là bởi tất cả các dân tộc trên khắp thế giới hàng nghìn năm qua – bất chấp sự bác bỏ lâu nay của giới khoa học còn hoài nghi.

Khả năng siêu nhạy cảm hay giác quan thứ sáu?

“Biển đưa lên hàng trăm xác người, nhưng không có một con voi bị chết nào. Cũng không tìm thấy thậm chí một con mèo hay một con thỏ nào … rất kỳ lạ là không có cái chết nào của động vật được ghi nhận”. Những quan sát được thực hiện sau trận sóng thần năm 2004 ở Châu Á bởi một viên chức chính phủ Sri Lanka này đặt ra một số câu hỏi thú vị.

Đáng chú ý là, liệu động vật có khả năng cảm nhận nguy hiểm sắp xảy ra? Chúng đã chạy thoát khỏi trận sóng thần như thế nào? Chỉ vài phút trước khi biển dâng lên, đập tan hơn hai dặm đất liền, các động vật sống đã chạy thục mạng tới những vùng cao của hòn đảo.

Cùng lúc đó, những bộ lạc thổ dân trong vùng, có 60.000 năm tiếp xúc với môi trường tự nhiên, đã bắt chước theo hành vi của các loài động vật và cũng chạy trốn đến khu đất cao hơn. Kết quả là hầu như tất cả những cư dân địa phương đều sống sót thoát khỏi dòng nước hung dữ.

Nhưng chính xác là làm thế nào mà những thổ dân địa phương và các loài động vật nhận biết được mối đe dọa sắp xảy ra? Liệu có hợp lý không nếu cho rằng trực giác chính là câu trả lời? Và nếu quả đúng như vậy, thì cơ chế sinh học bí ẩn này hoạt động như thế nào?

Câu trả lời, đương nhiên, không hề dễ dàng để nói rõ như câu hỏi. Theo một số nhà nghiên cứu, trải qua nhiều năm, những người dân bản địa trên đảo đã phát triển được các bài học quan trọng từ việc sống rất gần gũi với thế giới tự nhiên.

Ví dụ, họ cảm thấy được tiếng bước chân của các con voi hoang dã dội đến khi chúng chạy nhanh về phía sâu trong đảo, và cũng chú ý đến hành vi kỳ lạ của cá heo, kỳ nhông, và việc các loài chim trên đảo bay lên hốt hoảng. Bằng cách này, họ đã nhận biết được một cách hiệu quả những gì mà các hệ thống ra-đa hiện đại không làm được, những thứ đã không thực hiện được chức năng của nó vào cái ngày xảy ra trận sóng thần.

Theo một bài báo trên ấn phẩm nổi tiếng Science (Khoa học), các nhà nghiên cứu từ Đại học Washington, St. Louis, nói rằng bí quyết để lường trước những sự việc này của những người bản xứ nằm ở một vùng não được biết đến như vùng đai phía trước. Khu vực địa lý não này trở nên hoạt động tích cực trong các tình huống thay đổi môi trường mà không thể nhận thấy bằng ý thức, nhưng tuy nhiên lại cần thiết cho sự sinh tồn của cá nhân.

Nhưng để hiểu được động vật đầu tiên đã trực cảm về trận sóng thần đang đến như thế nào có thể là một nhiệm vụ còn khó khăn hơn. Một số nhà nghiên cứu động vật đề xuất rằng các manh mối chẳng hạn như những thay đổi áp suất không khí, các rung động nhẹ cảm nhận được phát ra từ mặt đất, hoặc các âm thanh rất nhỏ của các con sóng đang đến gần – những dấu hiệu mặt khác là không thể nhận thấy được bởi các giác quan của con người – có thể giúp một số sinh vật cảm nhận được về nguy hiểm đang đến.

Tuy vậy, nhiều nhà khoa học tin rằng, trong trường hợp này cũng như với Bệnh nhân X, hẳn là có tồn tại một cách thức khác mà thông qua nó các dạng sống có thể nhận biết được môi trường của chúng – khác với thông qua âm thanh, rung động, hình ảnh, hoặc mùi vị. Có tài liệu ghi chép lại rằng các loài chim và các loài động vật khác đã rời khỏi một khu vực ngay trước khi núi lửa phun trào.

Cũng bằng cách như vậy, các nhà sinh vật học Trung Quốc đã thực hiện các nghiên cứu xác định rằng, vài phút trước một trận động đất, các con mèo, chó, và các loài vật nuôi trong nhà khác trong một khu vực trở nên khá kích động và trong một số trường hợp thậm chí tru lên, sủa hoặc kêu lên một cách khó bảo. Các nhà nghiên cứu miêu tả rằng trong những lúc đó, các con rắn rời khỏi hang, các con chim bay loạn trong lồng và các con chuột thì chạy toán loạn.

Một khả năng tiềm tàng

Thí nghiệm ban đầu khá đơn giản, bao gồm 40 tình nguyện viên và hai thợ chụp ảnh trong mỗi lần thí nghiệm. Người chỉ đạo thí nghiệm, Ronald Rensik, Phó Giáo sư về Khoa học Máy tính và Tâm lý học tại Đại học British Columbia, mô tả các vụ tai nạn ô tô đã bị gây ra như thế nào trong các trường hợp mà ở đó các lái xe có trách nhiệm trong vụ va chạm đã không nhìn thấy những chiếc ô-tô mà họ đâm vào. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Khoa học Tâm lý (Psychological Science).

Ban đầu các tình nguyện viên được cho xem một bức ảnh chụp hình một con đường, được đổi mới bằng một hình ảnh giống hệt một cách định kỳ. Tại một thời điểm ngẫu nhiên trong quá trình đổi mới hình ảnh, một sự thay đổi với hình ảnh đó đã được thực hiện – các vật thể, ví dụ như được gỡ bỏ, thay đổi, hoặc thêm vào – và những thay đổi này, thậm chí là khi khá đáng kể, thường được phát hiện là khó để nhận thấy.

Cuộc thử nghiệm yêu cầu các đối tượng nhấn một chiếc chuông khi họ nhận thấy một thay đổi trong chuỗi hình ảnh. Một ngạc nhiên lớn đã đến trong cuộc thí nghiệm khi một vài tình nguyện viên đã hỏi Rensik rằng liệu có phải là họ phải bấm chiếc chuông chỉ khi họ thực sự nhìn thấy sự thay đổi, hay họ có thể nhấn nó vào lúc họ linh cảm rằng một sự thay đổi sắp xảy ra.

Điều này đã thay đổi mạnh mẽ cuộc nghiên cứu. Rensik nhận thấy rằng không chỉ phần lớn các tình nguyện viên nhận ra được vào thời điểm chính xác mà thay đổi được tạo ra, mà thêm vào đó 1/3 các đối tượng nhấn nút ngay lập tức trước khi bức hình đã được thay đổi hiện ra.

Nghiên cứu này có vẻ như đã cho thấy rằng trực giác rất có thể là một cách thức ngoại cảm để phát hiện các thay đổi rất nhỏ trong môi trường. Nó gợi ý rằng chúng ta có thể có một khả năng nhận biết các kích thích mà thậm chí không thể phát hiện bằng các thiết bị công nghệ tiên tiến.

Vậy thì liệu chúng ta có thể tiến hành các bước để tăng cường các khả năng trực giác của mình không? Những cải thiện như thế yêu cầu những gì? Và tại sao động vật có vẻ như có trực giác tốt hơn chúng ta?

Con người cổ đại gắn bó mật thiết với các chu trình của thiên nhiên, họ rất tự hào về cái nhìn trực giác của mình. Một số người cho rằng khi con người hiện đại ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ để hiểu biết về thế giới, kết quả làm cho trực giác thui chột đi. Trong văn hóa hiện đại của chúng ta, các khái niệm trực giác thường bị gièm pha để đề cao những thứ mà có thể được kiểm chứng một cách dễ dàng hơn.

Khi khoa học đang cố gắng để thừa nhận khả năng đáng kinh ngạc này của con người, thì liệu việc phát triển môi trường công nghệ của chúng ta có phải cũng làm thui chột các khả năng trực giác bẩm sinh của chúng ta hay không?

(Theo The Epoch Times)
http://phatphapchanthat.blogspot.com/search/label/z%20B%C3%AD%20m%E1%BA%ADt%20Ph%C3%A1p?updated-max=2011-07-11T07:37:00-07:00&max-results=20&start=81&by-date=false
Read more…

Những Hiện Tượng Khoa Học Đang Nghiên Cứu

02:47 |
Kỳ 1: Những hiện tượng khoa học đang nghiên cứu

Từ khi loài người xuất hiện trên quả đất, hiện tượng tâm linh, siêu linh và lĩnh vực ma thuật đã bắt đầu phát triển.

Các nhà khảo cổ, các nhà sử học và nhân chủng học đã khám phá ra nhiều bằng chứng về sự phát minh và phát triển của ma thuật từ thưở con người còn ăn lông ở lỗ.


“Mày mò” tìm hiểu tâm linh
Một số nhà khảo cổ và nhân chủng học cho rằng giống người Neantherdale vào thời cổ đại là văn minh nhất. Nhưng các khám phá sau đó lại cho thấy giống người Cromangnon có nhiều đặc điểm tiến hóa cao về lĩnh vực đời sống tâm linh, qua các bằng chứng cổ xưa từ các hình vẽ trên vách đá các buổi lễ thờ cúng, và các hình ảnh về ma thuật đầy màu sắc. Đặc biệt là người chết được đem chôn theo các nghi lễ đầy vẻ huyền bí. Và ma quỷ phát sinh nhiều hơn qua trí tưởng tượng họ. Về thần linh thì sấm sét, núi lửa, động đất là những nguyên nhân làm họ tin tưởng đến sức mạnh vô hình của các thần linh.

Trên thực tế các hiện tượng lạ thường như ngoại cảm, gọi hồn, ma nhập hay chữa bệnh tâm linh... luôn là những chủ đề nóng bỏng trong dư luận. Thăm dò dư luận vài năm gần đây cho thấy, khoảng 2/3 số dân Mỹ tin các hiện tượng trên là có thật! Giới tâm lý tỏ ra có lý khi cho rằng, con người thường thích nghe và dễ tin các hiện tượng lạ thường, “siêu linh”, nằm ngoài khả năng nhận thức. Điều đó thực ra không lạ bởi người nguyên thủy “nhìn đâu” cũng thấy thánh thần và ma quỷ. Trải hàng triệu năm tiến hóa, cái nhìn đó đã lặn sâu vào vô thức, vào bản chất “tiên thiên” của mọi người. Việc nghiên cứu tâm linh một cách khoa học được bắt đầu từ 1882, khi Hội Nghiên cứu tâm linh được thành lập ở Anh, với việc thu thập các chứng cứ, kể cả thông tin báo chí.



Ai cũng biết ngày nay loài người đã sống văn minh hơn nhưng vẫn còn một số vùng hoang vắng được xem như tận cùng của quả đất, nơi có vài bộ lạc còn sống cuộc đời hoang dã giống như thời đại đồ đá của loài người trước đây. Điều kỳ lạ là nhiều nhà thám hiểm đã len lỏi tận cùng các vùng xa xôi hẻo lánh để tiếp xúc với loài người được xem là sơ khai, họ bắt gặp được nhiều điều kỳ diệu mà các phù thủy ở đó đã thực hiện.


Chữa bệnh bằng “niềm tin”
Nhóm nhà báo của báo Paris Match nổi tiếng ở Pháp đã lặn lội tiến vào một nơi được xem là sống biệt lập với thế giới loài người tại một hoang đảo xa xôi tận Thái Bình Dương. Trên đường đi có một ký giả bị té ngã khi đi qua một con suối và bị gãy chân phải khiêng cáng. Khi đoàn ký giả này tới nơi thì thấy một người đàn ông ngồi yên lặng, trên người chỉ quấn một miếng da thú. Người đàn ông ra dấu đặt người ký giả bị gãy xương nằm xuống một miếng da gấu, hai bên đặt hai bó đuốc bằng gỗ thông, xong ông đưa tay lên trời huơ huơ mấy cái, vừa huơ tay vừa đọc một tràng thổ ngữ kỳ lạ rồi bất ngờ chỉ vào người bị gãy xương và ra hiệu ngồi dậy.

Lạ lùng thay, người ký giả này tự nhiên không còn đau đớn nữa và đứng dậy một cách tự nhiên. Người đàn ông sau khi ra tay cứu giúp người ký giả bị nạn liền quay qua bên cạnh chỉ vào một cái thùng sắt sét rỉ như ngầm bảo: các ông hãy đem vật này ra khỏi nơi đây! Rồi lặng lẽ đi vào một cái hang sâu đầy rêu và rễ cây che phủ…

Đoàn ký giả quan sát kỹ cái thùng sắt thì thấy ngoài thùng có chữ mờ nhạt về dấu hiệu quân đội Đức. Có lẽ vật này từ một máy bay Đức bị lạc hướng đã rơi xuống trong Thế chiến thứ II và dân trong bộ lạc không muốn giữ lại những gì từ thế giới đầy vật chất bên ngoài. Sự lẩn tránh của họ đã nói lên điều đó. Đoàn ký giả không tìm ra được người nào trong bộ lạc, tất cả ẩn tránh không muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Các hang động đều đóng kín bởi các khối đá lớn.

Các ký giả Pháp suy đoán rằng, người đàn ông ngồi chờ họ là trưởng bộ lạc hoặc nhà phù thủy. Điều kỳ lạ là không hiểu nhờ đâu mà ông ta biết được đoàn ký giả này sẽ đến và trong đoàn có người bị tai nạn gãy chân để chuẩn bị trước mọi thứ cần thiết. Ngoài ra phương cách trị gãy xương như trên rõ ràng vượt khỏi cách chữa khoa học của ngành Y khoa hiện đại, nhưng kết quả lại hoàn toàn thành công.

Theo nhiều Giáo sư ở Viện Hàn lâm khoa học Pháp cho biết, những thổ dân chữa bệnh không cần thuốc, như tại Philippin, nhiều nhà phẫu thuật đã dùng loại năng lực thuộc lĩnh vực tâm linh để giải quyết thành công các ca phẫu thuật. Có người cho rằng họ là con cháu của những người thuộc bộ lạc Kahyna đã mai một. Họ đã hòa tâm hồn vào vũ trụ cùng với biển cả bao la, lại không bị vật chất ràng buộc nên trí óc họ “sáng” và dễ thu nhận những sự kiện huyền diệu thuộc lĩnh vực tâm linh chan hòa trong vũ trụ tự nhiên.

Theo PLXH


Kỳ 2: Những câu chuyện khó tinGiới khoa học vẫn hoài nghi tính xác thực của các hiện tượng siêu linh kỳ bí chưa giải thích được.

>> Kỳ 1: Những hiện tượng khoa học đang nghiên cứu

Những chuyến bay kinh hoàng



Cơ trưởng Bob Loft.
Câu chuyện về chuyến bay 401 kinh hoàng của cơ trưởng quá cố Loft đã được xuất hiện trên các tờ báo lớn của Anh quốc, nó đã khiến cho các nhà khoa học một phen “toát mồ hôi” để xác minh độ chính xác về sự kiện “kỳ lạ” này. Một buổi tối tháng 12 năm 1972, chuyến bay 401 chở 101 hành khách và phi hành đoàn đã rơi xuống một đầm lầy ở Miami. Toàn bộ hành khách và phi hành đoàn đã thiệt mạng. Các mảnh vỡ của máy bay và thi thể các nạn nhân vương trên một diện tích rộng gần 1km. Sau vụ rơi máy bay này, tin đồn về những bóng ma trên những chiếc máy bay khác bắt đầu lan rộng. Các chuyên gia đã vào cuộc để tìm hiểu thực hư những tin đồn này.

Thành viên phi hành đoàn trên các máy bay cho biết, hai cái bóng thường xuất hiện trên các chuyến bay là cơ trưởng Bob Loft và cơ phó Don Repo của chuyến bay 401. Phó chủ tịch của một hãng hàng không châu Âu cho biết có lần ông đã nói chuyện với một cơ trưởng mà ông nghĩ rằng đang chịu trách nhiệm trên một chuyến bay. Tuy nhiên, sau đó ông đã nhận ra đây chính là cơ trưởng quá cố Loft.

Nguyên nhân nào khiến cơ trưởng Loft và cơ phó của mình thường ghé thăm các chuyến bay này? Có giả thiết cho rằng, sau khi tìm lại được một vài bộ phận vẫn còn hoạt động của 401, họ đã tận dụng chúng trên các máy bay khác, do đó cơ trưởng và cơ phó đã “lần theo dấu vết” của chúng để lên các máy bay này...


Những ngôi biệt thự “bị ám”
Đây được coi là hiện tượng kỳ bí nhất trong thế kỷ qua, một sự kiện kỳ bí đã tồn tại trong một ngôi nhà bình thường ở Tây Ban Nha suốt hơn 30 năm qua, và cho đến nay nó vẫn chưa được giải thích một cách hoàn chỉnh.

Theo tờ El Mundo thì sự việc kỳ lạ này được bắt đầu vào năm 1971, khi Maria Gomez Pereira phát hiện một hình thù kỳ lạ giống khuôn mặt người trên sàn gạch phía trước lò sưởi. Sau đó, chồng cô đã phá sàn gạch này và lát lại bằng gạch khác, tuy nhiên, 1 tuần sau đó khuôn mặt lại tiếp tục xuất hiện trên nền gạch mới.

Gia đình này đã nhờ đến các chuyên gia để giải thích hiện tượng trên. Sau nhiều tuần đào xới phía dưới nền nhà này, họ đã tìm thấy một cái huyệt chứa nhiều xương người ngay phía dưới sàn lò sưởi. Người ta đã lấp cái huyệt này và lót gạch mới cho nền nhà. Nhưng trong vài tuần sau đó, tình trạng cũ lại tái diễn, và lần này lại xuất hiện thêm những khuôn mặt mới. Trong suốt hơn 30 năm sau đó, sàn lò sưởi kỳ lạ của nhà Pereira đã được nhiều nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và các phóng viên truyền hình ghé thăm.


Biệt thự được cho là có ma Woodchester.


Nhiều người đã cho rằng khuôn mặt là giả tạo, nó đã được người ta vẽ lên. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu và kiểm tra đã chứng minh những khuôn mặt nằm chìm bên trong lớp gạch chứ không phải được vẽ trên bề mặt. Và đây đã được coi là hiện tượng kỳ bí nhất trong thế kỷ qua…

Woodchester là một biệt thự được xây dựng từ thời Victoria, nhưng nó chưa bao giờ được hoàn tất và không ai dám đến ở đây lâu dài. Ông William Leigh đã cho xây dựng nó, nhưng kể từ khi ông ta chết vào năm 1873, tòa biệt thự đã là tâm điểm chú ý của các cuộc điều tra vì những hiện tượng “kỳ dị” xảy ra ở đây. Rất nhiều du khách đã bị các “thế lực vô hình” tấn công bất ngờ, thậm chí họ còn bị bất tỉnh đột ngột khi tham quan khu biệt thự này.

Một biệt thự nữa cũng được nhắc đến như là một nơi không dành cho những người “yếu tim” trên đất Mỹ. Đó chính là Biệt thư Winchester. Sau khi người thừa kế của Cty Sản xuất vũ khí William Winchester chết, bà quả phụ Sarah đã dần nhận ra bà đang bị nguyền rủa.

Ngôi nhà có nhiều đặc điểm được thiết kế để bẫy như những cửa ra vào rất nhỏ, những cái cửa cụt (chẳng dẫn đến đâu hết), các cửa sổ được thiết kế để có thể quan sát được các phần khác của ngôi nhà. Toàn bộ khu nhà có 4 tầng, 467 cái cửa, 47 lò sưởi nhưng chỉ có 2 chiếc gương.

Các nhà tâm linh học vẫn thường nghiên cứu khu nhà, và họ cho biết có rất nhiều linh hồn lang thang quanh đây. Họ đã được chứng kiến những dấu chân, những tiếng sập cửa, những giọng nói kì lạ… Khu nhà này đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia, và cho đến ngày nay nó vẫn còn là một nơi làm lạnh gáy nhất ở Mỹ…

Theo PLXH


Kỳ 3: Tâm linh huyền bí nơi Tây TạngNhiều nhà khoa học và dân tộc học nổi tiếng đã đơn phương độc mã trèo đèo vượt núi trong tuyết lạnh để vào xứ sở của "đỉnh trời" là xứ Tây Tạng không ngoài mục đích là tìm hiểu tận nơi những gì thuộc lãnh vực siêu linh huyền bí.

>> Kỳ 1: Những hiện tượng khoa học đang nghiên cứu
>> Kỳ 2: Những câu chuyện khó tin


Từ xưa đến nay có nhiều nhà nghiên cứu chuyên nghiệp và cả những người "nghiệp dư" muốn tìm hiểu về hiện tượng tâm linh, đã đi sâu vào những nơi mà họ cho là trung tâm của các sự kiện huyền bí, để chứng kiến tận mắt những hiện tượng lạ lùng không thể giải thích được…


Khám phá
Nhiều nhà khoa học và dân tộc học nổi tiếng như James Frazer, R. Muller, William Halse Ricers, Ions Veronica, Mbiti John, Wentz W. E, Osborne Harold... đặc biệt là một người phụ nữ, một nữ văn sĩ tên là Alexandra David Neel đã đơn phương độc mã trèo đèo vượt núi trong tuyết lạnh để vào xứ sở của "đỉnh trời" là xứ Tây Tạng không ngoài mục đích là tìm hiểu tận nơi những gì thuộc lãnh vực siêu linh huyền bí. Nhờ đó mà thế giới Tây phương mới biết được những cuộc sống lạ lùng của các vị Lạt Ma Tây Tạng, nhất là biết về những năng lực tâm linh kỳ bí của những vị sư sống trong hang động, nơi mà "Trời" và "Đất" gần như giao hòa với nhau thành một thể.



Điểm đặc biệt đáng nhắc đến là nơi đây các vị sư đều có khả năng cao về nhận thức, họ có thể hiểu nhau qua không gian hơn là biểu lộ bằng lời nói hay hành động. Nhờ khả năng đọc được tư tưởng người khác mà nhiều vị Lạt Ma Tây Tạng biết trước được những gì mà người khác đang dự tính trong đầu. Ngoài ra những vị này còn có khả năng phân tích vầng màu sắc tỏa ra từ đầu bất cứ ai để từ đó biết được ý tưởng tốt hay xấu mà người đó đang dự định. Đây chính là nguồn năng lực của con mắt thứ ba đã được nhiều tài liệu nhắc tới với tên gọi là "Thần nhãn" hay "Huệ nhãn".

Trở lại vấn đề khả năng thông hiểu ý tưởng người khác cũng như thấy rõ và phân biệt vầng màu mà các vị Lạt Ma Tây Tạng có được thì đó lại là sự kiện có vẻ bình thường đối với người dân Tây Tạng. Lý do dễ hiểu là từ tấm bé, họ đã được cha mẹ kể cho nghe chuyện cổ tích về người Tây Tạng thời cổ xưa, theo chuyện cổ này thì thời xưa ấy, người Tây Tạng ai cũng có một "nhãn lực" đặc biệt, nhãn lực này không phải từ đôi mắt thông thường của con người mà là từ một con mắt thứ ba này mà người xưa gọi là Thần nhãn hay nói theo kinh điển là Huệ nhãn. Về sau, vì con người bị lôi kéo dần vào đường vật chất, ích kỷ, tham lam, sân hận, mê mờ nên trí óc không còn trong sạch, sáng suốt. Cuối cùng như tấm gương bị bụi mờ che kín, con mắt thứ ba trở thành u tối không còn sử dụng được nữa.

Các nhà nghiên cứu về Huệ nhãn đã bắt gặp trong giới động vật hình ảnh trung thực nhất về con mắt thứ ba một cách rõ rệt không chối cãi. Tuy nhiên câu hỏi tại sao lại có sự hiện hữu và công dụng thực tế thì lại còn lắm mơ hồ. Đặc biệt lạ lùng là ngay trong giới động vật có xương sống cấp dưới thì lại thấy hiện một cấu tạo giống như cấu tạo mắt bình thường, nghĩa là cũng có dây thần kinh, thủy tinh thể và võng mạc... Ngay cả loài cá, lưỡng thê, bò sát, chim, cả động vật có vú kể cả con người cũng đều có dấu tích con mắt thứ ba.

Khi khảo sát bộ xương của loài khủng long thời tiền sử, các nhà cổ sinh vật học cũng chú ý tới một chỗ lõm nơi phần sọ của loài bò sát khổng lồ này và đã đoán nơi đây là vị trí của một cơ quan thị giác hay nói theo suy tưởng của sự kiện đang bàn là "con mắt thứ ba". Công dụng của con mắt này có lẽ để giúp các loài động vật thời cổ không những thấy mà còn biết thêm hay cảm nhận trước được tình trạng chung quanh như mưa, gió nhất là các vật thể nằm khuất ở vị trí phía trên đầu.


Khai mở "Huệ nhãn"
Những khám phá mới đây nhất (vào năm 1996) từ một số nhà khoa học đã cho biết là trong não người có một tuyến tuy rất nhỏ, chỉ bằng hạt đậu xanh nhưng nhiệm vụ của tuyến này rất kỳ diệu, chỉ tiết ra loại nhân hóa tố đặc biệt với một lượng rất nhỏ trong trường hợp con người đang chú tâm cầu nguyện với tất cả thành tâm, hay vào các giai đoạn con người ở tình trạng nguy biến, thập tử nhất sinh. Cái tuyến lạ lùng đó là tuyến Tùng quả (Pineal gland). Khi phân hóa tố của tuyến đi vào máu thì cơ thể sẽ có những phản ứng kỳ diệu bất ngờ mà lúc bình thường không có được. Các nhà sinh vật học còn khám phá ra rằng tuyến Pineal glandcòn có liên quan tới bộ phận mà người Tây Tạng gọi là con mắt thứ ba.

Chỉ những ai chịu vứt bỏ lòng tham luyến sân si mê mờ, quyết tâm giữ lòng trong sạch và tu trì mới có được Huệ nhãn. Chính phần lớn các vị Đại sư Tây Tạng, những người ẩn cư nơi vùng núi cao tuyết giá hay trong các Đạo viện thâm nghiêm là có thể có năng lượng "thượng thừa" ấy mà thôi. Tuy nhiên, theo các vị Đại sư thì không phải tất cả các vị chân tu Tây Tạng đều có Thần nhãn hay Huệ nhãn như ta tưởng, vì muốn có được Thần nhãn thì ngoài hội đủ các điểm cần yếu như đã nói trên, còn phải có Thần lực đặc biệt kết hợp với các pháp môn tu luyện cao siêu mới được.



Phép tu luyện cao siêu đó có mục đích là để khai mở Huệ nhãn. Một khi đã có Huệ nhãn rồi thì dù ngồi tĩnh tọa trong viện, nơi núi cao hay trong rừng sâu vẫn có thể thấy được những gì xảy ra ở khoảng cách rất xa, hay chuyển di tư tưởng đến một nơi nào đó cho ai.

Tại Tây Tạng, nhiều Đạo viện thường có những buổi thực tập về phép chuyển di tư tưởng giữa các hàng đệ tử trong giai đoạn tu luyện các phép thần thông. Phương cách thực tập rất khoa học, lúc đầu hai người đệ tử ngồi cạnh nhau để chuyển tư tưởng cho nhau. Khi bắt được tư tưởng của nhau rồi thì khoảng cách tĩnh tạo giữa hai người này sẽ ở vị trí xa hơn.

Cứ thế mà về lâu về dài họ có thể đạt tới khả năng truyền tư tưởng cho nhau qua khoảng cách rất xa: hoặc từ đạo viện này đến đạo viện khác, từ hang động này đến hang động khác. Theo bà Alexandra David Neel thì dãy Hy Mã Lạp Sơn tuyết phủ im lìm hoang vắng nhưng lại là nơi các nguồn tư tưởng của các vị ẩn tu giăng bủa khắp nơi nơi...

Theo PLXH


Kỳ 4: Những câu chuyện còn bỏ ngỏ
Siêu linh hay còn gọi là huyền bí, siêu tâm linh, hay "paranormal" là một thuật ngữ được đặt ra để gọi tên cho những hiện tượng nằm ngoài phạm vi hiểu biết bình thường hoặc khoa học hiện tại không thể giải thích hay đo lường được.

>> Kỳ 1: Những hiện tượng khoa học đang nghiên cứu
>> Kỳ 2: Những câu chuyện khó tin
>> Kỳ 3: Tâm linh huyền bí nơi Tây Tạng


Khác với một số sự tồn tại giả định như vật chất tối hay năng lượng tối, những hiện tượng siêu tâm linh không phù hợp với thế giới như đã được hiểu thông qua quan sát thực nghiệm kết hợp với phương pháp khoa học.


Kỳ lạ những câu chuyện tâm linh huyền bí
Tờ Chicago Tribune đã ghi lại nhiều câu chuyện tâm linh huyền bí kỳ lạ trên thế giới, ví dụ tại nhà thờ Synagogue Church of All Nations ở Lagos, Nigeria có một vị mục sư tên là Joshua thường "xóa tội" cho mọi người dân địa phương, và điều đặc biệt là hành động đó được mọi người tin là có thể chữa các căn bệnh nan y.

Đã có rất nhiều người từ khắp lục địa châu Phi tìm đến nhà thờ này mỗi năm để hóa giải những tai ương bệnh tật, trong danh sách bệnh gồm có cả AIDS, ung thư và vô sinh… Không rõ những căn bệnh đó có được chữa trị dứt điểm hay không nhưng niềm tin của người dân ở đây vào "năng lực" tối thượng của vị mục sư này là không gì có thể lay chuyển nổi.

Còn tại Indonesia, những người theo đạo Hindu hàng năm đều đắm chìm trong trạng thái thôi miên bên bờ biển Peti Tenget ở Bali. Đây là một phần trong nghi lễ tôn giáo có tênMelasti, một nghi lễ tẩy uế sửa soạn cho không chỉ mỗi cá nhân mà cả cộng đồng đón chào một năm mới.

Đây là sự kiện quan trọng nhất trong lịch của những người dân trên đảo Bali, nơi đa số người dân theo đạo Hindu vốn nổi tiếng về những tập tục tâm linh phức tạp của mình. Theo như những người dân ở đây cho biết là "có thờ có thiêng" hàng năm họ đều tiến hành nghi lễ này và mọi việc đều diễn ra suôn sẻ, nhưng nếu ai đó không tham gia thì tai ương sẽ "ập" lên đầu họ bất cứ lúc nào…


Các nhà khoa học chưa thể giải mã hết bộ não của con người.

Ở Albani có một cậu bé vô tình chạm tay vào tảng đá lớn ở thị trấn Lac, sau đó cậu bé đã khỏi hẳn căn bệnh hen xuyễn kinh niên của mình. Từ đó, viên đá "vô tri" này được cho là viên đá thần kỳ có khả năng chữa lành mọi bệnh tật. Theo truyền thuyết, quyền năng của viên đá này có liên quan đến những người hành hương theo đạo Cơ đốc. Họ đã đi qua thị trấn trong cuộc hành hương đến thánh địa Jerusalemm. Chưa hết, những pháp sư ở vùng Tuva xa xôi thuộc Siberia, Nga có khả năng nhìn thấy thế giới vô hình và trò chuyện với những linh hồn.

Điều đặc biệt là các nữ pháp sư ở đây có thể chữa bệnh cho mọi người bằng năng lượng siêu nhiên chỉ truyền qua lòng bàn tay họ. Tại châu Phi, trong một trại tị nạn ở Chad, những người tị nạn Xu-đăng thường chuẩn bị một thứ đồ uống truyền thống mà theo họ có thể chữa được bách bệnh có tên gọi là "mihaya". Do là một loại nước "đặc trị" công hiệu cao nên các công đoạn pha chế "mihaya" cũng rất cầu kỳ. Đầu tiên, người ta dùng bút lông tẩm mực đặc biệt viết những vần kinh Koran lên một tấm phản gỗ lớn. Sau đó, những "phản chữ" được ngâm trong nước, thứ nước thần thánh thu được này dùng cho những người bệnh uống…


Khoa học xâm nhập thế giới tâm linh
Nước Nga từ lâu đã thành lập viện nghiên cứu "não bộ". Viện này quy tụ nhiều nhà khoa học lỗi lạc. Họ hy vọng việc nghiên cứu bộ óc sẽ khám phá ra những điều mới lạ, đồng thời mở được cả cánh cửa "Huyền môn" để vào thế giới mà từ lâu loài người thường cho là thế giới vô cùng huyền bí. Bề ngoài thế giới chỉ biết được mục đích của việc nghiên cứu này ở Moscow là tìm hiểu sự liên hệ giữa bộ óc và thiên tài, năng khiếu của một con người như thế nào.

Nhưng "tàng ẩn" bên trong là những nghiên cứu có liên quan đến các sự kiện vượt ra ngoài ảnh hưởng của trường vật lý của quả đất mà con người đang sống. Ví như bộ não của Edgar Cayce, một người bình thường như bao người khác nhưng vào năm 35 tuổi ông tự nhiên thấy rõ được quá khứ xa xăm của những người bị bệnh ngồi hay nằm trước mặt ông và khi đó ông đi vào giấc ngủ thôi miên.

Năm 1945, ông Cayce biết trước mình sắp qua đời nên ngỏ ý tặng Viện Nghiên cứu óc não bộóc của mình để các nhà khoa học tại đây nghiên cứu. Các khám phá từ lâu cho biết bán cầu não phía bên trái là cơ sở quan trọng của tư tưởng trừu tượng, nơi đây có thể là phần quan trọng cho các hoạt động thuộc lãnh vực tâm linh huyền bí.

Mới đây, các nhà khoa học còn tìm thấy một bộ phận cơ thể kỳ diệu khác có liên quan đến hiện tượng tâm linh: Đó là tuyến tùng quả (Pineal gland) nằm trong hốc não. Một khám phá mà Nga trong năm 1995 đã tập trung nghiên cứu là năng lượng bộ não người chết còn khả năng phát điện một thời gian dài. Theo các nghiên cứu về óc não thì sau khi con người chết đi, dù họ đã sống được 100 năm, năng lượng bộ não của họ cũng chỉ mới sử dụng một hay hai phần mười mà thôi.

Năng lượng còn lại ấy sẽ tiếp tục lan tỏa, truyền đi trong không gian. Chính vì thế mà có hiện tượng "mã phát" mà các cụ xưa thường nói. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Nga và Pháp thì hiện tượng gọi là mã phát chính là sự cộng hưởng giữa năng lượng hay điện não của bộ não người đã chết với năng lượng hay điện não người sống qua hiện tượng di truyền liên kết…

Theo PLXH
http://phatphapchanthat.blogspot.com/search/label/z%20B%C3%AD%20m%E1%BA%ADt%20Ph%C3%A1p?updated-max=2011-07-11T11:28:00-07:00&max-results=20&start=71&by-date=false
Read more…

Hiện Tượng Nhớ Về Tiền Kiếp - Theo cuốn "Bí ẩn nhân loại", NXB Từ điển Bách khoa

02:32 |
Năm 20 tuổi, cô gái Elina Markand (người Đức) bị tai nạn. Khi tỉnh dậy, Elina bỗng nói tiếng Italy rất thông thạo, mặc dù trước đó cô chưa từng học một ngoại ngữ nào. Cô còn tự nhận mình là Rozetta Caste Liani, công dân Italy, và yêu cầu được trở về thăm quê hương.

Về tới "nhà", Elina mới biết rằng người có tên Rozetta Caste đã mất từ năm 1917. Đón cô là một bà già lụ khụ, xưng là con gái của Rozetta Caste. Elina chỉ tay vào bà già, nói: “Đây là Fransa, con gái tôi!”. Lúc ấy, tất cả mọi người đều giật mình, vì người đàn bà này quả thực tên là Fransa, đúng như Elina gọi.

Câu chuyện của Elina Markand đã trở thành đề tài đầy hấp dẫn cho giới khoa học. Thực tế, trong lịch sử từng có không ít trường hợp tương tự, và hiện tượng “nhớ về quá khứ” không nhất thiết phải bắt đầu từ một chấn thương nào đó, như trường hợp của Elina Markand.

Vào thập niên trước, một cô gái nhỏ người Anh đã biến thành "một người xa lạ" sau khi tỉnh dậy một buổi sáng. Em không nhận ra mẹ và người thân của mình, không nói được tiếng mẹ đẻ trong khi lại thông thạo tiếng Tây Ban Nha, và lúc nào cũng tỏ ra sợ sệt.

Các bác sĩ đều có kết luận giống nhau: Em bé 10 tuổi này không có biểu hiện gì về bệnh lý hoặc tâm thần, sức khoẻ tốt. Em nhận mình là người Tây Ban Nha và sống ở thành phố Toledo. Em kể lại rằng một người cùng phố do ghen ghét và đố kỵ đã đâm chết em năm em 22 tuổi. Cảnh sát Tây Ban Nha đã thẩm tra lại câu chuyện kỳ quặc về “tiền kiếp” của em, và kết luận, đúng như lời em kể. Ở số nhà đó trong thành phố Toledo từng có một cô gái 22 tuổi bị hãm hại. Những người hàng xóm đã tìm thấy xác cô ngay trong nhà. Câu chuyện càng sáng tỏ hơn khi hung thủ (lúc này đã già) tự đến gặp cảnh sát để thú tội.

Các nhà khoa học còn tiếp tục ghi nhận nhiều trường hợp khác. Chẳng hạn có người đột nhiên "biến" thành công dân La Mã cổ đại, và bằng chứng khó chối cãi là anh ta biết sử dụng được thứ ngôn ngữ “nguyên thủy” của mình, không còn ai hiểu nữa. Tương tự như vậy, có người châu Âu bỗng nói tiếng Ai Cập, mất hẳn khả năng dùng tiếng mẹ đẻ. Rồi anh ta mô tả chính xác cảnh vật ở vùng sông Nile, và tự nhận có nguồn gốc Ai Cập.

"Trí nhớ gene"

Một số nhà khoa học đã thử đưa ra một lý thuyết giải thích hiện tượng trên với khái niệm "trí nhớ gene": Nếu các vùng "ngủ" trong ADN bị kích thích, con người có thể "trở về tiền kiếp". Họ bỗng nhớ lại gốc gác La Mã hoặc Ai Cập từ xa xưa. Cũng do ảnh hưởng bởi tiền kiếp mà nhiều người có thói quen xoa râu quai nón, mặc dù trên mặt không hề có râu. Người khác lại có thói quen nhấc vạt áo vét, y như động tác vén váy dài đang mặc khi vượt qua vũng nước.

Nhưng ở cô Elina người Đức và bé gái người Anh thì rõ ràng không hề có quan hệ nào về “gene di truyền” với người mà mình hoá thân, có nghĩa là trường hợp của họ không thể giải thích bằng “trí nhớ gene”. Vậy nó là thế nào? Ở châu Á, người ta rất quen thuộc với thuyết luân hồi của Phật Giáo, cho rằng thể xác con người – tức là cái “bề ngoài” - luôn thay đổi. Còn cái “bên trong thể xác” - tức linh hồn - là vĩnh cửu. Theo thuyết luân hồi, cuộc sống không khởi đầu bằng sự sinh ra, và cũng không kết thúc bằng cái chết. Cuộc sống cứ trôi vô tận. Linh hồn ở mỗi "kiếp" lại nhập vào một thân xác mới. Vì thế, sẽ không lạ khi cô Elina và bé gái người Anh đột nhiên nhớ lại kiếp trước của mình.

Thuyết về kết cấu "phách"

Lại có một số nhà vật lý và sinh học đưa ra cách giải thích vấn đề trên bằng “kết cấu phách”. "Phách" ở đây tất nhiên không phải là "phách" trong âm nhạc, mà là một khái niệm chỉ "phần bất biến" của con người, còn được hiểu là "phần năng lượng tách ra dưới dạng sóng". Khi người chết, “phách” liền tan vào vũ trụ. Vì thế, “phách” có thể hiểu là một loại “trường sóng hạt cơ bản nhẹ”, hoặc là “tập hợp những năng lượng thông tin cá thể”.

Theo các nhà khoa học này, thuyết về phách có thể lý giải được đa phần hiện tượng thần đồng (trong âm nhạc, thi ca, khoa học…). Ở tuổi rất trẻ, những thần đồng này đã tích tụ được lượng kiến thức khổng lồ mà người bình thường cả đời cũng khó có được. Theo thuyết này, “phách” của các thiên tài là sản phẩm của hàng vạn kiếp trong quá khứ dồn lại trong một cơ thể hiện hữu. Nói cách khác, "trường sóng hạt cơ bản nhẹ" hay những "tập hợp thông tin cá thể" đã tập trung vào cơ thể họ theo một quy luật nào đó.

Nhiều nhà khoa học đã mạnh dạn đề cập tới những khái niệm rất mới về hiện tượng "nhớ về quá khứ". Họ đã lập ra một "quy trình công nghệ" cho phép bằng thực nghiệm đưa con người vào trạng thái giữa mơ và thực. Ở trạng thái lơ lửng kỳ ảo này, người tham gia thực nghiệm vẫn nhìn thấy những gì quanh mình, nhưng trong tiềm thức, họ lại thấy cả quá khứ. Phương pháp thực nghiệm này đã được áp dụng để chữa một số bệnh tâm thần và đem lại kết quả.

Mặc dù đã có những thành tựu nhất định, nhưng đến nay, những chuyện về "siêu trí nhớ" gần như vẫn nằm ngoài vòng nghiên cứu của khoa học chính thống. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là nhân loại chịu bó tay để tự rơi vào vòng "bất khả tri", các nhà khoa học vẫn đang tìm cách để giải thích những điều khó giải thích nhất.

Theo cuốn "Bí ẩn nhân loại", NXB Từ điển Bách khoa
Read more…

Hiện tượng Tái Sanh

02:30 |
TRÍCH ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP
(THE BUDDHA AND HIS TEACHINGS)
HÒA THƯỢNG NARADA, 1980
PHẠM KIM KHÁNH DỊCH VIỆT, 1998
DO ĐÂU TIN CÓ TÁI SANH
CÁI GÌ ĐI TÁI SANH? - LÝ VÔ NGÃ
NGHIỆP CHUYỂN LÊN VÀ NGHIỆP CHUYỂN XUỐNG
NGHIỆP BÁO VÀ TÁI SANH VỚI NGƯỜI PHƯƠNG TÂY

HIỆN TƯỢNG TÁI SANH
"Đống xương tàn (của tất cả thể xác) của một người,
Xuyên qua các kiếp sống nầy trong một chu kỳ,
Có thể cao vọi như một ngọn núi
- Bậc cao minh nói như vậy."
-- Itivuttaka

Theo triết học Phật Giáo (Vi Diệu Pháp, Abhidhamma), ba hiện tượng có thể xuất hiện cho con người thấy trong giai đoạn hấp hối là: Nghiệp (Kamma), Hiện Tượng Của Nghiệp (Kamma Nimita), và Biểu Hiện Lâm Chung (Gati Nimitta).
Kamma (Nghiệp) là vài hành động tốt hay xấu trong đời sống hoặc ngay trước phút lâm chung. Nếu người hấp hối đã phạm một trong năm trọng tội (Garuka Kamma, ngũ nghịch trọng tội: giết cha, giết mẹ, giết một vị A La Hán, làm tổn thương Đức Phật và chia rẽ Tăng Chúng), hoặc người ấy đã đắc một trong các tầng Thiền-na (Jhana), thì chứng nghiệm hiện tượng Kamma trước khi chết. Những hành động thiện hay bất thiện đặc biệt ấy có năng lực thật mạnh, chen vào, áp đảo tất cả các hành động khác và biểu hiện thật rõ rệt trước mắt người hấp hối.
Nếu không có Nghiệp nặng như vậy thì có thể tiến trình tư tưởng cuối cùng của người ấy đeo níu theo cái Nghiệp vừa tạo liền trước khi chết, gọi là Asanna Kamma, hay Cận Tử Nghiệp. Cận Tử Nghiệp là hành vi cuối cùng hay hành vi nào mà chập tư tưởng cuối cùng nhớ đến, liền trước khi lâm chung.
Nếu không phải Cận Tử Nghiệp thì có thể là Thường Nghiệp (Acinna Kamma), hành động tốt hay xấu thường ngày, những việc ta thường làm hằng ngày, hay những việc mà ta thưòng nhớ đến và ưa thích hơn hết. Trong trường hợp nầy, nếu người hấp hối là một bác sĩ thì thấy đang săn sóc bệnh nhân, một tỳ khưu thì thấy đang thuyết pháp, một tên trộm thì thấy đang cạy cửa, khoét vách v.v...
Nếu ba trường hợp trên không xảy ra thì Nghiệp Tích Trữ (Katatta Kamma), xuất hiện. Nghiệp Tích Trữ gồm tất cả những trường hợp không có kể trong ba loại Nghiệp trên, những hành động, tốt hay xấu, không quan trọng.
Hiện Tượng của Nghiệp - Kamma Nimitta - là những biểu tượng xuất hiện trong tâm thức của người hấp hối dưới hình thức sắc, thinh, hương, vị, xúc hay pháp, tức là những hình sắc, âm thanh, mùi, vị hay tư tưởng mạnh mẽ, quen thuộc, trong nếp sanh hoạt hằng ngày, tốt hay xấu. Như người đồ tể thì thấy con dao hay con thú chết, bác sĩ thì thấy bệnh nhân, người mộ đạo thì thấy các món lễ vật v.v...
Biểu Hiện Lâm Chung - Gati Nimitta - là vài dấu hiệu có liên quan đến cảnh giới mà người hấp hối sắp được tái sanh vào. Do đó, mặt người sắp lâm chung thường lộ vẽ vui sướng hoặc đau khổ. Khi triệu chứng phát sanh, nếu là xấu thì ta có thể sửa chữa kịp thời bằng cách giảng kinh hay nói pháp để tạo đối tượng tốt đẹp trong tư tưởng người sắp chết. Những Biểu Hiện Lâm Chung (Gati Nimitta) [1] thường là lửa, rừng, vùng sơn cước, thai bào mẹ, thiên cung v.v...
Dầu sanh trong trường hợp bất đắc kỳ tử, tiến trình tư tưởng của người sắp chết vẫn diễn tiến và đối tượng của chập tư tưởng cuối cùng ấy là một trong ba hiện tượng: Nghiệp, Hiện Tượng của Nghiệp và Biểu Hiện Lâm Chung (Kamma, Kamma Nimitta, và Gati Nimitta).
Thí dụ một người sắp lâm chung và tái sanh vào cảnh người. Đối tượng của chập tư tưởng cuối cùng là một vài hành động (nghiệp) tốt. Tiến trình tư tưởng cuối cùng của người ấy diễn ra như sau: Luồng Bhavanga ngưng rung động trong hai chập rồi diệt. Liền khi ấy Ngũ Môn Hướng Tâm (manodvaravajjana) phát sanh rồi tắt. Kế đến một giai đoạn tâm lý quan trọng, tiến trình Javana, lúc bình thường phát sanh liên tiếp trong bảy chập, nhưng trong tư tưởng cuối cùng của một kiếp sống thì chỉ phát sanh trong năm chập liên tiếp. Tiến trình nầy không có năng lực tái tạo mà chỉ có nhiệm vụ điều hòa kiếp sống mới (abhinavakarana). Trong trường hợp của người sắp tái sanh trở lại vào cảnh người, đối tượng của luồng Javana cuối cùng là một nghiệp tốt, vậy là tâm thiện. Đăng Ký Tâm (tadalambhana citta), có phận sự ghi nhận, có thể phát sanh trong hai chập, mà cũng có thể không phát sanh. Đó là chập tư tưởng tối hậu của kiếp sống hiện tại. Có người lầm tưởng rằng Tử Tâm (cuti citta) tạo điều kiện để tái sanh. Trong thực tế, Tử Tâm không có nhiệm vụ đặc biệt nào. Chính tiến trình Javana tạo điều kiện cho sự tái sanh sắp đến.
Cái chết thật sự đến lúc Tử Tâm (cuti citta) chấm dứt. Kể từ đó tâm và vật thực (cittaja và aharaja) không còn tạo năng lực vật chất nữa. Chỉ còn một loại năng lực vật chất phát sanh do hơi nóng (utuja) tiếp tục tồn tại đến khi cơ thể vật chất tan rã [2].
Lúc Tử Tâm vừa tắt thì Thức-tái-sanh phát hiện cùng một lúc cũng phát sanh "mười-thành-phần của thân", "mười-thành-phần của giống" nam hay nữ, và "mười-thành-phần của ý căn" [3].
Như vậy, theo Phật Giáo, tánh chất nam hay nữ đã được quyết định ngay lúc bà mẹ thọ thai và do Nghiệp tạo điều kiện, chớ không phải là một sự hòa hợp ngẫu nhiên của minh châu và tinh trùng.
Sự diệt tắt của tâm trong kiếp vừa qua là cơ hội để cho một tâm mới phát sanh trong kiếp sống kế. Tuy nhiên, không có cái gì vĩnh cửu, nguyên vẹn đơn thuần, không biến đổi, được chuyển từ quá khứ sang hiện tại. Cũng như bánh xe lăn tròn trên đường, mỗi một lúc chỉ có một điểm của bánh xe chạm với đường. Nói một cánh chính xác, chúng ta chỉ sống trong từng chập tư tưởng. Ta chỉ sống trong hiện tại và hiện tại nhất định phải trôi vào dĩ vãng.
Trong tiến trình luôn luôn biến đổi của đời sống, trong một khoảnh khắc, mỗi chập tư tưởng, sanh, trụ, rồi diệt, và trong khi diệt, chuyển tất cả năng lực và cảm giác đã ghi nhận cho chập tư tưởng kế. Vậy mỗi chập tư tưởng mới gồm những năng lực tiềm tàng của chập trước và thêm vào đó chút gì khác. Đến lúc chết, chập tư tưởng cuối cùng chấm dứt, để nhường chổ cho chập tư tưởng kế phát sanh trong kiếp sống mới. Vậy, cái thức mới gồm chứa tất cả những kinh nghiệm trong quá khứ, vì tất cả những cảm giác trong quá khứ đều được ghi nhận trong cái tâm biến đổi, và tất cả tiềm năng đều được chuyển từ kiếp nầy sang kiếp khác, mặc dầu phần vật chất tan rã. Vì lẽ ấy, đôi khi có người còn nhớ được kiếp quá khứ của mình. Nếu trí nhớ chỉ thùy thuộc khối não, tức nhiên không thể có người nhớ được tiền kiếp của mình.
"Chúng sanh mới là sự biển hiện của luồng nghiệp trong hiện tại, không giống hệt cũng không đồng nhất với chúng sanh trước kế đó.
"Những thành phần (ngũ uẩn) tạo nên chúng sanh ấy không giống hệt cũng không phải là một với thành phần (ngũ uẩn) đã tạo nên chúng sanh trước. Tuy nhiên, cũng không phải hoàn toàn là khác vì cả hai cùng nằm chung trong một luồng nghiệp, mặc dầu biểu hiện dưới hình thức mới, trong thế gian mà ngũ quan ta có thể thâu nhận, và ta cho là có một chúng sanh mới."
Theo Phật Giáo, cái chết là sự chấm dứt của đời sống tâm-vật-lý của cá nhân. Chết là sự diệt tắt của: sinh lực (ayu) - tức đời sống tâm linh và vật lý (jivitidriya), hơi nóng (usma) và thức (vinnana).
Chết không phải là sự tiêu diệt hoàn toàn của một chúng sanh, mặc dầu kiếp sống chấm dứt. Cái tiềm lực làm sống chúng sanh không bị tiêu diệt.
Cũng như ánh sáng đèn điện là biểu hiện bề ngoài mà ta có thể thấy của luồng điện vô hình, chúng ta là biểu hiện bề ngoài của luồng nghiệp vô hình. Bóng đèn có thể vỡ và ánh sáng có thể tắt, nhưng luồng điện vẫn tồn tại, và ánh sáng có thể phát hiện trở lại nếu ta đặt vào đấy một bóng đèn khác. Cùng thế ấy, sự tan rã của thể xác không làm xáo trộn luồng nghiệp lực, và sự chấm dứt của thức hiện tại dẫn đến sự phát sanh của công thức mới. Tuy nhiên, không có gì trường tồn bất biến, như một thực thể đơn thuần, "chuyển" từ hiện tại sang tương lai.
Trong trường hợp nêu trên, người chết tái sanh trở lại vào cảnh người, chập tư tưởng cuối cùng tất nhiên là một loại tâm thiện. Thức-tái-sanh (patisandhi vinnana) là tâm thiện ấy phát sanh, tự nhiên chuyển đến hạt minh châu và tinh trùng tương xứng trong cảnh người và tắt, nhường cho những chập Bhavanga nối tiếp.
Như thế, lúc chết, luồng nghiệp lực vẫn luôn luôn trôi chảy, không có một điểm thời gian gián đoạn. Ngay lúc chết những chập tư tưởng vẫn liện tục kế tiếp như trong đời sống.
Hiện tượng tử-sanh, chết và tái sanh, diễn ra tức khắc, dầu ở nơi nào, cũng như làn sóng điện phát ra trong không gian được thâu nhận tức khắc vào bộ máy thâu thanh. Luồng nghiệp lực trực tiếp chuyển từ cái chết ngay đến tái sanh, không trãi qua một trạng thái chuyển tiếp nào (antarabhava). Phật Giáo thuần túy không chủ trương có linh hồn người chết tạm trú ở một nơi nào, chờ đến khi tìm được một nơi thích hợp để đầu thai [4].
Trong kinh Milinda Panha (Mi-lin-đa Vấn Đạo), đức vua Milinda hỏi Đại Đức Nagasena:
"Kính bạch Đại Đức, nếu có một người chết ở đây và tái sanh vào cảnh Trời Phạm Thiên và một người khác cũng chết ở đây và tái sanh tại Kashmir, người nào sanh ra trước?
- Tâu Đại Vương, cả hai cùng sanh ra một lượt. Đại Vương sanh ở đâu?
- Kính bạch Đại Đức, trong một làng nọ gọi là Kalasi.
- Làng Kalasi cánh đây bao xa?
- Bạch Đại Đức, lối 200 dặm.
- Tâu Đại Vương, Kashmir cách đây bao xa?
- Bạch Đại Đức, lối 20 dặm.
- Bây giờ xin Đại Vương hãy nghĩ đến làng Kalasa.
- Bạch Đại Đức tôi đã nghĩ xong.
- Và bây giờ Đại Vương xin hãy nghĩ đến Kashmir.
- Bạch Đại Đức tôi đã nghĩ xong.
- Trong khi nghĩ đến hai nơi, nơi nào tư tưởng của Đại Vương đến mau và nơi nào đến chậm?
- Bạch Đại Đức cả hai đều bằng nhau.
- Vậy, tậu Đại Vương, cùng một thế ấy, người chết ở đây và tái sanh vào cảnh Phạm Thiên không chậm hơn người chết ở đây và tái sanh ở Kashmir.
- Kính bạch Đại Đức, Ngài ban thêm cho con một thí dụ khác.
- Tâu Đại Vương, nếu hai con chim đang bay trên trời và cả hai cùng đáp một lúc. Một con đáp trên ngọn cậy cao. Còn con kia thì đáp trên ngọn cây thấp. Tâu Đại Vương nghĩ thế nào, cái bóng của con nào rọi xuống đất trước?
- Cả hai cái bóng đều rọi xuống cùng lúc. Không có cái nào rọi trước cái nào rọi sau. [5]"

-oOo-
Vấn đề có thể được nêu lên: "Tìm đâu luôn luôn có minh châu và tinh trùng sẵn sàng để tiếp nhận thức-tái-sanh?"
Theo Phật Giáo, số chúng sanh vô cùng tận, vô hạn định, và nơi trú ngụ của chúng sanh cũng vậy. Bào thai cũng không phải là nơi duy nhất cho sự tái sanh.
Quả địa cầu chỉ là một điểm nhỏ, so với vũ trụ bao la, không phải là cảnh giới duy nhất có thể trú ngụ. Và con người cũng không phải là chúng sanh duy nhất. [6]
Vậy, tin rằng luôn luôn có một nơi thích ứng để tiếp nhận thức tái sanh cũng không có gì quá đáng. Nếu ta tung lên trời một hòn gạch, hòn gạch sẽ rơi trở xuống, và luôn luôn có một điểm nào trên mặt đất sẵn sàng tiếp nhận hòn gạch.
Chú thích:
[1] Quyển "The Tibetan Book of the Dead" của tác giả Dr W.T. Evans-Wents, có trình bầy đầy đủ chi tiết
[2] Theo Phật Giáo năng lực vật chất do bốn yếu tố tạo nên:
a) Kamma (nghiệp), là hành động thiện hay bất thiện trong quá khứ.
b) Utu, là sự biến đổi vật chất hay Tejo, nguyên tố lửa, có đặc tánh nóng hay lạnh, trong Tứ Đại.
c) Citta, gồm tâm vương và tâm sở.
d) Ahara, sức dinh dưỡng trong thực vật.
[3] Xem Chương 25
[4] Dr Evans-Wents viết rằng theo kinh sách Tây Tạng, có một trạng thái chuyển kiếp từ khi chết đến lúc đầu thai. Linh hồn người chết phải ở trạng thái ấy trong 1, 2, 3, 4, 5, 6 hay 7 tuần lễ, cho đến 49 ngày ("The Tibetan Book of the Dead", trang XLII - XLIII, 58, 160, 165). Quan niệm như vậy trái với giáo lý của Đức Phật (Xem "A Manual of Abhidhamma).
[5] "Milinda's Questions", phần 1, tr. 127-128.
[6] Trên dãy ngân hà có lối một triệu hành tinh trên ấy có sự sống -- "The Nature of the Universe", Fred Hoyle, tr. 87-89.

CÁI GÌ ĐI TÁI SANH?
(LÝ VÔ NGÃ)
"Không là một, cũng không phải khác." -- Thanh Tịnh Đạo
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận có một linh hồn vĩnh cửu hay một bản ngã trường tồn mà con người đã thọ lãnh một cách bí ẩn, từ một nguồn gốc cũng không kém bí ẩn.

Một linh hồn mà trường cửu tất nhiên phải bất biến, trước cũng như sau. Nếu linh hồn mà người ta giả định là phần tinh túy của con người là trường tồn vĩnh cửu thì linh hồn không thể tái sanh hay hoại diệt, mà ta không thể giải thích vì sao "từ lúc sơ khởi, linh hồn nầy lại khác biệt rất xa với linh hồn kia."
Để chứng minh rằng có những lạc thú vô cùng tận trên một thiên đàng vĩnh cửu và cảnh khổ đau vô cùng tận dưới một địa ngục trường tồn, tức nhiên phải chủ trương có một linh hồn trường cửu.
Bertrand Russell viết :
"Ta phải nói rằng sự phân biệt cũ kỹ giữa linh hồn và thể xác đã tiêu tan như mây khói, bởi vì vật chất đã mất tính chất cứng rắn của thể đặc mà tâm cũng mất tính chất tinh thần của nó. Tâm lý học vừa bắt đầu trở thành một ngành khoa học. Trong tình trạng hiện hữu của tâm lý học, sự tin tưởng nơi một cái gì trường tồn vĩnh cửu không có cái nào đòi hỏi khoa học tán trợ" [1].
Theo nhà học giả uyên bác, tác giả quyển "The Riddle of the Universe":
"Biện chứng Thần Linh Học chủ trương có một đấng Tạo Hóa thổi vào con người một linh hồn bất diệt (thường được xem là một phần của Thần Linh). Đó là một câu truyện thần thoại. Biện chứng Vũ Trụ Luận cho rằng "trật tự luân lý của thế gian" đòi hỏi phải có một linh hồn trường tồn bất diệt. Đó là giáo điều vô căn cứ. Biện chứng Chung Quả Luận chủ trương rằng do sự tiến triển không ngừng của con người để cải thiện vận mạng mình, những khuyết điểm của linh hồn phàm tục phải được cải tiến mãi mãi trong đời sống và sau kiếp sống. Đó là một lối hiểu sai lầm của thuyết sinh vật đồng nhân (anthropomorphism) cho rằng tất cả những sinh vật đều có hành động và tư tưởng như người. Theo biện chứng Đạo Đức Luận, những khuyết điểm và những tham vọng chưa được thỏa mãn trong đời sống phải được bổ khuyết và "đền bù một cách công bình và vĩnh viễn" sau kiếp sống. Đó chỉ là một điều mong ước cuồng nhiệt. Biện chứng Nhân Chủng Luận cho rằng sự tin tưởng nơi tánh cách bất diệt của linh hồn cũng như sự tin tưởng nơi một đấng Tạo Hóa là chân lý cố hữu trong toàn thế nhân loại. Đó hiển nhiên là một sai lầm. Biện chứng Bản Thể Luận chủ trương rằng linh hồn là một thực thể đơn giản, vô hình, và bất khả phân, tất không thể bị liên quan đến sự vong hoại do cái chết gây ra. Điều nầy căn cứ trên quan niệm sai lạc về hiện tượng tâm linh. Đó là ảo mộng của Duy thần luận. Tất cả những biện chứng kể trên cũng như tất cả những giả thuyết tương tợ về bản ngã đã lâm vào tình trạng nguy ngập trong vòng mười năm nay và đã bị khoa học chỉ trích và bác bỏ hoàn toàn." [2]
-- Nếu không có chi dưới hình thức linh hồn, chuyển từ kiếp sống nầy sang kiếp sống khác thì cái gì được tái sanh?
Hỏi như vậy đương nhiên là chấp nhận có một cái gì tái sanh.
Cách đây vài thế kỷ có lập luận "Cogito, ergo sum", "tôi tư tưởng, tức là có tôi". Đúng như vậy. Tuy nhiên, trước tiên phải chứng minh rằng có một cái "tôi", đang tư tưởng.
Chúng ta nói rằng mặt trời mọc ở phương Đông và lặn ở phương Tây, mặc dầu ta biết rằng thật sự không phải mặt trời mọc lên và lặn xuống mà chính là quả địa cầu quay. Chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng ta không thể gõ hai lần đúng y vào một chỗ, mặc dầu bề ngoài là như vậy. Tất cả đều biến đổi rất nhanh chóng. Không thể có hai khoảnh khắc giống hệt nhau.
Người Phật tử đồng ý với Bertrand Russell khi ông nói:
"Hiển nhiên có vài lý do để chủ trương rằng cái "Tôi" ngày hôm nay và cái "Tôi" ngày hôm qua là một; và để lấy một thí dụ hiển nhiên hơn nữa, nếu cùng một lúc, tôi thấy một người và nghe người ấy nói ắt, có cảm giác rằng cái "Tôi" đang nghe và cái "Tôi" thấy là một." [3]
Cho đến những ngày gần đây các khoa học gia còn tìm nơi tính cách bất khả phân tán và bất khả diệt của nguyên tử.
"Với đầy đủ lý lẽ, các nhà vật lý học đã phân tán hạt nguyên tử ấy ra từng loạt những thành phần nhỏ. Cũng vì những lý do không kém chánh đáng, các nhà tâm lý khám phá rằng tâm không phải là một thực thể đồng nhất với cái gì liên tục trường tồn mà là một loạt những yếu tố kết hợp với nhau trong những liên quan mật thiết nào. Do đó, vấn đề trường tồn bất diệt trở thành câu hỏi rằng sau khi thể xác kia chết thì những yếu tố của tâm và những yếu tố của thân có còn tiếp tục liên quan mật thiết với nhau không?" [4]
Cũng như C. E. M. Joad viết trong quyển "The Meaning of Life":
"Vật chất đã tan rã dưới chính mắt chúng ta. Nó không còn ở thể đặc, không còn bền vững trường tồn, không còn bị những định luật cưỡng chế quy định, và quan trọng hơn tất cả, không còn được biết là gì."
Vậy, hình như cái được gọi là nguyên tử "có thể bị phân tán và có thể bị tiêu diệt". Những điện tử và dương tử cấu thành một nguyên tử "có thể gặp nhau và tiêu diệt lẫn nhau". Trong lúc ấy, sự bền vững của hai thành phần điện tử và dương tử, chỉ tựa hồ như sự vững bền của một lượn sóng, không có giới hạn chắc chắn, và luôn luôn nằm trong tiến trình biến đổi liên tục, cả hai đều thay đổi hình thức và vị trí."
Theo Đức Giám Mục Berkeley, cái được gọi nguyên tử là một giả tưởng của siêu hình học và Ngài chủ trương có một thực chất tinh thần gọi là linh hồn.
Sau khi tìm hiểu cái hồn, Hume viết như sau:
"Có vài triết gia tư tưởng rằng trong mỗi chập tư tưởng chúng ta mật thiết ý thức cái gọi là "Ta" và chúng ta cảm giác rằng cái "Ta" có thật, và thật sự tồn tại. Các triết gia ấy, ngoài sự hiển nhiên của mọi luận chứng, cũng quả quyết rằng cái "Ta" hoàn toàn không biến đổi và không thể phân chia.
"Riêng về phần tôi, khi xâm nhập mật thiết vào cái mà tôi gọi là "Tôi" thì luôn luôn tôi vấp phải một cảm giác đặc biệt như nóng hay lạnh, sáng hay tối, thương hay ghét, vui hoặc buồn. Tôi chưa từng bắt gặp cái "Tôi", ngoài những cảm giác ấy, và chưa hề chiêm nghiệm được cái gì ngoài cảm giác ..." [5]
Bergson nói:
"Tất cả mọi tâm thức chỉ tồn tại trong thời gian sinh hoạt và một trạng thái tâm, nếu không biến đổi thì không còn là trạng thái nữa. Trạng thái tâm là một sự biến đổi không ngừng. Nếu sự biến đổi ngưng là trạng thái tâm cũng ngưng. Trạng thái tâm chẳng qua là sự biến đổi."
Theo nhà tâm lý học trứ danh Watson:
"Chưa có ai từng sờ đụng một linh hồn, hay nhìn thấy linh hồn trong một ống thí nghiệm, hay bằng cách gì khác, để tiếp xúc với linh hồn, như đã từng tiếp xúc với các vật khác trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, ngờ vực sự hiện hữu của linh hồn được coi là phản tôn giáo và có thể bị rơi đầu. Cho đến ngày nay, người có địa vị ưu tú cũng không dám nêu vấn đề ấy lên." [6]
Đề cập đến vấn đề linh hồn, Giáo sư James viết:
"Cho đến nay, để giải thích những sự kiện thật sự có thể chứng minh được về kinh nghiệm của thân thì thuyết linh hồn là hoàn toàn vô ích. Cho đến nay không ai có thể bị cưỡng bách phải chấp nhận thuyết ấy vì những lý do khoa học.
"Cái Ta (dùng như một túc từ) là sự kếp hợp do kinh nghiệm, cấu tạo với sự vật đã được biết một cách khách quan. Vậy cái Ta (thường dùng như một chủ từ) biết được sự vật ấy không thể là một sự kết hợp. Không thể dùng cái Ta ấy trong những nhu cầu tâm lý và xem nó như một thựa thể siêu hình không biến đổi, một linh hồn trường tồn bất biến.
Cũng như không thể xem nó như một nguyên lý, một bản ngã siêu việt vượt ra ngoài thời gian. Cái "Ta" chỉ là một tư tưởng biến đổi từng chập. Không một tư tưởng nào giống chập tư tưởng trước kế đó, nhưng luôn luôn thuận ưng theo chập tư tưởng trước để cùng chung hợp lại thành một tư tưởng riêng biệt." [7]
Và giáo sư James kết luận đoạn sách thích thú về linh hồn như sau: "Chính cái tư tưởng là người tư tưởng"
Và đó là dư âm của những lời mà Đức Phật đã dạy từ hơn 2500 trước, trong vùng thung lũng sông Hằng (Ganges).
Phật Giáo dạy một thứ tâm lý học trong đó không có linh hồn. Phật Giáo chủ trương rằng chúng ta là sự cấu hợp của hai thành phần Danh và Sắc (nama-rupa), phần tâm linh và phần vật chất, và hai thành phần nầy ở trong trạng thái luôn luôn biến đổi như một dòng suối trường lưu bất tức.
Từ ngàn xưa, những nhà hiền triết Ấn Độ cũng có tin một nguyên tử bất khả phân tán gọi là Paramanu. Theo quan niệm thời bấy giờ, 36 Paramanu hợp thành một Anu; 36 Anu hợp thành một Tajjari; 36 Tajjari hợp thành một Ratharenu. Một hạt bụi rất nhỏ mà ta thấy vởn vơ trong làn ánh sáng, gọi là Ratharenu. Vậy, nếu chia hột bụi kia làm 46.656 phần thì Paramanu là một phần nhỏ ấy (1/46.656).
Theo quan niệm thời bấy giờ thì Paramanu là đơn vị vi tế nhất của vật chất, không thể phân chia được nữa.
Với nhãn quang siêu phàm, Đức Phật phân tách Paramanu và tuyên bố rằng Paramanu gồm có những năng lực tương quan gọi là Paramattha, hay là thành phần chánh yếu của vật chất .
Những Paramattha ấy là Đất (Pathavi), Nước (Apo), Lửa (Tejo), và Gió (Vayo), gọi là Tứ Đại.
Đất (Pathavi) là thành phần có đặc tính duỗi ra, thể chất của phần vật chất. Nếu không có thành phần đất (Pathavi), thì một vật thể không thể chiếm không gian. Hai tánh cách tương đối, cứng và mềm, là điều kiện của thành phần ấy.
Nước (Apo) là thành phần có đặc tính làm dính liền lại. Do ngũ quan, ta có thể tiếp xúc với thành phần Đất (Pathavi), nhưng không thể dùng mắt, tai, mũi, lưỡi và thân để tiếp xúc với thành phần Nước (Apo) trong vật chất. Chính thành phần nầy làm cho những phân tử rời rạc của vật thể dính liền lại và cho ta ý niệm hình thể. Khi một vật ở thể đặc chảy ra thì thành phần Nước (Apo) trong chất lỏng ấy trở nên trội hơn. Khi một vật ở thể đặc bị phân tán thành bụi, trong mỗi hột bụi tí ti cũng có chứa thành phần Nước. Hai Paramattha, Đất (Pathavi) và Nước (Apo), trong vật chất liên quan với nhau thật là mật thiết. Khi thành phần Nước (Apo), có đặc tánh làm dính liền, tiêu tan, thì thành phần Đất (Pathavi), có đặc tính duỗi ra cũng không còn.
Lửa (Tejo) là thành phần nóng trong vật chất. Lạnh cũng là một hình thức của Lửa (Tejo). Cả nóng lẫn lạnh đều nằm trong thành phần Lửa (Tejo) của vật chất và cả hai đều có năng lực làm cho vật chất trở nên chín mùi, hay nói cách khác tạo sinh lực cho vật chất. Vật chất được tồn tại hay bị hư hoại đều do thành phần Lửa. Trái với ba thành phần khác trong Tứ Đại, Lửa (Tejo), cũng gọi là Utu, có năng lực làm cho vật chất tự mình hồi sinh.
Gió (Vayo) là thành phần di động. Chính thành phần Gió (Vayo) trong vật chất tạo nên sự vận chuyển và được xem là năng lực làm phát sanh hơi nóng.
Sự di động và nhiệt lực trong phạm vi vật chất cũng tương đương như tâm và nghiệp trong phạm vi tinh thần.
Tứ Đại, Đất-Nước-Lửa-Gió, là những đơn vị căn bản của vật chất, luôn luôn pha lẫn với bốn chuyển hóa là màu sắc (vanna), hương (gandha), vị (rasa), và bản chất dinh dưỡng (oja).
Tứ Đại và bốn chuyển hóa luôn luôn dính liền nhau và liên quan với nhau rất mật thiết. Nhưng trong một loại vật chất, thành phần nầy có thể trội hơn thành phần khác. Thí dụ như trong đất, thành phần Đất (Pathavi) trội hơn ba thành phần kia. Trong nước thì thành phần Nước (Apo) trôi hơn. Trong lửa thì thành phần Lửa (Teio) và trong không khí thì thành phần Gió (Vajo) trội hơn.
Như vậy, vật chất gồm có những năng lực và những đặc tính trong trạng thái liên tục biến đổi, luôn luôn trôi chảy như một dòng suối. Theo Phật Giáo vật chất chỉ tồn tại trong thời gian bằng 17 lần một chập tư tưởng.[8]
Tâm, thành phần quan trọng hơn trong guồng máy phức tạp của con người gồm có 52 trạng thái tâm (tâm sở) luôn luôn biến đổi. Thọ (vedana), hay cảm giác, là một. Tưởng (sanna), hay tri giác, là một tâm sở khác. 50 tâm sở còn lại gọi chung là Hành (samkhara), hay là những sinh hoạt có tác ý của tâm. Trong 52 trạng thái tâm, hay tâmn sở, tác ý (cetana), hay "ý muốn làm" là quan trọng nhất. Tất cả tâm sở đều phát sanh trong thức (vinnana), hay Tâm.
Theo triết học Phật Giáo, không có một khoảnh khắc nào mà tâm có thể trống rỗng, nghĩa là không lúc nào không có một loại tâm duyên theo một đối tượng vật chất hay tinh thần. Thời gian tồn tại của một loại tâm như vật gọi là chập tư tưởng. Khi một chập tư tưởng diệt, tức khắc có một chập mới phát sanh. Như vậy, những chập tư tưởng liên tục nối tiếp, và thời gian tồn tại của một chập tư tưởng thật ngắn, khó mà quan niệm được.
Mỗi chập tư tưởng gồm ba giai đoạn (khana): Sanh (uppada), Trụ (thiti), và Diệt (bhanga).
Ngay khi một tư tưởng vừa qua giai đoạn diệt (bhanga), tức khắc giai đoạn sanh (uppada) của chập tư tưởng kế khởi lên. Trong tiến trình luôn luôn biến đổi của đời sống, mỗi chập tư tưởng khi diệt, chuyển tất cả năng lực và tất cả những cảm giác thâu nhận cho chập tư tưởng kế tiếp. Mỗi chập tư tưởng mới gồm những tiềm năng do chập tư tưởng trước trao lại và thêm vào đó còn có cài gì khác nữa. Như vậy có sự luân lưu không ngừng của tâm. Luồng tâm như một dòng suối luôn luôn trôi chảy. Chập tư tưởng mới không hoàn toàn giống chập tư tưởng trước bởi vì thành phần cấu tạo đã đổi mới, mà cũng không tuyệt đối là khác bởi vì cả hai cùng nằm trong một luồng sống, một dòng đời. Không có chúng sanh đồng nhất nhưng có sự đồng nhất trong tiến trình đời sống của chúng sanh.
Không nên nhận định rằng tâm là một chuỗi dài những chập tư tưởng riêng biệt, kế tiếp nối liền với nhau, như một sợi dây xích, hay một đoàn những toa xe lửa nối liền. Trái lại, "nó liên tục trôi chảy như một dòng sông, luôn luôn tiếp nhận dồi dào những thành phần mới, từ những chi lưu ngũ quan và luôn luôn cung cấp cho thế gian chung quanh những tư tưởng mới thâu nhập trên đường đời [9]".
Trong chuỗi dài những trạng thái tâm, có sự kề nhau nối tiếp mà không có trạng thái chập chồng cái nầy trên cái kia như có người lầm tưởng. Không có chập tư tưởng đã qua mà còn trở lại. Không có chập tư tưởng hoàn toàn giống hệt chập qua. Những trạng thái ấy luôn luôn biến đổi, không thể tồn tại trong hai khoảnh khắc kế tiếp. Hạng phàm nhân còn lúng túng trong ảo mộng, lầm nhận sự liên tục giả mạo bên ngoài ấy là cái gì vững bền, vĩnh viễn, không đổi thay, và còn đi xa đến đổi đưa một linh hồn trường tồn bất biến (giả định là người vừa hành động vừa quan sát hành động) vào trong cái tâm luôn luôn biến đổi.
Bốn loại hiện tượng tâm linh, hợp với một hiện tượng vật lý, tạo nên Ngũ Uẩn (pancakkhandha), sự kết hợp vô cùng phức tạp của năm thành phần cấu tạo một chúng sanh.
Mỗi cá nhân là sự phối hợp của năm uẩn ấy.
Nhìn ra đại dương ta thấy một biển nước bao la, những thành phần bé nhỏ trong biển cả là sự kết hợp của nhiều giọt nước li ti. Trên bờ biển, cát nhiều vô số kể, nhưng ta chỉ thấy một thảm cát trãi dài trên bãi. Những lượn sóng kế tiếp nhô lên rồi tan ra trên mặt cát, nhưng một cách chính xác, không có một lượn sóng đồng nhất, bất biến, từ đáy sâu của biển cả nhô lên để rồi tan mất sự đồng nhất ấy trên bãi cát.
Xem xi-nê, ta thấy cảnh vật di động trên màn ảnh, nhưng thực ra chỉ có những hình ảnh riêng biệt, liên tục tiếp diễn theo một tốc độ nào và cho ta cảm giác đang nhìn một hoạt cảnh liên tục.
Ta không thể nói hương hoa tỏa ra từ tai hoa, nhụy hoa, hay từ sắc màu của hoa, nhưng mùi thơm là của hoa.
Cùng một thế ấy mỗi cá nhân là sự kết hợp của năm uẩn.
Toàn thể tiến trình của những hiện tượng tâm-vật-lý ấy luôn luôn trở thành rồi tan biến, sanh rồi diệt. Đôi khi Đức Phật dùng danh từ thông thường mà gọi tiến trình ấy là "Ta" hay atta. Tuy nhiên, đó chỉ là một tiến trình luôn luôn biến đổi chớ không phải là một thực thể trường tồn bất biến.
Phật Giáo không hoàn toàn phủ nhận sự hiện hữu của một cá tính theo nghĩa thông thường của nó. Phật Giáo chỉ phủ nhận - trong định nghĩa cùng tột (Paramatha Saccena, Chân đế) - một chúng sanh bất biến, một thực thể vĩnh cửu, chớ không phủ nhận có sự liên tục trong tiến trình.
Danh từ triết học Phật Giáo gọi một cá nhân là Santati, một sự trôi chảy, một triều lưu, hay sự liên tục. Dòng triều lưu bất tức hay sự liên tục không ngừng ấy của hiện tượng tâm-vật-lý - do nghiệp lực tạo điều kiện - đã bắt nguồn từ quá khứ xa xôi mà ta không thể quan niệm, và sẽ còn liên tục diễn tiến trong tương lai vô tận, ngoại trừ trường hợp ta áp dụng Bát Chánh Đạo một cách đầy đủ và đúng mức.
Chính dòng triều lưu liên tục của hiện tượng tâm-vật-lý ất là cái mà các hệ thống tín ngưỡng khác gọi là cái "Ta" vĩnh cửu hay cái "linh hồn" trường tồn.
-- Nếu không có linh hồn, coi như một thực thể đơn thuần, không biến đổi, thì cái gì tái sanh?
Theo Phật Giáo, sanh là sự kết hợp của những uẩn (khandas) hay nhóm, hợp thể (khandhanam patubhavo).
Cũng như sự tái sanh của một trạng thái vật chất phải do trạng thái trước làm nguyên nhân và tạo điều kiện, những hiện tượng tâm-vật-lý nầy cũng phát hiện do những nguyên nhân từ trước khi sanh làm điều kiện. Tiến trình biến đổi hiện tại là kết quả của lòng khao khát ham muốn duyên theo sự biến đổi trong một kiếp sống trước, và bản năng ham muốn tự nhiên trong hiện tại sẽ tạo điều kiện cho sự tái sanh sắp đến. Trong một kiếp sống, tiến trình của đời sống có thể diễn tiến mà không cần có một thực thể trường tồn di chuyển từ chập tư tưởng nầy sang chập tư tưởng kế, thì một loạt tiến trình cũng có thể đặc tính mà không cần có một cái gì khác chuyển từ kiếp nầy sang kiếp khác.
Thuyết tái sanh của Phật Giáo không phải thuyết chuyển sinh linh hồn, hiểu như có sự di chuyển của một linh hồn từ thân xác nầy đến cơ thể vật chất khác. Trong sách vua Milinda Vấn Đạo (Milinda Panha) và Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga), Đại Đức Nagasena và Đại Đức Buddhagosa đã dùng nhiều truyện ngụ ngôn để giúp ta lãnh hội dễ dàng định luật tái sanh của Phật Giáo.
Câu truyện mồi lửa rất là rõ ràng. Đời sống xem như một ngọn lửa, và hiện tượng tái sanh như sự mồi lửa từ cây đèn nầy sang cây đèn khác. Ngọn lửa của đời sống liên tục tiếp diễn, mặc dầu có sự gián đoạn bộc lộ ra bên ngoài mà ta gọi là cái chết.
Vua Milinda hỏi Đại Đức Nagasena:
"Kính bạch Đại Đức, phải chăng có sự tái sanh mà không có gì chuyển sinh thân nầy đến xác thân khác?"
- Đúng như vậy, sự tái sanh diễn tiến không cần có cái gì chuyển sinh thân nầy đến thể xác khác?"
- Xin Ngài ban cho một thí dụ.
- Tâu Đại Vương, thí dụ người nọ dùng lửa của cây đèn nầy để mồi cây đèn kia. Có phải ngọn lửa cây đèn nầy chuyển sang cây đèn kia không ?
- Kính bạch Ngài, không phải vậy.
- Đúng thế, tâu Đại Vương, tái sanh diễn tiến không cần có sự di chuyển của một cái gì từ nơi nầy đến nơi khác.
- Kính bạch Đại Đức, xin Ngài ban cho một thí dụ khác.
- Tâu Đại Vương, Ngài còn nhớ không, thửa nhỏ đi học, ông thầy dạy làm thơ đọc cho Ngài nghe vài vần thơ để Ngài đọc theo đến thuộc lòng.
- Bạch Ngài, có như vậy.
- Vậy, tâu Đại Vương, có phải lời thơ chuyển từ ông thầy sang trí nhớ của Đại Vương không?
- Bạch Ngài, không.
- Cùng một thế ấy, tâu Đại Vương, hiện tượng tái sanh diễn tiến mà không cần có cái gì chuyển từ chổ nầy sang qua nơi khác.
Và Đức vua Milinda hỏi tiếp:
- Kính Bạch Đại Đức, vậy thì cái gì tiếp nối từ kiếp nầy sang kiếp khác?
- Tâu Đại Vương, chính Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, cũng được sanh ra trong kiếp sống kế.
- Có phải cũng tâm và thể xác trước được di chuyển đến và sanh trở lại trong kiếp sống sau không?
-Tâu Đại Vương, không phải chính tâm và thể xác trong kiếp trước được được sanh trở lại trong kiếp sống nầy. Tuy nhiên, Danh và Sắc ở kiếp trước đã hành động, gây nhân , tạo nghiệp - thiện hay ác - và tùy thuộc nơi nghiệp ấy, tâm và thể xác được sanh ra trong kiếp nầy.
- Kính bạch Đại Đức, nếu không phải chính tâm và thân trước được sanh trở lại trong kiếp kế thì ta có thể tránh khỏi quả báo của những hành động bất thiện không?
- Nếu không có sự tái sanh thì ta không còn trả quả của những hành động bất thiện, nhưng tâu Đại Vương, ta đã tái sanh trong một kiếp sống khác thì tức nhiên phải còn chịu hậu quả của những hành động quá khứ.
- Kính thỉnh Đại Đức cho một thí dụ.
- Tâu Đại Vương, cũng như người nọ bẻ trái xoài của một người khác, bị chủ bắt, nạp cho vua và thưa: "Tâu Đại Vương, người nầy đã lấy của tôi một trái xoài", và người nọ trả lời: "Tâu Đại Vương, tôi không có lấy trái xoài của ông ấy. Trái xoài mà tôi bẻ không phải là trái mà ông ấy đã trồng ra cây xoài. Như vậy tôi không đáng bị trừng phạt." Vậy, Tâu Đại Vương, người lấy trái xoài có đáng bị phạt không?
- Kính bạch Đại Đức, dĩ nhiên người ấy đáng tội.
-Vì lẽ gì?
- Bạch Ngài, dầu có viện lẽ nào để chạy tôi, người ấy cũng đáng bị phạt vì trài xoài mà người ấy bẻ là do xoài của ông kia trồng ra cây.
- Cùng một thế ấy, Tâu Đại Vương, với tâm và thân nầy ta làm một điều gì - thiện hay ác - và do hành động ấy, một tâm và thân khác được sanh ra trong kiếp mới. Như ,vậy, ta không tránh khỏi sự ràng buộc của nghiệp quá khứ. [10]
Đại Đức Buddhaghosa giải thích điểm phức tạp nầy bằng những thí dụ như tiếng dội, ánh sáng, con dấu và sự phản chiếu của mặt gương.
Một văn hào hiện đại cũng giải thích tiến trình tử-sanh ấy bằng một loạt những quả bi da. [11]
"Thí dụ như, nếu một quả bi da lăn đến đụng một quả khác đang ở yên một chổ, thì quả lăn tới ngưng lại và quả bị đụng lại lăn. Không phải quả banh lăn chuyển sang quả banh bị đụng. Nó vẫn còn nằm lại phía sau, nó chết. Nhưng ta không thể phủ nhận rằng chính sự di chuyển của nó, sức xung kích của nó, cái kết quả dĩ nhiên, hay cái nghiệp lực của quả banh trước phát hiện trong quả banh kế, chớ không phải một chuyển động mới khác được tạo ra."
Cùng một lối ấy - để dùng những danh từ thông thường - xác thân chết, và nghiệp lực tái sanh trong một cơ thể khác mà không cần có cái gì di chuyển từ kiếp sống nầy sang kiếp khác. Chúng sanh mới được sanh ra, không thể hoàn toàn là một, nhưng cũng không tuyệt đối khác hẳn với chúng sanh vừa chết, bởi vì cả hai cùng nằm trong một luồng nghiệp. chỉ có sự liên tục của dòng đời, triền miên thay đổi, tiếp diễn trong một thể xác mới, bất di bất dịch, chuyển sang từ thể xác nầy sang thân khác.

Chú thích:
[1] Religion and Science, trang 132.
[2] Bertrand Russell, The Riddle of the Universe, trang 166.
[3] Religion and Science, trang 132.
[4] Religion and Science, trang 166.
[5] William James, Principles of Psychology, trang 351.
[6] Watson, Behaviourism, trang 4.
[7] Principles of Psychology, trang 215.
[8] Theo các nhà chú giải kinh điển, nếu chia thời gian của một cái nhoáng ra làm một triệu phần thì thời gian của một chập tư tưởng còn ngắn hơn là một phần triệu của thời gian một cái nhoáng.
[9] Xem Compendium of Philosophy - Introduction, trang 12.
[10] Xem Warren, Budhism in Translations, trang 234-235.
[11] Xem sách "Buddha and the Gospel of Budhism", trang 106, của tác giả Dr. Ananda Coomasvami.

DO ĐÂU TIN CÓ TÁI SANH?
"Như Lai đã nhớ lại nhiều kiếp sống trong quá khứ" -- Trung A Hàm
Do đâu ta tin có tái sanh?
Đối với người Phật tử, Đức Phật có đủ uy quyền nhất để thuyết minh vấn đề Tái Sanh. Chính trong đêm Ngài đắc Quả Chánh Đẳng Chánh Giác, lúc canh một, Đức Phật chứng ngộ Túc Mạng Minh là tuệ biết rỏ những kiếp quá khứ .
Ngài nói: "Như Lai đã nhớ lại nhiều kiếp sống trong quá khứ như thế nầy: trước hết một kiếp, rồi hai kiếp, rồi ba, bốn, năm, mười, hai mươi, đến năm mươi, rồi một trăm, một ngàn, một trăm ngàn kiếp v.v... " [1]
Vào canh hai, Đức Phật chứng đắc Thiên Nhãn Minh, nhận thấy chúng sanh chết từ kiếp sống nầy tái sanh vào một kiếp sống khác. Ngài chứng kiến cảnh tượng "kẻ sang người hèn, kẻ đẹp người xấu, kẻ hạnh phúc người khốn khổ, chúng sanh hoại diệt và tái sanh, tùy hành vi tạo tác của mỗi người".
Đó là những Phật ngôn đề cập đến vấn đề tái sanh. Những đoạn kinh tham khảo trong kinh điển liên quan đến thuyết tái sanh chứng tỏ rằng Đức Phật không dựa vào một nguồn hiểu biết nào sẳn có để giải thích chân lý hiển nhiên nầy. Ngài chỉ dựa trên kinh nghiệm bản thân và nhận thức cá nhân của chính Ngài, một nhận thức tuy siêu phàm nhưng mỗi chúng ta đều có thể thành đạt nếu trau giồi rèn luyện đúng mức.
Trong bài kệ hoan hỷ (Udana) đầu tiên, Đức Phật tuyên ngôn:
"Xuyên qua kiếp sống nầy (anekajati), Như Lai lang thang đi, đi mãi, để tìm người thợ cất cái nhà nầy. Phiền muộn thay những kiếp sống triền miên lặp đi lặp lại (dukkha jati punappunam)." [2]
Trong bài kinh Pháp đầu tiên, kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakka sutta) [3] Đức Phật đề cập đến chân lý thâm diệu thứ nhì như sau: "Chính Ái Dục dẫn dắt chúng sanh đi tái sanh"(yayam tanha ponobhavika). Và Đức Phật kết luận bài Pháp: "Đây là kiếp sống cuối cùng của Như Lai. Từ đây Như Lai không còn tái sanh nữa (ayam anyima jati natthi dani punabbhavo)."
Trong bộ Majjhima Nikaya, Trung A Hàm, có ghi rằng, sau khi thành tựu Đạo Quả Phật, vì lòng thương chúng sanh, Ngài dùng tuệ nhãn quan sát chúng sanh trước khi quyết định hoằng dương Giáo Pháp. Ngài nhận thấy rằng có những chúng sanh biết tội lỗi, sợ tái sanh, sợ mãi mãi sanh-tử, tử-sanh trong vòng luân hồi (paralokavajjabhaya-dassavino). [4]
Trong nhiều đoạn kinh khác nhau, Đức Phật dạy rỏ ràng rằng có những kẻ phải bị sanh vào cảnh khổ vì đã sống cuộc đời tội lỗi ô trược và có người, nhờ hành thiện, tạo nghiệp lành, được tái sanh vào nhàn cảnh.
Ngoài những tích truyện thú vị trong Túc Sanh Truyện (Jataka), một bộ truyện có giá trị luân lý quan trọng ghi lại các tiền kiếp của Đức Phật, hai bộ Majjhima Nikaya (Trung A Hàm) và Anguttara Nikaya (Tăng Nhứt A Hàm) thỉnh thoảng cũng đề cập đến những kiếp sống quá khứ của Đức Phật.
Trong kinh Ghatikara sutta [5], Đức Phật cũng thuật lại cho Đại Đức Ananda rằng trong một tiền kiếp, vào thời Đức Phật Kassapa, ngài là Jotipala. Kinh Anathapindikovada sutta [6] cũng ghi rằng liền sau khi tái sanh vào cảnh trời, nhà triệu phú Anathapindika (Cấp Cô Độc) trở về viếng Đức Phật đêm sau. Trong bộ Anguttara Nikaya [7], Tăng Nhứt A Hàm, Đức Phật nhắc đến một kiếp sống quá khứ Ngài có tên Pacetana. Trong bộ Samyutta Nikaya, Tạp A Hàm, Đức Phật kể tên vài vị Phật đã thị hiện trên thế gian trước Ngài.
Maha-Parinibbana sutta (Kinh Đại Niết Bàn) [8] ghi rằng một hôm Đại Đức Ananda đến bạch với Đức Phật, hỏi thăm về số phận của một số người chết trong làng nọ. Đức Phật nhẫn nại diễn tả trường hợp từng người, từng hoàn cảnh.
Những trường hợp tương tợ rất nhiều trong Tam Tạng Kinh, chứng tỏ Đức Phật giảng giải giáo thuyết tái sanh như một chân lý có thể kiểm chứng. [9]
Theo lời chỉ dạy của Đức Phật, trong hàng đệ tử của Ngài có nhiều vị tu hành đúng đắn, trau giồi và phát triển trí tuệ đúng mức, đã được biết ít nhiều về tiền kiếp của mình trong vô lượng kiếp sống. Tuệ giác của Đức Phật vô hạn định.
Trước thời Đức Phật, một vị nọ người Ấn Độ Rishis, cũng nổi tiếng nhờ những phép thần thông như thiên nhãn, thiên nhĩ, thần giao cánh cảm, viễn giác, viễn cảm v.v...
Mặc dầu khoa học chưa tiến đến mức am hiểu những pháp siêu thường, theo Phật Giáo, người trau giồi thiền tập và phát triển tâm lực đầy đủ có thể nhớ những việc xảy ra trong các kiếp quá khứ cũng như một việc đã xảy diễn vào lúc nào trong kiếp sống nầy. Xuyên qua những người ấy, ta có thể giao cảm trực tiếp với những cảnh giới khác bằng tư tưởng và tri giác, không phải bằng năm giác quan thường.
Cũng có một vài người khác thường, nhất là các em bé, do luật phối hợp tư tưởng bất ngờ, sực nhớ lại đoạn nào hoặc một vài chi tiết trong những kiếp sống quá khứ [10]. Sách có chép rằng Pythagoras đã nhớ lại tường tận cái nhẫn mà ông đã dùng trong một tiền kiếp, lúc ấy ông vây hãm thành Troy. Trong kiếp tái sanh làm Pythagoras, cái nhẫn ấy vẫn còn để trong một đền thờ Hy Lạp. [11]
Có một em bé, nhờ cách nọ hay cách kia, nhớ lại kiếp trước. Nhưng đến khi lớn lên thì em không còn nhớ nữa. Do những thí nghiệm của các nhà tâm linh học trứ danh, những hiện tượng ma quỷ, những sự giao cảm giữa hai cảnh âm dương, những sự kiện mà ta thường gọi là có một số âm linh nhập v.v... cũng đem lại một vài tia sáng cho vấn đề tái sanh. [12]
Trong trạng thái thôi miên, có vài người đã thuật lại những kinh nghiệm của mình ở kiếp quá khứ. Cũng có một ít người khác, như trường hợp Edgar Casey ở Mỹ Quốc, chẳng những thấy được kiếp trước của người khác nhờ đó mà còn có thể chữa bệnh cho họ.
Ta có thể giải thích những hiện tượng ấy rằng đó là nhờ người kia nhớ lại những kinh nghiệm ở kiếp trước, hoặc có một âm linh nhập. Cách giải thích thứ nhất có vẽ hợp lý hơn nhưng ta cũng không hoàn toàn bác bỏ cách giải thích thứ nhì. [13]
Bao nhiêu lần tình cờ mà ta gặp một người trước kia chưa từng gặp, nhưng trong trí vẫn nhớ hình như đã quen biết đâu đây? Bao nhiêu lần ta mục kích một cảnh lạ chưa từng đến, nhưng tự nhiên có cảm giác đã quen thuộc một lúc nào [14].
Trong Chú Giải Kinh Pháp Cú có ghi lại câu truyện hai vợ chồng người kia, khi gặp Đức Phật thì quỳ dưới chân Ngài, bạch rằng:
"Nầy con yêu dấu, có phải chăng phận sự con là phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già? Tại sao bấy lâu nay con không đến thăm viếng cha mẹ? Đây là lần đầu tiên mà cha mẹ gặp lại con."
Đức Phật giải thích rằng sở dĩ có sự bộc khởi mối thâm tình một cách đột ngột và bất ngờ như vậy là vì trong nhiều kiếp sống quá khứ hai ông bà đã làm cha mẹ Ngài, và Đức Phật dạy:
"Do hoàn cảnh thân cận trong quá khứ hay thuận lợi trong hiện tại.
Tình thâm ở thời xa xôi ấy mọc lên trở lại như hoa sen mọc trong nước. [15]"
Trên thế gian có những nhân vật cao siêu xuất chúng, những bậc toàn giác như Đức Phật. Có thể nào chỉ trong một thời gian của một kiếp sống mà có thể trau giồi trí tuệ đến mức cao siêu toàn thiện như vậy chăng? Có thể nào có tình trạng tiến hóa đột ngột như vậy chăng?
Ta giải thích thế nào về trường hợp của những nhân vật như Đức Khổng Tử, Homer, Panini, Buddhaghosa, và Plato, những bậc thiên tài xuất chúng như Kalidasa, Shakespeare, và những hạng thần đồng như Ramanujan, Pascal, Mozart, Beethoven v.v...?
Các bậc cao siêu xuất chúng như vậy, dĩ nhiên đã trãi qua nhiều kiếp sống cao thượng trong quá khứ và đã từng thâu thập những kinh nghiệm tương tợ. Phải chăng là sự ngẫu nhiên hay hoàn cảnh thuận lợi đã đưa các vị ấy vào trong gia đình họ?
Trong trường hợp các thần đồng hình như cũng tạo nên những thắc mắc cho các nhà khoa học. Vài nhân vật trong ngành y học giải thích rằng những hiện tượng như thần đồng, phát sanh do sự phát triển khác thường của những hạch tuyến như hạch màn mũi, từng quả tuyến và hạch thận tuyến. Nguyên nhân sự phát triển khác thường của các hạch tuyến ấy bên trong vài cá nhân nhất định cũng có thể là do nghiệp quá khứ. Tuy nhiên, nếu chỉ một vài hạch tuyến phát triển khác thường, làm sao Christian Heineken có thể nói chuyện ngay vài tiếng đồng hồ sau khi được sanh ra, đọc lại nhiều đoạn trong thánh kinh lúc lên một, trả lời những câu hỏi về địa dư lúc lên hai, nói được tiếng Pháp và tiếng La Tinh lúc lên ba, và khi lên bốn đã theo học các lớp triết? Nếu chỉ vì có một vài hạch tuyến phát triển khác thường thì làm sao John Stuart Mill có thể đọc chữ Hy Lạp lúc mới ba tuổi, làm sao Macaulay có thể viết Thế Giới Sử lúc vừa sáu tuổi, làm sao William James Sidis đọc và viết rành chữ mẹ đẻ (Hoa Kỳ) lúc mới lên hai, đã đọc và viết những tiếng Pháp, Nga, Anh, Đức và chút ít La Tinh và Hy Lạp khi lên tám, làm sao Charles Bennet ở Manchester có thể nói được nhiều thứ tiếng lúc mới ba tuổi? Những người không phải trong giới khoa học có giải thích được chăng các sự kiện lạ lùng ấy? [16] Các nhà khoa học có giải thích được chăng vì sao các hạch tuyến ấy lại phát triển khác thường trong một vài người mà không phát triển trong người khác, hay tất cả mọi người? Vấn đề thực sự còn chưa được giải quyết.
Thuyết truyền thống riêng rẽ không đủ để giải thích các trường hợp thần đồng.
"Phải chi trong ông bà cha mẹ hay trong hàng con cháu các vị ấy cũng có những thần đồng, dầu kém hơn, thì cũng là những sự kiện để chứng minh thuyết truyền thống."
Để giải thích vấn đề phức tạp ấy một cách thỏa đáng ta phải thêm vào thuyết truyền thống lý Nghiệp Báo và Tái Sanh.
Có lý do nào để tin rằng chỉ vỏn vẹn kiếp sống hiện tại nầy mà đủ có thể quyết định hạnh phúc vĩnh cửu hay cảnh khốn cùng vô tận trong tương lai không? Bao nhiêu cố gắng trong kiếp sống ngắn ngủi nhiều lắm là một trăm năm có thể là sự chuẩn bị thích nghi cho cuộc sống vĩnh cửu không?
Nếu chúng ta tin có hiện tại và tương lai, tất nhiên chúng ta tin có quá khứ.
Nếu có những lý do để tin rằng có những kiếp sống trong quá khứ thì cố nhiên chúng ta không có lý do nào để không tin rằng sau khi kiếp hiện tại tạm thời chấm dứt chúng ta vẫn tiếp tục sống. [17]
Chính những kiếp sống quá khứ và vị lai giải thích vì sao trong đời, lắm khi người hiền lương đạo đức phải chịu gian lao khốn khổ và có những người gian ác tàn bạo lại được giàu sang may mắn. [18]
Chúng ta sanh ra trong trạng thái mà chính hành động của ta trong quá khứ đã tạo nên. Nếu trong kiếp hiện tại, mặc dầu sống trong sạch, mà ta gặp phải những điều bất hạnh thì nên biết rằng đó là do nghiệp xấu của ta trong quá khứ. Trái lại, nếu đời sống nhơ bẩn tội lỗi mà ta vẫn được an vui hạnh phúc, giàu sang, may mắn, thì đó cũng do nghiệp tốt của ta đã tạo trong quá khứ. Hành động tốt và xấu của ta trong hiện tại cũng sẽ tạo quả ngay khi cơ duyên hội đủ.
Mộ văn hào Tây Phương nói:
"Dầu tin có những kiếp sống quá khứ hay không, niềm tin nầy là giả thuyết hợp lý duy nhất khả dĩ bắt nhịp cầu để vượt qua những cái hố trong sự hiểu biết của chúng ta về các sự kiện trong đời sống hằng ngày. Lý trí cho ta biết rằng ý niệm về đời sống quá khứ và lý nghiệp báo có thể giải thích chẳng hạn như mức độ khác biệt giữa hai đứa trẻ sanh đôi, như làm thế nào có người như Shakespeare, với kinh nghiệm ít ỏi, giới hạn trong một kiếp sống, có thể mô tả chính xác một cách kỳ diệu bao nhiêu nhân vật, thuộc nhiều loại rất khác nhau, những cảnh tượng v.v... mà thực ra ông không thể biết được. Nó giải thích tại sao các tác phẩm của các bậc vĩ nhân vượt lên khỏi rất xa kinh nghiệm mà các vị ấy có thể có. Nó giải thích hiện tượng thần đồng và sự khác biệt sâu xa giữa người nầy và người khác, trên phương diện tâm trí, đạo đức, tinh thần và vật chất, điều kiện, hoàn cảnh v.v... mà ta có thể quan sát ở khắp nơi trên thế gian."
Nghiệp Báo và Tái Sanh giải thích những gì?
Thuyết Nghiệp Báo và Tái Sanh giải thích:
1.- Vấn đề đau khổ mà chính ta phải chịu trách nhiệm;
2.- Tình trạng chênh lệch tựa hồ như bất công giữa người và người;
3.- Sự hiện hữu của những bậc vĩ nhân và những thần đồng;
4.- Tại sao hai trẻ sanh đôi giống nhau y hệt về mặt vật chất, được nuôi dưỡng y như nhau, mà lại có những đặc tính hoàn toàn khác biệt về mặt tinh thần, đạo đức và trí tuệ;
5.- Tại sao trong một gia đình, nếu theo định luật truyền thống thì con cái phải giống nhau hết, mà trong thực tế thì lại khác;
6.- Tại sao có những người có khiếu đặc biệt:
7.- Tại sao cha mẹ và con cái lại có những đặc tính khác nhau về mặt đạo đức và trí tuệ;
8.- Tại sao trẻ con lại có những tật xấu như tham lam, sân hận, ganh tỵ;
9.- Tại sao khi gặp một người nào lần đầu tiên, ta đã có thiện cảm hay ác cảm;
10.- Tại sao trong mỗi người lại có tiềm tàng ngủ thầm "một kho tàng đức hạnh và một hầm tật xấu";
11.- Tại sao có sự thay đổi bất ngờ, bậc thiện trí thức trở thành tầm thường hay kẻ sát nhân bổng nhiên đổi tánh, sống như bậc thánh;
12.- Tại sao có trường hợp cha mẹ hiền lương mà sanh con hung ác, trái lại cha mẹ hung dữ lạisanh con nhân từ;
13.- Tại sao, một đàng, ta như thế nào trong hiện tại là do ta đã như thế nào trong quá khứ, và ta sẽ như thế nào trong tương lai là do ta như thế nào trong hiện tại; theo một đàng khác, trong hiện tại ta như thế nào không hoàn toàn bởi vì trong quá khứ ta đã như thế nào và trong tương lai ta sẽ như thế nào cũng không hoàn toàn tùy thuộc nơi chúng ta như thế nào trong hiện tại;
14.- Tại sao có những cái chết đột ngột và có sự thay đổi bất ngờ về tài sản sự nghiệp;
15.- Và trên tất cả, thuyết Nghiệp Báo và Tái Sanh giải thích vì sao có bậc toàn giác, những bậc giáo chủ toàn thiện như chư Phật, với đầy đủ đức tánh vật lý, tinh thần và trí tuệ.
Chú thích:
[1] Majjhima Nikaya, Trung A Hàm, Mahasaccaka Sutta, kinh số 36, i, 248
[2] Dhammapada, kinh Pháp Cú, câu 153.
[3] MahaVagga, trang 10, Samyutta Nikaya, Tạp A Hàm, câu 428. Xem Chương 6.
[4] Majjhama Nikaya, Trung A Hàm, phần i, trang 169.
[5] Majjhama Nikaya, Trung A Hàm, phần ii, trang 45 (kinh số 81).
[6] Majjhama Nikaya, Trung A Hàm, phần iii, trang 258 (kinh số 143).
[7] Majjhama Nikaya, Trung A Hàm, phần i, trang 111
[8] Digha Nikaya, phần ii, trang 91 (kinh số 16).
[9] Xem J. G. Jennings, "The Vedantic Buddhism of the Buddha"
[10] Trường hợp của Shanti Devi, xứ Ấn Độ, là một thí dụ hiển nhiên. Xem tạp chí "The Bosat", tập xiii, số 2, trang 27.
[11] William Q. Atkinson và E. D. Walyer, trong quyển "Reincarnation and the Law of Kamma".
[12] Kinh Theregatha, Trưởng lão Tăng Kệ, ghi rằng có một vị Bà La Mô kia "được tín đồ khâm phục nhờ mỗi lần gõ móng tay lên trên một đầu lâu khi biết được người chủ của cái đầu lâu ấy đã tái sanh ở nơi nào."
Có những người biểu hiện các nhân cách khác nhau trong các thời điểm khác nhau trong đời của họ. Giáo sư James cũng có nêu lên một vài trường hợp đặc biệt và thú vị trong quyển "Principles của Psychology". (Xem F. W. H. Myers, "Human Personality and its Survival of Bodily Death"). Sách Thanh Tịnh Đạo có ghi một chuyện một vị trời nhập vào một người cư sĩ (Xem The Path of Purity, phần i, trang 48).
Chính tác giả (Đ.Đ. Narada) cũng có gặp những người ngồi đồng, làm trung gian cho giới vô hình chuyển đạt tư tưởng và những người khác bị âm linh không tốt nhập vào. Khi ở trong trạng thái mê thì những người ấy làm và nói những điều mà thường họ không hề biết, và sau khi tỉnh lại họ cũng không còn nhớ gì hết.
[13] Xem "Many Mansions", đã có dịch ra Việt ngữ dưói tựa đề "Những bí ẩn của cuộc đời" do dịch giả Nguyễn Hữu Kiệt, và "The World Within" của Gina Cerminara.
[14] Chính những kinh nghiệm tương tợ làm cho Sir Walter Scott ý thức được thuyết luân hồi. Khi viết lại tiểu sử của Sir Walter Scott trong quyển "Life of Scott", tác giả Lockhart có trích một đoạn trong quyển nhật ký của ông, ngày 17-2-1828 như sau: "Chắc chắn tôi không thể nói rõ có nên viết ra đây hay không, rằng ngày hôm qua vào giờ cơm chiều, tôi bị cái mà tôi gọi là ý thức có những tiền kiếp ám ảnh một cách kỳ lạ, thí dụ như một ý nghĩ mơ hồ rằng không có việc gì xảy ra mà ta có thể nói là lần thứ nhất. Cũng những vấn đề ấy được đem ra thảo luận và có những người phát biểu những ý kiến y hệt. Sự xúc động mạnh mễ đến độ có thể tả như cái mà người ta gọi là một ảo ảnh ở sa mạc và cơn sốt trên biển cả."
"Bulwer Lytton diễn tả những kinh nghiệm bí ẩn khó hiểu ấy như một loại kỳ lạ thuộc về tinh thần làm cho ta nhớ lại những nơi và những người chưa từng gặp trước kia. Những người theo học thuyết của Platon giải thích rằng đó là những tâm tranh đấu và bất thỏa mãn từ kiếp sống trước, bây giờ trổi lên." -- H.M. Kitchener, "The Theory of Reincarnation", trang 7.
Chính tác giả (Đ.Đ. Narada) đã gặp vài người nhớ lại từng đoạn, đời sống của họ trong kiếp trước. Tác giả cũng có gặp một vài bác sĩ trứ danh ở Âu Châu có thể thôi miên người khác và làm cho họ nhớ lại tiền kiếp.
[15] Xem "Buddhist Legends", tập 3, trang 108.
[16] "Ceylon Observer", 21-11-1948.
[17] "Chúng ta phải đến chổ nhìn hiện tại như con đẻ của quá khứ và là cha mẹ của tương lai" -- T.H. Huxley.
[18] Addison.


NGHIỆP BÁO VÀ TÁI SANH VỚI NGƯỜI PHƯƠNG TÂY


Thuyết Nghiệp Báo và Tái Sanh là căn bản của nền triết học Plato. Con người trãi qua một "chu kỳ của sự cần thiết". Tội lỗi mà con người gây ra ở phần phân nửa đầu tiên của cuộc hành trình, con người phải trả trong phần phân nửa sau. Trong quyển "Republic", Nghiệp Báo được biểu hiện trong nhân vật Lachesis, con gái của "sự cần thiết", mà chúng sanh ở cảnh vô hình đã chọn để đầu thai vào. Orpheus chọn hình thể một con thiên nga. Thersites chọn hình con dã nhân. Agamemmon chọn hình con ó. Cùng một lối ấy, vài con thú trở thành người rồi lại thành một người khác nữa. Người bất công trở thành man rợ, người công minh chánh trực trở nên văn minh lịch sự.
Trong thời kỳ tiền chiến của dân tộc Ba Tư, sự gặp gỡ Đông và Tây tạo nên cuộc cách mạng chống lối "thế mạt luận"(eschatology - luận về cứu cánh tối hậu của loài người sau khi chết và sau khi tận thế) giản dị của Homer, và con người bắt đầu tìm một giải thích sâu hơn về đời sống. Cũng nên ghi nhận rằng cuộc tìm kiếm ấy khởi đầu do những người Hy Lạp vùng Tiểu-Á-Tế-Á (Ionian Greek of Asia Minor), mà những người nầy lại chịu ảnh hưởng của Ấn Độ.
Theo lời người ghi chép lại tiểu sử của Pythagoras [1], ông sanh vào lối 588 trước D.L. tại đảo Samos. Ông du lịch rất nhiều và đã nghiên cứu giáo huấn của người Ấn. Chính Pythagoras đã truyền dạy thuyết Nghiệp Báo và Tái Sanh cho người phương Tây.
Trong quyển "Greek Thinkers", sử gia Garbe viết rằng: "Thật không phải quá đáng khi qủa quyết rằng nhờ sự trung gian của người Ba tư (Persia) mà những người Hy Lạp hiếu kỳ trong thời Đức Phật đã thâu thập những kiến thức ít nhiều chính xác về thời kỳ văn hóa cực thịnh của phương Đông."
Thuyết Tái Sanh Dưới Mắt Những Người Khác
Bhavagad Gita:

"Cũng như người kia vứt bỏ bộ quần áo cũ để mặc y phục mới vào, người nọ vứt bỏ thể xác quá cũ để nhập vào một thân hình mới."
"Con người sanh ra chắc chắn phải chết, và chết rồi chắc chắn sẽ tái sanh trở lại."
Herodotus:
"Người Ai Cập truyền bá lý thuyết chủ trương rằng linh hồn con người trường tồn bất diệt. Khi thân xác hư hoại, linh hồn sẽ nhập vào một xác thân khác sẳn sàng đón nhận."
Pythagoras:
"Tất cả đều có linh hồn, tất cả là linh hồn lang thang, quanh quẩn trong thế gian hữu cơ và diễn tiến theo ý nguyện hay định luật trường cửu."
Plato:
"Linh hồn thọ hơn thể xác. Linh hồn liên tục sanh rồi tái sanh, tái sanh trở lại trên thế gian."
Ovid viết về Pythagoras, Dryden phiên dịch:
"Cái được gọi là chết chỉ là vật chất cũ rít nằm trong hình thức mới.
"Cũng như người ta thay một bộ y phục, và trong những bộ quần áo khác nhau, bị đẩy đưa từ nơi nầy đến nơi khác, linh hồn vẫn là một, chỉ có hình thể đổi mới.
"Và cũng như loại sáp mềm dẻo mà người ta đổ vào khuôn, mặt sáp sẽ ghi nhận hình ảnh của cái khuôn, cùng một lúc hình ảnh cũ bị xóa bỏ. Chỉ có hình thức biến đổi, sáp vẫn là sáp.
"Như vậy, được sanh ra là bắt đầu trở thành một cái gì mới, khác hơn cái trước.
"Và những hình thức mới ấy cũng biến đổi nữa. Không có cái gì giữ nguyên vẹn hình thể mà không liên tục thay hình dổi dạng."
Schopenhauer:
"Ta thấy rằng thuyết luân hồi khởi xuất từ thuở sơ khai, trong thời kỳ vàng son của nhân loại, luôn luôn lan rộng trong dân gian, được coi là tín ngưỡng của phần lớn và cũng là giáo lý của tất cả tôn giáo, ngoại trừ tín ngưỡng của người Do Thái và hai tôn giáo xuất xứ từ hình thức rất tế nhị của tín ngưỡng ấy. Các thuyết luân hồi đã biến chuyển đến rất gần chân lý mà Phật Giáo đề cập . Như vậy, trong lúc Cơ Đốc Giáo tự an ủi với những ý tưởng sẽ tự gặp mình trở lại trong một thế gian khác, và cũng sẽ tự nhận ra tức khắc, thì theo các tôn giáo khác, sự gặp gỡ trở lại đã diễn tiến nhiều lần, nhưng ta không thể nhận ra. Trong những kiếp tái sanh liên tục tái diễn, những người đã có liên quan mật thiết hoặc có tiếp xúc ngay với nhau sẽ gặp lại nhau trong một kiếp sống vị lai, cũng lại có sự liện hệ với nhau hoặc y hệt, hoặc tương tợ, và những tình cảm, thiện hay ác, đối với nhau như trong kiếp sống nầy.
"Cũng như đã được ghi chú trong kinh Phệ Đà (Vedas) và tất cả các kinh sách khác ở Ấn Độ, thuyết luân hồi được xem là nền tảng của Bà La Môn Giáo và Phật Giáo. Cho đến nay, phần lớn các dân tộc Á Đông không phải Hồi Giáo, hơn phân nữa nhân loại, vẫn tin tưởng chắc chắn thuyết luân hồi và đời sống thực tế hằng ngày vẫn chịu ảnh hưởng xâu sắc của thuyết ấy.
"Đó cũng là tín ngưỡng của người Ai Cập, và từ Ai Cập, Orpheus, Pythagoras và Plato đã nhiệt thành nhận lãnh, và đặc biệt giữ lại. Giáo lý nầy cũng được dạy trong những bí ẩn của người Hy Lạp, chắc chắn không thể chối cải là theo quyển thứ chín trong Định Luật của Plato."
"Sách Edda, đặc biệt là trong tập "Volusna", cũng dạy thuyết luân hồi; không ít hơn nền tảng của những người theo tín ngưỡng Druid (một hệ thống tín ngưỡng trước thời Cơ Đốc Giáo).
"Theo như tất cả những gì được trình bầy, sự tin tưởng nơi thuyết luân hồi tự nó là niềm tin quả quyết tự nhiên của con người mỗi khi nghĩ đến vấn đề nầy mà không bị ám ảnh trước ..." (The World As Will And Idea)
Hume:
"Thuyết luân hồi là hệ thống duy nhất đề cập đến trạng thái vĩnh cửu trường tồn mà triết học có thể quan tâm đến."
Disraeli:
"Không có hệ thống nào vừa giản dị, vừa ít va chạm sự hiểu biết của chúng ta bằng thuyết luân hồi. Thuyết ấy xem những đau khổ và lạc thú trong kiếp sống nầy như sự thưởng hay phạt các hành động của ta trong một trạng thái khác."
Dante:
"Và đây hỡi con, do nơi trọng lượng lúc chết, con sẽ trở lại xuống đây."
Emerson:
"Cái định mệnh mà chúng ta phải lãnh là do chính ta đã chuẩn bị một cách hồn nhiên, vô ý thức, trong rất nhiều kinh nghiệm mà ta không thấy nổi giá trị. Có lẽ chúng ta còn tiếp tục nhận lãnh định mệnh ấy trong nhiều kiếp nữa, trước khi hoàn tất công việc trả quả."
Lesling:
"Tại sao tôi không thường trở lại đây để lãnh hội những hiểu biết mới, những kinh nghiệm mới? Trong mỗi chuyến đi, tôi có đem theo đầy đủ kinh nghiệm và hiểu biết để khỏi phải phiền phức trở lại không?"
Huxley:
"Cũng như chủ thuyết tiến hóa luận, thuyết chuyển sinh linh hồn bắt nguồn từ thực tế.
"Kinh nghiệm sống hằng ngày làm chúng ta quen dần với những sự kiện được gom lại dưới danh từ truyền thống. Mỗi người chúng ta đều mang theo với mình những đặc điểm của cha mẹ, đôi khi của thân quyến xa xôi. Riêng về những thói quen, những khuynh hướng hành động mà ta gọi là "tâm tánh", thường được chuyển đi rất xa theo chiều dọc, từ ông bà xuống con cháu, và theo chiều ngang, trong quyến thuộc. Như vậy, ta có thể nói rằng tánh tình, tinh thần và tinh hoa trí thức của con người, chắc chắn có thuyên chuyển từ người nầy sang người khác và từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Bên trong đứa trẻ sơ sinh đã có ngủ ngầm những đặc điểm truyền thống, và cái "ta" chỉ là một khối năng lực tiềm tàng, thêm vào chút gì khác. Nhưng tiềm năng ấy rất sớm nổi lên mặt và trở thành sức mạnh thật sự, một thực lực, từ tuổi trẻ trở lên, biểu hiện lúc lu mờ khi sáng tỏ, lúc yếu, lúc mạnh, lúc đúng, lúc sai lầm, và mỗi lần đổi sang từ thể xác nầy đến một xác thân khác thì tâm tánh riêng biệt ấy lại bị một tâm tánh khác biến đổi.
"Những triết gia Ấn Độ gọi cái "Tánh" đồng nghĩa với Karma (nghiệp). Chính cái nghiệp chuyển từ đời này đến đời khác và nối liền các kiếp sống trong một chuỗi dài những kiếp chuyển sinh, và các triết học gia ấy chủ trương rằng trong mỗi kiếp sống, cái nghiệp biến đổi, không những do truyền thống mà còn do chính động của mình"
Tennyson:
"Hoặc nếu tôi đến đây xuyên qua những kiếp sống thấp kém, mặc dầu cả mọi kinh nghiệm trong quá khứ đã vững chắc đóng khuôn trong tâm, có thể tôi quên đi số phần yếu kém của tôi. Bởi vì năm đầu tiên của chúng ta đã bị lãng quên, những vang âm trí nhớ, vốn tới lui thường xuyên, không còn lai vãng."
Wordsworth:
"Cái sanh của chúng ta chỉ là một giấc điệp và một sự lãng quên. Linh hồn vì tinh tú của đời sống, xuất hiện với ta hôm nay, đã có cơ sở ở một nơi và sau đó, đến đây từ phương xa: không trọn vẹn trong sự lãng quên, cũng không trơ trọi."
Shelley:
"Nếu không có lý do nào để giả định rằng ta đã có sống trước thời kỳ hiện tại bắt đầu biểu hiện, thì cũng không căn cứ vào đâu để giả định rằng chúng ta sẽ còn tiếp tục sống nữa sau khi kiếp sống hiện tại chấm dứt."
Giáo sư Francis Bowen của đại học Harvard viết như sau để kêu gọi tín đồ Cơ Đốc Giáo nên chấp nhận thuyết tái sanh :
"Đời sống của chúng ta trên một quả cầu là một qui phạm và một sự chuẩn bị tiến đến đời sống sau này, cao thượng và vĩnh viễn hơn. Nhưng nếu phải bị giới hạn trong thời gian của một kiếp sống thì thật là ngắn ngủi, và hình như khó đầy đủ mục tiêu quan trọng như thế. Bảy mươi năm chắc chắn không đủ để chuẩn bị cho thời gian vĩnh cửu vô cùng tận. Nhưng có gì bảo đảm cho ta rằng giai đoạn tập sự cho linh hồn phải bị gò bó trong thời hạn hẹp hòi như vậy? Tại sao giai đoạn ấy không thể tiếp tục kéo dài thêm hay lặp lại trong một chuỗi dài những thế hệ kế tiếp, một cái tính tạo sinh khí cho một số thể xác vô định? Từ thân này đến thân khác, và mang đến cho mỗi thể xác những kiến thức đã thâu lượm, tánh tình đã tạo nên, khí chất và tâm tánh sẵn có trong những giai đoạn kế tiếp liền đó. Nó không cần biết đến quá khứ của nó, mặc dầu đang mang quả và chịu sâu rộng của quá khứ ấy trong thể chất hiện tại. Bao nhiêu đoạn dài của kiếp sống quá khứ đã bị lãng quên hoàn toàn, mặc dầu đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng tâm và trí. Do đó có sự khác biệt giữa người này và người kia. Trách nhiệm của chúng ta không vì sự quên lãng ấy mà giảm kém đi. Hình như ta vẫn chịu ảnh hưởng của sự lạm dụng thì giờ, mặc dầu đã quên hẳn ta đã phung phí như thế nào,và ở đâu. Chính đến nay, chúng ta vẫn còn đang lập lại những quả đắng, do nơi sức khỏe yếu kém, và tham vọng hư hèn của những hành động dễ duôi vô ý thức và tội lỗi đã bị lãng quên, bị lãng quên vì chúng quá nhiều.
"Nếu mỗi linh hồn tuyệt đối là một tạo vật mới, mỗi đời sống phải được tạo ra hoàn toàn, thì một cách hợp lý, ta có thể hỏi tại sao các linh hồn có thể khác biệt nhau như thế từ lúc đầu? Nếu thuyết di thể cũng nằm trong chương trình của một chánh quyền trên thiên đàng để trị vì thế gian thì tất cả những khó khăn trên đều tự nhiên tan biến cùng một lúc. Đứng về một phương diện, mọi người đều được sanh vào trạng thái mà chính mình tạo trong lịch trình quá khứ của mình. Lý thuyết chủ trương rằng mình phải chịu hậu quả của những tội lỗi mà tổ tiên gây nên là một bài học khó. Nhưng không ai có thể phản đối về cái thân phận mà chính mình đã thừa hưởng của chính mình, của chính tự ngã của mình trong một trạng thái ở kiếp sống quá khứ. Cái mà ta gọi là chết chỉ là biến trạng đưa đến một đời sống khác trên quả địa cầu và nếu đời sống ấy không được cao quí tốt đẹp hơn kiếp sống cũa vừa chấm dứt thì chính là tại ta."
Tiền kiếp
" Tôi trải mình nằm dài trên bãi biển
Và thả hồn thơ mộng một không gian bé nhỏ.
Tôi nghe những lượn sóng to tan vỡ và gầm thét.
Mặt trời ở ngay trước mặt tôi.
"Những ngón tay đen trên bàn tay dã dượi của tôi
Lười biếng nô đùa với cát xám,
Những lượn sóng vập vồ trườn lên bãi.
Những lượn sóng rút về biển cả
vang động và vui vẻ ,
"Những hột cát vừa trong, vừa mịn,
Ấm áp nằm trên tay tôi ,
Cũng như những người bé nhỏ mà tôi thấy
Ngồi đó đây trên bãi biển.
"Những hột cát nhỏ, rực rỡ và mịn màng,
Lọt xuyên qua kẽ tay tôi ;
Mặt trời rọi xuống trên tất cả ...
Và tôi đã bắt đầu mơ tưởng:
"Tất cả những cái ấy trước kia là thế nào ?
Bao nhiêu năm đã tôi qua, xa xôi trong dĩ vãng
Tôi đã nằm trên bãi biển nào mà nay đã lãng quên,
Cũng như tôi đã nằm đây hôm nay .
"Những lượn thủy triều đã vươn lên.
Và chiếu sáng bãi cát cũng như hôm nay .
Và trong lòng bàn tay thuộc về thời thượng cổ của tôi
Những hột cát vẫn ấm áp và mịn màng.
"Tôi đã quên hẳn từ đâu tôi đến đây,
hay quê nhà của tôi là thế nào.
Hay lúc ấy tôi gọi cái biển gầm thét vang động này.
Bằng những danh từ quái lạ và man rợ nào.
"Chỉ biết rằng lúc ấy mặt trời đã rọi sáng xuống
cũng như rọi sáng hôm nay,
và những hột cát mịn màng
nằm trên ngón tay dài thượt và đen xám của tôi. [2]

Chú thích:
[1] Pythagoras nhớ lại đã tham dự trận chiến Trojan dưới tên Euphorbus. Empedocles đã có những kiếp sống làm một thanh niên, một thiếu nữ, một con chim và một con cá trong lòng biển cả (Frag. 117, Diels).
[2] Frances Cornford, "An Anthology of Modern Verse", do A. Methuen, London, Methuen and Co., chọn và trích đăng trong "The Buddhist Annual of Ceylon", 1927.


NGHIỆP CHUYỂN LÊN VÀ NGHIỆP CHUYỂN XUỐNG
"Chúng sanh lên cao hay xuống thấp là do nơi Nghiệp." -- Trung A Hàm
Nghiệp lực có thể đưa xuống được không? Nói cách khác, người ta có thể tái sanh vào cảnh thú không?
Câu trả lời của người Phật tử có thể không được tất cả mọi người chấp nhận, vì Phật Giáo xác nhận rằng sự kiện ấy có thể xảy ra.
Hình thể vật chất mà xuyên qua đó sự liên tục của đời sống được cụ thể hóa chỉ là những biểu hiện hữu hình và nhất thời của nghiệp lực. Thân hiện tại không phải là cái biến thể của xác quá khứ mà là kế nghiệp, là cái hình thể khác biệt, tiếp nối hình thể quá khứ. Cả hai nối liền nhau trong một dòng nghiệp lực.
Một luồng điện có thể biển hiện kế tiếp dưới hình thức ánh sáng, rồi hơi nóng, hay sự di động. Không phải ánh sáng trở thành hơi nóng, hay hơi nóng trở thành sự di động. Cùng một lối ấy, nghiệp lực có thể biển hiện dưới hình thức một vị Trời, một người, một con thú, hay một hạng chúng sanh khác. Các hình thể vật chất ấy không liên hệ với nhau. Chính cái nghiệp tạo nên bản chất hình thể ấy. Bản chất của hình thể vật lý như thế nào tùy hành động của ta trong quá khứ, và hành động nầy tùy thuộc nơi trình độ tiến hay thoái hóa của ta.
Thay vì nói rằng người trở thành thú hay thú thành người, đúng hơn ta phải nói rằng cái nghiệp lực đã biểu hiện trong hình thể người có thể biểu hiện trong hình thể thú.
Trên bước phiêu lưu trong vòng luân hồi - để dùng những ngôn từ quy ước - chúng ta thâu thập nhiều kinh nghiệm, đã thọ nhiều cảm giác và thu hoạch một số đặc tính, tư tưởng, lời nói, việc làm của chúng ta chắc chắn đã được ghi nhận trong tâm, như mực đen đã ghi trên giấy trắng, không gì làm phai lợt. Bẩm tánh riêng mà chúng ta đã cấu tạo trong những kiếp sống liên tục - dầu trong cảnh người, Trời, thú hay ngạ quỷ - vẫn luôn luôn ngủ ngầm bên trong ta, và ngày nào mà chúng ta chưa thành tựu thánh Đạo và thánh Quả, ngày nào mà chúng ta còn là phàm nhân, thì những bẩm tánh ấy, trong một lúc bất ngờ, có thể phát lộ với một sức mạnh phi thường và tiết lộ cho ta biết khuynh hướng của dòng nghiệp còn tiềm tàng bên trong ta.
Một người hiền lương học rộng, tánh tình cao thượng, mực thước, bỗng nhiên chìm đắm say mệ trong vòng trụy lạc. Tai sao người như thế lại có thể làm chuyện tồi tệ như vậy? Ai có thể ngờ người cao thượng như thế mà hành động xấu xa hèn hạnhư vậy!
Trong sự đổi tánh bất ngờ, hành động lỗi lầm của người kia không có chi là lạ. Đó chính là sự nổi lên trên bề mặt cái bẩm tánh thầm kín phức tạp ngủ ngầm. Vì lẽ ấy, những người rất cao thượng lắm khi cũng bị quyến rũ làm những chuyện mà không ai có thể ngờ.
Thí dụ như trường hợp của Devadatta (Đề Bà Đạt Đa). Sanh ra là một hoàng tử cao quý, trưởng thành trong giới luật của hàng xuất gia cao thượng, đã đạt được phép thần thông, mà còn bị lòng ganh tỵ chi phối. Vì ganh tỵ là bẩm tánh tiềm tàng trong dòng nghiệp của ông, nhiều lần mưu toan ám hại vị tôn sư của mình là Đức Phật.
Đó là bản chất phức tạp của con người. Cái quá khứ vừa qua chưa hẳn là đủ để cho ta biết hoàn cảnh vị lai sắp đến. Chúng ta tạo nghiệp mới trong từng khoảnh khắc, từng chập tư tưởng. Theo một lối hiểu, cái Ta trong hiện tại quả thật là kết quả của cái Ta trong quá khứ; và cái Ta trong tương lai sẽ là kết quả của cái Ta trong hiện tại. Nhưng hiểu một lối khác, chúng ta không hoàn toàn là kết quả của cái Ta trong quá khứ và trong tương lai cũng sẽ không tuyệt đối là hậu quả của cái Ta trong hiện tại. Người kia hôm qua là kẻ sát nhân, hôm nay có thể có một đời sống thanh cao trong sạch, ngày mai có thể phạm những tội lỗi tày trời.
Ta có thể tự xét đoán ta một cách chắc chắn và không sợ lầm lạc trong cái hiện tại vĩnh cửu nầy. Hiện giờ ta đang gieo giống cho tương lai. Trong giờ phút hiện tại nầy ta có thể đóng vai trò của người thô lỗ, tàn bạo và tạo địa ngục cho chính ta, hay trái lại vai trò của một đấng siêu nhân và tạo thiên đàng cho ta. Mỗi chập tư tưởng trong hiện tại tạo điều kiện cho chập tư tưởng kế đó phát sanh. Theo triết học Phật Giáo, hiện tượng tái sanh sắp đến do tiến trình tư tưởng cuối cùng của kiếp sống vừa qua tạo nên. Trong một kiếp, mỗi chập tư tưởng vừa qua để lại tất cả tiềm năng cho chập tư tưởng sắp đến thì trong hiện tượng sanh tử, chết và tái sanh, cũng vậy. Chập tư tưởng cuối cùng của kiếp sống vừa qua, khi chấm dứt, chuyển lại tất cả bản chất và đặc tính đã thâu thập cho chập tư tưởng nối tiếp, tức chập tư tưởng đầu tiên của kiếp tái sanh kế đó gọi là "patisandhi vinnana", Thức-tái-sanh.
Bây giờ, nếu lúc lâm chung người kia đamg ôm ấp một ước vọng thấp hèn hay có một tư tưởng hoặc một hành động tương xứng với loài thú, thì nghiệp xấu sẽ tạo điều kiện đưa người ấy tái sanh vào cảnh giới thú. Cái nghiệp lực đã biểu hiện dưới hình thức người sẽ biểu hiện dưới hình thức một con thú. Như vậy không có nghĩa là tất cả những nghiệp tốt đã tạo trong quá khứ đều mất. Nghiệp tốt ấy vẫn còn tiềm tàng và chờ cơ hội thuận tiện để lộ xuất. Trong trường hợp kể trên, sau khi chết, thú có thể nhờ nghiệp tốt quá khứ, tái sanh trở lại cảnh người.
Tiến trình tư tưởng cuối cùng không hẳn phải tùy thuộc nơi hợp thành lực của các hành động trong đời sống. Theo thông thường, một người tốt thì tái sanh trong cảnh tốt, người xấu trong cảnh xấu. Tuy nhiên, trong vài trường hợp đặc biệt, chuyện bất ngờ có thể xảy ra.
Thí dụ như hoàng hậu Mallika [1], đã sống đời hiền lương đạo đức, nhưng vì lúc lâm chung đã nảy ra một tư tưởng không lành nên phải tái sanh vào cảnh khổ. Tuy nhiên, nhờ nghiệp tốt mạnh, bà chỉ sống trong cảnh khổ vài ngày thôi.
Ta tự hỏi: "Có thể biện giải điều nầy không?"
Nếu vì một sự khiêu khích nào, chàng kia vốn hiền lương đạo đức lại lỡ tay giết người, tức nhiên chàng ấy phải mang tội sát nhân. Những hành động tốt của người ấy trong quá khứ chắc chắn sẽ trổ sanh quả lành, nhưng nghiệp ác gây ra không vì đó mà mất hậu quả. Nếu năng lực của nghiệp thiện mạnh hơn năng lực của nghiệp bất thiện, thì quả ác bị quả lành lấn át không phát hiện được đầu đủ. Dù sao đương sự cũng phải gặt hái phần quả bất thiện, do nghiệp lực hướng chuyển đến cảnh giới của các nhóm người ác, một nơi không thích hợp với bẩm tánh hiền lành sẳn có của đương sự. Ta có thể tưởng tượng một hành động vô luân làm mất giá trị người cao quý đến mức nào!
Ngày kia có hai vị tu sĩ khổ hạnh tên Punna và Seniya, một người tu ép xác, sống như loài bò và một người sống như loài chó, đến viếng Đức Phật và hỏi Ngài về tương lai của mình.
Đức Phật trả lời:
"Thế gian nầy có người cố gắng ép xác, sống hoàn toàn và thường xuyên như chó, luyện tập thói quen, tâm địa và cử chỉ như chó. Người sống thướng xuyên với thói quen, tâm địa và cử chỉ hoàn toàn như chó, sau khi chết sẽ tái sanh giữa loài chó. Nếu người tin tưởng rằng: 'Do lối sống khắc khổ và cao quý nầy, ta sẽ trở nên một vị Trời hay một hạng thần linh khác', thì chắc chắn đó là một lầm lạc. Đối với người lầm lạc như thế, Như Lai tuyên bố rằng trong tương lai, họ sẽ gặt hái một trong hai trạng thái, cảnh khổ hoặc cảnh thú. Như vậy nếu không tái sanh vào khổ cảnh, người tu khổ hạnh sống hoàn toàn như chó sẽ tái sanh làm bạn với chó. [2]"
Cùng thế ấy Đức Phật tuyên bố rằng người tu khổ hạnh, ép xác sống hoàn toàn và thường xuyên như loài bò, sau khi chết, sẽ tái sanh giữa đám bò.
Vậy, trong sự tiến hóa của chúng sanh có thể có nghiệp đưa xuống. Ngược lại, cũng có nghiệp chuyển lên.
Thí dụ như lúc chết, một con thú có thể nảy ra một bản năng lành. Bản năng lành nầy có thể đưa đến sự tái sanh vào cảnh người để thọ hưởng quả lành. Chập tư tưởng cuối cùng của con thú không phải hoàn toàn tùy thuộc nơi một động tác bởi vì theo thường, tâm của loài thú rất chậm chạp và thú khó có thể hành thiện. Chập tư tưởng cuối cùng của thú tùy thuộc một vài hành động lành trong quá khứ xa xôi của vòng luân hồi vô tận. Vậy, trong giây phút sắp chết, thú có thể hồi nhớ lại những cảm xúc hay hình ảnh khả dĩ đưa đến sự tái sanh trong cảnh người.
Một văn hào Pháp, Poussin, hình dung sự kiện nầy xuyên qua định luật truyền thống:
"Một người có thể giống ông nội mà không giống cha. Căn nguyên của một chứng bệnh đã thâu thập vào cơ thể của tổ tiên và, qua mấy thế hệ, vẫn tiềm tàng không xuất hiện. Nhưng có thể bổng nhiên biểu hiện thật sự."
Giáo Lý Nghiệp Báo và Tái Sanh thật là phức tạp.
Từ đâu chúng ta đến? Ta sẽ đi đâu? Và chừng nào đi? Nào ai biết! Nhưng chúng ta phải ra đi, đó là điều chắc chắn.
Tài sản, sự nghiệp mà ta trìu mến bao nhiêu, thân bằng quyến thuộc mà ta yêu quý bao nhiêu, sẽ không đi theo ta. Chắc chắn như vậy. Cho đến cái thân nầy mà ta gọi là "của ta", cũng vậy. Từ cát bụi nó đến, nó sẽ trở về với cát bụi. Danh vọng hảo huyền, vinh quang trống rỗng, tất cả đều tiêu tan theo mây gió.
Vẫn một thân một mình, chúng ta phiêu bạt trong cơn bão bùng, giữa đại dương của vòng luân hồi, trôi dạt đó đây theo cái nghiệp, xuất hiện ở đây dưới hình thú hay người, ở kia như chư Thiên hay chư Phạm Thiên.
Chúng ta gặp nhau, rồi ra đi. Có thể sẽ còn gặp nhau trở lại, nhưng sẽ không nhận ra nhau. Khó tìm ra một chúng sanh mà trong vòng luân hồi vô tận chưa là cha, là mẹ, là, anh , là chị, là con, là em, của chúng ta.
Đức Phật dạy rằng nếu có người chặt hết cây cỏ của xứ Ấn Độ, gom lại thành đống, rồi nhặt lên từng món mà nói, đây là mẹ tôi, đây là mẹ của tôi, thì có thể nhặt hết đống kia mà chưa kể hết tất cả các bà mẹ của mẹ mình.
Trên bước viễn du trong vòng luân hồi, mối liên hệ giữa chúng sanh thật là mật thiết.
Những kiếp sống vô số kể, những đau khổ vô cùng tận mà chúng ta phải trãi qua trong quá khứ được Đức Phật nhắc lại như sau:
"Nếu có thể gom lại xương của một người trong vòng luân hồi, và nếu xương ấy còn nguyên vẹn, thì nó sẽ như một thạch trụ, một chồng, một đống, khổng lồ bằng quả núi Vepulla.
"Đã lâu rồi, con đau khổ về cái chết của một người cha, người mẹ, người anh, người chị, và trên con đường dài, mỗi khi đau khổ là con khóc, khóc mãi như vậy trong cuộc hành trình xa xôi thăm thẳm. Nước mắt đã rơi còn nhiều hơn nước trong bốn biển.
"Đã lâu rồi, máu của con đã đổ vọt khi bị chặt đầu, trong những kiếp sống dưới hình thức bò, trâu, trừu, dê v.v... Đã lâu rồi, con đã bị cầm tù vì tội trộm cắp, cướp giật, hay dâm loàn, và đã bị hành quyết. Trong cuộc hành trình xa xôi, máu con đã đỗ ra còn nhiều hơn nước trong bốn biển.
"Và như vậy, đã lâu rồi con phải chịu biết bao đau khổ, biết bao bứt rứt dày vò, biết bao là vận xấu và choáng đầy biết bao nhiêu nghĩa địa. Đã lâu lắm rồi, con bất mãn với bao nhiêu hình thức sinh tồn. Đã lâu lắm rồi, đã quá lâu, quá đủ để bây giờ con ngoảnh mặt quay lưng, tìm một con đường khác để lánh xa tất cả." [3]

Chú thích:

[1] Chánh hậu của vua Kosala vào thời Đức Phật.
[2] Majjhima Nikaya, Trung A Hàm, bài kinh số 57.
[3] Xem "The Book of the Gradual Sayings", phần I, trang 31-34.


NHỮNG CẢNH GIỚI


"Không thể đi đến mức cùng tận của thế gian". -- Tăng Nhứt A Hàm

Theo Phật Giáo, quả địa cầu chỉ là một điểm nhỏ trong vũ trụ bao la, không phải là nơi duy nhất trên đó có sanh linh, mà con người cũng không phải là chúng sanh duy nhất. Chúng sanh vô cùng tận, mà hệ thống tinh tú cũng cô cùng tận. "Bào thai không phải là con đường duy nhất để đi tái sanh" . Ta cũng có thể đi mãi đến mức cùng tận của thế gian [1]. Đức Phật dạy như vậy.
Tùy theo nghiệp thiện hay bất thiện đã tạo, chúng sanh có thể tái sanh vào một trong ba mươi mốt (31) cảnh giới.
Có bốn trạng thái bất hạnh được xem là khổ cảnh (apaya) [2] vì cả tinh thần lẫn vật chất đều chịu đau khổ. Bốn cảnh giới ấy là:
1. Địa Ngục (Niraya).
"Ni" là không có. "Aya" là hạnh phúc. Niraya là cảnh giới trong đó không có hạnh phúc, là cảnh khổ mà một chúng sanh phải chịu vì đã tạo nghiệp bất thiện, hay nói cách khác, là trạng thái đau khổ mà chúng sanh phải chịu để trả quả bất thiện đã tạo lúc nào trong quá khứ. Khổ cảnh không phải là địa ngục trường cửu mà chúng sanh bị bắt buộc phải ở trong đó để chịu hình phạt đau khổ một cách vĩnh viễn.
Đến lúc trả xong nghiệp xấu, kẻ bất hạnh cũng có thể tái sanh vào một cảnh giới khác, an vui hạnh phúc, nhờ các thiện nghiệp đã tạo.
2. Cảnh Thú (Tiracchana-yoni).
"Tiro" là xuyên qua. "Acchana" là đi. Tiracchana-yoni là cảnh giới của loại cầm thú. người Phật tử tin có sự tái sanh vào cảnh thú vì đã tạo nghiệp xấu. Tuy nhiên, nếu có tích trữ thiện nghiệp thích đáng, từ cảnh thú chết đi, cũng có thể tái sanh vào cảnh người. Một cánh chính xác, ta phải nói rằng cái nghiệp đã biểu hiện dưới hình thức thú có thể biểu hiện dưới hình thức người, hay ngược lại. Cũng như luồng điện có thể biển hiện kế tiếp dưới nhiều hình thức như ánh sáng, hơi nóng, động lực v.v... Như vậy, động lực không phải do hơi nóng, cũng không phải do ánh sáng mà phát sanh. Cùng thế ấy, không phải người trở thành thú hay thú trở thành người [3].Ta cũng ghi nhận rằng lắm khi có những con thú như mèo, chó sống còn đầy đủ hơn người, tuy vẫn mang hình thức thú. Đó cũng do tiền nghiệp.
Chính Nghiệp tạo tinh chất của sắc tướng. Hình thể như thế nào là do hành động thiện hay bất thiện trong quá khứ.
3. Cảnh Ngạ Quỉ (Peta-joni).
Đúng theo nguyên ngữ, "Peta" là người đã ra đi, hay người tuyệt đối không có hạnh phúc. Cảnh ngạ quỉ có nhiều hình thù xấu xa dị tướng mà mắt thường của người không thể thấy. Ngạ quỉ không có cảnh giới riêng biệt của mình mà sống trong rừng bụi, ở những nơi dơ bẩn v.v... Bộ Samyatta (Tạp A Hàm) cũng có đoạn nhắc đến cảnh ngạ quỉ.
Đức Moggallana (Mục Kiền Liên) miêu tả trạng thái đau thương ấy như sau:
"Vừa rồi, đi từ đồi kên kên xuống, tôi có thấy một đám diều, quạ và kên kên tranh nhau xô đẩy và mổ cắn một chúng sanh chỉ còn bộ xương, đang bay lơ lửng trên không trung và kêu la rên siết. Nầy đạo hữu, lúc đó tôi có ý nghĩ như sau:- Thật là quái lạ!Vì sao chúng sanh có thể đến đỗi ký hình dị thể, tàn tệ như thế, thật là kinh dị."
"Khi bạch với Đức Phật. Ngài dạy rằng người ấy trước kia là một tên đồ tể, do nghiệp đã tạo trong quá khứ , phải lâm vào trạng thái ấy trong hiện tại. [4]
Theo sách Milinda Vấn Đạo, có bốn hạng ngạ quỉ:
Hạng Vantasika, sống bằng vật ói mửa của kẻ khác, hạng Khuppipasino, phải luôn luôn chịu đói khát, hạng Nijjhamatanhika, phải chịu khát đến hao mòn tiều tụy, hạng Paradattupajivino, chỉ sống nhờ thực vật của người khác cho.
Trong kinh Tirokudda sutta (Khuđaka Patha) có dạy rằng những hạng ngạ quỉ kể trên có thể hưởng được phước báu mà thân quyến họ đã tạo nên và hồi hướng đến họ, và cũng có thể nhờ đó mà tái sanh sang một cảnh giới khác có hạnh phúc hơn.
4. Cảnh Giới A Tu La (Asura-yoni).
Là cảnh giới của những người không bao giờ hớn hở vui tươi và không bao giờ có những cuộc tiêu khiển giải trí. Họ là một hạng chúng sanh khác cũng đau khổ tương tợ như ngạ quỉ. Nên phân biệt hạng nầy với hạng Asuras thường hay chống đối chư Thiên.

-oOo-
Trên bốn cảnh giới bất hạnh (duggati) ấy, có bảy cảnh giới hữu phúc (sugati). Bảy cảnh ấy là:
1. Cảnh Người (Manussa). [5]
Là một cảnh giới trong đó hạnh phúc và đau khổ lẫn lộn. Chư vị Bồ Tát thường chọn tái sanh vào cảnh nầy vì ở đây có nhiều hoàn cảnh thuận lợi để phục vụ và thực hành những Pháp cần thiết nhằm thành tựu Đạo Quả Phật. Kiếp cuối cùng của Bồ Tát luôn luôn ở cảnh người.
2. Cảnh Tứ Đại Thiên Vương (Catummaharajika).
Cảnh trời thấp nhất, nơi mà những vị Trời canh phòng bốn hướng lưu ngự cùng với đoàn tùy tùng.
3. Cảnh Đạo Lợi (Tavatimsa).
Tavatimsa có nghĩa là ba mươi ba. Có tên như vậy vì Đạo Lợi cũng là cung Trời của ba mươi ba vị, trong đó Trời Sakka (Đế Thích) là vua. Theo một tích chuyện, có ba mươi ba người kia do Magha (một tên khác của Trời Đế Thích) lãnh đạo, tình nguyện thực hiện nhiều công tác từ thiện. Cả ba mươi ba vị đều tái sanh vào cảnh nầy. Chính ở cung Trời Đạo Lợi mà Đức Phật giảng Vi Diệu Pháp cho chư thiên nghe trong ba tháng liền.
4. Cảnh Dạ Ma (Yama).
Yama có nghĩa cái gì tiêu diệt khổ đau, là tên cảnh giới của các vị Trời Dạ Ma.
5. Cảnh Đấu Xuất Đà (Tusita).
Theo nghĩa trắng, Tusita là dân cư có hạnh phúc, là cảnh giới khoái lạc.
Những vị Bồ Tát đã thực hành tròn đủ các Pháp cần thiết để đắc Quả Phật đều lưu ngụ ở cảnh giới nầy, chờ cơ hội thich nghi để tái sanh vào cảnh người lần cuối cùng. Bồ Tát Mettaya (Di Lạc), vị Phật tương lai, hiện đang ở cảnh Trời nầy chờ ngày tái sanh vào cảnh người để thành tựu Đạo Quả Phật. Hoàng hậu Maya (Ma Da), mẹ của Bồ Tát Siddhattha (Sĩ Đạt Ta), sau khi chết cũng tái sanh vào cảnh Trời Đấu Xuất Đà và từ đó sang cung Trời Đạo Lợi nghe Đức Phật giảng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma).
6. Cảnh Hóa Lạc Thiên (Nimmanarati).
Cảnh giới của những vị Trời ở trong những cung điện to lớn, đẹp đẽ.
7. Cảnh Tha Hóa Tự Tại (Paranimmitavasavatti).
Cảnh giới của những vị Trời có khả năng tạo thêm những vị khác để phục vụ mình
Chư Thiên trong sáu tỉnh Trời thuộc Dục Giới kể trên cũng có hình thể, nhưng cơ thể vật chất (sắc) của các vị ấy rất vi tế hơn "sắc" ở cảnh người nhiều. Vì thế, thông thường mắt người không thể trông thấy.
Tất cả những vị ấy đều phải chết, mặc dầu trên một vài phương diện, như về hình thể, nơi ở, vật thực, thì được sung sướng hơn ở cảnh người. Về trí tuệ, các vị ấy thường không hơn người .
Chư Thiên trong cảnh Dục Giới đều là hóa sanh, bỗng nhiên xuất hiện dưới hình thức một thiếu nữ hay một thanh niên lối mười lăm hay mười sáu tuổi. Đó là những cảnh giới có nhiều khoái lạc tạm bợ.
Bốn (4) cảnh khổ (Apaya) và bảy (7) cảnh hữu phúc (Sugati) đều nằm trong Dục Giới (Kamaloka).
-oOo-
Trên Dục Giới có Sắc Giới (Rupaloka), cảnh giới các vị Phạm Thiên, những vị Trời đã từ bỏ tham dục và đang thọ hưởng hạnh phúc của Thiền (Jhana).
A.- Cảnh Giới tương ứng với Sơ Thiền
1. Phạm Chúng Thiên (Brahma Parisajja). Cảnh giới của các vị Trời tùy tùng các vị Phạm Thiên.
2. Brahma Purohita. Cảnh giới của những vị Trời thân cận các vị Phạm Thiên.
3. Đại Phạm Thiên (Maha Brahma). Cảnh giới của những vị Phạm Thiên có nhiều hạnh phúc, đẹp đẽ và tuổi thọ nhiều hơn các Phạm Thiên khác, nhờ phước báu đạo do thiền tập.
B.- Cảnh Giới tương ứng với Nhị Thiền:
4. Thiều Quang Thiên(Parittabha). Cảnh giới của những vị Phạm Thiên có ít ánh sáng.
5. Vô Lượng Quang Thiên (Appamanabha). Cảnh giới của những vị Phạm Thiên có ánh sáng vô cùng, vô hạn định.
6. Quang Âm Thiên (Abhassara). Cảnh giới của những vị Phạm Thiên có ánh sáng rực rỡ chói lòa.
C.- Cảnh Giới tương ứng với Tam Thiền:
7. Thiền Tịnh Thiên (Parittasubha). Cảnh giới của những vị Phạm Thiên có hào quang nhỏ.
8. Vô Lượng Tịnh Thiên (Appamanasubha). Cảnh giới của những vị Phạm Thiên co hào quang vô cùng, vô hạn định.
9. Biến Tịnh Thiên (Subha kinha). Cảnh giới của những vị Phạm Thiên có hào quang vững chắc, không lay động.
D.- Cảnh Giới tương ứng với Tứ Thiền:
10. Quảng Quả Thiên (Vehapphala). Cảnh giới của những vị Phạm Thiên hưởng quả rộng lớn.
11. Vô Tưởng Thiên (Asannasatta). Cảnh giới của những vị Trời không có tâm (danh).
12. Vô Phiên Thiên (Suđhavasa). Cảnh giới hoàn toàn tinh khiết. Cảnh nầy lại chia làm năm (5) là:
i. Aviha, cảnh giới trường cửu.
ii. Atappa, cảnh giới êm đềm tĩnh lặng.
iii. Sudassa, cảnh giới đẹp đẽ.
iv. Sudassi, cảnh giới quang đãng.
v. Akannittha, cảnh giới tối thượng.
Chỉ có những vị đắc Thiền Sắc Giới mới tái sanh vào những cảnh Sắc Giới kể trên. Đắc Sơ Thiền thì sanh vào ba cảnh giới thứ nhất (A), đắc Nhị Thiền thì sanh vào ba cảnh giới thứ nhì (B), đắc Tam Thiền thì sanh vào ba cảnh giới thứ ba (C), đắc Tứ Thiền thì sanh vào bảy cảnh giới thứ tư (D).
Trong mỗi tầng Thiền-na, có nhiều bậc. Cũng cùng đắc một tầng thiền, như Sơ Thiền chẳng hạn, mà có người ở bậc thấp còn có người ở bậc cao. Bậc thứ ba là những người đã nắm vững hoàn toàn tầng Thiền của mình.
Trong cảnh thứ 11, Vô Tưởng Thiên (Asannasatta), chúng sanh không có tâm. Chỉ có sự biến chuyển liên tục của Sắc. Trong lúc năng lực của Thiền (Jhana) diễn tiến thì tâm tạm thời chấm dứt. Thông thường Danh và Sắc dính liền với nhau, không thể phân tách ra được. Nhưng đôi khi, do năng lực của Thiền, như trường hợp kể trên, cũng có thể tách rời Danh và Sắc. Khi một vị A La Hán nhập đại định (Nirodha Samapatti, Diệt Thọ Tưởng Định) cũng vậy, tâm của Ngài tạm thời không có. Đối với hạng phàm nhân như chúng ta thì khó mà quan niệm được một trạng thái tương tợ. Tuy nhiên, có nhiều việc không thể quan niệm mà thật sự có.
Vô Phiên Thiên (Suddavasa) hay cảnh giới hoàn toàn tinh khiết là cảnh giới tuyệt đối riêng biệt của các vị A Na Hàm (Anagami). Chúng sanh ở trong một cảnh khác mà đắc Quả Bất Lai, hay A Na Hàm, thì tái sanh vào cảnh nầy. Về sau, các Ngài đắc Quả A La Hán và sống cảnh hoàn toàn tinh khiết ấy cho đến lúc hết tuổi thọ, nhập Đại Niết Bàn.
-oOo-
Có bốn (4) cảnh gọi là Arupaloka (Vô Sắc Giới), hoàn toàn không có phần vật chất (Sắc) hay hình thể.
Theo Phật Giáo, có những cảnh giới trong ấy chỉ có Danh (tâm) mà không có Sắc (vật chất). "Cũng như khi ta cầm một thanh sắt và buông thả tay ra thì thanh sắt rơi xuống đất. Tuy nhiên cũng có thể dùng đá nam châm để giữ thanh sắt lơ lững giữa không trung. Cùng một thế ấy, do Thiền, có thể tách rời Danh ra khỏi Sắc và giữ trạng thái ấy cho đến khi chấm dứt Thiền. Đó chỉ là sự tách rời tam thời Danh và Sắc, hai yếu tố theo thường phải dính liền nhau." Cũng nên ghi nhận rằng không có giống nam, hay giống nữ trong hai cảnh Sắc và Vô Sắc Giới.
Trong Vô Sắc Giới có bốn cảnh tương xứng với bốn tâm Thiền Vô Sắc Giới:
1. Không Vô Biên Xứ Thiên (Akasanankayatana). Cảnh giới có quan niệm rằng không gian vô tận.
2. Thức Vô Biên Xứ Thiên (Vinnancayatana). Cảnh giới có quan niệm quan niệm rằng thức là vô cùng tận.
3. Vô Sở Hữu Xứ Thiên (Akincannancayatana). Cảnh giới có quan niệm về hư không.
4. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên (Neva Sanna Nasannayatana). Cảnh giới có quan niệm rằng không có tri giác cũng không có không-tri-giác. [6]
Nên ghi nhận rằng Đức Phật không nhằm mục đích truyền bá một lý thuyết về vũ trụ. Dầu những cảnh giới trên có hay không, điều ấy không ảnh hưởng gì đến giáo lý của Ngài. Không ai bị bắt buộc phải tin điều nào, nếu điều ấy không thích hợp với suy luận của mình. Nhưng nếu bác bỏ tất cả những gì mà lý trí hữu hạn của con người không thể quan niệm thì điều ấy cũng không hoàn toàn chánh đáng.
-oOo-

Bảng Tóm Tắt
I. Vô Sắc Giới
Thiền Vô Sắc

Tuổi Thọ
Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên Vô Sở hữu Xứ Thiên
Thức Vô Biên Xứ Thiên
Không Vô Biên Xứ Thiên 84.000 Đại A-Tăng-Kỳ 60.000 "
40.000 "
20.000 "

II. Sắc Giới
Tứ Thiền Sắc Giới

Vô Phiên Thiên
Cảnh giới tối thượng
Cảnh giới quang đãng
Cảnh giới đẹp đẽ
Cảnh giới thanh tịnh
Cảnh giới trường cửu
Vô Tưởng Thiên
Quảng Quả Thiên 16.000 Đại A-Tăng-Kỳ 8.000 "
4.000 "
2.000 "
1.000 "
500 "
500 "

Tam Thiền Sắc Giới

Biến Tịnh Thiên Vô Lượng Tịnh Thiên
Thiền Tịnh Thiên 62 Đại A-Tăng-Kỳ 32 "
12 "

Nhị Thiền Sắc giới

Quang Âm Thiên Vô Lượng Quang Thiên
Thiều Quang Thiên 8 Đại A-Tăng-Kỳ 4 "
2 "

Sơ Thiền Sắc Giới

Đại Phạm Thiên Phạm Thiên Purohita
Phạm Chúng Thiên 1 A-Tăng-Kỳ 1/2 "
1/3 "

III. Dục Giới
Lạc Cảnh - Trời Dục Giới

Tha Hóa Tự Tại Hóa Lạc Thiên
Đấu Xuất Đà
Dạ Ma
Đạo Lợi
Tứ Đại Thiên Vương 16.000 Thiên Niên 8.000 "
4.000 "
2.000 "
1.000 "
500 "

Cảnh Người - Tuổi Thọ bất định
Khổ Cảnh

A Tu La Ngạ Quỉ
Loài Thú
Địa Ngục Không giới hạn Không giới hạn
Không giới hạn
Không giới hạn


Chú thích:
[1] Xem Kindred Sayings, phần i, trang 85-86.
[2] Apa + aya =không có hạnh phúc. Niraya (Ni + aya) cũng có nghĩa "thiếu hạnh phúc"
[3] Xem Chương 31.
[4] Xem Kindred Sayings, phần ii, trang 170.
[5] Đúng theo nghĩa trắng, là những chúng sanh có tâm phất triển, hay ở một trình độ cao (mano ussannam etasam). Dùng từ Bắc Phạn (Sanskrit) tương đương với Manussa là Manushya, có nghĩa là những người con của Manu. Gọi như vậy vì họ trở nên những chúng sanh có văn hóa cao hơn nhờ thần Manu.
[6] Xem "A Manual of Abhidhamma", do tác giả Narada Thera, trang 234-246, để có thêm chi tiết về tuổi thọ của những cảnh giới khác nhau.
Read more…

Video

Back to top Go bottom