Có rất nhiều câu chuyện ly kì về những người có khả năng cảm nhận được suy nghĩ của người khác. Trong một số hoàn cảnh đặc biệt, một số người có thể linh cảm được những mối nguy hiểm, sợ hãi hay vui mừng... xảy đến đối với người thân của họ (mà người ta hay gọi là giác quan thứ 6). Những cảm nhận này thường tập trung ở những người có mỗi quan hệ rất thân thiết, gần gũi như cha mẹ - con cái, anh chị - em, đặc biệt xảy ra nhiều đối với các cặp song sinh.
Đó là những trường hợp xảy ra tự nhiên. Liệu con người ta có thể tạo ra khả năng này một cách chủ động (thông qua luyện tập) được không? Trong cuốn “Huyền thuật và đạo sĩ Tây Tạng”, tác giả Alexande David Nill đã kể lại khá chi tiết những điều bà tận mắt chứng kiến về vấn đề này (đây là 1 học giả người Pháp rất nổi tiếng, bạn nào đã học tiếng Anh bằng cuốn “Cause and Effect” chắc hẳn đã biết về bà). Bà đã đi khắp Tây Tạng và tiếp xúc với rất nhiều vị Lạt ma có khả năng kì lạ. Một số Lạt ma có thể đọc được suy nghĩ của người khác một cách dễ dàng, thậm chí họ còn có thể liên lạc được với nhau qua những khoảng cách rất xa nhờ ý nghĩ!
Điều kì lạ còn ở chỗ: suy nghĩ của con người có thể bị đọc bất chấp sự khác biệt về mặt ngôn ngữ (ban đầu Tác giả còn chưa biết tiếng Tạng, các Lạt ma thì hiển nhiên không biết tiếng Pháp! Vậy mà các Lạt ma dường như đọc được mọi suy nghĩ của bà).
Vậy phải giải thích vấn đề này như thế nào? Liệu suy nghĩ của con người có thể bức xạ ra ngoài không gian hay không, và con người có thể cảm nhận được bức xạ suy nghĩ của người khác hay không?
1. Nghiên cứu khả năng bức xạ tín hiệu của bộ não
Trong bài viết về khí công, ta đã biết về khả năng bức xạ của cơ thể nói chung. Tất nhiên bộ não cũng không ngoại lệ. Vấn đề là ở chỗ: Bộ não là trung tâm tư duy của cơ thể, và sóng bức xạ từ bộ não ra ngoài có chứa đựng các thông tin về khả năng tư duy, các ý nghĩ của con người hay không?
Bộ não điều khiển cơ thể bằng cách nào?
Khi bộ não muốn ra lệnh cho một bộ phận của cơ thể, tín hiệu điều khiển sẽ đi theo các dây thần kinh tới bộ phận đó. Tín hiệu thần kinh cũng là 1 loại sóng điện từ đặc biệt - sóng sinh học. Nhưng khác với Khí, sóng thần kinh có mang “thông tin điều khiển” (suy nghĩ), còn khí đơn thuần thì không mang thông tin về ý thức.
Người ta có thể đo được các sóng thần kinh này, thông qua đó kiểm tra trạng thái hoạt động của bộ não, phát hiện được các bệnh liên quan đến não. Y học hiện đại gọi đó là phương pháp điện não (chắc hẳn mọi người đều biết phương pháp này, nó rất phổ biến trong các bệnh viện). Người ta gắn quanh đầu bệnh nhân các điểm tiếp xúc, có dây dẫn tới thiết bị xử lý, vẽ, rồi in ra các đồ thị trạng thái (điện não đồ).
Ý thức có thể bức xạ ra ngoài cơ thể hay không?
Tín hiệu điện não có thể lan ra ngoài hộp sọ, tới bề mặt ngoài cùng của đầu, lại theo dây dẫn tới máy đo (như đã nói trong phương pháp điện não). Vậy thì việc dao dộng điện não đó tiếp tục lan truyền từ bề mặt cơ thể ra ngoài không gian cũng là điều dễ hiểu. Điều cần xem xét là tín hiệu đó truyền được bao xa, và con người có thể điều khiển được tín hiệu đó ở môi trường bên ngoài hay không?
Để nghiên cứu vấn đề trên, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều thí nghiệm khác nhau. ở đây chỉ xin trình bày 2 thí nghiệm (đã chiếu trên VTV2).
a) Thí nghiệm ở Italia:
Người tham gia thí nghiệm được gắn các điểm tiếp xúc vào đầu (giống như phương pháp điện não). Các điểm này được nối dây tới một máy tính. Người đó sẽ tập trung suy nghĩ, điều khiển bộ não tới những trạng thái khác nhau (thư thái, vui vẻ, nóng giận...). Các tín hiệu này được truyền về máy tính. ứng với các trạng thái đó, trên màn hình sẽ hiện ra 1 chữ cái. Từ đó người tham gia thí nghiệm có thể soạn thảo được một văn bản bằng ý nghĩ mà không cần đụng tay vào bàn phím!
b) Thí nghiệm ở Thuỵ Sĩ:
Cũng tương tự thí nghiệm trên, người tham gia thí nghiệm được gắn các điểm tiếp xúc, nhưng dây dẫn được nối tới 1 robot đơn giản. Bằng ý nghĩ của mình, người đó có thể điều khiển robot chuyển động theo ý muốn (tiến, lùi, rẽ trái, rẽ phải...)
Qua các thí nghiệm trên ta thấy: ý nghĩ của con người có thể được truyền ra khỏi cơ thể, và con người hoàn toàn có khả năng điều khiển được các bức xạ ý thức này.
2. Sự cảm nhận tín hiệu của bộ não con người
Làm cách nào con người có thể cảm nhận được môi trường xung quanh? Đó là nhờ các giác quan. Tất cả những thông tin mà các giác quan thu nhận được sẽ chuyển thành các tín hiệu thần kinh và truyền về não. Não nhận tín hiệu này, phân tích, xử lý, lưu trữ... Như vậy, có rất nhiều loại thông tin khác nhau như ánh sáng, âm thanh, mùi, vị... được chuyển hoá thành dạng tín hiệu thần kinh phù hợp với bộ não, để não có thể thu nhận được.
Nói một cách đơn giản, con người giống như một chiếc máy tính, thông tin có thể đưa vào máy tính dưới nhiều dạng khác nhau: Hình ảnh (scanner), âm thanh (micro), bàn phím, chuột... nhưng khi đã đưa tới bộ phận xử lý thì tất cả các thông tin đó đều phải chuyển về dạng nhị phân hết!
Từ đó, người ta đặt ra câu hỏi: có phải ngũ quan (5 giác quan) là con đường duy nhất để con người tiếp nhận thông tin từ bên ngoài? Nếu trong không gian có tồn tại những tín hiệu mang thông tin phù hợp với não thì bộ não có khả năng cảm nhận nó trực tiếp mà không cần 5 giác quan kia không? Rõ ràng về mặt logic, điều đó là hoàn toàn hợp lý. Tiếc rằng với trình độ của khoa học hiện nay chưa thể chế tạo được các thiết bị có khả năng bức xạ ra các sóng như vậy. Nhưng, như đã trình bày ở phần trên, chính bộ não của con người - bộ máy tuyệt vời của tự nhiên - lại làm được điều đó.
Bộ não làm việc hầu như không ngừng nghỉ (kể cả khi ngủ), đồng thới nó liên tục bức xạ các sóng thần kinh ra môi trường xung quanh. Nếu vậy, tại sao hầu như tất cả mọi người không cảm nhận được tín hiệu này? Có nhiều nguyên nhân khác nhau:
+ Đối với đa số người, tín hiệu thần kinh bức xạ ra là yếu, và nó còn bị suy hao do ảnh hưởng của môi trường, do đó nó chỉ có thể đi được một khoảng cách ngắn chứ không thể truyền xa. Chỉ những người được luyện tập bài bản, nội khí mạnh mẽ, sóng thần kinh của họ mới phát xa được. Đôi khi những hoàn cảch đặc biệt như sợ hãi, hoảng hốt, hay vui sướng cực độ cũng có thể kích thích bộ não người bình thường phát ra những bức xạ mạnh.
+ Mỗi bộ não lại có đặc điểm riêng và phát ra những bức xạ riêng. Do đó, mỗi bộ não chỉ có thể cảm nhận được những tín hiệu thần kinh phù hợp với nó chứ không phải mọi tín hiệu có trong môi trường. (Giống như một chiếc đài chỉ có thể thu được những sóng trong dải tần của nó, ngoài dải đó ra thì không thể thu được). Hiện tượng thần giao cách cảm tự nhiên (mà ta đề cập tới ở đầu bài viết) xảy ra chủ yếu đối với những người thân trong một gia đình, có lẽ là nhờ có những điểm tương đồng trong bộ não của họ.
Một số người do luyện tập có thể đạt được khả năng cảm nhận được nhiều loại sóng khác nhau. Tâm trí họ phẳng lặng, giống như một mặt nước, mà bất cứ một rung động nhỏ nào trong không gian cũng có thể tạo ra một gợn sóng trên đó.
Còn vấn đề về rào cản ngôn ngữ thì sao? Rõ ràng dù là người Anh, Pháp, hay Trung Quốc thì khi suy nghĩ cũng vẫn chỉ phát ra “các sóng thần kinh của con người” mà thôi, mà các sóng này đâu có phân biệt ngôn ngữ hay quốc tịch!
Một trường hợp nữa mà ta muốn đề cập tới ở đây, đó là: liệu một bộ não có thể cảm nhận được bức xạ thần kinh của chính bộ não đó hay không? Tất nhiên bức xạ thần kinh của bộ não đó thì phải phù hợp với khả năng cảm nhận của chính nó. Tuy nhiên, khi bức xạ đã phát ra ngoài thì nó thường bị suy hao hết do môi trường. Một số trường hợp do bức xạ đó quá mạnh (hoặc chứa các vi hạt không suy hao), truyền trong môi trường, đập vào các vật cản của môi trường (mà không bị suy hao hết), phản xạ trở về bộ não chủ, mang theo thông tin phản ánh về môi trường cho bộ não. (giống như nguyên lý hoạt động của rađa, hay cách tìm đường của con dơi). Nhờ đó tạo ra những khả năng đặc biệt của con người như nhìn xuyên (thấu thị), xuất vía... (vấn đề này còn có nhiều tranh cãi, rất mong các bạn góp ý, đặc biệt là những người có kinh nghiệm trực tiếp).
3. Luyện tập “Thần giao cách cảm”
Trong cuốn “Huyền thuật và đạo sĩ Tây Tạng”, bà A. D. Nill đã mô tả về một lớp học thần giao cách cảm như sau:
Đầu tiên, các học viên phải học tập trung tư tưởng, tập thở, tập thiền... Khi đã đạt một trình độ nhất định, họ sẽ được ngồi chung phòng với người thầy (thường là một vị lạt ma nhiều kinh nghiệm). Người thầy sẽ phát ra những luồng suy nghĩ lặp đi lặp lại, còn người học sẽ tập trung để cảm nhận suy nghĩ của người thầy. Khoảng cách giữa thầy và trò ban đầu là ngắn, sau tăng dần tuỳ thuộc vào sự trưởng thành của người học. Thường thì đa số học viên có thể nhận được thông tin từ thầy, nhưng không phải ai cũng có thể phát lại thông tin trả lời (khi ở khoảng cách xa).
Trong Thế chiến thứ 2, quân đội Mỹ rất quan tâm tới khả năng đặc biệt này của con người. Nhiều lớp huấn luyện đặc biệt cho các nhân viên tình báo đã được tổ chức. Họ được đào tạo về khả năng thần giao cách cảm, phục vụ cho việc trao đổi thông tin tình báo. Nhiều cuộc thí nghiệm cho thấy họ có thể truyền tin cho nhau ở khoảng cách xa hàng trăm Km. Có 1 thí nghiệm như sau:
Một nhân viên tình báo ở trên 1 con tàu bằng thép ở xa ngoài khơi, một người khác thì ở trên bờ. Kết quả là họ vẫn có thể trao đổi thông tin, dù tín hiệu điện não phải đi xuyên qua lớp thành tàu bằng thép dày hàng chục centimet! (thông tin này tôi đọc trên tạp chí Tri thức trẻ).
Ở Việt nam cũng có những lớp học về khả năng này. Tại một trường ĐH ở Hà nội có một giảng viên rất giỏi về khí công. Ông thường lựa chọn trong số SV của mình những người có tố chất để huấn luyện. Kết quả của các lớp học khá khả quan (tất nhiên là chưa thể đạt được trình độ cao như ở trên). Vào các buổi kiểm tra, ông thầy thường tập trung suy nghĩ vào 1 chữ cái hoặc chữ số, sau đó yêu cầu các SV trả lời (tỷ lệ thành công đạt tới trên 60%).
(Theo tinmoi.vn)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét