Sau khi tham khảo rất nhiều chương trình kiếm tiền trên mạng, tôi đã đúc kết lại 10 chương trình tốt nhất có thể thay thế được Google Adsense và cố gắng sắp xếp các chương trình này theo trật tự giảm dần về khả năng mang lại lợi nhuận của chúng.
Như chúng ta đã nói nhiều, Google Adsense hiện giữ vị trí số 1 về chia sẻ lợi nhuận cho các thành viên quảng cáo hộ họ. Nhưng đó không phải là chương trình duy nhất mà bạn có thể sử dụng để kiếm tiền trên mạng. Hầu hết các chương trình liệt kê dưới đây chỉ mang tính tương đối và chỉ giúp bạn kiếm thêm thu nhập cùng với Adsense chứ tôi không khuyên các bạn từ bỏ Adsense để sử dụng nó. Nếu Adsense của bạn bị ban thì đây là những lựa chọn tốt nhất đấy nhé. Dưới đây là danh sách và tính năng của 10 chương trình có thể thay thế Adsense:
Chitika: Nổi tiếng với tính năng eMiniMalls. Các quảng cáo xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau (trong đó có các định dạng giống Adsense) và hiển thị ngẫu nhiên các sản phẩm với các thông tin chi tiết về sản phẩm đó. Các sản phẩm được lọc ra từ nhiều danh mục các sản phẩm mà bạn muốn hiển thị (giống như các từ khóa). eMiniMalls không phải là thể loại quảng cáo mặc định dựa trên nội dung của website vì thế bạn có thể sử dụng chung nó với Adsense trên cùng một trang. Chương trình cũng có tính năng hiển thị theo từ khóa nhưng nếu các bạn sử dụng nó thì bạn không được sử dụng Adsense trên cùng trang với nó, vì như vậy là bạn vi phạm chính sách của Adsense đấy nhé.
Chitika cũng có tính năng gọi là Shoplinc, một công cụ cho phép các bạn so sánh giá cả giữa các sản phẩm giúp người truy cập dễ dàng lựa chọn các sản phẩm phù hợp với sở thích của họ.
Kontera: là chương trình giúp biến các từ được chọn lựa trở thành các đường linkquảng cáo. Các từ và các ngữ giống nhau sẽ được gạch chân 2 lần và bất cứ khi nào bạn dê chuột tới các đường link đó sẽ có một màn hình nhỏ dạng pop-up hiển thị lên cho bạn biết đường link đó chứa đựng quảng cáo gì và nếu thấy thích bạn có thể click chuột và bạn được trả tiền khi có ai click vào các quảng cáo đó. Thu nhập thường thấp hơn Adsense nhưng nó vẫn là một cách giúp bạn kiếm thêm cùng Adsense.
Text Link Ads: Về cơ bản, trang website này được tạo ra nhằm bán quảng cáo (quảng cáo bằng chữ) trên website của bạn cho đối tác thứ 3. Website của bạn phải đáp ứng các tiêu chí của trang website mới được tham gia chương trình. Theo kinh nghiệm của tôi thì website của bạn phải có Google PR ít nhất là 4 và Alexa dưới 1,000,000. Tất nhiên rank cao sẽ được trả cao cho mỗi quảng cáo. Các website tham gia phải chạy được các đoạn mã scripts như PHP, Perl, ASP vì họ không chấp nhận các đoạn mã HTML thông thường.
Text Link Ads trả theo phương thức 50-50 cho các quảng cáo mà họ cho hiển thị trên website của bạn. Đối với các website có PR4, thì mỗi quảng cáo sẽ mang lại cho bạn vài dollars một tháng. PR6 sẽ mang lại cho bạn khoảngt $40/quảng cáo. Chủ đề của website của bạn cũng ảnh hưởng đến giá bán các quảng cáo. Theo tôi, các bạn nên để Text Link Ads đặt giá bán các quảng cáo hộ bạn vì họ biết giá nào là phù hợp và có tính cạnh tranh. Bạn có thể đặt tối đa 12 quảng cáo trên mỗi website. Các đối tác thứ 3 phải mua quảng cáo trên website của bạn và bạn không thể tự lựa chọn hiển thị quảng cáo nào, do vậy không thể đảm bảo rằng các khoảng trống của bạn sẽ được lấp đầy quảng cáo. Nhưng nếu website của bạn có PR càng cao, thì bạn càng có khả năng bán hết chỗ trên website của mình.
ModernClick: là mạng lưới “trả tiền khi khách hàng mua hay tham gia” (CPA), có nghĩa là bạn không được trả khi khách hàng click vào các quảng cáo trừ khi họ tham gia hoặc mua các sản phẩm được quảng cáo trên website của bạn. Nhưng thu nhập thì sẽ cao hơn nhiều Adsense thường là từ 1$ tới 50$. Điều bạn cần làm là luôn để mắt tới các sản phẩm mà bạn đang quảng cáo vì có thể nó sẽ hết hạn ngay ngày mai và cần thay thế bằng sản phẩm khác phù hợp.
Peak Clicks: là mạng trả tiền thông qua các click. Trang website sẽ cung cấp cho bạn các quảng cáo tùy thuộc vào các từ khóa mà bạn cung cấp cho họ. Các quảng cáo này sẽ dưới dạng văn bản và không có định dạng cố định. Bạn có thể đặt các quảng cáo trong một bảng để phù hợp với từng vị trí của website. Công ty này có trụ sở tại Áo và dĩ nhiên họ sẽ trả bạn bằng EURO và một điều thú vị là tỷ lệ phần trăm các click luôn cao hơn Adsense.
Affiliate Fuel: Giống như modern click vì cũng là mạng CPA. Không được ưu tú như modern click nhưng lại có nhiều sản phẩm để bán hơn.
AdBrite: Có các định dạng như Adsense và được coi là “anh em kết nghĩa” với Adsense nhưng lại không thông minh như Adsense vì nó không hiển thị quảng cáo theo nội dụng website, do đó các quảng cáo có thể không ăn nhập với nội dung của website. Điều khác với adsense là nó có tính năng hiện thị các quảng cáo như Kontera nhưng khác màu.
Auction Ads: Như chúng ta đã biết eBay là trang website mua bán trực tuyến lớn nhất thế giới và Auction Ads chính là cầu nối mang khách hàng tới cho eBay. Nhưng gì AuctionAds làm được là giúp các sản phẩm trên eBay hiển thị trên các website của bạn và các quảng cáo đó phụ thuộc vào các từ khóa mà bạn lựa chọn. Khi có ai đó mua các sản phẩm đó thì bạn được hưởng hoa hồng.
Affiliate Power Ads: Quảng cáo các chương trình và sản phẩm khác nhau hầu hết là giúp quảng cáo trên internet. Các sản phẩm được chọn lựa ngẫu nhiên. Đôi khi các sản phẩm đó không phù hợp với các chủ đề của trang website của bạn. Rất nhiều sản phẩm đều xuất phát từ Clickbank và thường được chia theo tỷ lệ 50-50 trên mỗi sản phẩm mà bạn bán được. Và các sản phẩm trên Clickbank dao động từ $10 tới $200.
Amazon Context Links: Giống như Kontera và AdBrite, Amazon đang trong giai đoạn thử nghiệm (Beta) bằng các đặt các đường link động trên các trang website. Máy chủ của nó sẽ dựa trên các từ khóa mà hiển thị các sản phẩm tương ứng hiện đang rao bán trên Amazon. Và tất nhiên bạn chỉ được trả tiền khi có ai mua các sản phẩm và bạn cũng không được trả khi mọi người chỉ click mà ko mua.
Thế các bạn sẽ hỏi tôi đang sử dụng những chương trình gì? Nói thật là tôi sử dụng khá nhiều, bằng cách kết hợp các chương trình khác nhau như Adsense, Chitika, Kontera, còn Amazon thì ít dùng vì các bác ở Việt Nam tiền đâu mà mua, chỉ trông chờ các bác Việt Kiều thôi. Tuy nhiên, những website nào được chấp nhận tham gia Text Link Ads thì cũng được phép hiện thị các quảng cáo ngay tại Menu Bar. Thực ra những trang như Adsense, AdBrite, AuctionAds, Kontera thì tôi thường xuyên sử dụng, còn các chương trình kia thì đang thử nghiệm xem thế nào. Tôi xin sếp thứ tự các chương trình này theo thứ tự giảm dần về lợi nhuận, và tất nhiên chỉ là kinh nghiệm của tôi thôi, có nhiều người thì nghĩ khác, các bác cứ thử rồi sẽ biết:
1. Adsense
2. Text Link Ads
3. Kontera
4. Chitika Premium
5. Peak Clicks
6. Affiliate Fuel
7. Affiliate Power Ads
8. Amazon Context Links
9. AdBrite <
10. ModernClick
11. Auction Ads
(Theo EBLOGVIET)
Hướng dẫn kiếm tiền với Kontera
Bây giờ mọi người không chỉ có thể kiếm tiền trực tuyến với Adsense, nhưng bây giờ họ cũng có thể tăng thu nhập của họ với chương trình của Nhà xuất bản Kontera.
Kontera là một mạng lưới nhà xuất bản mà chủ sở hữu tham gia trang web và blog, trong đó trong văn bản quảng cáo xuất hiện trên các trang của họ từ một số nhà quảng cáo của Kontera. Kontera là một cách tuyệt vời mà mọi người đang kiếm tiền trực tuyến từ blog, website
Kontera là một giả pháp quảng cáo nội văn bản, nó tự động chuyển đổi các từ khoá cụ thể trên site của bạn thành các link kiếm tiền. Bạn chỉ cần cài đặt một script trên mọi trang của site mình và một vài từ trong một trang sẽ được chuyển đổi thành các link với quảng cáo dạng hộp sẽ hiện nên khi người dùng hơ chuột qua từ khoá đó. Giống như Adsense bạn có thể kiếm tiền theo đơn vị xem trang (CPI) hoặc theo đơn vị click (CPC).
Kontera không xung đột với Google Adsense (khỏi lo nếu bạn đang dùng Adsense). Điều này có nghĩa là bạn có thể sử dụng Kontera cùng với Adsense, thêm một cách để bạn kiếm tiền từ site của mình. Kontera cũng là một tuỳ chọn đáng tin cậy cho các chủ website nào không thích dùng các khối quảng cáo Adsense trên site của họ.
Nhiều người đã sử dụng cả hai mạng quảng cáo Kontera và Adsense và thấy rằng tỉ lệ nhấp chuột qua (CRT) của Adsense không hề bị sụt giảm. Vì vậy việc dùng Kontera sẽ không có ảnh hưởng xấu đến các quảng cáo Adsense mà bạn đang dùng.
•Hỗ trợ khách hàng tận tình chu đáo.
• Luôn thanh toán tiền cho bạn đúng hạn.
• Rất dễ sử dụng, cài đặt chỉ cần vài phút là được.
• Cho phép người Việt tham gia.
Một ưu điểm nổi bật là rất dễ tham gia. Có thể blog của bạn có ít người xem hơn blog khác, nhưng bạn biết tối ưu hóa quảng cáo để được người đọc click nhiều hơn thì thu nhập của bạn sẽ cao hơn. Do nó đòi hỏi bạn phải bỏ ra nhiều công sức hơn nên nó cũng giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn.
Tuy nhiên Konterna có vài nhược điểm sau:
• Không có các thống kê thời gian thực - các thông báo thống kê thường trễ một ngày so với thực tế
• Script của Kontera làm ảnh hưởng đến tốc độ tải các trang web của bạn
• Quảng cáo nội văn bản có thể khiến độc giả sao nhãng nội dung bạn cung cấp.
Nhiều người thường hỏi tôi "Làm thế nào để kiếm tiền với Kontera?" Thật dễ dàng! Nếu khách truy cập truy cập vào trang web hoặc blog và nhấp chuột của bạn trên một trong những Kontera ContentLink Quảng cáo của bạn, bạn sẽ kiếm được tiền mà là một tỷ lệ phần trăm của chi phí cho mỗi nhấp chuột trả tiền bởi một trong những nhà quảng cáo của Kontera.
Điều này tương tự như kiếm tiền với Google Adsense. Nếu một trong các quảng cáo quan tâm của bạn đọc, họ sẽ nhấp chuột vào nó và bạn sẽ kiếm được tiền. Đó là lý do tại sao nó rất quan trọng để viết nội dung chất lượng tốt để thu hút độc giả nhiều hơn và lặp lại khách.