Cõi vô hình

23:54 |
Hamud là một pháp sư có kiến thức rất rộng về cõi vô hình. Khác với những đạo sĩ phái đoàn đã gặp, ông này không phải người Ấn mà là một người Ai cập. Ông ta sống một mình trong căn nhà nhỏ, xây dựa vào vách núi. Hamud không hề tiếp khách, nhưng trước sự giới thiệu của bác sĩ Kavir, ông bằng lòng tiếp phái đoàn trong một thời gian ngắn. Vị pháp sư có khuôn mặt gầy gò, khắc khổ và một thân hình mảnh khảnh. Ông ta khoác áo choàng rộng và quấn khăn theo kiểu Ai cập.

Giáo sư Evans-Wentz vào đề :

- Chúng tôi được biết ông chuyên nghiên cứu các hiện tượng huyền bí…

Pháp sư thản nhiên :

- Đúng thế, tôi chuyên nghiên cứu về cõi vô hình.

- Như thế ông tin rằng có ma…

Vị pháp sư nói bằng một giọng chắc chắn, quả quyết :

- Đó là một sự thật không những ma quỷ hiện hữu mà chúng còn là đối tượng nghiên cứu của tôi.

- Bằng cớ nào ông tin rằng ma quỷ có thật ?

- Khắp nơi trên thế giới đều có các giai thoại về ma, vì con người thường sợ hãi cái gì mà họ không thể nhận thức bằng các giác quan thông thường nên họ đã phủ nhận nó. Sự phủ nhận này mang đến niềm sợ hãi. Từ đó họ thêu dệt các giai thoại rùng rợn, ly kỳ, không đúng sự thật. Nếu chúng ta chấp nhận ma quỷ hiện hữu như một con voi hay con ngựa thì có lẽ ta sẽ không còn sợ hãi. Các ông đòi hỏi một chứng minh cụ thể chăng ?

- Dĩ nhiên, chúng tôi cần một bằng chứng hiển nhiên …

- Được lắm, các ông hãy nhìn đây.

Vị pháp sư mở ngăn kéo lấy ra một cặp que đan áo, một bó len và mang ra góc phòng để xuống đất. Ông ta thong thả :

- Chúng ta tiếp tục nói chuyện, rồi các ông sẽ thấy.

Mọi người ngơ ngác, không hiểu ông muốn nói gì, giáo sư Mortimer nóng nảy :

- Nếu ông nghiên cứu về cõi vô hình, xin ông giải thích về quan niệm thiên đàng, địa ngục cũng như đời sống sau khi chết ra sao ?

Vị pháp sư nghiêm giọng :

- Đó là một quan niệm không đúng, sự chết chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp chứ không phải là hết. Vũ trụ có rất nhiều cõi giới, chứ không phải chỉ có một cõi này.

- Khi chết ta bước qua cõi trung giới và cõi này gồm có bảy cảnh khác nhau. Mỗi cảnh được cấu tạo bằng những nguyên tử rất thanh mà ta gọi là “dĩ thái”. Tùy theo sự rung động khác nhau mà mỗi cảnh giới một khác. Tùy theo vía con người có sự rung động thanh cao hay chậm đặc, mà mỗi người thích hợp với một cảnh giới, đây là hiện tượng “đồng thanh tương ứng” mà thôi. Khi vừa chết, thể chất cấu tạo cái vía được sắp xếp lại, lớp thanh nhẹ nằm trong và lớp nặng trọc bọc phía ngoài, điều này cũng giống như một người mặc nhiều áo khác nhau vào mùa lạnh, áo lót mặc ở trong, áo choàng dầy khoác ngoài. Vì lớp vỏ bọc bên ngoài cấu tạo bằng nguyên tử rung động chậm và nặng nề, nó thích hợp với các cảnh giới tương ứng ở cõi âm, và con người sẽ đến với cảnh giới này. Sau khi ở đây một thời gian, lớp vỏ bao bọc bên ngoài dần dần tan rã giống như con người trút bỏ áo khoác bên ngoài ra, tùy theo các lớp nguyên tử bên trong mà họ thích ứng với một cảnh giới khác. Cứ như thế, theo thời gian, khi các áp lực vật chất tan rã hết thì con người tuần tự tiến lên những cảnh giới cao hơn. Điều này cũng giống như một quả bóng bay bị cột vào đó những bao cát; mỗi lần cởi bỏ được một bao thì quả bóng lại bay cao hơn một chút cho đến khi không còn bao cát nào, thì nó sẽ tự do bay bổng. Trong bảy cảnh giới của cõi âm, thì cảnh thứ bảy có rung động nặng nề, âm u nhất, nó là nơi chứa các vong linh bất hảo, những kẻ sát nhân, người mổ sẻ súc vật, những cặn bả xã hội, những kẻ tư tưởng xấu xa, còn đầy thú tánh. Vì ở cõi âm, không có thể xác, hình dáng thường biến đổi theo tư tưởng nên những kẻ thú tánh mạnh mẽ thường mang các hình dáng rất ghê rợn, nửa người, nửa thú. Những người thiếu kiến thức rõ rệt về cõi này cho rằng đó là những quỷ sứ. Điều này cũng không sai sự thật bao nhiêu vì đa số những vong linh này luôn oán hận, ham muốn, thù hằng và thường tìm cách trở về cõi trần. Tùy theo dục vọng riêng tư mà chúng tụ tập quanh các nơi thích ứng, dĩ nhiên người cõi trần không nhìn thấy chúng được. Những loài ma đói khát quanh quẩn bên các chốn trà đình tửu quán, các nơi mổ sẻ thú vật để tìm những rung động theo những khoái lạc vật chất tại đây. Khi một người ăn uống ngon lành họ có các rung động, khoái lạc và loài mà tìm cách hưởng thụ theo tư tưởng này. Đôi khi chúng cũng tìm cách ảnh hưởng, xúi dục con người nếu họ có tinh thần yếu đuối, non nớt. Những loài ma dục tình thì quanh quẩn nơi buôn hương bán phấn, rung động theo những khoái lạc của người chốn đó, và tìm cách ảnh hưởng họ. Nếu người sống sử dụng rượu, các chất kích thích thì ngay trong giây phút mà họ không còn tự chủ được nữa, các loài ma tìm cách nhập vào trong thoáng giây để hưởng một chút khoái lạc vật chất dư thừa. Vì không được thoa? mãn nên theo thời gian các dục vọng cũng giảm dần, các nguyên tử nặng trọc cũng tan theo, vong linh sẽ có các rung động thích hợp với một cảnh giới cao hơn và y sẽ thăng lên cõi giới tương ứng. Dĩ nhiên, một người có đời sống trong sạch, tinh khiết sẽ không lưu ở cõi này, mà thức tỉnh ở một cõi giới tương ứng khác. Tùy theo lối sống, tư tưởng khi ta còn ở cõi trần mà khi chết ta sẽ đến những cảnh giới tương đồng, đây chính là định luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.

Toàn thể phái đoàn im lặng nhìn nhau, vị pháp sư Ai cập đã diễn tả bằng những danh từ hết sức khoa học, chính xác, chứ không mơ hồ, viễn vông. Dù sao đây vẫn là một lý thuyết rất hay, nhưng chưa chứng minh được. Có thể đó là một giả thuyết của những dân tộc nhiều tưởng tượng như người Á châu chăng ?

Hamud mỉm cười như đọc được tư tưởng mọi người :

- Nếu các ông biết rằng tôi cũng là một tiến sĩ vật lý học tốt nghiệp đại học Oxford…

Giáo sư Harding giật mình kêu lên :

- Oxford ư ? Ông đã từng du học bên xứ chúng tôi sao ?

- Chính thế, tôi tốt nghiệp năm 1864, và là người Ai cập đầu tiên tốt nghiệp về ngành này.

(Ghi chú của giáo sư Spalding : Phái đoàn đã phối kiểm chi tiết này và hồ sơ đại học Oxford ghi nhận có một tiến sĩ người Ai cập tên là Hamud El Sarim nhập học năm 1856 và tốt nghiệp năm 1864 với bằng Tiến sĩ Vật lý).

- Nhưng làm sao ông biết rõ được cõi giới này ? Ông đã đọc sách vở hay dựa trên những bằng chứng ở đâu ?

- Tôi đã khai mở các giác quan thể vía, nhờ công phu tu hành trong nhiều năm. Ngay khi còn là sinh viên tôi đã say mê môn Vật lý siêu hình (metaphysics). Tôi dành nhiều thời giờ nghiên cứu sách vở khoa học, nhưng đến một lúc thì khoa học phải bó taỵ Sự nghiên cứu dẫn dắt tôi đến với Khoa Huyền Bí học. Tôi học hỏi rất kỹ về môn này, khi trở về Ai cập tôi may mắn gặp được các vị đạo sư uyên b ác, nên sự nghiên cứu càng ngày càng tiến bộ. Sự nghiên cứu dẫn dắt tôi sang Ấn độ, và Tây Tạng. Tại đây tôi gặp một Lạt Ma chuyên nghiên cứu về cõi âm, tôi đã học hỏi rất nhiều với vị này. Sau đó, tôi tu nhập thất trong 10 năm liền, và khai mở được một vài giác quan đặc biệt. Từ đó, tôi tha hồ nghiên cứu cõi âm vì tôi có thể sang tận đây học hỏi và cõi này trở nên quen thuộc, tôi kết bạn với rất nhiều sinh vật siêu hình, chúng giúp đỡ tôi rất nhiều.

Giáo sư Evans- Wentz ngập ngừng :

- Ông muốn nói rằng ông kết bạn với ma ?

- Dĩ nhiên, vì tôi dành trọn thời giờ hoạt động bên cõi này, nên tôi có rất đông bạn bè, phần lón là vong linh người quá cố nhưng cũng có một vài sinh vật có đường tiến hoá riêng, khác với loài người, có loài khôn hơn người và có loại không thông minh hơn loài vật là bao…

- Giao thiệp với chúng có lợi ích gì không ?

- Các ông nên biết cõi âm là một thế giới lạ lùng, phức tạp với những luật thiên nhiên khác hẳn cõi trần. Sự đi lại giao thiệp giúp ta thêm kiến thức rõ ràng…..

- Như thế có nguy hiểm không?

- Dĩ nhiên, có nhiều sinh vật hay vong linh hung ác, dữ tợn…Một số thầy phù thuỷ, thường liên lạc với nhóm này để mưu cầu lợi lộc, chữa bệnh hoặc thư phù, nguyền rủa….

- Ông có thể làm như vậy không ?

Vị pháp sư nghiêm mặt :

- Tất cả những việc gì có tính cách phản thiên nhiên, ngược luật tạo hoá đều mang lại hậu quả không tốt. Mưu cầu lợi lộc cho cá nhân là điều tối kỵ của ai đi trên đường đạo. Tôi không giao thiệp với những loại vong linh này, vì chúng rất nguy hiểm, hay phản phúc và thường giết chết kẻ lợi dụng chúng bất cứ lúc nào. Các ông nên nhớ tôi là một khoa học gia chứ không phải một thầy pháp hạ cấp hay một phù thuỷ chữa bệnh.

- Xin ông nói rõ hơn về những cảnh giới cõi âm.

- Các ông nên biết dù ở cõi nào, tất cả cũng không ra ngoài các định luật khoa học. Thí dụ như vật chất có ba thể : thể lỏng, thể đặc và thể hơi, thì bên cõi này cũng có những thể tương tự. Luật thiên nhiên cho thấyvật nặng sẽ chìm xuống dưới và vật nhẹ nổi lên trên thì cõi vô hình cũng thế. Nguyên tử cõi âm rung động với một nhịp độ khác với cõi trần, các nguyên tử rung động thật nhanh dĩ nhiên phải nhẹ hơn các nguyên tử nặng trược. Tóm lại, tùy theo nhịp độ rung động mà tạo ra những cảnh giới khác nhau, có bảy loại rung động nên có bảy cõi giới. Các nguyên tử rung động chậm chạp phải chìm xuống dưới vì nếu ta mang nó lên cao, sức ép sẽ làm nó tan vỡ ngaỵ Thí dụ ta đặt một quả bóng xuống nước nếu đến một độ sâu nào đó sức ép của nước sẽ làm nó vỡ tan. Loài cá cũng thế, có loại sống gần mặt nước, có loại sống tận đáy đại dương. Nếu loại sống gần mặt biển bị mang xuống đáy nó sẽ bị sức ép mà chết, ngược lại nếu loài sống ở dưới đáycũng không thể lên sát mặt nước vì đã quen với sức ép khác nhau. Cảnh giới thứ bảy lúc nào cũng tối tăm, nặng nề với các vong linh hình dáng ghê rợn, nhưng hoàn toàn không có vụ quỷ sứ tra tấn tội nhân. Bị lưu đày ở đây đã là khổ sở lắm rồi, các ông hãy tưởng tượng bị dụcvọng hành hạ mà không thể thoa? mãn thì còn khổ gấp trăm lần bị tra tấn. Vong linh thèm muốn nhưng không so thoa? mãn được, như đói mà không thể ăn, khát không thể uống. Do đó, theo thời gian y sẽ học bài học chịu đựng, nhẫn nhục cho đến khi dục vọng giảm bớt và tan ra thì y sẽ thăng lên cảnh giới thứ sáu. Cõi giới thứ sáu, có sự rung động rất giống như cõi trần, tại đây các vong linh ít còn thèm muốn vật chất như ăn uống, dục tình, nhưng bận tâm với những nhỏ nhen của cuộc sống như thoa? mãn bản ngã, ích kỷ, ghen tuông, hờn giận, v…v… Đa số có hình dáng giống như người cõi trần, nhưng lờ mờ không rõ. Vì sự rung động của nguyên tử gần giống như cõi trần nên họ hay trở về cõi này, họ thường nhập vào đồng cốt, các buổi cầu cơ, cầu hồn để chỉ dẫn bậy bạ, nói chuyên vu vơ nhằm thoa? mãn tự ái, bản ngã cá nhân. Vì đa số vong linh khi còn sống rất ham mê danh vọng, chức tước, uy quyền nên khi họ nhập vào đồng cốt, họ thường tự xưng là các đấng này, đấng nọ. Theo thời gian, các rung động ham muốn, các cố chấp về bản ngã, danh vọng cũng tan biến nên họ thăng lên cảnh giới thứ năm. Cõi thứ năm có sự rung động thanh nhẹ hơn cõi trần nên vong linh có thể biến đổi sắc tướng rất nhanh chóng. Đây là một thế giới với những âm thanh màu sắc lạ lùng dễ bị mê hoặc. Các vong linh ở đây đã bớt ham muốn về cá nhân, nhưng còn ham muốn về tư tưởng, kiến thức. Đây là nơi cư ngụ của những kẻ đạo đức giả, những kẻ bảo thủ nhiều thành kiến, những người trí thức tự phụ, v…v… Đây cũng là cõi có những sinh hoạt của loài Tinh linh. Loài Tinh linh là những sinh vật vô hình có hình dáng hao hao giống như người mà ta thường gọi là Thiên tinh (sylphs), Thổ địa (gnome), Phong tinh (elves), v…v… Một số bị thu phục bởi các phù thuỷ, pháp sư để làm ảo thuật hay luyện phép. Cõi này còn có sự hiện diện của những “hình tư tưởng”. Các ông nên biết, khi một tư tưởng hay dục vọng phát sinh thì chúng sử dụng tinh chất cõi này tạo nên một hình tư tưởng thích hợp. Đời sống của chúng tùy theo sức mạnh của tư tưởng mạnh hay yếu. Vì đa số tư tưởng con người còn mơ hồ nên hình tư tưởng chỉ tạo ra ít lâu là tan rã ngaỵ Một người tập trung tư tưởng có thể tạo ra một hình tư tưởng sống lâu trong vài giờ hay vài ngày. Một pháp sư cao tay có thể tạo ra các hình tư tưởng sống đến cả năm hay cả thế kỷ, không những thế hình tư tưởng này còn chịu sự sai khiến của ông tạ Các phù thuỷ luyện thần thông đều dựa trên nguyên tắc cấu tạo một sinh vật vô hình để sai khiến. Hình tư tưởng không chỉ phát sinh từ một cá nhân mà còn từ một nhóm người hay một quốc gia, dân tộc. Khi một đoàn thể, dân tộc cùng một ý nghĩ, họ sẽ tạo ra một hình tư tưởng của đoàn thể, quốc gia đó. Hình tư tưởng này sẽ tạo một ảnh hưởng vô cùng rộng lớn đối với tình cảm,phong tục, thành kiến của quốc gia, dân tộc. Ta có thể gọi đó là “Hồn thiêng sông núi” hay “dân tộc tính”. Khi sinh ra tại một quốc gia, ta ít nhiều chịu ảnh hưởng của hình tư tưởng này, dĩ nhiên chúng chỉ ảnh hưởng lên thể vía, nghĩa là tình cảm của dân tộc đó, chứ không ảnh hưởng đến lý trí. Một người sống nhiều bằng lý trí sẽ ít chịu ảnh hưởng như người bình thường. Điều này giải thích tại sao một dân tộc có tâm hồn mơ mộng như thi sĩ khi dân tộc khác lại có đầu óc thực tế mặc dù trên phương diện địa lý, họ không ở cách xa nhau mấy và ít nhiều chia sẻ một số quan niệm về tôn giáo, phong tục, tập quán. Cảnh giới cõi thứ tư sáng sủa hơn và dĩ nhiên nguyên tử cõi này rung động rất nhanh. Phần lớn những vong linh tiến hoá, thánh thiện, những nhà trí thức trầm mặc nhưng còn quyến luyến một ít dục vọng khi chết đều thức tỉnh ở cảnh giới này. Đa số đều ý thức ít nhiều, nên họ bắt đầu cởi bỏ những ham muốn, quyến luyến. Đây cũng là chỗ họ học hỏi và ảnh hưỏong lẫn nhau, và đôi khi kêt những liên hệ để cùng nhau tái sinh trong một gia đình hay quốc gia. Cõi giới thứ ba chói sáng, có những rung độgn nhẹ nhàng. Tại đâu có những linh hồn từ tâm nhưng vụng về, những tu sĩ thành tâm nhưng thiếu trí tuệ, những nhà lãnh đạo anh minh nhưng thành kiến. Đây cũng là một cảnh giới của một số thần linh (devas) như Cảmđục thiên thần (Kamadeva), Hữu sắc thiên thần (Rupadeva), và Vô sắc thiên thần (Arupadeva). Các thần linh này có đời sống và tiến hoá cao hơn trình độ của nhân loại. Cõi giới thứ hai và thứ nhất cấu tạo bằng những nguyên tử hết sức thanh thoát, rung động rất nhanh và tràn đầy ánh sáng. Đây là cõi giới mà những người tiến hoá rất cao, rất tệ nhị không còn dục vọng, ham muốn, lưu lại để học hỏi, trao đổi kinh nhigệm, phát triển ccác đức tính riêng trước khi siêu thoát len cảnh giới cao hơn.

- Như thế người chết thường lưu lại ở cõi Trung giới bao nhiêu lâu ?

- Thời gian lưu lại đây hoàn toàn tùy thuộc vào dục vọng con người, có người chỉ ghé lại đây vài giờ, lập tức đầu thai trở lại. Có kẻ ở đây hàng năm và có kẻ lưu lại đây hàng thế kỷ… Để siêu thoát, thể vía phải hoàn toàn tan rã hết thì mới lên đến cõi Thượng thiên hay siêu thoát. Tóm lại danh từ như thiên đàng hay địa ngục chỉ là những biểu tượng của những cảnh ở cõi Trung giới (Kamaloka). Tùy theo sự sắp xếp của thể vía khi chết, mà ta thức tỉnh ở một cảnh giới tương ứng.

Mọi người yên lặng nhìn nhau, những điều Hamud giải thích hoàn toàn hợp lý và hết sức khoa học, không hoang đường chút nào. Nhưng làm sao chứng minh những điều mà khoa học thực nghiệm không thể nhìn thấy được ? Dù sao Hamud cũng là một Tiến sĩ Vật lý tốt nghiệp đại học nổi tiếng nhất Âu châu chứ không phải một phù thuỷ vô học chốn hoang vu, ít nhiều ông ta cũng có một tinh thần khách quan vô tư của một khoa học gia chứ không mê tín dễ chấp nhận một lý thuyết vu vơ, không kiểm chứng. Nhưng làm sao có thể thuyết phục những người Âu Mỹ vốn rất tự hào, nhiều thành kiến và tin tưởng tuyệt đối ở khoa học /

Hamud mỉm cười tiếp tục :

- Sự hiểu biết về cõi vô hình rất quan trọng, vì khi hiểu rõ những điều xảy ra sau khi chết, ta sẽ không sợ chết nữa. Nếu có chết chỉ là hình hài, xác thân chứ không phải sự sống, và hình hài có chết đi, thì sự sống mới tiếp tục tiến hoá ở một thể khác tinh vi hơn. Đây là một vấn đề hết sức hợp lý và khoa học cho ta thấy rõ sự công bình của vũ trụ. Khi còn sống, con người có dục vọng này nọ, khi dục vọng được thoa? mãn, nó sẽ gia tăng mạnh mẽ, đồng thời các chất thô kệch, các rung động nặng nề sẽ bị thu hút vào thể vía. Sau khi chết, dục vọng này trở nên mạnh mẽ vì không còn lý trí kiểm soát nữa, chính thế nó sẽ đốt cháy con người của tạ Sự nung đốt của dục vọng chẳng phải địa ngục là gì ? Giống như đức tính, phẩm hạnh khi còn trẻ, quyết định điều kiện sinh sống lúc tuổi già, đời sống cõi trần quyết định đời sống bên kia cửa tử. Luật này hết sức hợp lý và dễ chứng minh. Khi còn trẻ ta tập thể thao, giữ thân thể khoẻ mạnh, thì khi về già ta sẽ ít bệnh tật, khi còn trẻ ta chịu khó học hỏi, có một nghề nghiệp vững chắc thì khi về già đời sống được bảo đảm hơn, có đúng thế không ? Những người nào chế ngự được dục vọng thấp hèn, làm chủ được đòi hỏi thể xác, thì các dục vọng này không thể hành hạ khi ta chết. Luật thiên nhiên định rằng khi về già thể xác yếu dần, đau ốm, khiến cho ta bớt đi các ham muốn và nhờ thế, dục vọng cũng giảm bớt rất nhiều nên thể vía cũng thanh lọc bớt các chất nặng nề, ô trượt để khi chết, sẽ thức tỉnh ở cảnh giới cao thượng hơn. Trái lại những người còn trẻ, lòng ham muốn còn mạnh mẽ, nếu chết bất đắc kỳ tử thường đau khổ rất nhiều và phải lưu lại cõi Trung giới lâu hơn. Nếu hiểu biết như thế, ta cần phải duyệt xét lại đời sống của mình ở cõi trần để khỏi lưu lại những cảnh giới thấp thỏi, nặng nề bên cõi âm. Những người lớn tuổi cần chuẩn bị để dứt bỏ các quyến luyến, ràng buộc, các lo lắng ưu phiền, các tranh chấp, giận hờn, phải biết xả ly, dứt bỏ mọi phiền não để mau chóng siêu thoát. Một sự chuẩn bị Ở cõi trần sẽ rút ngắn thời gian bên cõi âm và chóng thúc đẩy thời gian lên cõi giới cao hơn.

- Nhưng còn các ma quỷ thì sao ?

- Các ông cứ cho rằng ma quỷ là một thực thể thế nào đó, khác hẳn loài người. Thật ra phần lớn chúng là những vong linh sống ở cảnh giới thứ bảy, thứ sáu mà thôi. Chúng còn lưu luyến cõi trần, còn say mê dục vọng không sao thoát ra khỏi cảnh giới này… Luật thiên nhiên không cho phép chúng trở lại cõi trần, nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt, khiến người cõi trần trong một thoáng giây có thể nhìn thấy chúng…Khoan đã, các ông hãy xem kìa, người bạn của tôi đã làm xong việc.

Hamud chỉ vào góc phòng nơi ông ta để bó len và cây kim đan áo. Mọi người bước đến gần và thấy một chiếc áo len đan bằng tay đã thành hình từ lúc nào không ai rõ. Chiếc áo đan tay rất vụng, không khéo léo nhưng trên ngực có thêu tên giáo sư Mortimer. Vị pháp sư giải thích :

- Con ma này rất nghịch, và thường quanh quẩn ở đây. Tôi yêu cầu hắn đan chiếc áo len cho các ông để làm bằng chứng. Để tránh việc các ông cho rằng tôi làm trò ảo thuật, tráo vào đó một chiếc áo len khá,c tôi yêu cầu hắn thêu tên người nào trong phái đoàn có nhiều nghi ngờ nhất. Các ông đều biết rằng từ khi gặp gỡ tôi không hề hỏi tên các ông, và nếu chiếc áo này không đan riêng cho các ông thì còn ai nữa ?

Qủa thế, vị pháp sư gầy gò không thể mặc chiếc áo đan to tướng , rất vừa vặn cho giáo sư Mortimer, một người Âu mà kích thước đã rất ư quá khổ, so với những người Âu khác, đó là chưa kể vòng bụng khổng lồ, rất hiếm có của ông này. Hơn nữa, áo này cũng không thể may sẵn để bán vì đường kim mũi chỉ rất ư vụng về, nếu có bán, cũng chẳng ai muạ Tại nơi hoang vu, không có ai ngoài vị pháp sư và phái đoàn, sự kiện này quả thật rất lạ lùng.

Giáo sư Evans-Wentz thắc mắc :

- Như vậy ông có thể sai khiến ma quỷ hay sao?

- Tôi không phải là một phù thuỷ, lợi dụng quyền năng cho tư lợi; mà chỉ là một người có rất nhiều bạn hữu vô hình bên cõi âm. Tôi hiểu rõ các luật thiên nhiên như Luân hồi, Nhân quả, và hậu quả việc thờ cúng ma quỷ để mưu cầu một cái gì. Tôi chỉ là một khoa học gia nghiên cứu cõi vô hình một cách đứng đắn. Sự nghiên cứu những hiện tượng siêu hình là một khoa học hết sức đứng đắn, chứ không phải mê tín dị đoạn. Nhiều người thường tỏ ý chê cười khi nói đến vấn đề ma quỷ, nên những ai có gặp ma, cũng chả dám nói vì sợ bị chê cười hay cho là loạn trí. Nếu người nào không tin hãy nghiên cứu và chứng minh một cách khoa học rằng ma quỷ chỉ là những giả thuyết tưởng tượng, còn như phủ nhận không dám chứng minh chỉ là một cái cớ che dấu sự sợ hãi. Điều khoa học chưa chứng minh được không có nghĩa là điều này không có thật, vì một ngày nào đó, khoa học sẽ tiến đến mức mà họ có thể chứng minh tất cả. Những phương pháp thông thường như cầu cơ, đồng cốt, thường gặp sai lầm vì như tôi đã trình bày, các vong linh nhập vào phần lớn cũng có kiến thức giới hạn ở cảnh giới nào đó. Đôi khi họ cũng trích dẫn vài câu trong “Thánh kinh”, hoặc sách vở, kinh điển để nâng cao giá trị lời nói, điều này có khác nào những nhà chính trị khi diễn thuyết. Phương pháp khoa học chính xác nhất là phải tự mình qua hẳn thế giới đó nghiên cứu. Các ông nên biết thân thể chúng ta không phải môi trường duy nhất của linh hồn và giác quan của nó cũng không phải phương tiện duy nhất để nghiên cứu ngoại cảnh. Nếu ta chấp nhận rằng vũ trụ có nhiều cõi giới khác nhau và mỗi thể con người tương ứng với một cõi, thì ta thấy ngay rằng thể xác cấu tạo bằng nguyên tử cõi trần nên chỉ giới hạn trong cõi này được thôi. Các thể khác cũng có giác quan riêng của nó và khi giác quan thể vía được khai mở, ta có thể quan sát các cõi giới vô hình dễ dàng. Khi từ trần, thể xác tiêu hao, các giác quan không còn sử dụng được nữa thì linh hồn sẽ tập phát triển các giác quan thể vía ngaỵ Nếu biết cách khai mở các giác quan này khi còn sống, ta có thể nhìn thấy cõi âm một cách dễ dàng.

Giáo sư Allen ngập ngừng :

- Nhưng có một quan niệm lại cho rằng, sau khi chết linh hồn sẽ lên thiên đàng hay xuống địa ngục vĩnh viễn, điều này ra sao ?

Hamud lắc đầu :

- Đó là một quan niệm không hợp lý, vì điều này cho rằng khi chết linh hồn sẽ đổi thay toàn diện. Sau khi chết, linh hồn sẽ mất hết tính xấu để trở nên toàn thiện, trở nên một vị thiên thần vào cõi thiên đàng hoặc là linh hồn có thể mất hết các tính tốt để trở nên xấu xa, trở nên một thứ ma quỷ bị đẩy vào địa ngục. Điều này vô lý vì sự tiến hoá phải từ từ, chứ không thể đột ngột được. Trên thế gian này, không ai toàn thiện hay toàn ác. Trong mỗi chúng ta đều có các chủng tử xấu, tốt do các duyên, nghiệp từ tiền kiếp để lại; tùy theo điều kiện bên ngoài mà những chủng tử này nẩy mầm, phát triển hay thui chột, không thể phát triển. Một người tu thân là một người biết mình, lo vun xới tinh thần để các nhân tốt phát triển, giống như người làm vườn lo trồng hoa và nhổ cỏ dại. Thực ra, khi sống và chết, con người không thay đổi bao nhiêu. Nếu khi sống họ ăn tham thì khi chết, họ vẫn tham ăn, chỉ có khác ở chỗ, điều này sẽ không còn được thoa? mãn vì thể xác đã hư thối, tan rã mất rồi. Sau khi chết, tìm về nhà thấy con cháu ăn uống linh đình mà họ thì không sao ăn được, lòng ham muốn gia tăng cực độ như lửa đốt gan, đốt ruột, đau khổ không sao tả được.

- Như ông đã nói, loài ma đói thường rung động theo không khí quanh đó, như thế họ có thoa? mãn không ?

- Khi người sống ăn ngon có các tư tưởng khoái lạc thì loài ma đói xúm quanh cũng tìm cách rung động theo tư tưởng đó, nhưng không làm sao thoa? mãn cho được. Điều này ví như khi đói, nghĩ đến món ăn ngon ta thấy khoan khoái, ứa nước bọt nhưng điều này đâu có thoa? mãn nhu cầu bao tử đâu. Các loại ma hung dữ, khát máu thường tụ tập nơi mổ sẻ súc vật, lò sát sinh để rung động theo những không khí thô bạo ở đó. Những người giết súc vật trong nhà vô tình mời gọi các vong linh này đến, sự có mặt của họ có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu, nhất là cho nhũng người dễ thụ cảm.

- Đa số mọi người đều cho rằng ma quỷ thường xuất hiện ở nghĩa địa, điều này ra sao ?

- Sự hiện hình ở nghĩa địa chỉ là hình ảnh của thể phách đang tan rã, chứ không phải ma quỷ, vong linh. Khi ta chết, thể xác hư thối thì thể phách vốn là thể trung gian giữa thể xác và thể vía cũng tan rã theo. Thể phách được cấu tạo bằng những nguyên tử tương đồng với nguyên tử cõi trần. Nhưng trong đó có nhiều nguyên tử 'dĩ tháí, nên nhẹ hơn, nó thu thập các sinh lực còn rơi rớt trong thể xác, để cố gắng kéo dài sự sống thêm một thời gian nữa. Vì đang tan rã nên thể phách không hoàn toàn, do đó, đôi khi ta thấy trên nghĩa địa có những hình ảnh người cụt đầu, cụt chân, bay là là trên các nấm mồ, người không hiểu thì gọi đó là mạ Theo sự hiểu biết của tôi, thì việc thiêu xác tốt đẹp hơn việc chôn cất, vì để thể xác tan rã từ từ làm cho linh hồn đau khổ không ít và thường ở trong một giai đoạn hôn mê, bất động một thời gian rất lâu. Thiêu xác khiến vong linh thấy mình không còn gì quyến luyến nữa nên siêu thoát nhanh hơn nhiều.

- Ma quỷ thường thuộc thành phần nào trong xã hội ?

- Chúng thuộc đủ mọi thành phần, tùy theo dục vọng khi còn sống. Người chết bất đắc kỳ tử thường lưu lại cõi âm lâu hơn người chết già vì còn nhiều ham muốn hơn. Những kẻ sát nhân bị hành quyết vẫn sống trong cảnh tù tội, giận hờn và có ý định trả thù. Một người tự tử để trốn nợ đời cũng thế, y sẽ hôn mê trong trạng thái khổ sở lúc tự tử rất lâu. Định luật cõi âm xác nhận rằng, “Chính cái dục vọng của ta quyết định cảnh giới ta sẽ đến và lưu lại ở đó lâu hay mau.”

- Số phận của những người quân nhân tử trận thì ra sao ?

- Họ cũng không ra ngoài luật lệ đó, tùy theo dục vọng từng cá nhân. Tuy nhiên, người hy sinh tính mạng cho một lý tưởng có một tương lai tốt đẹp hơn, vì cái chết cao đẹp là một bậc thang lớn trong cuộc tiến hoá. Họ đã quên mình để chết và sống cho lý tưởng thì cái chết đó có khác nào những vị thánh tử đạo. Dĩ nhiên không phải quân nhân nào cũng sống cho lý tưởng và những kẻ giết chóc vì oán thù và chết trong oán thù lại khác hẳn.

- Như ông nói thì người chết vẫn thấy người sống ?

- Thật ra phải nói như thế này. Khi chết các giác quan thể xác đều không sử dụng được nữa, nhưng người chết vẫn theo dõi mọi sự dễ dàng vì các giác quan thể vía. Không những thế họ còn biết rất rõ tư tưởng, tình cảm liên hệ; mặc dù họ không còn nghe thấy như chúng tạ Nhờ đọc được tư tưởng, họ vẫn hiểu điều chúng ta muốn diễn tả.

- Như vậy thì họ Ở gần hay ở xa chúng ta ?

- Khi mới từ trần, người chết luôn quanh quẩn bên gia đình, bên những người thân nhưng theo thời gian, khi ý thức hoàn cảnh mới, họ sẽ tách rời các ràng buộc gia đình để sống hẳn ở cõi giới của họ.

- Như thế có cách nào người sống tiếp xúc được với thân nhân quá cố không ?

- Điều này không có gì khó. Hãy nghĩ đến họ trong giấc ngủ. Thật ra nếu hiểu biết thì ta không nên quấy rầy, vì làm thế chỉ gây trở ngại cho sự siêu thoát. Sự chết là bước vào một đời sống mới, các sinh lực từ trước vẫn hướng ra ngoài, thì nay quay vào trong, linh hồn từ từ rút khỏi thể xác bằng một bí huyệt trên đỉnh đầu. Do đó, hai chân từ từ lạnh dần rồi đến tay và sau cùng là trái tim. Lúc này người chết thấy rất an tĩnh, nhẹ nhàng không còn bị ảnh hưởng vật chất. Khi linh hồn rút lên óc, nó sẽ khơi động các ký ức, cả cuộc đời sẽ diễn lại như cuốn phim. Hiện tượng này gọi là “hồi quang phản chiếu” (Memory projection). Đây là một giây phút hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cõi bên kia. Sợi dây từ điện liên hệ giữa thể xác và thể phách sẽ đứt hẳn. Đây là lúc người chết hoàn toàn hôn mê, vô ý thức để linh hồn rút khỏi thể phách và thể vía bắt đầu lo bảo vệ sự sống của nó bằng cách xếp lại từng lớp nguyên tử, lớp nặng bọc ngoài và lớp thanh nhẹ Ở trong. Sự thu xếp này ấn định cõi giới nào vong linh sẽ đến.

- Ông du hành sang cõi âm thế nào ?

- Nói như thế không đúng lắm, vì ám chỉ một sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Các cõi thật ra ở cùng một nơi chỉ khác nhau ở chiều không gian và thời gian. Sang cõi âm là sự chuyển tâm thức, sử dụng giác quan thể vía để nhận thức chứ không phải đi đến một nơi nào hết. Sở dĩ cõi trần không thấy cõi âm vì nguyên tử cấu tạo nó quá nặng nề, rung động quá chậm không thể đáp ứng với sự rung động nhanh của cõi âm. Quan niệm về không gian cũng khác vì đây là cõi tư tưởng, nghĩ đến đâu là ta đến đó liền, muốn gặp ai chỉ cần giữ hình ảnh người đó trong tư tưởng ta sẽ gặp người đó ngaỵ Khi di chuyển ta có cảm giác như lướt trôi, bay bỗng vì không còn đi bằng hai chân như thể xác.

- Những người chết nhận thức về đời sống mới ra sao ?

- Trừ những kẻ cực kỳ hung dữ, ghê gớm, đa số mọi người thức tỉnh trong cảnh giới thứ năm hoặc thứ sáu, vốn có rung động không khác cõi trần là bao. Lúc đầu họ còn bỡ ngỡ, hoang mang nhưng sau sẽ quen đi. Tùy theo tình cảm, dục vọng mà họ hành động. Tôi đã gặp vong linh của một thương gia giàu có, ông này cứ quanh quẩn trong ngôi nhà cũ nhiều năm, ông cho tôi biết rằng ông rất cô đơn và đau khổ. Ông không có bạn và cũng chả cần ai. Ông trở về căn nhà để sống với kỷ niệm xưa nhưng ông buồn vì vợ con ông vẫn còn đó nhưng chả ai để ý đến ông. Họ tin rằng ông đã lên thiên đàng, vì họ đã bỏ ra những số tiền, tổ chức các nghi lễ tôn giáo rất lớn, một tu sĩ đã xác nhận thế nào ông cũng được lên thiên đàng. Tôi khuyên ông ta nên cởi bỏ các quyến luyến để siêu thoát nhưng ông ta từ chối. Một vài người thân đã qua đời cũng đến tìm gặp, nhưng ông cũng không nghe họ. Có lẽ ông ta sẽ còn ở đó một thời gian lâu cho đến khi các lưu luyến phai nhạt hết. Tôi đã gặp những vong linh quanh quẩn bên cạnh cơ sở mà họ gầy dựng nên, họ vô cùng đau khổ và tức giận vì không còn ảnh hưởng được gì, họ rất khổ sở khi người nối nghiệp, con cháu có quyết định sai lầm, tiêu phá cơ nghiệp. Tôi đã gặp những người chôn cất của cải, phập phồng lo sợ có kẻ tìm ra, họ vẫn quanh quẩn gần đó và đôi khi tìm cách hiện về doa. nạt những người bén mảng đến gần nơi chốn dấu. Vong linh ghen tuông còn khổ sở hơn nữa; họ không muốn người họ yêu mến chia sẻ tình yêu với kẻ khác. Đôi khi họ điên lên khi chứng kiến sự âu yếm của người họ yêu mến và người khác. Dĩ nhiên họ không thể làm gì được nên vô cùng khổ sở. Những nhà lãnh đạo, những vua chúa, những người hống hách quyền uy thì cảm thấy bất lực khi không còn ảnh hưởng gì được nữa, nên họ hết sức đau khổ. Hãy lấy trường hợp một vong linh chết đuối, vì y không tin mình đã chết, nên cứ ở trong tình trạng lúc chết, nghĩa là ngộp nước. Vì đầu óc hôn mê, nên y không nhìn thấy cõi âm, mà vẫn giữ nguyên hình ảnh cõi trần, dĩ nhiên nó chỉ nằm trong tư tưởng của y mà thôi. Nói một cách khác, thời gian như ngừng lại, y cứ thế hôn mê trong nhiều năm. Tôi đã cố gắng thuyết phục nhưng nói gì y cũng không nghe, tôi bèn yêu cầu y trở về nhà, đầu óc y hôn mê quá rồi, nên cũng không sao trở về được. Nhờ các bạn bè cõi vô hình, tôi tìm được tên tuổi, và địa chỉ thân nhân vong linh. Tôi tiếp xúc với họ và yêu cầu lập một nghi lễ cầu siêu để cảnh tỉnh vong linh. Nhờ sức chú nguyện mãnh lực của buổi cầu siêu, tôi thấy vong linh từ từ tỉnh táo ra, nghe được lời kinh. Y trở về nhà và chứng kiến buổi cầu siêu của con cháu gần 60 năm sau khi y qua đời. Sau đó y chấp nhận việc mình đã chết và siêu thoát…

- Ông cho rằng sự cầu nguyện có lợi ích đến thế sau ?

- Cầu siêu cho vong linh là một điều hết sức quan trọng và ích lợi , vì nó chứa đựng một sức mạnh tư tưởng vô cùng mãnh liệt. Oai lực lời kinh và âm hưởng của nó thật là vô cùng ở cõi âm nếu người ta tụng niệm chú tâm, sử dụng hết cả tinh thần. Tiếc thay, người đời chỉ coi tụng niệm như một hình thức. Họ chỉ biết đọc các câu kinh trên đầu môi, chót lưỡi chứ không biết tập trung tinh thần, nên mất đi phần nào hiệu nghiệm. Sự cầu nguyện có một sức mạnh kinh khủng, có thể dời núi lấp sông, đó là bí huyết khoa “Mật tông Tây Tạng”.

- Như ông nói thì tôn giáo Tây Tạng có hiệu nghiệm nhiều hay sao ?

- Vấn đề cầu nguyện cho người chết không phân biệt tôn giáo và cũng không cần theo một nghi thức, nghi lễ nào nhất định, mà chỉ cần tập trung tư tưởng, hết sức chú tâm cầu nguyện. Theo sự hiểu biết của tôi thì tôn giáo nào cũng có những nghi lễ riêng và nghi lễ nào cũng tốt nếu người thực hành thành tâm.

- Như vậy nghi lễ rửa tội trước khi chết có ích lợi gì không ?

- Một số người tin rằng, hạnh phúc vĩnh cữu của con người tùy thuộc tâm trạng y lúc từ trần. Nếu lúc đó y tin rằng mình được cứu rỗi thì như được một vé phi cơ lên thiên đàng, còn không y sẽ xuống địa ngục. Điều này gây nhiều sợ hãi, lo âu vô ích. Nếu một người chết thình lình thì sao? Phải chăng họ sẽ xuống địa ngục ? Nếu một tín đồ hết sức ngoan đạo nhưng chết ngoài trận mạc thì sao ? Họ đâu được hưởng nghi lễ rửa tội ? Sự chuẩn bị hữu hiệu nhất là có một đời sống thanh cao, nếu ta đã có một đời sống cao đẹp, thì tâm trạng khi chết không quan trọng. Trái lại, ta không thể ao ước một tương lai tốt đẹp dù tang lễ được cử hành bằng các nghi lễ to lớn, linh đình nhất. Dù sao, tư tưởng chót trước khi lìa đời cũng rất hữu ích cho cuộc sống mới bên kia cửa tử . Nó giúp vong linh tỉnh táo, dễ thích hợp với hoàn cảnh mới hơn. Một cái chết thoải mái, ung dung phải hơn một cái chết quằn quại, chết không nhắm mắt được. Theo tôi thì sự hiểu biết về cõi vô hình, sự chuẩn bị cho cái chết là điều hết sức quan trọng, cần được phổ biến rộng rãi, nhưng tiếc là ít ai chú ý đến việc này.

- Vậy theo ông, chúng ta cần có thái độ gì ?

- Đối với người Âu tây, đời sống bắt đầu khi lọt lòng mẹ, và chấm dứt lúc chết, đó là một quan niệm cần thay đổi. Đời sống cõi trần chỉ là một phần nhỏ của chu kỳ kiếp sống. Chu kỳ này được biểu hiện bằng một vòng tròn mà sự sống và chết là những nhịp cầu chuyển tiếp giữa hai cõi âm, dương, giữa thế giới hữu hình và vô hình. Trên con đường tiến hoá, còn hằng ha sa số các chu ký, các kiếp sống cho mỗi cá nhân. Linh hồn từ cõi thượng giới cũng phải qua cõi trung giới. Phần ở cõi trần chỉ là một phẩn nhỏ của một kiếp sống mà thôi. Trong chu kỳ này, phần quan trọng ở chỗ vòng tròn tiến sâu vào cõi trần và bắt đầu chuyển ngược trở lên, đó là lúc linh hồn hết tha thiết với vật chất, mà có ý hướng về tâm linh. Các cổ thư đã vạch ra một đời sống ở cõi trần như sau : 25 năm đầu để học hỏi, 25 năm sau để lo cho gia đình, đây là giai đoạn tiến sâu vào trần thế, 25 năm sau nữa phải từ bỏ việc đời để lo cho tâm linh, đó là thời điểm quan trọng để đi ngược lên, hướng về tâm linh, và 25 năm sau chót phải từ bỏ tất cả, chỉ tham thiền, quán tưởng ở nơi rừng sâu, núi thẳm. Đối với người Á châu thì 50 tuổi là lúc từ bỏ vật chất để hướng về tâm linh, nhưng người Âu châu lại khác, họ ham mê làm việc đến độ mù quáng, cho đến già vẫn tranh đấu hết sức vất vả, cho dục vọng, cho bản ngã, cho sự sống còn, cho sự thụ hưởng . Do đó, đa số mất quân bình và khi chết hay gặp các nghịch cảnh không tốt. Theo ý tôi, chính vì sự thiếu hiểu biết về cõi âm nên con người gây nhiều tai hại ở cõi trần. Chính vì không nhìn rõ mọi sự một cách tổng quát, nên họ mới gây lầm lỗi, chứ nếu biết tỷ lệ đời sống cõi trần đối với toàn kiếp người, thì không ai dồn sức để chỉ lo cho 1/3 kiếp sống, mà sao lãng các cõi trên. Nếu con người hiểu rằng quãng đời ở cõi trần rất ngắn ngủi, đối với trọn kiếp người và đời sống các cõi khác còn gần với chân lý, sự thật hơn thì có thể họ đã hành động khác đi chăng ? Có lẽ vì quá tin tưởng vào giác quan phàm tục, nên đa số coi thế giới hư ảo này là thật và cõi khác là không có…

- Nhưng nếu ông cho rằng các cõi kia còn gần với sự thật hơn, thì tại sao ta lại kéo lê kiếp sống thừa ở cõi trần làm gì ? Tại sao không rũ nhau đi sang cõi khác có tốt hơn không ?

Hamud mỉm cười :

- Tuy cõi trần hư ảo, nhưng nó có những lợi ích của nó, vì con người chỉ có thể tìm hiểu, và phát triển xuyên qua các rung động thô thiển này thôi. Cõi trần có các bài học mà ta không tìm thấy ở đâu khác. Chính các bậc chân tiên, bồ tát trước khi đắc quả vị đều phải chuyển kiếp xuống trần, làm các công việc vĩ đại như một thử thách cuối cùng. Muốn khai mở quyền năng, con người phải tiếp nhận các bài học ở cõi trần, nhờ học hỏi những bài học này, họ mới trở nên nhạy cảm với các rung động ở cõi trên.

(Trích "Hành Trình Về Phương Đông")
Read more…

Thiếu vitamin B1: “Sát thủ” nguy hiểm!

00:53 |
Thiếu vitamin B1 là một bệnh khá phổ biến trên thế giới, đây cũng là nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm như: bệnh tê phù, hội chứng thần kinh... ở trẻ em, thiếu vitamin B1 trầm trọng còn có thể viêm màng não dẫn đến tử vong.

Thiamin là vitamin B đầu tiên được Funk xác định (năm 1910) nên gọi là vitamin B1. Vitamin B1 tham gia vào nhiều phản ứng sinh hóa và rất cần thiết trong quá trình chuyển hóa đường; đóng vai trò trong sự dẫn truyền thần kinh ngoại biên.

Vitamin B1 là vitamin tan trong nước, tồn tại dưới dạng tinh thể màu trắng, rất nhạy cảm với nhiệt độ nên bị phân hủy phần lớn khi nấu chín, ngược lại không thay đổi hàm lượng khi trữ đông lạnh và bị phân hủy ở pH > 8 . Muốn trở nên hoạt động B1 liên kết với một hay nhiều nguyên tử phốt-pho. Thể coenzym của vitamin B1 là thiamin pyrophosphat, cần cho sự chuyển hóa acid amin có nhánh và chuyển hóa carbodydrat; nó là coenzym tác dụng trong phản ứng transcetolase làm trung gian cho sự chuyển đổi của hexose và pentose phosphat.



Nhu cầu vitamin B1 và nguồn cung cấp

Với nồng độ cao thiamin được hấp thu bằng cơ chế thụ động, nhưng ở nồng độ thấp nó được hấp thụ bằng hệ thống vận chuyển chủ động qua trung gian một chất mang và bị phosphoryl hóa. Vitamin B1 sau khi được hấp thụ trong ruột non và tá tràng, nó chuyển vào gan liên kết với phốt-pho thành dạng hoạt động, rồi vào máu để phân bố đi khắp cơ thể. Trong máu, vitamin B1 gắn với protein huyết tương mà chủ yếu là albumin và hồng cầu. Các cơ quan dự trữ thiamin bao gồm cơ, tim, gan thận và não, trong đó cơ là nơi dự trữ chính. Trữ lượng vitamin B1 trong các mô là rất ít, vì thế hàm lượng B1 trong cơ thể phụ thuộc vào lượng đưa vào qua thức ăn. Vitamin B1 được dự trữ chủ yếu dưới dạng thiamin pyrophosphat, khoảng 30mg và thời gian bán hủy trong khoảng 9 - 18 ngày. Cơ thể bài tiết vitamin B1 qua nước tiểu.

Lượng vitamin B1 cần cung cấp hằng ngày cho cơ thể: trẻ em 1- 12 tuổi 0,7- 1,2mg; trẻ trên 12 tuổi là 1,3 - 1,5mg; người lớn nam là 1,5mg và nữ là 1,3mg; phụ nữ mang thai và nuôi con bú là 1,8mg.

Thiamin có nhiều trong các loại thực phẩm: nấm men bia, mầm ngũ cốc, thịt lợn, thịt bò, rau củ, hạt và đậu, nhìn chung vitamin B1 có trong hầu hết các loại thực phẩm nguồn gốc động vật và thực vật nhưng hàm lượng thấp.

Vì sao cơ thể bị thiếu vitamin B1?

Cho đến nay khoa học chưa thấy hiện tượng thừa vitamin B1. Ngược lại thiếu vitamin B1 là một bệnh khá phổ biến trên phạm vi toàn cầu.

Hầu hết những người thiếu vitamin B1 trên thế giới là do ăn kém. Thiếu vitamin B1 cũng thường gặp hơn ở các nước dùng gạo làm lương thực chính. Ở các nước phương Tây, nguyên nhân chủ yếu gây thiếu vitamin B1 là nghiện rượu và bệnh mạn tính. Rượu ảnh hưởng gián tiếp đến sự hấp thu vitamin B1 và sự tổng hợp thiamin pyrophosphat. Bệnh nhân suy dinh dưỡng với bệnh gan do rượu có nguy cơ thiếu vitamin B1 vì giảm dự trữ trong gan và cơ. Người lao động nặng do tăng tiêu hao năng lượng, người cao tuổi do ăn uống kém dễ bị thiếu vitamin B1. Có nhiều phân tử có hiệu ứng chống lại vitamin B1 trong các sản phẩm động vật và thực vật cũng như trong một số loại thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai...

Người bị thiếu vitamin B1 giai đoạn đầu thấy chán ăn, bực bội, thờ ơ, và thấy người mệt mỏi. Nếu thiếu vitamin B1 kéo dài gây bệnh tê phù thể ướt hay khô. Ở cả hai thể bệnh, bệnh nhân có biểu hiện bị đau và dị cảm.

Bệnh tê phù thể ướt có các triệu chứng tim mạch là chủ yếu, do chuyển hóa năng lượng cơ tim bị cản trở, có thể xảy ra sau 3 tháng ăn thiếu vitamin B1. Tim bệnh nhân to, nhịp nhanh, suy tim ứ huyết cung lượng cao, phù ngoại biên và viêm dây thần kinh ngoại biên. Phù ở các chi, ở mặt, toàn thân và các hốc thanh mạc; chân đau khi đi lại, cơ bắp chân sưng, ấn vào đau.

Bệnh nhân tê phù thể khô viêm và liệt nhiều dây thần kinh ngoại biên, suy yếu, mất cảm giác, giảm vận động; cơ bị teo và suy yếu dần, đi lại trở nên khó khăn; gầy mòn, lúc đầu phải chống gậy nhưng sau đó thì không đi lại được; nếu không được điều trị, bệnh nhân suy mòn dần, liệt giường, dễ bị nhiễm khuẩn, tử vong do nhiễm khuẩn nặng.

Hội chứng Wernicke-korsakoff là một hội chứng thần kinh - tinh thần hay gặp ở bệnh nhân nghiện rượu gây thiếu vitamin B1 nặng, kéo dài: bao gồm rung giật nhãn cầu ngang, liệt cơ mắt do yếu một hay nhiều cơ bên ngoài mắt, thất điều do tiểu não và trì trệ tâm thần; mất trí nhớ và bệnh tâm thần lú lẫn.

Bệnh Beriberi trẻ em, hay gặp ở những trẻ còn bú mẹ từ 2-5 tháng bị suy dinh dưỡng, thiếu vitamin B1 có thể xảy ra nhanh chóng với suy tim đột ngột dẫn đến tử vong trong vòng vài giờ. Trẻ thiếu vitamin B1 có thể viêm màng não, nôn ói, rung giật nhãn cầu và co giật; mất tiếng, trẻ bị kích thích mạnh hoặc khóc khàn tiếng, có khi không thể phát ra một âm thanh nào (hét yên lặng). Thể trường diễn ít gặp hơn, chủ yếu thấy trẻ bị rối loạn tiêu hóa: nôn, táo bón dai dẳng, ngủ hay quấy, rất kém ăn; các cơ chân tay nhão, da nhợt nhạt, tím tái quanh môi; có thể suy tim và tử vong hay tử vong do nhiễm khuẩn nặng như viêm phổi...


Làm thế nào để phòng thiếu vitamin B1?

Khi phát hiện thiếu vitamin B1 phải điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi hoàn toàn; Có thể tiêm và uống vitamin B1: tiêm bắp vitamin B1 25mg 2 lần/ngày, trong 3 ngày; uống liều 10mg vitamin B1, 2 hoặc 3 lần/ngày cho đến khi phục hồi. Đồng thời thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất để hỗ trợ điều trị. Đối với trẻ em cho tiêm và uống vitamin B1 theo cân nặng; cho người mẹ uống vitamin B1 liều 10mg/lần, ngày 2 lần đối với trẻ bị bệnh còn bú. Muốn phòng bệnh cần thực hiện các biện pháp như sau: không nên xay xát gạo quá kỹ; chọn các thực phẩm giàu vitamin B1 trong thực đơn hằng ngày như thức ăn họ đậu, rau, thịt, cá, trứng, sữa; phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú cần ăn uống đủ chất, cần thiết bổ sung thêm vitamin B1; hạn chế uống rượu, thường xuyên bổ sung vitamin B1 cho người nghiện rượu...


ThS. Minh Phát
 (www.suckhoedoisong.vn)
Read more…

Bạn cần vitamin? Hãy tìm chúng trong thức ăn

00:38 |
Nếu bữa ăn của bạn có nhiều cơm hoặc ngô, khoai, sắn (lương thực có nhiều tinh bột), bạn cần ăn thêm những thực phẩm giàu vitamin B1, B2, PP (rất quan trọng cho hệ thần kinh) hoặc uống bổ sung những vitamin này.
Vitamin tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, cụ thể:
- Điều hòa sự tăng trưởng: Vitamin A, E, C.
- Phát triển tế bào biểu mô: Vitamin A, D, C, B2, PP.
- Tăng cường miễn dịch: Vitamin A, C.
- Tác động đến hệ thần kinh: Vitamin B1, B2, PP, B12, E.
- Nuôi dưỡng mắt: Vitamin A.
- Bảo vệ tế bào và chống lão hóa: Vitamin A, E, C.
- Điều chỉnh quá trình đông máu: Vitamin K.
Sự thiếu hụt vitamin sẽ dẫn đến nhiều rối loạn chức năng và phát sinh bệnh tật. Tuy vậy, nếu hằng ngày được ăn uống đầy đủ, biết phối hợp các loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món, bạn sẽ không phải sợ thiếu loại vi chất dinh dưỡng này vì chúng có trong các loại thực phẩm thông dụng:
- Vitamin A: Có trong trứng, sữa, tôm, cá, gan các loài động vật. Các loại rau quả có màu đậm (như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay, rau khoai loang, cần ta, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, củ khoai lang nghệ...) có nhiều caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A.
- Vitamin B1: Ngũ cốc và các loại đậu (hạt).
- Vitamin B2: Hạt ngũ cốc toàn phần, thức ăn có nguồn gốc động vật.
- Vitamin PP: Lạc, vừng, đậu (đậu tương, đậu đen, đậu xanh, đậu cô ve), rau ngót, giá đậu xanh, cải xanh, rau dền đỏ, rau bí, thịt, cá, tôm, cua, ếch.
- Vitamin B12: Gan động vật.
- Vitamin B9: Các loại rau có lá.
- Vitamin C: Rau muống, rau ngót, khoai tây, khoai lang, quả chín các loại.
- Vitamin D3: Dầu cá thu, gan, trứng.
- Vitamin E: Các loại dầu (dầu hướng dương, dầu lạc, dầu cọ...), rau dền, giá đậu, quả mơ, quả đào, gạo, ngô, lúa mì.
Nếu bữa ăn có nhiều chất béo, bạn cần ăn thêm những thực phẩm có nhiều vitamin E. Nếu bữa ăn có nhiều chất đạm (như khi cho trẻ suy dinh dưỡng ăn sữa gầy - loại sữa có nhiều protein), cần ăn thêm những thực phẩm giàu vitamin A.
Với các cháu nhỏ, cần ăn thêm những thực phẩm giàu vitamin A, C. Phụ nữ mang thai, cần bổ sung vitamin B9 (axid folic). Các bà mẹ đang nuôi con bú cần nhiều vitamin A, E, C.
Trẻ suy dinh dưỡng nặng cần được cung cấp thêm vitamin A và acid folic. Với người bệnh tăng huyết áp, cần ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, A, E. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, nhất là nhóm B. Còn người bệnh lao cần bổ sung vitamin D, B6.
Tóm lại, cách bổ sung vitamin tốt nhất là ăn thêm các thực phẩm giàu loại vitamin mà cơ thể đang thiếu. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt như khi có thai, bệnh tật... mới cần dùng thuốc có vitamin; và chỉ nên dùng khi có chỉ định của thầy thuốc, nhất là với các loại vitamin tan trong dầu, mỡ như vitamin A, D (vì việc dùng liều cao có thể gây ngộ độc).
Mọi thông thi về chăm sóc bé biếng ăn các mẹ có thể tham khảo ở web www.bekhoebengoan.com.vn để biết thêm thông tin hoặc gọi về số 0904 855 135 , 043 661 7869 để gặp trực tiếp chuyên gia tư vấn.

(http://biengan.org/news/57/99/Ban-can-vitamin-Hay-tim-chung-trong-thuc-an)

Read more…

Rối loạn chuyển hóa vitamin

00:35 |
V itamin là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể cần một lượng nhỏ trong chuyển hoá.
Cơ thể người không tổng hợp được, nếu có thể chỉ có một lượng nhỏ. Có 2 loại vitamin:
- Vitamin tan trong nước, gồm có nhóm B và nhóm C.
- Vitamin tan trong dầu gồm có nhóm A, D, E và nhóm K.
Thường thì ít gặp thiếu vitamin đơn thuần nhưng hay gặp khi thiếu dinh dưỡng protein - năng lượng. Thiếu hụt vitamin xảy ra từ từ, ít triệu chứng đặc hiệu nên khó phát hiện, có thể có một số dấu hiệu đặc trưng nhưng việc dùng vitamin chỉ tập trung vào đối tượng có nguy cơ như: trẻ sơ sinh cần vitamin K, phụ nữ có thai cần acid folic, người ăn chay cần vitamin B1, người cao tuổi cần nhiều loại vitamin; multivitamin cùng với khoáng chất vi lượng đáp ứng tốt với việc giảm tần suất mắc bệnh và miễn dịch, trẻ nhỏ cần vitamin A, C, D... Những vitamin này nếu bị thiếu hụt sẽ gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể và gây một số bệnh, có thể rất nghiêm trọng.
Vitamin tan trong nước
Vitamin B1:
Còn gọi là thiamin, là một coenzym cần cho một số phản ứng sinh học, ôxy hoá carbonhydrat, dẫn truyền thần kinh ngoại vi.
Thiếu hụt sẽ gây chán ăn, chuột rút, dị cảm và kích thích, ảnh hưởng lên hệ tim mạch dẫn đến khó thở tim nhanh, tim to, phù ngoại vi (beri-beri). Với hệ thần kinh vận động và cảm xúc gây đau đối xứng, dị cảm, mất phản xạ, tổn thương hệ thần kinh trung ương dẫn đến hội chứng Wernicke-Korsakoff, biểu hiện rung giật nhãn cầu, liệt mắt, thất điều, lú lẫn, mất trí nhớ.
Đa số người thiếu hụt thiamin là do nghiện rượu.
Chữa trị: Dùng thuốc ngoài đường tiêu hoá. Đa số có hiệu quả ngay và hoàn toàn nhưng cũng có đến gần một nửa chỉ hồi phục một phần hoặc không hồi phục.
Vitamin B2:
Riboflavin là coenzym tham gia vào nhiều phản ứng ôxy hoá khử và là thành phần thiết yếu của enzym khác.
Thiếu hụt vitamin B2 xảy ra và kết hợp với thiếu hụt vitamin khác do chế độ ăn không đủ, nghiện rượu tương tác thuốc biểu hiện viêm loét miệng (môi, niêm mạc lưỡi, góc miệng), viêm da mỡ, mệt mỏi, thiếu máu, vết máu giác mạc.
Vitamin B6:
Pyridoxin là nhóm chất liên quan chặt chẽ với nhau trong chuyển hoá trung gian, là coenzym chính chuyển hoá các acid amin, pyridoxal phosphat là chất quan trọng nhất.
Thiếu hụt vitamin B6 có thể do tương tác thuốc, nghiện rượu hoặc do bẩm sinh. Hội chứng biểu hiện giống như loại nhóm B loét miệng, lưỡi, môi, mệt mỏi, dễ kích thích. Thiếu hụt nặng gây co giật, thiếu máu, bệnh thần kinh ngoại vi. Pyridoxal phosphat dưới 50 nanogam/ml.

Thiếu hụt vitamin có thể gây loét miệng.
Vitamin C:
Acid ascorbic là chất chống ôxy hoá, tham gia vào nhiều phản ứng hoá khử và tổng hợp collagen, tăng hấp thu sắt, chuyển hoá tryrosin, thuốc làm lành vết thương.
Thiếu hụt do đưa vào không đủ, nghiện rượu, người nghèo, người già, bệnh tật (ung thư, suy thận), hút thuốc.
Triệu chứng không rõ ràng như yếu mệt, điển hình là bệnh Scorbut (xuất huyết như chảy máu cam, máu lợi, khớp, chậm liền vết thương, phù, thiểu niệu, bệnh thần kinh). Acid ascobic huyết tương dưới 0,1mg/dl.
Đã nhận thấy liều cao vitamin C có thể giảm nguy cơ ung thư, bảo vệ mạch vành, ngăn ngừa LDL (lipoprotein tỷ trọng thấp).
Tác dụng phụ: có thể bị kích ứng dạ dày, tiêu chảy, đầy hơi. Nghi ngờ có thể gây sỏi thận oxalat.
Niacin
Acid nicotinic là thành phần thiết yếu của các coenzym, tham gia vào nhiều phản ứng ôxy hoá khử khác nhau.
Thuốc được dùng chữa trị tăng cholesterol và triglycerid máu đặcbiệt lopoprotein tỷ trọng thấp (LDL) hoặc loại rất thấp (VLDL) nhưng lại làm tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL).
Thiếu hụt: do chỉ ăn ngô, nghiện rượu, tương tác thuốc, thiếu dinh dưỡng. Biểu hiện không rõ như: chán ăn, yếu mệt, kích thích, viêm lưỡi miệng, sút cân, tam chứng Pellagre (viêm da, tiêu chảy, sa sút trí tuệ như lú lẫn, mất trí, ảo giác, loạn tâm thần), tiêu chảy.
Lưu ý: không dùng liều cao để trị tăng lipid huyết, thuốc gây đỏ da, kích ứng dạ dày, tăng men gan, tăng glucose huyết và bệnh gút (tuy ít xảy ra). Có thể bị viêm gan tối cấp.

DS. Phạm Tiếp
http://suckhoedoisong.vn/20100403080429166p0c14/roi-loan-chuyen-hoa-vitamin.htm
Read more…

Tái Sanh - Ledi Sayadaw - Dịch giả Pháp Thông

02:18 |
Tính chất của tái sinh, kiết sinh (Patisandhi) Bốn loại kiết sinh
Ba điều kiện cần thiết cho kiết sinh
Một vài trường hợp kỳ lạ
Kalala - chất lỏng trong suốt
Sự hỗ trợ của tinh dịch và noãn châu
Bốn loại người
Tám loại thánh nhân
Nghiệp là cha mẹ đích thực của chúng ta
Kết luận

Tính chất của tái sinh, kiết sinh - Paṭisandhi
Sau khi cái chết xảy ra theo trình tự đã đề cập ở chương trước, tâm (citta), tâm sở (cetasikas) và sắc pháp (rūpa) sinh khởi lần đầu tiên trong một kiếp sống phù hợp với nghiệp. Các tâm, tâm sở và sắc pháp sinh lần đầu tiên này được gọi là kiết sinh (paṭisandhi) hay tục sinh, theo nghĩa sự kiện nối liền vào lúc chấm dứt kiếp sống cũ.
Bốn loại kiết sinh (Paṭisandhi)
Vì lẽ các tâm, tâm sở, và sắc pháp sinh vào sát na kiết sinh này là kết quả của nghiệp (kamma), cho nên tương ứng với các loại nghiệp khác nhau, có bốn loại kiết sinh khác nhau là: Opapātika paṭisandhi - hoá sinh kiết sinh; saṃsedaja-paṭisandhi - thấp sinh kiết sinh; Aṇḍaja-paṭisandhi - noãn sinh kiết sinh; jalabūja-paṭisandhi - thai sinh kiết sinh.
1 . Opapātika-paṭisandhi (Hoá sinh kiết sinh - sự tái sinh như một chúng sinh đã hoàn chỉnh):
Các vị Chư Thiên (devas), Phạm Thiên (brahmas), các tội nhân ở địa ngục, ngạ quỷ (petas) và atula (asurakāyas) sẽ tái sinh như những chúng sinh đã trưởng thành chứ không phải trải qua các giai đoạn thai nhi và trẻ thơ (như con người). Nói chung họ không phải từ thai bào của người mẹ sinh ra. Ngay khi kiết sinh (paṭisandhi) - tâm, tâm sở, và sắc pháp khởi lên, họ liền xuất hiện ngay tại chỗ ở của họ, đó có thể là các thiên cung, rừng núi, sông suối hay bờ biển, với sự phát triển đầy đủ theo kích cỡ bình thường của họ. Những con người đầu tiên cũng sinh theo cách này khi kiếp của quả đất được tạo lập. Họ bất ngờ mang hình tướng con người mà không cần phải có sự thụ thai trong lòng mẹ. Đây gọi là hoá sinh kiết sinh (opapātika-paṭisandhi).
2 . Saṃesedaja-paṭisandhi (thấp sinh kiết sinh)
Một số hữu tình tái sinh trong những nơi ở đây bào thai có thể dính vào được. Những chúng sinh sinh theo loại kiết sinh này phải phát triển dần từ cỡ rất nhỏ. Ấu trùng nở và trưởng thành trong những vật chất hữu cơ hư mục. Hoàng hậu Padumavati được thụ thai trong bông hoa sen, hoàng hậu Veluvati thì trong hốc của một cây tre. Nàng Ciñcamāṇvikā, người đã vu khống đức Phật, sinh trong một cây me. Hầu hết các loài sâu bọ, côn trùng thuộc về loại kiết sinh này, song những ngoại lệ về con người cũng không phải là ít.
3 . Aṇḍaja-paṭisandhi (noãn sinh hay sinh bằng trứng)
Những chúng sinh như chim muông, gà vịt, v.v… thụ thai trong trứng là những chúng sinh có loại kiết sinh này. Trong Jātaka (chuyện tiền thân) và trong biên niên sử chúng ta đọc thấy có một số người nam lấy các loài rồng (nāga) cái sinh ra các con cháu là người bằng phương tiện Aṇdaja-paṭisandhi hay noãn sinh này.
4. Jalabūja-paṭisandhi (thai sinh)
Loại paṭisandhi này bao gồm con người và các động vật có vú khác. Những chúng sinh này được sinh ra từ thai bào của người mẹ. Cũng có một số chư thiên (devas) trong số những chư thiên hạng thấp như bhumma-devas (chư thiên ở trên địa cầu hay địa tiên) và rukkha-devas (chư thiên ở trên cội cây) mang hình thức thai sinh này. [cả hai loại kiết sanh: Aṇḍaja (noãn) và jalabūja (thai) được gọi chung là Gabbhaseyyaka - thai sanh [gabbha: trong bào thai người mẹ + seyyaka: người nằm (trong đó)].
Ba điều kiện cần thiết cho kiết sinh (paṭisandhi)
Những chúng sinh thuộc saṇsedaja - thấp sinh và opapātika - hoá sinh hoàn toàn không có cha mẹ. Họ chỉ do năng lực của nghiệp riêng của họ sinh ra. Đối với các chúng sinh thuộc loại gabbhaseyyaka hay thai sinh, chỉ sinh ra sau khi đã thụ thai trong thai bào người mẹ. Ở đây, vấn đề có thể phát sinh, “sự thụ thai xảy ra như thế nào?”
Ba điều kiện cần thiết cho sự thụ thai là: (1) người mẹ tương lai phải vừa mới có kinh nguyệt, (2) phải có sự giao hợp, và (3) đứa trẻ tương lai phải đã chết trong kiếp trước của nó. Sự mang thai thường thường xảy ra trong vòng bảy hay mười lăm ngày sau khi giao hợp giữa cha mẹ.
Một vài trường hợp kỳ lạ
Mặc dù không có sự giao hợp giữa cha mẹ, song trong một vài trường hợp kỳ lạ vẫn có thể có sự mang thai. Đức Bồ tát Suvaṇṇasāṃa mang kiết sinh (paṭisandhi) trong bào thai người mẹ khi cha ngài dùng tay vuốt vào rốn bà ngay sau thời kỳ kinh nguyệt. Mẹ của Đức Vua Caṇdapajjota cảm thấy vui thích (nhục dục)và mang thai khi một con rết bò ngang bụng bà ngay sau thời kỳ kinh nguyệt. Loài cò hay vạc cảm thấy vui thú khi những ngọn gió nồm thổi về vào đầu mùa mưa, và mang thai từ đó. Vào thời Đức Phật, một vị Tỳ Khưu ni mang thai khi nuốt tinh dịch vấy trên lá y của vị sư là chồng cũ của bà. Sau khi uống nước tiểu có chứa tinh dịch của một đạo sĩ, một con nai cái đã mang thai và sinh ra một đứa con trai tên Isisinga. Đấy là những trường hợp mang thai kỳ lạ khác thường.
Kalala - chất lỏng trong suốt
Cùng với tâm và tâm sở kiết sinh, những sắc chất nhỏ li ti cũng phát sinh. Những sắc chất này gọi là “Kalala” hay chất lỏng trong suốt - (theo từ điển Pāḷi - Hán thì đó là noãn hoàng). Chất lỏng trong suốt này mang hình thức của một giọt nhỏ cỡ giọt dầu ăn tí xíu dính trên đầu sợi tóc của cô gái xứ Bắc Culôchâu (có lẽ muốn nói là rất nhỏ). Giọt Kalala (ngay ở giai đoạn đầu của sự hình thành thai bào) này do nghiệp lực quá khứ tạo. Nó không phải là tinh dịch mà cũng chẳng phải là noãn châu của cha mẹ, những yếu tố đó vốn chỉ là tác nhân hỗ trợ cho Kalala hay chất lỏng trong suốt do nghiệp sinh này mà thôi.
Sự hỗ trợ của tinh dịch và noãn châu
Một giọt Kalala do nghiệp quá khứ của đứa bé tạo, nhưng tự nó không thể làm cho sự thụ thai xảy ra mà phải có sự hỗ trợ chính yếu của tinh dịch và noãn châu của cha mẹ. Giọt kalala cũng như hạt giống: tinh dịch và noãn châu tựa như đất ẩm; nghiệp quá khứ là người nông dân. Bởi thế một buồng trứng (noãn châu) và tinh dịch khoẻ mạnh rất là cần yếu. Nếu không thì bào thai chẳng thể phát triển thành một thai nhi lành mạnh được.
Các loài bò sát, đặc biệt là kỳ đà, sống trong các hang bằng đất đỏ sẽ có màu đỏ và những con sống trong hang bằng đất đen sẽ có màu đen. Cũng theo cách ấy, thai nhi thừa hưởng những đặc tính di truyền của cha mẹ truyền qua tinh dịch và noãn châu để được phát triển đầy đủ; vì vậy mới có sự giống nhau giữa con cái và cha mẹ. Ngay cả những trạng thái tâm lý, nhân cách, kể cả trí thông minh cũng có thể được cha mẹ chuyển sang đứa bé.
Sự tương tự hay giống nhau này là do tính di truyền (truyền di những sắc chất do thời tiết (utu) sanh và do tâm tạo điều kiện) trong suốt giai đoạn mang thai. Một lý do khác nữa là đứa trẻ, được nuôi nấng trong môi trường gia đình, cố gắng bắt chước cách cư xử, thái độ tâm lý và phong cách của cha mẹ. Vì thế những đứa trẻ tốt, có lễ phép thường do những gia đình có đạo đức sinh ra, trong khi những đứa trẻ hư đốn xuất thân từ những gia đình truỵ lạc và đồi bại. Do đó, cả cha lẫn mẹ cần phải thuộc về dòng giõi đạo đức để cho đứa trẻ trở thành một con người xứng đáng. Giọt kalala (chất lỏng trong suốt) vốn được cấy trong tinh dịch và noãn châu hoàn toàn lành mạnh sẽ cho ra đứa con tốt nhất.
Bốn Loại Người
1. Người khổ vô nhân (Duggati Ahetuka Puggala)
Có số người mang kiết sinh (paṭisandhi) trong những cõi bất hạnh, buồn khổ gọi là apāya (ác thú). Những người như vậy gọi là Duggati Ahetuka Puggala - người khổ vô nhân (tức người ở trong những cõi khổ không có các nhân vô tham (alobha), vô sân (adosa) và vô si (amoha) kèm theo tâm tái sinh của họ). Người vô nhân này cũng có thể thấy trong cõi nhân loại và những cõi Chư Thiên thấp kém nữa, họ được gọi là người lạc vô nhân (sugati ahetuka puggala: người sống trong các cõi lành nhưng không có các nhân vô tham, vô sân và vô si đi kèm theo tâm tái sinh của họ).
2.a) Người lạc vô nhân (suggati Ahetuka)
Trong đời này có số người sinh ra với tâm tục sinh lạc vô nhân (sugati ahetuka - paṭisandhi-citta: tâm tục sinh của những người trong cõi vui không kèm theo các nhân vô tham, vô sân, và vô si). Những người này có thiện nghiệp rất yếu, do đó phải bị đui mù, câm điếc hoặc khờ khạo bẩm sinh. Có số không có giới tính bẩm sinh; và có số là người bán nam bán nữ.
2.b) Chư Thiên lạc vô nhân
Do thiện nghiệp yếu, có số dù tái sinh là Chư Thiên nhưng với tâm tục sinh lạc vô nhân (sugati ahetuka - paṭisandhi citta) nên không có quyền lực và cũng không có chỗ ở xứng đáng. Họ phải tìm đến nương náu gần thiên cung của những vị Chư Thiên cao hơn như bhumma-devas (Chư Thiên ở trên địa cầu) hoặc rukkha-deva (Chư Thiên ở trên cây), họ không bao giờ được ăn uống tử tế và hầu như phải sống nhờ vào những đồ ăn thừa mà người ta đem quăng bỏ. Đôi khi họ hù doạ phụ nữ và trẻ con để “moi” thực phẩm từ họ và sống nhờ vào vật thực do những người này cúng để làm cho họ nguôi giận (một kiểu hối lộ). Những chư thiên bất hạnh này sống rất khốn khổ dù họ thuộc cõi Tứ Đại Thiên Vương (catumahārajaka). Cũng như có những người thông minh trong số những người nghèo khổ, ở đây cũng thế, trong số những vị Chư Thiên bất hạnh có thể có những vị không phải vô nhân (ahetuka) mà là người nhị nhân (dvihetuka) hoặc tam nhân (tihetuka) như sẽ được giải thích dưới đây. Một số vị Chư Thiên bất hạnh được biết đã thành tựu Đạo (Magga) và Quả (Phala) trong thời kỳ Đức Phật của chúng ta.
3. Người nhị nhân (Dvihetuka)
Trong phần nói về bố thí (dāna) chúng tôi đã giải thích chi tiết về thiện nhị nhân cao thượng hay thù thắng (dvihetuka-ukkattha-kusala) và thiện tam nhân hạ liệt (tihetuka-omaka-kusala) rồi. Có số người được tái sinh làm người hoặc Chư Thiên nhờ thiện nghiệp của họ. Song vì họ đã làm những việc thiện này không có vô si (amoha) đi kèm, hoặc cho dù có vô si (amoha) thì việc thiện ấy cũng được làm với cetanā hay thiện ý yếu ớt, hoặc thậm chí cetanā có sắc bén chăng nữa, vẫn có chút hối tiếc đối với thiện sự đó, nên họ chỉ có hai nhân vô tham và vô sân trong tâm tục sinh (paṭisandhi citta) của họ. Chính vì thế họ trở thành người nhị nhân.
Hai loại người vô nhân (ahetuka puggalas) đã nói ở trên và người nhị nhân (dvihetuka puggala) này có paṭisandhi (kiết sinh) rất yếu ớt vì thế họ không có cơ hội để đắc thiền (jhāna), hay Đạo Quả (magga - phala) trong kiếp hiện tại. Song nếu họ hành thiền, việc thực hành đó sẽ là một nhân tốt giúp họ trở thành người tam nhân (tihetuka) trong tương lai; và họ sẽ đạt đến thiền hoặc Đạo Quả dễ dàng vì đã có kinh nghiệm về thiền trong quá khứ. Bởi thế, cho dù không thể đắc thiền hay Đạo Quả trong kiếp hiện tại, những người này cũng nên lo cố gắng hành thiền trong đời này đi.
4. Người tam nhân (Tihetuka)
Do tâm thiện tam nhân cao thượng (tihetuka-ukakattha kusala citta), người ta có thể tái sinh vào cõi nhân loại hoặc vào cõi Chư thiên, như một người tam nhân - tức người thông minh và có trí tuệ có thể thành tựu thiền nếu cố gắng thực hành. Họ cũng có thể đắc các Đạo và Quả nếu họ đã hoàn tất các pháp balamật (pārami). Ngày nay chúng ta có thể thấy đa số là người tam nhân. Chỉ có lười biếng và thiếu giới luật mới ngăn không cho họ trở thành các bậc thánh mà thôi. Như vậy, do khác nhau về tâm tục sinh (paṭisandhi citta), nên mới có bốn loại người: khổ vô nhân, lạc vô nhân, nhị nhân, và tam nhân như vừa kể.
Tám loại Thánh nhân
Hạng người tam nhân, do hành thiền và nếu như đắc Tuđà hoàn-đạo (sotāpatthi-magga) sẽ trở thành người sơ đạo hay người Tuđàhoàn-đạo. Cũng vậy, nếu như đắc Tuđà hoàn-quả (sotāpatthi-phala) họ trở thành người sơ quả hay người Tuđàhoàn-quả. Khi họ thành tựu cao hơn, họ lần lượt trở thành:
- Người nhị đạo hay người Tuđàhàm-đạo (sakadāgāmī-magga)
- Người nhị quả hay người Tuđàhàm-quả (sakadāgāmī-phala)
- Người tam đạo hay người Anahàm-đạo (Anāgāmī-magga)
- Người tam quả hay người Anahàm-quả (Anāgāmī-phala)
- Người tứ đạo hay người Alahán-đạo (Arahatta-magga)
- Người tứ quả hay người Alahán-quả (Arahatta-phala)
Loại người thứ tám được gọi là bậc Alahán. Các vị Độc giác Phật (Paccekabuddhas) và Toàn giác Phật (Buddhas) cũng là các bậc Alahán song với trí tuệ thù thắng hơn.
Nghiệp là cha mẹ đích thực của chúng ta
Nghiệp riêng của mỗi người sẽ quyết định tâm tục sinh (paṭisandhi-citta) của họ và như vậy cũng quyết định luôn số phận của họ. Nghiệp quyết định kiếp kế tiếp của chúng ta không chỉ khác nhau ở kiết sinh ban đầu, mà còn cả ở ngoại hình, thân phận của cha mẹ, tình trạng giàu sang, v.v… Chúng ta hãy so sánh hai người, một đã hết sức cố gắng làm điều thiện với trí thông minh của mình trong khi ngưòi kia thì không, hoặc nếu có làm thì cũng làm rất miễn cưỡng. Khi cả hai chết và được tái sinh trong cõi nhân loại này, người trước sẽ thụ thai trong bào thai của người mẹ giàu có, biết chăm sóc thai nhi đúng cách. Người sau sẽ thụ thai trong thai bào của người mẹ nghèo hèn, không biết cách làm thế nào để chăm sóc thai nhi. Vì thế ngay cả vào lúc người mẹ mang thai, đã có sự khác biệt rất lớn giữa hai đứa trẻ. Vào lúc sinh ra cũng vậy, đứa trẻ đầu sẽ được sinh ra một cách thoải mái, trong khi đứa kia với nhiều đau đớn và gian nan. Sau khi sinh, sự khác biệt càng ngày càng rõ rệt hơn và theo thời gian, sự chênh lệch còn lớn hơn nữa. Đứa trẻ nhà giàu được nuôi dưỡng kỹ lưỡng và được ăn học đến nơi đến chốn. Trong khi đứa trẻ nhà nghèo sẽ phải chịu cảnh ngược lại. Nói chung, đứa trẻ đầu sẽ sống một cuộc sống phong lưu, được cha mẹ, ông bà, và họ hàng thân tộc chăm sóc và yêu mến, trong khi đứa kia sẽ phải nhọc nhằn phấn đấu để sống còn.
Kết luận
Như vừa đề cập ở trên, nghiệp (kamma) mà ta đã làm trong quá khứ có ảnh hưởng rất lớn đối với số phận của chúng ta ngay từ giai đoạn đầu của sự thụ thai. Biết được những quả khác nhau của nghiệp là như vậy, chúng ta không nên trách cứ người khác sao chỉ thiên vị người giàu sang và có thế lực. Thực ra, chính vận may thiên vị người giàu đấy thôi. Vì thế, bạn chỉ nên tự trách sự vô minh và những ác nghiệp của bạn, đồng thời hãy cố gắng hết sức mình để trở thành người thành đạt và giới đức qua việc thực hiện các thiện sự.
Chỉ biết ganh tỵ hay đố kỵ người giàu mà không tự mình nỗ lực thì thực là ngớ ngẩn vô ích. Ganh tỵ và đố kỵ sẽ chỉ kéo bạn vào vực sâu của khổ đau để gặp bất hạnh nhiều hơn nữa trong các kiếp sống tương lai mà thôi. HỎI VÀ ĐÁP VỀ NGHIỆP VÀ QUẢ CỦA NGHIỆP - Nina Van Gorrkom
Phần I
A. (Hỏi) Khi gặp một chuyện buồn lòng khó chịu người ta thường hay hỏi: “Sao việc này phải xảy đến với tôi?” Một người có thể sống rất tốt và tử tế với mọi người, tuy thế vẫn phải chịu những lời ác độc đáp lại. Bà có thể cho chúng tôi biết có đúng là những việc làm tốt sẽ đem lại kết quả tốt không? Đôi khi tôi cảm thấy hoài nghi về điều này.
B . (Đáp) Người ta hỏi câu này vì không phải lúc nào họ cũng hiểu tại sao họ lại phải đau khổ trong cuộc sống. Thật khó mà biết được nguyên nhân nào trong quá khứ đã dẫn đến tình trạng buồn lòng khó chịu thế này hay thế khác ở khoảnh khắc hiện tại này. Đức Phật nói rằng mọi việc xảy ra phải có nguyên nhân của nó. Khi chúng ta đau khổ ắt phải có nguyên nhân, hoặc trong quá khứ xa xăm hoặc trong quá khứ gần nhất đó thôi. Nếu chúng ta biết nhân và quả tương quan lẫn nhau như thế nào trong cuộc sống của chúng ta, sự hiểu biết đó sẽ giúp chúng ta có thái độ đúng đắn hơn đối với những chuyện khó chịu và đau khổ ở đời này.
A. Phải chăng những nghiệp xấu người ta đã làm trong quá khứ là nhân của những cảm thọ khó chịu ở khoảnh khắc hiện tại này? Nghiệp đã làm thuộc về quá khứ. Làm thế nào những nghiệp ấy lại có thể cho quả sau đó được?
B. Để có sự hiểu biết sâu xa hơn về cách nhân và quả tương quan lẫn nhau, việc đầu tiên nhất thiết chúng ta phải biết cái gì hay động lực nào thúc đẩy những việc làm tốt hoặc xấu; hơn nữa chúng ta cũng cần phải biết chúng ta tích luỹ những khuynh hướng thiện khi làm điều thiện như thế nào và chúng ta tích luỹ những khuynh hướng bất thiện trong việc làm điều ác ra sao.
A. Tại sao bà lại dùng những từ “thiện” và “bất thiện” mà không dùng “tốt” và “xấu?”
B. Những chữ “tốt” và “xấu” thường hàm ý một sự phán xét về đạo đức. Đức Phật không phán xét con người theo tiêu chuẩn “tốt” hoặc “xấu”. Ngài chỉ giải thích về những điều kiện quy định cách cư xử của họ và về những quả báo của thiện và bất thiện. Một hành động bất thiện là hành động đem lại sự tổn hại cho bản thân mình hoặc cho người khác, có thể ở ngay khoảnh khắc người ta làm điều bất thiện ấy hoặc sau đó, trong khi một hành động thiện là hành động sẽ đưa đến an vui, hạnh phúc. Trong ngôn ngữ Pāḷi, bất thiện là akusala, và thiện là kusala. Với những tâm bất thiện (akusala citta) người ta có thể thực hiện những nghiệp bất thiện (akusala kamma) và với tâm thiện (kusala citta) người ta có thể làm những nghiệp thiện (kusala kamma).
A. Tâm (citta) là gì? Đó có phải là một linh hồn hay “cái tôi” điều khiển mọi hoạt động không? Nó có nằm dưới quyền kiểm soát của chúng ta không, tức là khi chúng ta muốn có một tâm thiện để thực hiện một thiện nghiệp có được hay không, hay nó nằm ngoài khả năng kiểm soát của chúng ta?
B. Tâm (citta) không phải là “linh hồn” hoặc “cái tôi” hay “cái ngã”. Có nhiều tâm khác nhau tiếp nối theo nhau liên tục không ngừng, và không có tâm nào kéo dài lâu cả. Mỗi tâm sanh lên liền diệt. Ở sát na này chúng ta có thể kinh nghiệm một tâm bất thiện. Tuy nhiên, tâm ấy không kéo dài, nó diệt mất liền. Vào sát na khác chúng ta có thể có một tâm thiện; tâm này cũng không kéo dài, nó lại diệt mất. Mỗi sát na chỉ có một tâm; chúng ta không thể có một tâm bất thiện cùng lúc với tâm thiện được. Các tâm cứ thay thế nhau, hết tâm này đến tâm khác một cách liên tục. Chúng ta xem tâm nào là cái ngã nếu nó không kéo dài lâu thậm chí trong một giây như vậy?
Tâm không nằm trong quyền hạn của chúng ta để lúc nào muốn có tâm thiện thì liền có. Chúng ta muốn được tốt cả ngày nhưng chúng ta không thể nào có những tâm thiện liên tục; nó không nằm trong quyền kiểm soát của chúng ta.
Tất cả tâm đều như vậy. Chúng ta không thể tránh được điều chúng ta thích một số người và một số vật, và không thích một số người khác, vật khác. Chúng ta không thể kiểm soát hết mọi tư duy của mình, có khi chúng ta lơ đãng mặc dù không muốn thế. Hai người không thể có cùng một suy tư, dù cho họ nghĩ đến cùng một đối tượng, chẳng hạn về một vùng quê nơi cả hai sinh ra. Những suy tư của một người lệ thuộc vào nhiều điều kiện, chẳng hạn vào kinh nghiệm và những khuynh hướng đã tích luỹ trong quá khứ, vào đối tượng tự hiện khởi ngay lúc đó, vào bạn bè tốt - xấu, hoặc vào thức ăn mà họ dùng.
Vì vấn đề không nằm trong quyền lực của chúng ta để muốn có một tâm nào (theo ý mình) vào một thời khắc nào đó, nên không thể nói rằng có một “cái ngã” điều khiển mọi hành động của chúng ta. Nói tóm lại, hành động của chúng ta tuỳ thuộc vào những khuynh hướng đã được tích luỹ trong quá khứ và nhiều điều kiện khác nữa.
A. Tôi để ý thấy rằng có những người dường như luôn luôn làm điều không chính đáng trong cuộc đời này, trong khi đối với những người khác thì việc bố thí hay sống lương thiện là chuyện không khó. Vì lý do gì con người ta lại khác nhau đến như vậy?
B. Người ta sở dĩ khác nhau như vậy là vì mỗi người có những khuynh hướng và sở thích khác nhau đã từng được họ tích lũy trong quá khứ. Người thường nóng giận sẽ tích lũy sự nóng giận. Khi sự nóng giận hay tâm sân đã tích lũy này đủ mạnh, chúng sẽ thực hiện những nghiệp bất thiện qua lời nói và hành động. Mỗi người ai cũng đã tích lũy những khuynh hướng cả thiện lẫn bất thiện, chỉ nhiều hơn hay ít hơn mà thôi.
A. Có đúng là những hành động tốt và xấu mà người ta đã thực hiện trong quá khứ không bao giờ mất, và rằng chúng tiếp tục có một ảnh hưởng ở khoảnh khắc hiện tại không?
B. Điều đó là sự thực. Những kinh nghiệm người ta có trong quá khứ và những hành động tốt và xấu họ từng làm trong quá khứ, đã được tích luỹ lại và chúng sẽ tạo điều kiện cho các tâm đang khởi lên trong thời điểm hiện tại. Nếu như tâm trong thời điểm hiện tại là tâm thiện (kusala citta), sẽ có một tích luỹ mới của khuynh hướng thiện, ngược lại nếu tâm lúc này là tâm bất thiện (akusala citta), cũng sẽ có một sự tích lũy mới của khuynh hướng bất thiện.
Bởi thế các tâm sanh chẳng những do đối tượng tự hiện khởi qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, hoặc tâm làm duyên, mà chúng còn do những khuynh hướng và sở thích đã tích lũy trong quá khứ và do nhiều yếu tố khác nữa tạo điều kiện.
Các tâm (cittas) nằm ngoài sự kiểm soát, và như Đức Phật đã nói; chúng là “vô ngã” (anattā). Khi Đức Phật nói các pháp là vô ngã, ngài muốn nói rằng chúng ta hoàn toàn không có thẩm quyền nào đối với bất kỳ thứ gì. Mọi việc trong cuộc đời chúng ta xảy ra do có những điều kiện, và rồi mọi thứ cũng đều diệt.
Những hành động hay nghiệp tốt và xấu của chúng ta đã làm sẽ đem lại kết quả tương ứng của chúng. Khi đúng thời, kết quả sẽ xảy ra, tức là khi có những điều kiện thích hợp cho quả xảy ra thì nó sẽ xảy ra. Vấn đề không nằm trong thẩm quyền của bất kỳ ai để muốn có quả sanh vào lúc này hay lúc khác được. Nhân và quả vượt ngoài khả năng kiểm soát của chúng ta, chúng là "vô ngã".
A. Đến đây tôi hiểu rằng các tâm bất thiện tạo các nghiệp bất thiện là nhân và nhân ấy không thể nào đem lại một kết quả dễ chịu được; chúng sẽ đem lại một kết quả khó chịu, trong khi những tâm thiện tạo các nghiệp thiện sẽ mang lại kết quả tốt đẹp. Mỗi nhân sẽ đem lại kết quả tương ứng của nó. Nhưng bà có thể giải thích làm cách nào quả lại xảy ra được không? Phải chăng đó là một sự trừng phạt hay một sự ban thưởng cho hành động của một người.
B. Không có vấn đề trừng phạt hay ban thưởng ở đây, bởi vì không có người (nắm quyền) trừng phạt hay ban thưởng. Ai gieo gì sẽ gặt nấy là một tiến trình tự nhiên. Nghiệp bất thiện đã tích luỹ đúng thời sẽ tạo ra một tâm (citta) cảm nghiệm một đối tượng khó chịu; tâm này là kết quả của một việc bất thiện mà người ta đã làm trong quá khứ. Nghiệp thiện đã tích luỹ cũng vậy, đúng thời sẽ tạo ra một tâm cảm nghiệm một đối tượng dễ chịu; tâm này là kết quả của thiện nghiệp mà người ta đã làm trong quá khứ. Tâm khi là kết quả như vậy, Pāḷi gọi là “vipākacitta” (tâm quả). Sẽ có những tâm quả khác nhau vào những sát na hay khoảnh khắc khác nhau. Đối với hầu hết mọi người, việc phát hiện ra nghiệp nào ở quá khứ đã tạo ra kết quả mà họ đang thọ nhận trong khoảnh khắc hiện tại, là điều không thể. Tuy nhiên, có biết rõ những gì đã xảy ra trong quá khứ cũng chẳng lợi ích gì; chúng ta chỉ nên quan tâm đến sát na hiện tại. Chỉ cần biết rằng nghiệp bất thiện sẽ cho ra một kết quả khó chịu hay quả khổ, và nghiệp thiện sẽ cho ra một kết quả dễ chịu hay quả lạc là đủ rồi. Kết quả xảy ra có khi chỉ một thời gian ngắn sau đó, hoặc có khi lâu hơn. Chúng ta không thể đổ lỗi cho người khác về những quả khổ mà chúng ta thọ nhận. Phải biết rằng một kết quả khó chịu là hệ quả tất yếu của nghiệp bất thiện chúng ta đã làm mà thôi.
A. Tâm quả thường xảy ra suốt cả ngày như thế nào? Ngay lúc này đây có quả (vipāka) không?
B. C ó chứ, lúc này có quả chứ, vì bạn đang thấy và đang nghe mà. Mỗi lần bạn đang thấy, nghe, ngửi, nếm, và kinh nghiệm một xúc qua thân căn thì đều có quả (vipāka). Mọi ấn tượng mà chúng ta cảm nghiệm qua năm căn đều là quả (vipāka).
A. Làm thế nào tôi có thể biết được là có quả lạc (dễ chịu) hay quả khổ (khó chịu)? Ngay lúc này tôi đang thấy nhưng tôi không có cảm giác dễ chịu hay khó chịu gì về điều đó.
B. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể phát hiện ra được đối tượng ấy là lạc hay khổ. Khi thấy hay nghe bình thường, chúng ta không thể biết được là mình có quả thiện (kusala vipāka) hay quả bất thiện (akusala vipāka). Chỉ khi cảm thấy đau đớn hay khi bịnh hoạn, chúng ta mới có thể chắc chắn rằng mình có quả bất thiện. Sát na tâm quả rất ngắn ngủi, vừa sanh lên nó diệt liền.
Khi thấy, chúng ta biết được màu sắc qua con mắt. Lúc đó chúng ta sẽ thích hay không thích màu sắc ấy, chúng ta nhận ra mằu sắc ấy, chúng ta nghĩ về màu sắc ấy. Thấy màu sắc là quả (vipāka). Thích hay không thích và suy nghĩ về đối tượng không còn là quả nữa. Những nhiệm vụ ấy được thực hiện bởi các tâm khác, gọi là tâm thiện (kusala citta) và tâm bất thiện (akusala citta). Như vậy, các tâm thích hoặc không thích, và các tâm tư duy về đối tượng là nhân, chứ không phải là quả; chúng có thể thúc đẩy những hành động, và những hành động này sẽ đem lại những kết quả mới.
Các tâm nối tiếp theo nhau nhanh đến nỗi ta cảm giác dường như chỉ có một tâm duy nhất. Chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng thích hay không thích và tư duy vẫn là tâm quả song điều đó là một ảo tưởng.
A. Có phải mọi người đều phải thọ nhận cả quả thiện lẫn quả bất thiện không?
B. Mọi người ai cũng đã tích luỹ cả những nghiệp thiện lẫn nghiệp bất thiện, do đó mọi người đều phải thọ nhận cả quả thiện lẫn quả bất thiện. Tuy nhiên, chúng ta có thể phát triển sự hiểu biết về nhân và quả, và sự hiểu biết này sẽ giúp chúng ta biết sống nhẫn nại, ngay cả dưới những điều kiện khó chịu nhất. Chẳng hạn, khi hiểu được gì là quả (vipāka) rồi, chúng ta sẽ ít có khuynh hướng buồn cho thân phận hoặc trách cứ người khác khi gặp phải quả bất thiện - akusala-vipāka.
A. Nhưng tôi không thể không ghét quả (vipāka) khổ hay khó chịu. Tôi có thể thay đổi thái độ này như thế nào?
B. Bạn có thể thay đổi thái độ của bạn bằng cách hiểu biết rõ cái gì là quả và cái gì không còn là quả nữa. Điều quan trọng là phải biết rằng sát na hay khoảnh khắc chúng ta cảm thấy không thích hay hối tiếc không cùng một thứ như sát na quả. Người ta thường nghĩ rằng sự không thích phát sinh sau quả (vipāka) vẫn còn là (tâm) quả. Khi họ nói “Đây chỉ là quả mà thôi”, là họ đã không phân biệt được cảm giác khó chịu với những sát na quả. Nếu họ không thực sự hiểu cái gì là quả và cái gì không phải là quả mà chỉ là tâm bất thiện (akusala citta) hay tâm thiện (kusala citta), họ sẽ tích luỹ các nghiệp bất thiện trong suốt cuộc đời họ. Do vô minh, do không hiểu biết khi nào tâm là bất thiện (akusala), người ta tích luỹ thêm bất thiện.
A. Tôi có khuynh hướng trách người đã nói lời thô lỗ với tôi, ngay cả khi tôi rất tử tế đối với họ. Những người đó không phải là nhân (nguyên nhân) khiến cho tôi phải lãnh quả khó chịu hay sao?
B. Chúng ta thường nghĩ theo cách này nếu vẫn chưa hiểu cái gì là quả.
Hãy thử phân tích những gì thực sự xảy ra khi chúng ta nghe ai đó nói lời thô lỗ xem. Khi lời đó do tâm bất thiện tạo ra, nó là một đối tượng khó chịu mà chúng ta thọ lãnh qua tai. Thực ra cũng không phải chúng ta thọ lãnh đối tượng khó chịu, mà tâm quả (vipāka citta) thọ lãnh đối tượng ấy qua tai. Tâm quả là kết quả của nghiệp bất thiện chúng ta đã làm trong quá khứ. Đây là khoảnh khắc thích hợp để nghiệp bất thiện đã làm trong quá khứ khiến cho các tâm bất thiện khởi lên ở sát na hiện tại. Người nói lời thô lỗ với chúng ta không phải là nhân của quả bất thiện, nhân nằm trong chính chúng ta. Người nói lời thô lỗ với chúng ta chỉ là một trong nhiều điều kiện cho cái tâm quả sinh lên mà thôi. Nghiệp bất thiện đã tích luỹ của chúng ta mới là nhân đích thực của quả bất thiện.
A. Đối với tôi hình như nghiệp (kamma) là số phận hay định mệnh chi phối cuộc đời của chúng ta.
B. Nghiệp không phải là một số phận bất khả thay đổi bên ngoài chúng ta, mà là những thiện nghiệp và bất thiện nghiệp đã tích luỹ của mỗi người, và vào một khoảnh khắc thích hợp nào đó nó sẽ tạo ra quả dưới hình thức tâm quả (vipākacitta).
A. Nếu một người thứ ba đi ngang qua và tình cờ nghe phải những lời thô lỗ mà người ta nói với tôi, họ cũng phải có quả bất thiện chứ, mặc dù những lời đó không hướng thẳng đến họ. Điều đó đúng không?
B. Nếu lúc đó là lúc đúng cho họ phải có quả bất thiện, họ cũng sẽ thọ lãnh đối tượng khó chịu như vậy; họ có thể có quả bất thiện qua tai (nhĩ thức quả bất thiện). Dù những lời thô lỗ đó được nói với họ hay với người khác cũng không làm khác được.
A. Có phải quả, đối với người tình cờ nghe, có thể không đến nỗi khó chịu như đối với người mà lời thô lỗ ấy trực tiếp được nói đến không?
B. Mỗi lần chúng ta nghe một âm thanh khó chịu có nhất thiết phải có ác cảm không?
A. Không, không nhất thiết.
B. Ác cảm hay sân không liên quan gì đến quả (vipāka). Xét xem những lời ấy được nói đến bản thân mình hay đến người khác và những cảm giác khó chịu về lời nói ấy không còn là quả nữa. Nếu chúng ta cảm thấy ghét là chúng ta đã có tâm bất thiện do những tích luỹ của sân hận trong quá khứ làm duyên. Lúc chúng ta thọ lãnh một âm thanh, chỉ có vài sát na quả ngắn ngủi trước khi cảm giác khó chịu phát sinh. Nghiệp tạo điều kiện cho các tâm quả ngay vào lúc đó. Nghiệp là nhân đích thực của quả, không phải người này hay người nọ. Nếu muốn có sự hiểu biết đúng về quả, chúng ta không nên tư duy dưới hình thức “tôi”, “người đó”, và “lời nói thô lỗ”. Nếu chúng ta nghĩ đến người nói và suy xét xem những lời thô lỗ ấy được nói tới chính chúng ta hay tới người khác, chúng ta sẽ không thấy ra sự thực. Nếu chúng ta nghĩ dưới dạng các tâm (cittas) và hiểu các điều kiện cho tâm (khởi lên), chúng ta sẽ hiểu được thực tại. Khi một người nào đó nói lời thô lỗ thì chính tâm sân đã tích luỹ của họ làm duyên hay tạo điều kiện cho lời nói ấy. Dù họ nói những lời này tới chúng ta hay tới một người nào khác, điều đó cũng không quan trọng.
Nếu hiểu được “quả” chúng ta sẽ xem những kinh nghiệm khó chịu của cuộc đời ít nghiêm trọng hơn. Và ắt hẳn sẽ có ích cho chúng ta và cho người khác nhiều hơn nếu chúng ta cố gắng hiểu chính bản thân mình, và biết được những tâm khác nhau khởi lên ở những khoảnh khắc khác nhau. Sau khi chúng ta đã thọ lãnh quả bất thiện (akusala vipāka) chúng ta phải cố gắng đừng nghĩ nhiều về nó. Khi chúng ta nghĩ về quả, nó đã thuộc về quá khứ rồi. Bởi thế, tốt hơn nên quên ngay nó đi.
A. T ôi vẫn chưa hiểu được vì sao tôi lại phải thọ lãnh những lời thô lỗ đáp trả cho lòng tử tế của tôi. Có thể nào quả của nghiệp thiện lại là quả bất thiện được không?
B. Điều này không bao giờ xảy ra được. Nghiệp thiện có quả thiện như kết quả của nó; tuy nhiên, kết quả thiện ấy có thể sau đó mới phát sinh. Không thể nói được vào lúc nào thì nghiệp bất thiện và nghiệp thiện sẽ trổ quả. Nhưng phải nhớ rằng, quả bất thiện không phải là kết quả của lòng nhân từ, nó là kết quả của nghiệp bất thiện đã tích luỹ của bạn. Lòng nhân từ hay tử tế của bạn chắc chắn sẽ đem lại một kết quả tốt, nhưng điều đó có thể phải xảy ra vào một thời điểm sau.
A. Khi bị những quả bất thiện như vậy, tôi không thể không cảm thấy buồn cho mình. Liệu tôi có thể làm được gì để ngăn không tích luỹ thêm nghiệp bất thiện nữa?
B. Khi có những điều kiện thuận lợi cho các tâm bất thiện sanh chúng ta không thể ngăn được sự khởi sanh của chúng. Các tâm bất thiện ấy sanh ngay tức thì sau quả, trước khi chúng ta biết được nó. Thực ra, chúng là “vô ngã”, chúng không thuộc về “cái ngã” nào cả. Tuy nhiên, chúng ta có thể phát triển sự hiểu biết thêm nữa về các hiện tượng khác khởi lên. Các tâm bất thiện sanh sau tâm quả không phải là một với các tâm quả (vipākacittas) và chúng có những điều kiện khác với những điều kiện dành cho tâm quả.
Nếu chúng ta hiểu rằng việc cảm thấy buồn cho bản thân và trách cứ người khác được làm bằng tâm bất thiện, và rằng theo cách này chúng ta sẽ tích luỹ nhiều bất thiện thêm nữa, chúng ta sẽ bớt làm chuyện đó. Nếu hiểu rằng ngay khoảnh khắc này chúng ta không thể làm được điều gì để thay đổi quả, vì nhân của nó là ở quá khứ, chúng ta có thể sẽ quên nó dễ dàng hơn. Vào lúc chúng ta biết được mình thọ lãnh quả thiện, nó đã diệt mất và thuộc về quá khứ rồi.
Cuộc đời thực quá ngắn để hoang phí năng lực vào việc lo cho những chuyện của quá khứ. Tốt hơn hãy lo tích luỹ thiện nghiệp bằng cách làm những điều thiện.
Trong Tương Ưng K inh chúng ta đọc thấy có câu chuyện rằng Vua Pasenadi đi đến gặp Đức Phật ở kinh thành Xá vệ (Sāvatthi). Như các vị Vua Chúa khác, nhà Vua rất bận rộn với nhiều vấn đề. Đức Phật hỏi vua là ông sẽ làm gì khi nghe những người thân tín, từ bốn hướng đến, nói về một quả núi lớn, cao ngất tận trời, đang lăn tới và đè bẹp hết mọi sinh vật. Đức Phật hỏi, “Tâu Đại Vương, Đại Vương đã bị tóm với nỗi kinh khoàng lớn, sự tận diệt của nhân loại thật là khủng khiếp, khó được sinh lại làm người, đại vương có thể làm được gì?”
“Bạch Thế Tôn, trong một hiểm hoạ lớn như vậy, sự tận diệt của nhân loại thật là khủng khiếp, khó được sinh lại làm người, con có thể làm được điều gì khác ngoại trừ sống đúng pháp, sống chân chánh và làm các hạnh lành, làm các công đức!”
“Tâu Đại Vương, ta nói cho đại vương biết, ta tin cho Đại Vương hay: già và chết đang lăn đến bên đại vương, tâu Đại Vương! Vì lẽ già và chết đang lăn đến bên đại vương, đại vương có thể làm được điều gì?”
“Bạch Thế Tôn, già và chết đang lăn đến bên con, con có thể làm được điều gì khác để cứu lấy mình ngoại trừ sống đúng pháp, sống một cách chơn chánh, và làm các hạnh lành, làm các công đức?”
Phần II
A. Tôi hiểu rằng mặt năng động của cuộc đời chúng ta gồm các trạng thái tâm bất thiện (akusalacittas) và các trạng thái tâm thiện (kusalacittas). Các tâm bất thiện tạo những nghiệp bất thiện và các tâm thiện thực hiện những hành nghiệp thiện. Suốt cuộc đời mình chúng ta tích luỹ cả thiện nghiệp lẫn bất thiện nghiệp.
Có những loại tâm khác là kết quả của hành động chúng ta làm: những tâm ấy gọi là "tâm quả" (vipākacitta). Kết quả của bất thiện nghiệp (akusala kamma) là “quả bất thiện” (akusala vipāka), kết quả của nghiệp thiện là “quả thiện” (kusala vipāka). Như vậy vipāka hay quả là mặt thụ động của cuộc đời; nghĩa là chúng ta phải chịu quả (chứ không tạo quả). Thấy, nghe, ngửi, nếm, và cảm thọ qua thân xúc là quả (vipāka).
Tôi có thể hiểu điều này bởi vì những ấn tượng giác quan là những ấn tượng con người phải trải qua. Các tâm (cittas) nghĩ về những đối tượng ấy, và các tâm thích hay không thích chúng không còn là quả hay vipāka nữa, mà là nhân. Các tâm ấy là các tâm thiện hoặc bất thiện. Nhưng tôi vẫn hoài nghi mỗi khi tôi gặp quả của bất thiện nghiệp hay quả của thiện nghiệp tôi đã làm trong quá khứ. Bà có thể chứng minh điều này cho tôi rõ được không?
B. Điều này không thể chứng minh được bằng lý thuyết. Người ta chỉ có thể hiểu được sự thực qua kinh nghiệm trực tiếp. Có ba loại trí tuệ. Loại thứ nhất xuất phát từ việc tư duy về những hiện thực của cuộc đời như vô thường, già, đau, bệnh, chết. Loại thứ hai là sự hiểu biết được phát triển qua việc nghiên cứu, học hỏi những lời đức Phật dạy. Loại thứ ba là việc kinh nghiệm trực tiếp về sự thực.
Loại tuệ thứ nhất và thứ nhì là cần thiết, nhưng vẫn còn là sự hiểu biết có tính lý thuyết, chứ chưa phải là sự thực chứng chân lý. Nếu người ta chấp nhận lời dạy của Đức Phật vì những lời dạy ấy dường như hợp lý, hoặc nếu họ chấp nhận chẳng qua vì thẩm quyền của Đức Phật, họ sẽ không có được sự hiểu biết rõ ràng xuất phát từ kinh nghiệm trực tiếp sự thực. Chỉ có loại tuệ thứ ba này mới có thể loại trừ hoài nghi.
Trong Tăng Chi Kinh (AṅgutaraNikāya, quyển III, ch.VII, § 65, nói về các vị Kesaputta), chúng ta đọc thấy rằng khi Đức Phật đang ở tại Kesaputta thì các người Kālāma đi đến gặp ngài. Họ có những quan điểm trái ngược nhau do những người thuộc các đạo giáo khác diễn giải, và họ cảm thấy hoài nghi không biết ai là người nói sự thực và ai là người lừa dối. Nhân đó Đức Phật nói:
“Này các Kālāma, các người hãy cẩn thận. Chớ để bị đánh lừa bởi truyền thuyết; chớ để bị đánh lừa bởi truyền thống; chớ để bị đánh lừa bởi những lời đồn đãi; chớ để bị đánh lừa bởi thẩm quyền của kinh điển, bởi tính hợp lý hay sự suy luận đơn thuần, bởi sau khi cân nhắc những lý lẽ, hay sau khi nhận xét và tán thành một lý thuyết nào đó. Chớ để bị đánh lừa bởi vì điều đó đáp ứng sự thích hợp, hay do lòng tôn kính đối với vị sa môn (chủ trương điều đó). Nhưng, này các Kālāma, khi các ông tự mình biết rõ như sau: Những pháp này là không có lợi, những pháp này đáng khiển trách, những pháp này bị những người có trí chỉ trích; những pháp này, nếu thực hiện và chấp nhận sẽ đưa đến sự tổn thất và khổ đau - thời lúc ấy các ông hãy từ bỏ chúng.”
Sau đó Đức Phật hỏi họ xem tham, sân, si và các hành ác do tham, sân, si xúi giục, đem lại lợi ích hay đem lại sự tổn hại cho con người. Các Kālāma trả lời rằng chúng sẽ dẫn đến sự tổn hại. Rồi Đức Phật lập lại lời trên: khi nào họ biết rõ những pháp này là không lợi ích và đem lại khổ đau, họ nên từ bỏ chúng. Trên cơ sở đó, Đức Phật nói về vô tham, vô sân, vô si, và sự tiết chế các hành ác do những pháp này khích lệ. Đức Phật dạy rằng khi nào các ngươi Kālāma tự mình biết rõ những pháp ấy là lợi ích và dẫn đến hạnh phúc, thời họ nên chấp nhận các pháp đó.
Chúng ta phải tự mình khám phá sự thực, bằng cách kinh nghiệm nó trong cuộc sống hàng ngày. Nhờ biết rõ mọi thực tại của cuộc sống hàng ngày chúng ta phát triển được loại tuệ thứ ba này.
Trong việc thực hành vipassanā (minh sát), chúng ta học cách để hiểu mọi thực tại của cuộc sống hàng ngày, nhờ biết rõ chúng ở ngay sát na chúng nảy sinh. Chúng ta học cách để biết rõ những gì xảy ra ở sát na hiện tại. Chúng ta sẽ biết cái đang thấy, nghe, tư duy, v.v… thực sự là gì nếu chúng ta biết rõ những thực tại ấy ngay sát na chúng khởi lên. Chỉ có sát na hiện tại mới có thể cho chúng ta sự thực, không phải sát na quá khứ (đã qua) hoặc sát na tương lai (chưa đến). Chúng ta không thể kinh nghiệm lúc này những tâm mà ta đã có trong quá khứ; nghĩa là những tâm đã thực hiện thiện nghiệp hay bất thiện nghiệp trong quá khứ không thể xuất hiện lại để chúng ta kinh nghiệm sự thực (sanh diệt) của chúng. Chúng ta chỉ có thể kinh nghiệm những tâm thuộc sát na hiện tại, để qua đó thấy rằng một số tâm là bất thiện, một số tâm là thiện, và số khác không bất thiện cũng không thiện (vô ký tâm), và chúng có những nhiệm vụ khác nhau. Nếu học cách kinh nghiệm các tâm thuộc sát na hiện tại như vậy, dần dần chúng ta sẽ thấy được thực tại một cách rõ rệt hơn. Nếu chúng ta thực chứng sự giác ngộ, hay kinh nghiệm Niết-bàn, mọi hoài nghi về thực tại sẽ tự động diệt. Lúc đó chúng ta sẽ thấy sự thực (chân lý).
A . Tôi rất muốn được giác ngộ để biết rõ sự thực.
B. Nếu bạn chỉ mơ tưởng về Niết-bàn, bạn sẽ chẳng bao giờ đạt được nó. Con đường dẫn đến Niết-bàn là biết rõ sát-na hiện tại. Chỉ khi nào biết rõ sát-na hiện tại chúng ta mới có thể diệt được vô minh (không hiểu biết về thực tại) và trừ diệt ý niệm về “tự ngã” mà hồi nào tới giờ chúng ta vẫn chấp chặt vào. Chúng ta không nên chấp vào quả, vốn chỉ có thể xảy ra trong tương lai. Thay vào đó chúng ta nên cố gắng biết rõ sát-na hiện tại.
A. Phải chăng tôi không thể biết được cái nghe và thấy ở sát-na này là quả thiện hay quả bất thiện?
B. Đôi khi bạn có thể khám phá ra. Chẳng hạn, cái nghe là quả thiện khi âm thanh được tạo ra bởi những tâm thiện. Một ai đó nói với bạn bằng lòng bi mẫn, tiếng nói đó được tạo ra bởi tâm thiện. Khi nghe âm thanh đó là bạn có quả thiện. Thường thì chúng ta không thể biết được mình có quả bất thiện hay quả thiện. Hơn nữa, biết được cũng không ích gì, vì chúng ta không làm được bất cứ điều gì đối với quả của mình. Chỉ cần biết rằng nghiệp bất thiện sẽ tạo ra quả bất thiện, và nghiệp thiện sẽ cho quả thiện là đủ rồi. Điều quan trọng phải nhớ là quả do nghiệp của chính chúng ta gây ra, rằng nhân của quả nằm trong bản thân chúng ta chứ không phải ở ngoài chúng ta.
Tăng Chi Kinh (Aṅguttara Nikāya, quyển III, ch.IV, § 35, Diêm Vương) nói về một người do dễ duôi không làm những thiện nghiệp, và bị đem đến trước mặt Diêm Vương Yama. Diêm Vương nói với người ấy:
“Này người kia, chính do dễ duôi, cẩu thả mà ngươi đã không làm các hành động thiện về thân, lời nói, và ý nghĩ. Thật vậy, chúng sẽ làm cho ngươi đúng theo sự dễ duôi của ngươi. Ác nghiệp của ngươi, không phải do mẹ, cha, anh, chị, bạn bè hay thân hữu làm; không phải do bà con huyết thống làm, không phải do chư thiên làm, không phải do các vị sa môn và bàlamôn làm. Ác nghiệp ấy, chính do tự ngươi làm, chính ngươi sẽ thọ lãnh quả dị thục của nó.”
Như vậy, biết đích xác vào lúc nào chúng ta có quả bất thiện hay quả thiện không phải là điều quan trọng. Quan trọng nhất là làm sao biết rõ được lúc nào chúng ta thọ quả và lúc nào chúng ta tạo tác nghiệp bất thiện hay nghiệp thiện. Vì những sát-na chúng ta tạo tác nghiệp bất thiện và nghiệp thiện sẽ làm duyên hay tạo điều kiện cho tương lai của chúng ta vậy.
A . Để biết được khi nào và làm thế nào chúng ta lại tích lũy bất thiện nghiệp và thiện nghiệp, chúng ta cần phải biết rõ thêm về các tâm (cittas) vốn tạo tác nghiệp. Tôi thấy rằng Đức Phật luôn luôn nói về tâm để giúp cho người ta hiểu rõ hơn về cuộc sống của họ và để khuyến khích họ tạo tác nghiệp thiện. Do đó tôi nghĩ rằng suốt cuộc đời, chúng ta nên phát triển sự hiểu biết rõ hơn về “tâm”. Bà có thể cho tôi một định nghĩa chính xác về tâm được không?
B. Thực sự không thể đưa ra một định nghĩa khả dĩ có thể giải thích cho bạn rõ tâm là gì được. Bạn phải tự kinh nghiệm lấy các tâm để biết rõ chúng. Có rất nhiều loại tâm ở những sát na khác nhau đến nỗi không thể đưa ra một định nghĩa nào cho tất cả các tâm ấy. Tất nhiên, định nghĩa chung nhất vẫn là: “biết cảnh là tâm” (tức là, tâm là cái biết một vật gì đó). Tâm không giống như vật chất (sắc), là cái không biết được gì cả. Ở đây, tâm thấy biết màu sắc, tâm nghe biết âm thanh, tâm nghĩ biết nhiều đối tượng khác.
A. Tại sao lại là tâm thấy và tâm nghe? Ở phần trước bà đã giải thích rằng thấy không phải là suy nghĩ mà chỉ là sự kinh nghiệm về màu sắc qua nhãn căn, và nghe chỉ là sự kinh nghiệm về âm thanh qua nhĩ căn. Những sự kiện ấy không phải là những tiến trình vật lý đơn thuần thay vì các tâm biết một cái gì sao?
B. Nhãn căn và nhĩ căn tự bản thân chúng không phải là tâm (cittas) mà là các cơ quan vật lý. Nhãn căn và nhĩ căn là duyên hay điều kiện cho sự khởi lên của các tâm. Bất cứ khi nào có một đối tượng thì liền có tâm, chẳng hạn như màu sắc và âm thanh được (tâm) kinh nghiệm. Chúng ta phải cố gắng biết rõ về tâm trong sát na hiện tại nếu muốn biết tâm là gì. Chúng ta cũng nên biết rõ cái đang thấy hay cái đang nghe phát sinh ngay lúc này.
Nhiều người sinh ra ở phương Tây không hiểu vì sao người ta lại không thể đưa ra một định nghĩa rõ rệt về tâm và về những điều Đức Phật dạy. Họ muốn chứng minh mọi thứ bằng lý thuyết. Chắc chắn đây không phải là cách để khám phá sự thực. Bạn phải kinh nghiệm sự thực thì mới biết được nó.
A . Tôi vẫn nghĩ tâm là cái điều khiển việc thấy, nghe, suy nghĩ,…Làm sao tôi có thể khám phá ra được rằng không có một “cái ngã” điều khiển mọi việc?
B . Chúng ta chỉ có thể khám phá ra điều này bằng cách biết rõ các tâm khác nhau. Như vậy chúng ta sẽ thấy ra rằng chúng ta không thể điều khiển những ý nghĩ của mình được. Chúng ta lơ đãng hay quên khi ta không muốn thế, nhiều ý nghĩ linh tinh khởi lên không kể gì đến (sự có mặt) của chúng ta. “Cái ngã” ở đâu, sao không điều khiển những ý nghĩ của chúng ta?
Mỗi lần chỉ một tâm; nó sanh lên và diệt mất hoàn toàn, để cho tâm kế tiếp nối theo, cũng ngắn ngủi như vậy. Không có một tâm đơn độc nào lưu lại. Chẳng hạn, tâm thấy là một tâm, nhưng nghe lại là một tâm khác.
A . Tôi không hiểu nổi tại sao những chức năng ấy lại được thực hiện bởi các tâm khác nhau. Sao không thể có một tâm lưu lại để thực hiện những chức năng khác, và vì sao những chức năng khác ấy lại không được thực hiện cùng một lúc? Tôi có thể vừa nghe, vừa thấy, và vừa nghĩ cùng một lúc được mà.
B. Cái thấy nảy sinh khi màu sắc tiếp xúc với nhãn căn (con mắt). Nhận ra nó hay nghĩ về nó xảy ra sau đó. Cái thấy không được thực hiện bởi cùng những tâm như tâm suy nghĩ về cái ta thấy; thấy có những điều kiện khác. Nghe cũng có những điều kiện khác với những điều kiện cần thiết cho tâm nghe.
Bạn chắc chắn không thể nào nhận ra tâm thấy và tâm nghe là khác nếu như những chức năng ấy được thực hiện bởi một tâm duy nhất trong cùng một lúc. Trong trường hợp đó bạn sẽ chỉ nhận được một ấn tượng thay vì vài ấn tượng như vậy. Chúng ta biết được thấy và nghe là những ấn tượng khác nhau, ngay cả khi chúng dường như xảy ra đồng thời. Thấy và nghe có những nơi phát sinh khác nhau và những đối tượng khác nhau, và chúng phát sanh ở những sát na khác nhau, mặc dù những sát na đó suýt soát nhau đến độ chúng dường như chỉ là một. Nghĩ về những gì ta vừa thấy xảy ra sau tâm thấy (nhãn thức tâm), nghĩ về những gì ta vừa nghe xảy ra sau tâm nghe (nhĩ thức tâm). Tâm thấy xảy ra ở một sát na khác với sát na tâm nghe. Bởi thế, nghĩ về những gì ta thấy không thể phát sinh vào cùng một sát na với nghĩ về những gì ta nghe được. Suy nghĩ hay tư duy được thực hiện bằng nhiều tâm khác nhau và chúng nối tiếp nhau liên tục.
Khi đã học được cách để nhận biết nhạy bén hơn về “tâm” đang sanh khởi ở sát na hiện tại, chúng ta sẽ thấy rằng thấy và nghe sanh khởi xen kẽ nhau, ở những sát na khác nhau. Chúng ta cũng thấy rằng không có một sát na suy nghĩ lâu dài, mà chỉ có những sát na suy nghĩ khác nhau.
Chúng ta nhận thấy rằng suy nghĩ luôn luôn bị gián đoạn bởi những sát na thấy và nghe, và những sát na thấy và nghe ấy lại là điều kiện cho những suy nghĩ mới. Chúng ta sẽ khám phá ra là tư duy của chúng ta lệ thuộc rất nhiều vào những kinh nghiệm quá khứ, vào những khuynh hướng thiện và bất thiện chúng ta đã tích luỹ, vào những đối tượng chúng ta thấy và nghe, và vào nhiều điều kiện khác nữa như thế nào.
A . Bà nói rằng tất cả tâm nằm ngoài khả năng kiểm soát của chúng ta, rằng chúng là “vô ngã” (anattā). Các tâm bất thiện và các tâm thiện là do những tích luỹ của chúng ta trong quá khứ tạo điều kiện. Chúng sanh khởi ngoài quyền lực của bất kỳ ai. Bà cũng nói rằng các “tâm quả” (vipāka cittas) là “vô ngã” nữa.
Đôi khi tôi thấy dường như mình có thể có một quyền hạn nào đó đối với quả (vipāka), chẳng hạn việc có quả thiện qua tai nằm trong quyền hạn của tôi được. Bất cứ khi nào muốn nghe một âm thanh thích thú dễ chịu, tôi chỉ cần bỏ một đĩa nhạc vào máy hát đĩa của tôi là đủ.
B . B ạn mở máy hát đĩa vì bạn biết những điều kiện để có âm thanh dễ chịu. Mọi việc xảy ra khi có những điều kiện thích hợp cho nó xảy ra. Bạn không thể làm cho bất kỳ điều gì xảy ra nếu không có đủ những điều kiện. Khi lửa cháy chúng ta dùng nước để dập tắt nó. Chúng ta không thể ra lệnh cho lửa phải tắt đi được. Chúng ta cũng không phải bảo nước hãy dập tắt lửa, nước có đặc tính là có thể dập tắt lửa. Không có những điều kiện thích hợp chúng ta không thể nào làm được bất cứ điều gì.
Đối với nhạc hay mà bạn có thể mở máy ra nghe đó cũng phải có rất nhiều điều kiện khác nhau để được âm thanh dễ chịu này. Và ngay cả khi có âm thanh dễ chịu này, bạn cũng không có quyền hạn gì đối với các tâm quả thiện được. Nếu bạn thực sự có thể điều khiển được các tâm quả thiện ấy, bạn phải làm cho nó phát sinh bất cứ lúc nào, ngay cả khi không có máy hát đĩa. Chúng ta nên nhớ rằng tiếng nhạc không phải là quả, chỉ có những tâm cảm nghiệm đối tượng dễ chịu qua tai mới là quả. Liệu chúng ta thực sự có quyền gì đối với các tâm ấy không?
Cần phải có nhiều điều kiện hợp tác với nhau để cho quả khởi lên. Trong số những điều kiện ấy là phải có nhĩ căn. Bạn có tạo ra nhĩ căn của mình được không? Bạn nhận lãnh nhĩ căn này trước khi bạn chào đời; đây cũng là kết quả mà bạn không thể yêu cầu ai cho bạn được. Hơn nữa, bạn có nghĩ rằng bạn sẽ có quả thiện (kusala vipāka) bao lâu bạn muốn và bất cứ khi nào bạn muốn không? Khi bạn phát triển được một sự chánh niệm nhạy bén hơn bạn sẽ nhận ra rằng quả thiện và các loại tâm khác phát sanh xen kẽ nhau.
Các tâm quả được theo sau bởi những tâm khác không còn là quả (vipāka) nữa, chẳng hạn các tâm phát sinh khi bạn thích bài nhạc đang nghe và khi bạn suy nghĩ về bài nhạc đó (là tâm tạo nghiệp). Hoặc giả, có những tâm suy nghĩ về nhiều điều khác, có thể đi kèm với sân hận hoặc với lo lắng. Hay có thể có những tâm từ ái đối với người khác v.v…
Quả thiện chẳng những sẽ bị các tâm bất thiện và các tâm thiện làm cho gián đoạn, mà cũng còn bị gián đoạn bởi quả bất thiện nữa. Chẳng hạn bạn đang nghe nhạc du dương với tâm quả thiện, thì quả bất thiện có thể sẽ xen vào nếu có những tiếng ồn lớn bên ngoài, nếu chuông điện thoại reo, hoặc nếu bạn bị muỗi chích v.v… Vì lẽ không thể có quả thiện vào sát na có một tâm bất thiện, một tâm thiện hoặc một tâm quả bất thiện được.
Nếu bạn có thể làm cho quả thiện khởi lên theo ý muốn, bạn phải có nó bất cứ khi nào bạn muốn và không bị gián đoạn (bởi các tâm khác xen vào). Điều này là không thể. Hơn nữa, nếu lúc đó không phải lúc để bạn có quả thiện (tức không đủ điều kiện cho quả thiện phát sinh), bạn cũng không thể nhận được đối tượng dễ chịu: máy hát đĩa có thể hư, hoặc một chuyện gì khác xảy ra khiến bạn không thể có quả thiện.
A . Phải chăng do tình cờ mà máy đĩa bị hư?
B . Đức Phật dạy rằng mọi việc xảy ra đều có nhân duyên chứ không có chuyện tình cờ. Bạn sẽ hiểu được thực tại sâu hơn nếu bạn nghĩ về các tâm (cittas), và nếu bạn không nghĩ về những từ chế định như máy hát đĩa, người này, người kia, v.v… quả (vipāka) là các tâm, chứ không phải là máy hát đĩa hay bản thân âm thanh. Máy hát đĩa chỉ là một trong nhiều điều kiện (duyên) cho quả xảy ra. Nhân thực thụ của quả không phải là một sự tình cờ, hoặc một tác động ở bên ngoài chúng ta; mà (nhân thực sự) ở trong chính chúng ta.
Liệu bạn có thể tìm thấy một nhân nào khác cho quả bất thiện ngoài nghiệp bất thiện của bạn, cũng như cho quả thiện ngoài thiện nghiệp của bạn không?
A . Điều đó đúng, tôi không thể tìm ra nhân nào khác thực. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa hiểu được các tâm bất thiện thực hiện các nghiệp bất thiện trong quá khứ và các tâm thiện thực hiện các nghiệp thiện trong quá khứ có thể cho quả sau đó như thế nào.
B . Thực sự khó có thể hiểu được các sự kiện của cuộc đời chúng ta quan hệ nhân quả với nhau như thế nào nếu không nghiên cứu đầy đủ chi tiết các tâm, và không biết cũng như không kinh nghiệm được các tâm khởi lên ở sát na hiện tại. Khi bạn kinh nghiệm được các tâm của sát na hiện tại này thực sự là gì rồi, bạn mới có thể hiểu rõ hơn về quá khứ.
Khi đức Phật đạt đến giác ngộ, ngài thấy sao mà mọi việc xảy ra trong cuộc đời này có nhiều điều kiện (hay duyên) đến thế, và ngài cũng thấy các pháp phát sinh tùy thuộc lẫn nhau như thế nào.
Thực sự giáo lý về “sự khởi sanh do duyên của các hiện tượng”, hay còn gọi là “pháp duyên khởi” (paṭica samuppāda) rất khó nắm bắt. Trong Tăng Chi kinh (Saṁyutta Nikāya I, Sagāthā Vagga, ch.VI, Brahmā Sutta, ch.I, § 1 Phạm Thiên thỉnh cầu) chúng ta đọc thấy rằng Đức Phật, lúc còn đang trú tại Uruvelā, bên bờ sông Neranjarā (Ni-Liên-thiền), sau khi vừa chứng đắc giác ngộ, đã nghĩ rằng Pháp (Dhamma) ngài thể nhập thật thâm sâu, khó hiểu:
“Còn quần chúng này ưa thích ái dục, ham thích ái dục, thật khó thấy được định lý này, tức là y duyên tánh duyên khởi pháp (các pháp do duyên mà có mặt)”
Thoạt tiên Đức Phật không có ý định giảng dạy pháp, vì ngài biết rằng một giáo pháp được xem là “ngược dòng tư duy thông thường” như thế này ắt hẳn sẽ không được quần chúng ưa thích ái dục chấp nhận. Bài kinh tiếp tục:
Pháp ta chứng khó khăn
Sao nay ta nói lên? (Sao lại phải giảng dạy nó)
Tham, sân chi phối ai,
Khó chứng ngộ pháp này,
Pháp này đi ngược dòng (tư duy thông thường)
Vi diệu và thâm sâu,
Khó thấy, rất vi tế.
Những ai ưa ái dục,
Bị vô minh bao phủ,
Khó thấy được pháp này.
Tuy nhiên, do lòng từ bi Đức Phật đã quyết định lên đường đi giảng giáo pháp (dhamma), vì lợi ích của những người có thể hiểu được pháp ấy. Bạn có còn hoài nghi về sự tích luỹ của nghiệp nữa không?
A . Bà thấy nghiệp là một hiện tượng tâm lý (danh pháp) hay một hiện tượng vật lý?
B . Bạn chỉ có thể thấy sự tạo tác của thân, nhưng sự tạo tác ấy thực ra lại được thực hiện bằng các tâm. Có thể chúng ta chẳng bao giờ thấy tâm, song chúng ta có thể khám phá ra tâm là như thế nào khi thân chuyển động trong việc tạo tác các hành động (nghiệp). Liên quan đến câu hỏi của bạn rằng nghiệp được làm trong quá khứ có thể cho quả sau đó như thế nào, câu trả lời là các nghiệp được thực hiện bằng tâm. Chúng thuộc về phần tinh thần nên chúng có thể được tích lũy. Mọi kinh nghiệm và nghiệp ở quá khứ đã được tích lũy lại trong mỗi tâm, và tâm này diệt đi để tạo điều kiện cho tâm kế. Bất cứ khi nào có những điều kiện thích đáng, nghiệp vốn đã được tích lũy và mang theo từ một sát na tâm này đến sát na tâm kế, có thể tạo ra quả.
Phần III
A . Tôi muốn biết là chúng ta chỉ thọ lãnh quả trong kiếp này, hay cũng còn có quả trong đời tương lai nữa?
B . Theo những lời Đức Phật dạy thì chúng ta thọ lãnh quả của nghiệp cả trong các đời tương lai nữa. Trong Tương Ưng Kinh chúng ta đọc thấy rằng lúc Đức Phật đang trú ngụ tại Sāvatthi (Xá vệ), Vua Pāsenadi đã đi đến gặp ngài. Một người đàn ông giàu có nhưng sống chẳng khác gì một người hà tiện vừa mới qua đời. Ông nhà giàu này đã làm được cả nghiệp tốt lẫn nghiệp xấu và do đó ông thọ lãnh cả quả thiện lẫn quả bất thiện trong những kiếp sống khác nhau. Trong một tiền kiếp ông đã đặt bát cúng dường cho một vị Phật Độc Giác, nhưng sau đó ông lại sanh tâm hối tiếc việc đã làm. Do kết quả của thiện nghiệp đặt bát cúng dường Đức Phật Độc Giác ông được tái sinh bảy lần trên thiên giới, nơi đây ông thọ hưởng quả lạc. Sau những kiếp sống trên thiên giới đó ông tái sinh làm người, đây cũng là quả thiện (kusala vipāka). Ông sinh trong gia đình giàu có, nhưng tích luỹ nghiệp bủn xỉn của ông đã ngăn không cho ông thọ hưởng những điều khả lạc của cuộc đời. Bởi vì ông đã hối tiếc việc cúng dường đến Đức Phật Độc Giác, kết quả là ông không tận dụng được sự giàu sang của mình cho bản thân cũng như cho người khác.
Sau kiếp sống làm người ông chắc chắn lại phải tái sinh nữa. Ông đã phạm một nghiệp bất thiện thuộc loại nghiêm trọng và bất thiện nghiệp này sẽ đem lại quả bất thiện thuộc loại nghiêm trọng y như vậy. Ông đã giết đứa con trai độc nhất của anh mình vì muốn chiếm gia tài của họ. Nghiệp rất nặng này khiến ông phải tái sinh vào địa ngục, ở đây ông sẽ ở lại trong nhiều trăm ngàn năm (để thọ quả bất thiện). Bài kinh nêu ra cho chúng ta thấy một người có thể thọ lãnh những quả khác nhau trong những kiếp sống khác nhau như thế nào vậy.
A . Sự hiện hữu của các cõi trời và địa ngục không chỉ là chuyện thần thoại chứ?
B . Con người ta có những khuynh hướng đã tích luỹ khác nhau khiến cho họ tạo nghiệp khác nhau. Không người nào làm đúng y như cách của người khác làm cả. Mỗi hành động sẽ làm đem lại kết quả của nó, hoặc trong đời này hoặc trong những kiếp sống sau đó. Được tái sinh vào một cõi trời nào đó hoặc vào cõi người là kết quả của nghiệp thiện, trong khi tái sinh vào cõi khổ là kết quả của nghiệp bất thiện. Cõi trời và cõi địa ngục là những từ qui ước được dùng để giải thích những thực tại. Ở đây chúng giải thích tính chất của quả (vipāka) vốn do nghiệp tạo ra. Vì lẽ cả nghiệp bất thiện lẫn nghiệp thiện đều có những cấp độ (nặng, nhẹ) khác nhau, nên quả bất thiện và quả thiện cũng có những mức độ khác nhau vậy.
Những danh từ được gán cho những cõi trời khác nhau và những cõi khổ khác nhau chẳng qua là để chỉ ra mức độ khác nhau của quả bất thiện và quả thiện mà thôi. Chư thiên (Devas) có nghĩa là những “chúng sinh có ánh sáng”, là một tên đặt cho những người tái sinh nơi những cõi trời. Trong Kinh Anuruddha (Anậulâuđà), Trung Bộ III, Tôn giả Anuruddha có nói về những mức độ thiện xảo khác nhau trong thiền đem lại những kết quả tương ứng của chúng. Một vị Tỳ Khưu không đắc thiền sẽ sinh làm một vị Chư Thiên “với ánh sáng mờ nhạt”. Những vị đắc thiền, tuỳ theo mức độ thiền chứng mà sinh làm Phạm Thiên có ánh sáng lớn hơn. Có những vị Chư Thiên và Phạm Thiên khác nhau do ở mức độ ánh sáng khác nhau.
A . Tôi thấy thật khó tin là có những vị Chư Thiên và những cảnh giới khác nhau như vậy.
B . Lúc này bạn chưa thấy được các vị chư thiên và các cảnh giới khác nhau. Song bác bỏ những gì bạn chưa thể thấy như vậy có hợp lý không? Nếu một người có sự hiểu biết đúng về các tâm của sát na hiện tại, họ sẽ hiểu rõ hơn về quá khứ và về tương lai.
Tâm tái sinh có thể phát sinh nơi bất kỳ cảnh giới nào. Khi những điều kiện thích đáng có mặt, một nghiệp tốt hay một nghiệp xấu đã tích luỹ có thể cho ra một quả, quả ấy sẽ tạo ra tâm tái sinh trong cảnh giới tương ứng.
A . Quả đầu tiên trong đời này là gì?
B . Ngay sát na đầu tiên của kiếp này buộc phải có một tâm (citta), không có một tâm ấy chúng ta không thể có cuộc sống. Một thây chết không có tâm, nó không còn sống. Vậy thì loại tâm nào sẽ là tâm đầu tiên? Liệu đó là một tâm bất thiện hay một tâm thiện, tức một loại tâm có thể cho ra một quả? Hay đó sẽ là một loại tâm khác, chẳng hạn một tâm không phải nhân mà là quả, một vipāka citta?
A . Tôi nghĩ đó phải là một tâm quả (vipāka citta). Sinh ra đời là một kết quả; chẳng ai yêu cầu chúng ta sinh ra cả. Tại sao người ta sinh ra với những nhân cách khác nhau và với những hoàn cảnh khác nhau như vậy? Có phải cha mẹ là nhân duy nhất của tái sinh và là nhân duy nhất của nhân cách đứa bé không?
B . Cha mẹ chỉ là một trong những điều kiện cho hình hài của đứa bé, chứ họ không phải là điều kiện duy nhất.
A . Còn về nhân cách của đứa bé? Phải chăng có một vài khuynh hướng trong nhân cách của đứa trẻ được thừa hưởng từ cha mẹ nó? Phải chăng điều này khoa học không chứng minh được?
B . Nhân cách của đứa bé không thể nào giải thích bằng nhân cách của cha mẹ. Anh chị em và ngay cả những cặp song sinh cũng có thể rất khác nhau về nhân cách. Một đứa bé thích học hỏi, trong khi đứa khác lười biếng; một đứa bản tính vui vẻ, đứa khác lại trầm lặng. Cha mẹ có thể có một ảnh hưởng nào đó trên nhân cách của đứa bé sau khi nó ra đời, như trong lãnh vực giáo dục, văn hoá, hay truyền thống gia đình trong đó một đứa bé được nuôi dưỡng sẽ là những điều kiện cho tâm phát sinh. Song đứa bé không thừa hưởng nhân cách của nó nơi cha mẹ. Những khác biệt về nhân cách cũng còn do sự tích luỹ các kinh nghiệm từ những kiếp sống quá khứ tạo ra.
A . Vậy cha mẹ không phải là nhân đích thực của việc sinh sao?
B . Cha mẹ chỉ một trong những điều kiện cho sự sinh; nghiệp (kamma) mới là nhân đích thực của sinh. Một nghiệp đã làm trong quá khứ sẽ đem lại quả của nó khi đúng thời: nó có thể tạo ra tâm quả vốn là tâm tục sinh. Trong kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt (Cula kamma vibhaṅgasuttaṃ) chúng ta đọc thấy rằng, lúc Đức Phật đang ngụ tại một nơi gần Sāvatthi trong khu rừng Jeta, thì Subha, một thanh niên Bàlamôn đi đến gặp ngài và hỏi.
“Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì giữa con người với nhau, trong khi cũng là hình tướng con người, lại có người thấp kém và người ưu việt? Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi thấy có người đoản thọ, có người trường thọ; có người nhiều bệnh, có người ít bệnh; có người xấu xí, có người xinh đẹp; người có ảnh hưởng nhỏ, người có ảnh hưởng lớn; người nghèo khổ, người giàu sang; người thuộc gia đình thấp hèn, người thuộc gia đình cao quý; người trí tuệ yếu kém, người trí tuệ đầy đủ. Thưa Tôn giả Gotama, gì là nhân, gì là duyên, giữa con người với nhau, trong khi họ cùng là hình tướng con người lại có người thấp hèn và người ưu việt?”
“Này thanh niên Bàlamôn, các chúng sinh là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là nơi nương tựa. Chính nghiệp phân chia các chúng sinh, đó là người thấp hèn và người ưu việt.”
A . Sự tái sinh trong cõi người có phải là đầu thai không?
B . Nếu như có đầu thai, thì một linh hồn hay “bản ngã” sẽ tiếp tục hiện hữu và nó chỉ mang một thân khác trong kiếp kế mà thôi. Tuy nhiên, hoàn toàn không có linh hồn hay “cái ngã” nào cả. Chỉ có những tâm nối tiếp nhau từ sinh đến tử; từ đời này đến đời sau. Tâm trước hoàn toàn diệt khi tâm sau sinh. Mỗi sát na chỉ có một tâm, không có tâm nào kéo dài hơn thế cả.
Các tâm sinh lên và diệt hoàn toàn, và liên tục nối tiếp nhau như thế. Chết là một từ có tính cách quy ước để chỉ sự chấm dứt thọ mạng của một người trong một cảnh giới sinh tồn nào đó, chứ thực ra ở mỗi sát na trong đời đều có sinh và tử, khi một tâm sinh lên rồi diệt. Không có tâm nào ta có thể nhận là linh hồn hay “tự ngã” được. Do vì không có linh hồn hay “tự ngã” trong đời này, thời làm thế nào có thể có linh hồn hay “tự ngã” tái sinh đời sau! Tâm cuối cùng của đời này là tâm tử. Tâm tử sinh lên rồi diệt, và nó được kế tục liền bởi tâm tái sinh (kiết sinh thức) của đời sau. Tâm tái sinh do tâm trước, tử tâm, làm duyên, nhưng không đồng một tâm.
A . Tôi có thể nhận ra những khuynh hướng trong nhân cách của con người dường như y vậy suốt cả cuộc đời họ. Hơn nữa, có sự tái sinh trong đời sau. Do đó chắc chắn phải có tính tương tục trong cuộc sống. Tuy nhiên, tôi vẫn không hiểu tính tương tục ấy là như thế nào nếu mỗi tâm hoàn toàn diệt trước khi tâm kế tiếp sinh.
B . C ó tính tương tục bởi vì mỗi tâm làm duyên cho tâm kế và như vậy những khuynh hướng đã tích luỹ có thể được mang theo từ sát na này đến sát na kế. Tất cả những tích luỹ của các kiếp quá khứ và của kiếp hiện tại sẽ làm duyên hay tạo điều kiện cho những kiếp tương lai.
Khi có người hỏi Đức Phật liệu có phải cùng con người ấy đi tái sinh hay người khác, Đức Phật trả lời rằng không phải cùng một người, cũng không phải người khác. Không có người nào cứ tiếp tục như vậy, ngay cả trong đời này, vì không có “cái ngã”. Ngược lại, cũng không phải người nào khác tái sinh, vì có sự tương tục. Những kiếp sống trước làm duyên cho kiếp này, và kiếp này cũng làm duyên cho những kiếp sau.
A Quả (vipāka) cuối cùng của kiếp này là gì?
B . Tâm tử (cuti-citta) là quả cuối cùng của kiếp hiện tại này.
Bởi lẽ có nhiều nghiệp vẫn chưa cho quả nên một trong những nghiệp ấy sẽ tạo ra tâm tái sinh sau khi chết. Bao lâu còn có nghiệp thời sẽ còn có quả, cứ tiếp diễn mãi mãi không ngừng. Có những kiếp sống tương lai, để cho những quả của nghiệp được thọ lãnh.
Khi tâm tử diệt, một nghiệp quá khứ hay nghiệp hiện tại liền tạo ra một tâm quả: tâm tái sinh của kiếp kế. Khi tâm tử đã diệt hoàn toàn, tâm tái sinh tiếp nối theo nó liền, và như vậy những gì đã được tích luỹ từ kiếp quá khứ sẽ được mang theo vào kiếp kế.
A . Cái gì tạo ra tâm tái sinh của kiếp kế?
B . Mọi người ai cũng đã từng tạo nghiệp bất thiện và nghiệp thiện. Mỗi nghiệp sẽ đem lại kết quả của nó. Do đó, tâm quả vipākacitta cũng là tâm tái sinh chỉ có thể là kết quả của một nghiệp, hoặc thiện hoặc bất thiện mà thôi.
A . Sinh vào cõi người có phải là kết quả của thiện nghiệp không?
B . Sinh vào cõi người luôn luôn là kết quả của thiện nghiệp. Quả bất thiện xuất hiện sau đó trong cuộc sống là kết quả của nghiệp khác với nghiệp thiện đã tạo ra tâm tái sinh. Sau khi sinh vào cõi người, có thể có nhiều sát na quả bất thiện mỗi lần người ta kinh nghiệm một đối tượng khó chịu qua một trong năm căn. Những sát na ấy là kết quả của những nghiệp bất thiện khác họ đã làm trong quá khứ.
Nếu tâm tái sinh là quả bất thiện, người ta không thể tái sinh như một con người được. Sự tái sinh phải xảy ra ở một trong những cảnh giới khác, chẳng hạn “súc sinh giới” hoặc một trong những khổ cảnh như địa ngục hay ngạ quỷ.
A . Một người có thể tái sinh làm thú không?
B . Có những người cư xử giống như loài súc sinh, làm thế nào họ có thể tái sinh như con người được? Mọi người sẽ thọ nhận quả của nghiệp mình làm một cách tương xứng.
A . Phải chăng do nghiệp của một người mà họ được tái sinh trong hoàn cảnh thuận lợi, chẳng hạn trong hoàng tộc hay trong gia đình hào phú?
B . Đúng vậy, đây là do một nghiệp thiện đã làm trong quá khứ.
A . Tôi thấy rằng ngay cả những người được sinh trong cùng hoàn cảnh, chẳng hạn trong những gia đình giàu có, cũng rất khác nhau. Có số người giàu thì quảng đại, số khác lại bủn xỉn. Làm thế nào để giải thích điều này?
B . Sở dĩ người ta khác nhau vì mỗi người có những sở thích và khuynh hướng đã tích lũykhác nhau khiến cho họ cư xử theo những cách khác nhau. Chúng ta đọc trong bài kinh đã trích dẫn ở trên về người đàn ông sinh trong gia đình giàu có, nhưng không thể hưởng được những điều khả lạc của cuộc đời vì tính bủn xỉn đã tích luỹ của ông ta. Mặc dù ông có cơ hội để chia sẻ với người khác số tài sản lớn của mình song ông lại không muốn làm điều này. Trong khi có những người khi được may mắn, họ biết nắm bắt cơ hội để chia sẻ những gì mình có với người khác. Chính những khuynh hướng mà người ta đã tích luỹ khác nhau này tạo điều kiện cho họ làm những nghiệp bất thiện để sẽ đem lại những quả bất thiện, hoặc tạo điều kiện cho họ làm điều thiện để sẽ mang lại những kết quả khả lạc. Con người có những thái độ khác nhau đối với quả (vipāka). Thái độ mà họ cư xử đối với quả (vipāka) quan trọng hơn tự thân quả, vì chính thái độ này sẽ làm duyên hay tạo điều kiện cho cuộc đời họ trong tương lai.
A . Liệu quả thiện (kusala vipāka) có thể là một trợ duyên cho hạnh phúc không?
B . Những điều được xem là khả lạc đối với năm căn hay năm giác quan không thể bảo đảm hạnh phúc đích thực và trường cửu. Người giàu có được mọi điều vừa lòng đối với năm căn có thể vẫn sống không hạnh phúc. Chẳng hạn, khi người ta ngồi trong một khu vườn xinh đẹp, đầy kỳ hoa dị thảo và chim muông ca hót, họ có thể vẫn cảm thấy chán chường. Vào sát na người ta buồn chán ấy các tâm của họ là tâm bất thiện, thực ra người ta không phải lúc nào cũng vui vẻ với những điều khả ái chung quanh. Không hạnh phúc và hạnh phúc tuỳ thuộc vào những tích luỹ của họ về bất thiện nghiệp và thiện nghiệp.
Nếu bạn cảm thấy không hạnh phúc thì đó là do những phiền não của bạn. Cảm giác khó chịu ấy được tạo điều kiện bởi sự dính mắc, chấp thủ. Nếu không được những gì mình muốn, bạn cảm thấy khổ. Nếu hoàn toàn không dính mắc vào gì cả, ắt hẳn bạn sẽ không đau khổ. Bạn có thể sống hoàn toàn hạnh phúc nếu bạn tịnh hoá được mọi phiền não.
Trong Tăng Chi Kinh (Aṅguttara Nikāya) chúng ta đọc thấy rằng khi Đức Phật trú ngụ tại Alavi, thì Hatthaka đang đi bộ hành đến đó, thấy đức Phật ngồi trên đất có trải lá, ông hỏi Đức Phật:
“Bạch Thế Tôn, Thế Tôn sống có an lạc không?”
“Có, này chàng trai, ta sống được An lạc. Ta là một trong những người sống An lạc nhất ở đời.”
“Nhưng, bạch Đức Thế Tôn, những đêm mùa đông rất lạnh, kỳ trăng non của tháng là thời kỳ tuyết rơi. Cứng thay là đất bị trâu bò dẫm đạp, mỏng manh là nệm làm bằng lá, lưa thưa là những tàn lá cây, lạnh là tấm y casa và lạnh là những làn gió thổi.”
Thế Tôn nói như sau: “Dẫu vậy, này chàng trai, ta sống được an lạc. Trong số những người sống an lạc ở đời, ta là một.”
Sau đó Đức Phật lưu ý rằng một người đàn ông dù có nhà cao, cửa rộng, trải thảm len với lông dài, có giường nằm tốt, với bốn người vợ đẹp, vẫn còn có tham, sân, và si. Những phiền não sẽ khiến cho “thân và tâm nhiệt não”, những phiền não sẽ khiến cho khổ đau. Còn Đức Phật đã hoàn toàn đoạn tận mọi phiền não, và như vậy dù có quả bất thiện hay quả thiện cũng không quan trọng đối với ngài. Ngài có thể sống hoàn toàn an lạc bất kể hoàn cảnh có là như thế nào.
A . Chúng ta có thể tịnh hoá bản thân như thế nào để có được thái độ đúng đắn đối với quả?
B . Chúng ta chỉ có thể tịnh hoá bản thân khi chúng ta biết được nhân sanh của phiền não. Nhân sanh của phiền não là vô minh. Do vô minh chúng ta tin mình có một “cái ngã”, chúng ta chấp vào “cái ngã” này. Vô minh làm duyên cho tham ái và sân hận, nó gây ra mọi bất hạnh trong đời. Chỉ có trí tuệ mới diệt được vô minh. Trong thiền minh sát (vipassanā) trí tuệ được phát triển để loại trừ dần ngã kiến. Chỉ khi tà kiến (tin có một cái ngã thường hằng) này bị trừ diệt hoàn toàn, mọi phiền não mới dứt trừ dần theo từng giai đoạn.
Bậc Alahán, bậc đã đạt đến giai đoạn cuối cùng của sự giác ngộ, đã đoạn tận mọi phiền não. Ngài không còn tham, sân, si nữa. Vì không còn phiền não nên ngài hoàn toàn an lạc. Sau khi ngài nhập diệt sẽ không còn quả nào cho ngài trong tương lai, và như vậy đối với ngài sẽ không còn phải tái sinh lại nữa.
Trong Trung Bộ Kinh III, kinh nói về: “Phân tích các Giới” hay “Giới phân biệt”, chúng ta đọc thấy chuyện Đức Phật dạy Pháp (dhamma) cho Pukkusāti khi hai người đang trú qua đêm trong nhà người thợ gốm. Đức Phật dạy cho ông về các hiện tượng vật lý (sắc pháp), các hiện tượng tâm lý (danh pháp) và cách tu tập tâm dẫn đến quả vị Alahán. Bậc Alahán không chấp thủ cuộc sống. Để mô tả trạng thái của bậc Alahán, Đức Phật đã dùng ví dụ cây đèn dầu cháy nhờ vào tim và dầu nhưng nó sẽ tắt nếu dầu cạn, tim lụn. Điều này cũng giống như những điều kiện cho sự tái sinh. Bao lâu còn có những phiền não thời còn có nhiên liệu cho sự tái sinh. Khi phiền não đã được đoạn tận thời nhiên liệu cho sự tái sinh cũng không còn nữa. Bài kinh tiếp tục mô tả trí tuệ cao tột của những bậc đã đạt đến sự giác ngộ là “trí đoạn tận khổ”.
Trí hay trí tuệ được phát triển trong thiền minh sát (vipassanā) dẫn đến Niết-bàn và chấm dứt mọi khổ ưu.
Thiền Viện Viên Không
Đầu mùa An cư 2550 (2006 DL )
Tỳ Khưu Pháp Thông
Read more…

Video

Back to top Go bottom